Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần Nhiệt học – Lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực

Tóm tắt. Bài viết đề cập nghiên cứu xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Cụ thể, chúng tôi dựa vào hệ thống các năng lực đặc thù của bộ môn Vật lí và kiến thức Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học để xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển các năng lực đó. Kết quả là sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi xây dựng được một hệ thống cơ sở lí luận, hệ thống bài tập Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học theo định hướng phát triển năng lực và biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho học sinh thông qua hệ thống bài tập đã xây dựng.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần Nhiệt học – Lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0186 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 289-297 This paper is available online at XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ PHẦN NHIỆT HỌC – LỚP 10 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Đăng Thuấn, Đinh Phước Như, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Lê Yến Linh Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Bài viết đề cập nghiên cứu xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Cụ thể, chúng tôi dựa vào hệ thống các năng lực đặc thù của bộ môn Vật lí và kiến thức Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học để xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển các năng lực đó. Kết quả là sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi xây dựng được một hệ thống cơ sở lí luận, hệ thống bài tập Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học theo định hướng phát triển năng lực và biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho học sinh thông qua hệ thống bài tập đã xây dựng. Từ khóa: Hệ thống bài tập, phát triển năng lực, năng lực, Nhiệt học, Vật lí. 1. Mở đầu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đặt ra yêu cầu mới cho Giáo dục: phải phát triển “năng lực” người học. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển “năng lực”, cần có sự đổi mới đồng bộ từ chương trình, nội dung, phương tiện giảng dạy. Trước kế hoạch đổi mới SGK năm 2018 theo định hướng phát triển năng lực người học, cần thêm nhiều tài liệu hỗ. Một số nghiên cứu đã đề cập xây dựng chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực như tác giả Lê Vân Anh [1] tìm hiểu và thử nghiệm chương trình giáo dục Phổ thông ở một số nước trên Thế giới. Hay tác giả Lương Việt Thái [2] chương trình môn học theo hướng tiếp cận năng lực và vấn đề tích hợp, phát triển các năng lực chung trong giáo dục Phổ thông mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu này chỉ rõ ưu điểm và hiệu quả của chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Một số nghiên cứu khác giới thiệu phương pháp đánh giá năng lực như tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến [3] bài toán đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận năng lực, hay nhóm tác giả Vũ Trọng Rỹ, Phạm Xuân Quế [4] kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. Trong đó, các khung đánh giá đã hỗ trợ mô tả các mức yêu cầu cần đạt về năng lực người học. Thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhị [5] bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí ở Ngày nhận bài: 10/07/2016. Ngày nhận đăng: 05/09/2016. Liên hệ: Nguyễn Đăng Thuấn, e-mail: thuanvatly@gmail.com. 289 N.Đ.Thuấn, Đ.P.Như, N.H.Phúc, N.L.Y.Linh trường trung học phổ thông, hay sử dụng thí nghiệm của Nguyễn Văn Biên [6] xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT chuyên; các tác giả đã đưa ra một số cách thức bồi dưỡng một số năng lực đặc thù môn Vật lí. Trong các nghiên cứu trên, vấn đề xoay quanh chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực được nêu bật, nhưng chưa có một hệ thống bài tập tương ứng để phát triển năng lực. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực, rồi minh họa qua phần Nhiệt học – lớp 10 THPT, một phần kiến thức khá trừu tượng và có thể khai thác được nhiều dạng bài tập phát triển năng lực cho học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực, hình thành và bồi dưỡng năng lực người học Khái niệm năng lực. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra khái niệm về năng lực, chẳng hạn như: Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể [7]; Năng lực là các khả năng và kĩ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được,... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp,... trong những tình huống thay đổi [7]; Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống [7,8]. Từ đó, chúng tôi thống nhất và đưa ra khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của cá nhân vào việc giải quyết các tình huống đặt ra để thu được kết quả có chất lượng cao”. Phân loại năng lực. Phân loại năng lực là một vấn đề rất phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào quan điểm và tiêu chí phân loại [9]. Nhìn vào chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực của các nước có thể thấy 2 loại chính: Đó là những năng lực chung và năng lực đặc thù. Có nhiều quan điểm xác định “Năng lực đặc thù” cho từng môn học, từng chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhưng thông thường có 2 quan điểm: xây dựng “Năng lực đặc thù” bằng cách tìm các biểu hiện của “Năng lực chung” trong lĩnh vực/ môn học cần xây dựng, từ đó xây dựng các “Năng lực đặc thù” của lĩnh vực/ môn học đó. Hoặc xây dựng các năng lực đặc thù dựa trên đặc điểm của lĩnh vực/ môn học [7]. Theo quan điểm 1, xây dựng các năng lực đặc thù dựa trên đặc điểm của môn Vật lí thì chúng ta có thể xác định được 15 năng lực sau: Năng lực tái hiện; năng lực tính toán; năng lực quan sát; năng lực thực nghiệm [6]; năng lực hợp tác; năng lực sáng tạo; năng lực tự học [5]; năng lực khai thác đồ thị; năng lực giải thích hiện tượng Vật lí; năng lực sử dụng ngôn ngữ Vật lí; năng lực ứng dụng công nghệ; năng lực hệ thống hóa; năng lực mô hình hóa; năng lực thu thập thông tin; năng lực hiểu về lịch sử Vật lí. Trong tài liệu này chúng tôi chọn hướng xây dựng theo quan điểm 2: xây dựng “Năng lực đặc thù” bằng cách tìm các biểu hiện của “Năng lực chung” trong môn Vật lí. Theo hướng đó, hệ 290 Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần Nhiệt học – lớp 10 THPT... thống các “Năng lực đặc thù” của môn Vật lí có thể chia thành 4 nhóm sau. [K] Nhóm năng lực thành phần liên quan đến sử dụng kiến thức Vật lí: Học sinh phải trình bày được các kiến thức Vật lí đã học, liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng vào tình huống thực tiễn. Cụ thể như sau: K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí Vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số Vật lí. K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức Vật lí. K3: Sử dụng được kiến thức Vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập. K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp. . . ) kiến thức Vật lí vào các tình huống thực tiễn. [P] Nhóm năng lực thành phần về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa) Đặc trưng của môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, việc hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, việc định hướng cho học sinh P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện Vật lí. P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ Vật lí và chỉ ra các quy luật Vật lí trong hiện tượng đó. P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập Vật lí. P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức Vật lí P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập Vật lí. P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng Vật lí P7: Đề xuất được giả thuyết, suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được. P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này. [X] Nhóm năng lực thành phần trao đổi thông tin Với một nội dung kiến thức Vật lí, có rất nhiều thông tin được đưa ra, học sinh phải biết lọc lựa, sử dụng thông tin hữu ích và áp dụng giải quyết các vấn đề đặt ra. Bao gồm 8 năng lực thành phần sau: X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng Vật lí bằng ngôn ngữ Vật lí và các cách diễn tả đặc thù của Vật lí. X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ Vật lí (chuyên ngành). X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau. 291 N.Đ.Thuấn, Đ.P.Như, N.H.Phúc, N.L.Y.Linh X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ. X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập Vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm. . . ) một cách phù hợp. X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập Vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm. . . ) một cách phù hợp. X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lí. X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập Vật lí. [C] Nhóm năng lực thành phần liên quan đến cá nhân Với mỗi cá nhân học sinh, sẽ có những phương pháp học, cách nhìn nhận kiến thức Vật lí khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, quan điểm của cá nhân. 6 năng lực thành phần sau sẽ chỉ rõ yêu cầu cần khai thác trong mỗi cá nhân học sinh: C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, thái độ của cá nhân trong học tập Vật lí. C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập Vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân. C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm Vật lí trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí. C4: So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh Vật lí các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. C5: Sử dụng được kiến thức Vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. C6: Nhận ra được ảnh hưởng Vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. 2.2. Bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực Bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực là bài tập Vật lí được xây dựng nhằm khai thác những khả năng của cá nhân cho việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực [7,4]. Yêu cầu của bài tập: Có mức độ khó khác nhau; Mô tả tri thức và kĩ năng yêu cầu; Định hướng theo kết quả. Hỗ trợ học tích lũy: Liên kết các nội dung qua suốt các năm học; Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực; Vận dụng thường xuyên cái đã học. Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập: Chuẩn đoán và khuyến khích cá nhân; Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân; Sử dụng sai lầm như là cơ hội. Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn: Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở; Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh); Thử các hình thức luyện tập khác nhau. Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp: Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm; Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức. 292 Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần Nhiệt học – lớp 10 THPT... Tích cực hóa hoạt động nhận thức: Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng; Kết nối với kinh nghiệm đời sống; Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề. Có những con đường và giải pháp khác nhau: Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp; Đặt vấn đề mở; Độc lập tìm hiểu; Không gian cho các ý tưởng khác thường; Diễn biến mở của giờ học. Phân hóa nội tại: Con đường tiếp cận khác nhau; Phân hóa bên trong; Gắn với các tình huống và bối cảnh. Sự cần thiết của việc xây dựng bài tập phát triển năng lực. Bài tập tiếp cận năng lực có những ưu điểm nổi bật, vượt trội so với bài tập thông thường. Cho nên có thể nói: hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành, phát triển năng lực, chuyển giao những vấn đề, tình huống vào thực tiễn cuộc sống và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. 2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực Ứng với các năng lực đặc thù của môn Vật lí và đặc điểm của bài tập theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi tiến hành xây dựng một quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí. Hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực được chúng tôi xây dựng như sau: Xác định kiến thức trọng tâm ↓ Biên soạn bài tập để phân loại vào bảng các năng lực thành phần ↓ Thiết kế bài tập mới bổ sung cho cân đối giữa các năng lực ↓ Sắp xếp các bài tập thành một hệ thống theo từng chủ đề kiến thức. Sơ đồ 1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực Bước 1: Xác định kiến thức trọng tâm Phải xác định được kiến thức trọng tâm của phần kiến thức cần xây dựng hệ thống bài tập nhằm định hướng chính xác cho việc biên soạn bài tập. Cụ thể phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản và mở rộng của phần kiến thức đó [8, 9]. Bước 2: Biên soạn bài tập để phân loại vào bảng các năng lực thành phần Tiến hành chọn lọc, chỉnh sửa (nếu cần) các bài tập sẵn có để phân loại vào bảng các năng lực thành phần tương ứng . Qua đó có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất, phù hợp nhất cho việc phát triển một loại năng lực thành phần nào đó. 293 N.Đ.Thuấn, Đ.P.Như, N.H.Phúc, N.L.Y.Linh Bước 3: Thiết kế bài tập mới bổ sung cho cân đối giữa các năng lực Trong quá trình biên soạn bài tập ở bước 2, có thể xảy ra trường hợp chênh lệch lớn giữa số lượng các bài tập cho mỗi năng lực thành phần. Cho nên để đảm bảo cân đối cho hệ thống bài tập này, chúng ta phải thiết kế thêm một số bài tập mới, phù hợp cho việc phát triển năng lực cụ thể đang còn thiếu bài tập Bước 4: Sắp xếp các bài tập thành một hệ thống theo từng chủ đề kiến thức Để dễ dàng theo dõi, giao bài tập, cũng như phát triển năng lực cho học sinh sau khi học xong một đơn vị kiến thức, chúng tôi xếp các bài tập hoàn chỉnh thành một hệ thống, có trật tự bài hay chủ đề kiến thức rõ ràng. Mỗi bài tập không chỉ phát huy được một năng lực của học sinh mà nhiều năng lực khác nhau có thể cùng được khai thác trong bài tập đó. 2.4. Hệ thống bài tập Dựa trên quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực như đã trình bày ở mục 2.3, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập cho các bài từ 28 đến 39 thuộc 3 chương: V, VI, VII trong SGK Vật lí 10 cơ bản. Chúng tôi đã xây dựng được 129 bài tập tương ứng cho các năng lực thành phần của môn Vật lí đã trình bày ở mục 2.1. Nhóm năng lực đặc thù môn Vật lí Các năng lực thành phần môn Vật lí Bài tập tương ứng K K1 36 bài K2 18 bài K3 34 bài K4 32 bài P P1 4 bài P2 4 bài P3 5 bài P4 4 bài P5 22 bài P6 7 bài P7 11 bài P8 13 bài P9 13 bài X X1 4 bài X2 5 bài X3 6 bài X4 5 bài X5 7 bài X6 6 bài X7 4 bài X8 4 bài C1 6 bài 294 Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần Nhiệt học – lớp 10 THPT... C2 6 bài C3 4 bài C C4 5 bài C5 5 bài C6 10 bài Chúng tôi xếp chúng vào bảng “Bài tập tương ứng cho các năng lực đặc thù của môn Vật lí”. Trong đó, cột bên trái là tên các loại năng lực thành phần môn Vật lí, cột bên phải là số lượng bài tập tương ứng. Chúng tôi đưa ra 3 bài tập ví dụ sau đây: Ví dụ 1. Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, nơi mà ai cũng muốn một lần đặt chân đến. a. Hãy tìm thông tin về độ cao của đỉnh núi này và nhiệt độ lạnh nhất kỉ lục ở đỉnh núi này là bao nhiêu. b. Dựa vào những số liệu mà em tìm được hãy tính khối lượng riêng trung bình của không khí ở đỉnh núi Phan-xi-păng. Biết rằng mỗi khi lên cao thêm 10m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0oC) là 1,29 kg/m3 Ví dụ trên giúp học sinh phát triển nhóm năng lực sử dụng kiến thức Vật lí, trong đó có cả năng lực tìm kiếm thông tin và năng lực tính toán. Học sinh phải thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn (sách, báo, internet. . . ) khác nhau để tìm được kết quả chính xác. Học sinh cũng có thể tự kiểm tra thông tin được đưa ra trong bài toán (khi lên cao áp suất giảm), thông tin cung cấp có đúng hay không, vì sao khi lên cao áp suất lại giảm. Sau khi học sinh tìm kiếm được thông tin, học sinh phải biết kết hợp những thông tin mình tìm được với kiến thức Vật lí đã học để tính toán, biết cách kiểm tra kết quả tính toán có chính xác hay không. Ví dụ 2. Đây là 1 đường link của 1 thí nghiệm liên quan đến bài học: https://www.youtube.com/watch?v=WcqBwToyaaI. Em hãy truy cập, tiến hành lại thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm trên dựa vào nội dung bài học. Ví dụ giúp học sinh phát triển nhóm năng lực về phương pháp, trong đó tập trung vào năng lực thực nghiệm, muốn trả lời câu hỏi phải truy cập vào đường link đã được cung cấp và xem thí nghiệm. Qua đó học sinh có thể tự đặt những câu hỏi liên quan đến thí nghiệm. Thí nghiệm trên liên quan đến thí nghiệm đã được học. Chỉ ra được các điều kiện lí tưởng để thí nghiệm thực hiện được. Đề xuất được giả thuyết, suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được. Xác định mục đích, đề xuất phương án, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này. Ví dụ 3. Dưới đây là hình ảnh dự báo thời tiết thành phố Nha Trang ngày 16/2/2016. Em hãy sử dụng các dữ kiện trong ảnh để trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Xác định độ ẩm tuyệt đối cực đại ứng với nhiệt độ 25oC và 27oC vào từng thời điểm trong ngày 16/2/2016 từ 9g00 sáng tới 4g00 chiều. 2. Vào thời điểm nào trong ngày 16/2/2016 ứng với nhiệt độ 25oC từ 9g00 sáng tới 4g00 chiều không khí chứa nhiều hơn nước nhất và ít hơi nước nhất? 295 N.Đ.Thuấn, Đ.P.Như, N.H.Phúc, N.L.Y.Linh Hình 1. Dự báo thời tiết thành phố Nha Trang ngày 16/02/2016 Ví dụ trên giúp học sinh phát triển nhóm năng lực thu thập thông tin, ngoài ra còn có năng lực quan sát, tính toán. Học sinh phải quan sát hình ảnh dự báo thời tiết và đọc, khai thác, tìm hiểu những thông tin trên hình ảnh để biết những dữ kiện nào thừa, những dữ kiện nào cần thiết đáp ứng yêu cầu của bài tập, những dữ kiện nào liên quan đến kiến thức nào đã được học, từ đó đưa ra phương án lập luận, tính toán phù hợp. Các bài tập mà chúng tôi soạn thảo thể hiện rõ các đặc điểm của bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực. Mỗi bài tập, chúng tôi có trình bày lời giải hoặc gợi ý hướng giải cho độc giả tiện theo dõi, nghiên cứu. 3. Kết luận Hình thành và phát triển năng lực là con đường tất yếu của giáo dục. Để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh cần: định hướng lại mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực; đổi mới nội dung dạy học dựa trên mục tiêu đặt ra. Đã có nhiều nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí giáo dục uy tín trong nước đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của việc đưa ra và áp dụng chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Các vấn đề đó nhìn nhận chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực; kiểm tra, đánh giá năng lực; cho đến phương cách để phát triển tối ưu một loại năng lực nào đó; nhưng vẫn chưa có nhiều hệ thống bài tập Vật lí xây dựng theo hướng phát triển năng lực được đưa ra nhằm phát triển các năng lực đó. Như vậy, có thể nói việc xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí đáp ứng nhu cầu hình thành và phát triển năng lực người học là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tập trung xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực, đó là “Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần Nhiệt học – lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực”. Với mong muốn đóng góp vào xu hướng phát triển chung của Giáo dục Việt Nam: dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Dựa vào những bài tập mà chúng tôi đề xuất, giáo viên có thể làm tài liệu nghiên cứu, tài liệu giảng dạy, áp dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực của từng cá nhân học sinh . Để hệ thống bài tập này phát huy được tác dụng, tác 296 giả cần tiến hành thực nghi