Xây dựng hệ thống cấp nước có công suất 12.000
m3/ngày- đêm nhằm đảm bảo nhu cầu cấp nước về chất
lượng cũng như số lượng cho tất cả các đối tượng dùng
nước trong khu công nghiệp Nam Tân Uyên. Qua đó sớm
đưa khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút vốn đầu
tư góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh Bình Dương
14 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống cấp nước khu công nghiệp nam Tân Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Trang 1 -
TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên dự án :
Xây dựng hệ thống cấp nước Khu Công
nghiệp Nam Tân Uyên.
I/ Chủ đầu tư:
-Trang 2 -
Chủ đầu tư : Công ty TNHH 01 thành viên Cấp
thoát nước-Môi trường Bình Dương
II/ Mục đích đầu tư:
Xây dựng hệ thống cấp nước có công suất 12.000
m3/ngày- đêm nhằm đảm bảo nhu cầu cấp nước về chất
lượng cũng như số lượng cho tất cả các đối tượng dùng
nước trong khu công nghiệp Nam Tân Uyên. Qua đó sớm
đưa khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút vốn đầu
tư góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh Bình Dương.
III/ Địa điểm đầu tư :
Khu công nghiệp Nam Tân Uyên - Huyện Tân Uyên
- Tỉnh Bình Dương.
IV/ Tổng mức đầu tư & Nguồn vốn đầu tư:
1/ Tổng mức đầu tư 48.274.660.000đồng
Trong đó:
a/ Vốn cố định : 47.835.660.000đồng
+ Chi phí xây lắp: 35.736.210.000đồng
+ Chi phí thiết bị: 3.372.620.000đồng
+ Chi phí khác: 4.378.130.000đồng
+ Dự phòng phí : 4.348.700.000 đồng
b/Vốn lưu động : 439.000.000 đồng
Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư là 48.274,66
triệu đồng được xác định căn cứ vào thiết kế cơ sở ,
định mức chi phí khối lượng công việc và đơn giá xây
-Trang 3 -
dựng cơ bản tại địa phương. Tổng mức đầu tư đã
tính đầy đủ các khoản mục chi phí đúng theo quy
định đảm bảo đủ để thực hiện dự án.
Vốn cố định là 47,835 triệu đồng chiếm 99%
trên tổng mức đầu tư , vốn lưu động 439 triệu đồng
chiếm 1% trên tổng mức vốn đầu tư, trung bình suất
đầu tư bình quân cho 1m3 nước/ ngày-đêm là 4,02
triệu đồng (48.274/12.000) so với suất đầu tư của nhà
náy nước Tân Hiệp là 5,01 triệu đồng
(301.123/60.000) thì tiết giảm gần 1 triệu đồng/ 1m3
nước do không tốn chi phí đền bù giải toả và chi phí
đầu tư vào các công trình thu, trạm bơm cấp 1,
đường ống chuyển tải .
2/ Nguồn vốn đầu tư 48.274.660.000đồng
Trong đó:
+ Vốn vay TD ĐTPT (LS 7,8%):10.000.000.000 đồng
+ Vốn vay WB ( LS 8,9%): 16.000.000.000 đồng
+ Vốn huy động khác: 8.000.000.000 đồng
+ Vốn tự có: 14.274.660.000đồng
V/ Công suất của dự án:
Khả năng cung cấp sản phẩm của dự án qua các giai
đoạn sau:
- Giai đoạn 1 ( Năm 2007-2008): khai thác nước
ngầm, công suất thiết kế 2.900 m3/ ngày-đêm. Khai thác
nước ngầm, công suất thiết kế 2.900 m3 / ngày- đêm, dự
kiến năm đầu tiên hoạt động khai thác 40% công suất
-Trang 4 -
tương đương 1.160 m3 / ngày đêm ; năm thứ hai tăng sản
lượng khai thác tối đa 100% công suất tương đương
2.900 m3 / ngày đêm
- Giai đoạn 2 ( Năm 2009 -2010): Khai thác nước
mặt, nâng công suất thiết kế lên 12.000 m3/ ngày-đêm (
nước ngầm dùng để dự phòng ). Khai thác nước mặt với
công suất thiết kế 12.000 m3 / ngày- đêm ( nước ngầm
dùng để dự phòng ), các năm đầu khai thác từ 80-90%
công suất thiết kế tương đương 10.000 m3/ ngày -đêm,
năm sản xuất ổn định khai thác 100% công suất thiết kế
tương đương 12.000 m3 / ngày- đêm.
Ước tính sản lượng hao hụt : 10% sản lượng sản
xuất .
VI/ Tiến độ sử dụng vốn đầu tư:
1. Tiến độ sử dụng vốn đầu tư
- Năm 2006 kế hoạch sử dụng vốn là 1.737 triệu
đồng chủ yếu sử dụng vốn huy động và nguồn vốn tự có
của đơn vị để triển khai xây dựng trước một số hạng mục
như bể chứa 1.000m3, nhà kho, nhà ăn, trạm bơm tạm,
trạm biến áp 250KVA.
- Năm 2007 kế hoạch sử dụng vốn là 18.229 triệu
đồng, trong đó vốn vay WB là 10.000 triệu đồng ; vốn
huy động là 3.200 triệu đồng phần còn lại là vốn tự có
5.029 triệu đồng.
- Năm 2008 kế hoạch sử dụng vốn là 28.307 triệu
đồng, trong đó vốn vay WB là 6.000 triệu đồng ; vay
TDPT là 10.000 triệu đồng; vốn huy động là 4.000 triệu
-Trang 5 -
đồng phần còn lại là vốn tự có 8.307 triệu đồng . Vốn
vay WB và tín dụng ĐTPT của Nhà nước sử dụng để đầu
tư xây dựng công trình, thiết bị công nghệ và hệ thống
đường ống cấp nước.
2.Tiến độ thực hiện:
Năm 2006 - 2007 thực hiện đầu tư và thi công xây
dựng một số hạng mục phục vụ cho GĐ khai thác nước
ngầm dự kiến quý 2 năm 2007 hoàn thành và đưa vào sử
dụng và khai thác 40% công suất nước ngầm
Năm 2008 tiếp tục thi công các hạng mục cho giai
đoạn II khai thác nước mặt, dự kiến tháng 12/2008
nghiệm thu & chạy thử công trình.
Đầu năm 2009 chính thức đưa toàn bộ công trình
vào hoạt động .
VII/ Sản phẩm của dự án:
Sản phẩm của dự án là nước sạch phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất. Giá nước tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê
duyệt theo Quyết định số 191/2004/QĐ-CT ngày
30/12/2004 ( từ 2.700 đồng đến 4.500 đồng / m3).
VIII/ Năng lực của chủ đầu tư :
Nhìn chung năng lực quản lý và hoạt động kinh
doanh của Chủ đầu tư tương đối tốt. Bên cạnh đó Chủ
đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm trong vai trò quản lý đầu
tư XDCB qua các công trình như Nhà máy nước thị xã
Thủ Dầu Một, Nhà máy nước Dĩ An và nhiều công trình
sử dụng vốn ADB. Đây cũng là yếu tố thuận lợi trong
-Trang 6 -
việc quản lý và thực hiện dự án hệ thống cấp nước Khu
Công nghiệp Nam Tân Uyên
IX/ Phương án lựa chọn công nghệ:
Phương án công nghệ: Nguồn nước lựa chọn sử
dụng cho nhà máy gồm nguồn nước ngầm và nguồn nước
mặt.
Nước ngầm : Nước ngầm được bơm từ giếng khoan
lên theo đường ống công nghệ dẫn vào đầu bể trộn, dung
dịch nước vôi trong được châm vào đầu bẻ trộn để nâng
pH, nước trong được đưa ra ở cuối bể và được đưa thẳng
vào bể chứa, tại đây châm clor lỏng để khử trùng. Nước
ở bể chứa được trạm bơm cấp II bơm ra mạng phân phối
đến đối tượng tiêu thụ.
Nước mặt: Đơn vị tư vấn đã đưa ra 3 phương án
chọn địa điểm khai thác nguồn nước mặt, sau khi xem xét
các ưu - khuyết điểm của 3 phương án, Chủ đầu tư đã
thống nhất lựa chọn phương án sử dụng nguồn nước cung
cấp từ Nhà máy nước Tân Hiệp bằng biện pháp chiết tê
trên tuyến ống dẫn nước thô D800mm chạy ngang qua
khu công nghiệp Nam Tân Uyên, xây dựng tuyến ống
D400mm dài 800m chuyển tải nước thô, từ vị trí chiết tê
về khu xử lý của Nhà máy nước. Phương án này có hiệu
quả kinh tế cao do tiết kiệm được chi phí giải toả đền bù
và chi phí đầu tư vào các công trình thu, trạm bơm cấp 1,
đường ống chuyển tải ....
Công nghệ xử lý nước của Nhà máy nước Nam Tân
Uyên thực hiện tương tự dây chuyền công nghệ xử lý nhà
máy nước bao gồm các công đoạn xử lý như : bể trộn
-Trang 7 -
đứng, bể phản ứngắng ngang, bể lọc nhanh, bể chứa
nước sạch, trạm bơm cấp II và đưa vào mạng lưới phân
phối.
X/ Thị trường yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản
phẩm đầu ra của dự án
1. Các yếu tố đầu vào:
Chủ yếu là nguồn nước sông Đồng Nai và các vật
liệu xử lý như vôi, phèn, Clor. Nguồn nước sông Đồng
Nai được đánh giá tốt nhất trong khu vực cả về chất
lượng và lưu lượng, các vật liệu xử lý như vôi, phèn, clor
dễ tìm mua trên thị trường trong nước, nguồn cung cấp
đảm bảo cho nhà máy hoạt động đủ công suất.
2. Các sản phẩm đầu ra của dự án:
Sản phẩm của dự án là nước sạch phục vụ nhu cầu
tất yếu hàng ngày cho sản xuất và sinh hoạt . Căn cứ vào
quy hoạch chi tiết được duyệt với cơ cấu sử dụng đất,
quy mô dân số và tiêu chuẩn cấp nước thì tổng nhu cầu
sử dụng nước khoảng 16.200 m3/ ngày và khả năng cung
cấp nước 12.000 m3/ ngày là đảm bảo đầu ra cho dự án.
Bên cạnh đó Chủ đầu tư còn thoả thuận với KCN không
cho phép các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp
tự khoan giếng riêng lẻ để sử dụng, mặt khác do nhu cầu
của người dân trong việc sử dụng nước sạch ngày càng
tăng nên đảm bảo khả năng khai thác và tiêu thụ hết sản
lượng sản xuất của nhà máy.
Đơn giá sản phẩm: Giá nước tiêu thụ trên địa bàn
tỉnh Bình Dương đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Dương phê duyệt theo Quyết định số 191/2004/QĐ-CT
-Trang 8 -
ngày 30/12/2004 cho các đối tượng tiêu dùng từ 2.700
đồng đến 4.500 đồng / m3.
-Trang 9 -
PHẦN II
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TÍNH TOÁN KINH
TẾ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ
HỘI
I. Tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư
1. Các nguồn vốn
- Nguồn vốn vay WB là 16 tỷ đồng chiếm tỉ lệ
33% trên tổng mức đầu tư; Nguồn vốn vay tín dụng
ĐTPT là 10 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 21% trên tổng mức đầu
tư ; tổng 2 nguồn vốn vay chiếm tỉ lệ 54% tổng mức đầu
tư phù hợp theo quy định của các nhà tài trợ.
- Nguồn vốn huy động là 8.000 triệu đồng chiếm tỉ
lệ 17 % trên tổng mức đầu tư do Cty cổ phần KCN Nam
Tân Uyên tài trợ và có cam kết.
- Nguồn vốn tự có là 14.274 triệu đồng chiếm tỉ lệ
30 % trên tổng mức đầu.
Việc huy động các nguồn vốn nêu trên là khả thi ,
đảm bảo đủ thực hiện dự án theo tiến độ đầu tư công
trình
2. Lãi suất và các điều kiện khác :
- Lãi suất vay vốn tín dụng ĐTPT: 7,8%/ năm.
- Lãi suất vay vốn WB : 8,9 %/ năm.
- Lãi suất mong muốn của chủ đầu tư: 12 %
-Trang 10 -
- Hệ số chiết khấu bình quân dự án: 8,11%
3. Chi phí sản xuất kinh doanh:
Định mức chi phí tính toán dựa vào chi phí thực tế
đang thực hiện tại các nhà máy nước do đơn vị khai thác
và quản lý, chi phí trong dự án đã tính tỉ lệ hao hụt là
10% sản lượng khai thác. Chi phí khấu hao tính theo
hướng dẫn tại Thông tư liên bộ số 104/ 2004/TTLB-
BTC-BXD ngày 08/11/2004 với thời gian tính khấu hao
cho các hạng mục sử dụng vốn vay là 9 năm và 14 năm.
Chi phí lương cán bộ quản lý tính tăng thêm hàng năm
5%.
4. Doanh thu của dự án :
Với giá nước cung cấp từ 2.700- 4.500 đồng/m3.
Dự kiến 25% sản lượng nước khai thác phục vụ cho tiêu
dùng và 75 % sản lượng phục vụ cho sản xuất thì doanh
thu năm hoạt động ổn định khai thác tối đa 100 % công
suất thiết kế (12.000 m3/ ngày-đêm) là 14.504 triệu
đồng. Do sản phẩm không có tính cạnh tranh trong giá
bán nên không có nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của
dự án.
5. Cân đối thu chi tài chính:
Theo kết quả tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh thì
năm 2008 và 2009 dự án lỗ ( năm 2008 là 979 triệu
đồng; 2009 là 67 triệu đồng) nguyên nhân là do các năm
đầu tiên khai thác chủ yếu là nước ngầm nên sản lượng
còn thấp nhưng vẫn đảm bảo cân đối thu chi tài chính, kể
từ năm 2010 về sau các năm đều có lãi năm thấp nhất là
981 triệu đồng và năm cao nhất là 5.938 triệu đồng, cân
-Trang 11 -
đối thu chi tài chính của dự án luôn ở mức cao, đảm bảo
khả năng trả nợ của dự án.
6. Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi
của dự án:
Ngoại trừ yếu tố khách quan xảy ra như nguồn
sông Đồng Nai bị ô nhiễm nặng, điều này ngoài khả năng
dự đoán và khắc phục của Công ty còn các yếu tố khác
như nhân lực, thị trường, nguyên vật liệu khan hiếm thì
không ảnh hưởng đáng kể .
II. Hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
1. Hiệu quả kinh tế tài chính
Qua các biểu tính toán kèm theo, với hệ số chiết khấu
bình quân là 9 % dự án đạt các chỉ tiêu hiệu quả sau
NPV : 30.059 triệu đồng
IRR : 15,862%
B/C : 1,315>1
Thời gian hoàn vốn :
+ Giản đơn : 10 năm 21 ngày
+ Có chiết khấu : 14 năm 09 tháng 12 ngày
Nhìn chung các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính
của dự án đều cao, tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR là
15,862 % lớn hơn lãi suất chiết khấu là 8,11%. Dự án
mang tính khả thi cao, đảm bảo hiệu quả tài chính.
2. Độ nhạy của dự án :
-Trang 12 -
Nhằm đánh giá hiệu quả của dự án trong điều kiện
phát sinh các yếu tố rủi ro trong quá trình thực hiện dự án
và làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay tại
NHPT.
Với hệ số chiết khấu bình quân là 8,11% , độ nhạy
dự án qua các chỉ tiêu giả định sau:
Chỉ tiêu NPV(1.000
đồng)
IRR (%)
Vốn cố định
tăng 10%
24.265.807 14,645
Biến phí tăng
10%
26.034.929 15,221
Qua tính toán các chỉ tiêu giả định trong điều kiện
biến động ảnh hưởng đến dự án, chi phí đầu vào và vốn
cố định tăng hơn so với dự tính 10 % các chỉ tiêu hiệu
quả NPV > 0 và IRR đều lớn hơn suất chiếc khấu
(8,11% ) do vậy trong điều kiện rủi ro khá cao dự án vẫn
đảm bảo hiệu quả về tài chính.
III. Hiệu quả kinh tế xã hội:
1. Tạo được công ăn việc làm, có thu nhập ổn định
cho hơn 40 lao động, rèn luyện và nâng cao kỹ năng vận
hành các thiết bị, dây chuyền công nghệ có tính kỹ thuật
cao, tạo được tác phong làm việc công nghiệp. Qua đầu
tư dự án góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển
kinh tế tỉnh nhà, tăng thu ngân sách địa phương.
-Trang 13 -
2. Cung cấp nguồn nước sạch, cải thiện và nâng cao
sức khoẻ của người dân, giảm tới mức thấp nhất các bệnh
tật có liên quan đến nguồn nước với giá cả cung cấp phù
hợp.
3. Thực hiện nghĩa vụ thuế cho ngân sách địa
phương, thuế TNDN bình quân 1.400 triệu đồng/ năm.
4. Tác động đến môi trường khi thực hiện dự án
Dự án khi đi vào ổn định với công suất 12.000m3
/ngày đêm tác động của dự án đến môi trường chủ yếu
là:
- Chất thải rắn: Chất thải rắn chủ yếu của nhà máy
nước là bùn lắng ở hồ lắng, phơi bùn và cặn phèn, vôi tạo
ra trong quá trình pha chế hoá chất, rác thải sinh hoạt của
công nhân. Tất cả được tập trung và chuyển đến bãi rác
chung để chôn lấp.
- Nước thải xả ra từ dây chuyền xử lý đều được thu
gom và xử lý qua hố lắng phơi bùn, hoàn toàn không thải
ra môi trường xung quanh.
- Khí thải: Khí clo dùng để khử trùng được sử dụng
với kỹ thuật hiện đại, an toàn, bảo trì theo hướng dẫn của
nhà chế tạo, ngoài ra công ty sẽ thường xuyên kiểm tra
theo dõi các thiết bị, bình chứa, kho hoá chất nhằm hạn
chế thấp nhất các sự cố xảy ra .
- Tiếng ồn: Công nghệ hiện đại nên không gây khói
bụi và tiếng ồn, rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép hơn
nữa vị trí xây dựng nằm xa khu dân cư nên không gây
ảnh hưởng về môi trường đối với dân cư.
-Trang 14 -
Nhìn chung các tác động đến môi trường trong giai
đoạn này là có thể khắc phục được về mặt kỹ thuật và
công nghệ, dự án cũng được Sở khoa học công nghệ và
môi trường tỉnh Bình Dương thẩm định và cấp Bản đăng
ký đạt tiêu chuẩn môi trường.