Xây dựng hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây

Tóm tắt. Nội dung bài báo sẽ giải thích lí do phải xây dựng hệ thống giáo dục mới trên nền tảng đám mây, phân tích các nhiệm vụ chính của các thành phần SaaS, PaaS, IaaS. khi giáo dục truyền thống chuyển sang giáo dục điện toán đám mây. Tiếp theo trình bày việc xây dựng hệ thống giáo dục mới như một dịch vụ trên điện toán đám mây, xây dựng đám mây E-learning để tăng khả năng mở rộng, tính linh hoạt & tính sẵn có của hệ thống E-learning. Cuối cùng, một số ứng dụng điện toán đám mây trong giáo dục ở Việt Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2013, Vol. 58, No. 8, pp. 59-69 This paper is available online at XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRÊN NỀN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁMMÂY Lê Minh Thanh Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tóm tắt. Nội dung bài báo sẽ giải thích lí do phải xây dựng hệ thống giáo dục mới trên nền tảng đám mây, phân tích các nhiệm vụ chính của các thành phần SaaS, PaaS, IaaS... khi giáo dục truyền thống chuyển sang giáo dục điện toán đám mây. Tiếp theo trình bày việc xây dựng hệ thống giáo dục mới như một dịch vụ trên điện toán đám mây, xây dựng đám mây E-learning để tăng khả năng mở rộng, tính linh hoạt & tính sẵn có của hệ thống E-learning. Cuối cùng, một số ứng dụng điện toán đám mây trong giáo dục ở Việt Nam. Từ khóa: Điện toán đám mây, dịch vụ, giáo dục. 1. Mở đầu Công nghệ điện toán đám mây là một thành tựu khoa học tương đương thành tựu của các công nghệ tính toán nhưng nó khác ở chỗ: công nghệ đám mây còn là mô hình dịch vụ mới. Điện toán đám mây (ĐTĐM) bao gồm các thành phần chính sau: - Phần mềm hoạt động như dịch vụ (SaaS: Software as a service); - Nền tảng như một dịch vụ (Paas: Platform as a Service); - Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service: IaaS). . . Tuỳ theo việc ứng dụng ĐTĐM vào trong lĩnh vực nào mà các chức năng SaaS, PaaS, IaaS . . . có thể thay đổi cho phù hợp với ứng dụng cụ thể đó. Trong bài báo này chỉ giới hạn nghiên cứu ĐTĐM trong lĩnh vực giáo dục. ĐTĐM trong các lĩnh vực (trong đó có giáo dục) còn mơ hồ, vì vậy nội dung bài báo, trước hết sẽ giải thích lí do phải xây dựng hệ thống giáo dục mới trên nền tảng đám mây, phân tích tường minh các nhiệm vụ chính của các thành phần SaaS, PaaS, IaaS... khi giáo dục truyền thống chuyển sang giáo dục ĐTĐM. Trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng hệ thống giáo dục mới như một dịch vụ trên điện toán đám mây cùng mô hình E-learning đám mây để tăng khả năng mở rộng, tính linh hoạt và tính sẵn có của hệ thống E-learning truyền thống. Ngày nhận bài: 10/11/2012. Ngày nhận đăng: 15/10/2013. Liên hệ: Lê Minh Thanh, e-mail: thanhltm@ptit.edu.vn 59 Lê Minh Thanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lí do phải xây dựng hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây Năm yếu tố liên quan được hiển thị trong Hình 1 để hỗ trợ chuyển đổi giáo dục (education transformation) thành công trên toàn thế giới là: 1- Policy (chính sách); 2- Curriculum & Assessment (chương trình giảng dạy); 3- Professional Development (Phát triển nghề); 4- Information and Communications Technology (Công nghệ thông tin & truyền thông - ICT); 5- Research & Evaluation (nghiên cứu & đánh giá). Năm yếu tố này giúp tạo ra những cải thiện bền vững trong giáo dục - giúp sinh viên cơ hội tốt nhất có thể để phát triển toàn diện trong nền kinh tế toàn cầu. Hình 1. Năm thành phần biến đổi Giáo dục Điện toán đám mây sẽ hỗ trợ tốt thực hiện 5 yếu tố trên để hệ thống giáo dục thế giới chuyển sang giáo dục điện toán đám mây vì lí do sau: - Phần mềm đám mây dễ sử dụng. Hầu hết các nhà cung cấp đảm bảo rằng phần mềm đám mây mới sẽ giúp khách hàng có thể sử dụng được ngay mà không cần phải nghiên cứu tìm hiểu nhiều. Điều này có nghĩa là khách hàng không mất thời gian học tập các thủ thuật phần mềm mới và có thể tập trung vào việc sử dụng phần mềm ngay. - Nhanh chóng sử dụng ngay. Các ứng dụng dựa trên sản phẩm đám mây được thiết lập rất nhanh. Để truy cập vào các ứng dụng như vậy, khách hàng cần phải đăng kí để có được một tài khoản và có thể làm việc với nó trong một vài phút. 60 Xây dựng hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây - Sinh viên cộng tác tốt hơn. Các chương trình điện toán đám mây tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ tập tin với nhiều tác giả. Các sinh viên có thể dễ dàng trao đổi các tập tin với nhau và mời các đồng nghiệp của họ làm việc cùng một tài liệu trên mây. - Mở rộng chương trình giảng dạy ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Các tập tin học tập và phần mềm được lưu trữ trên internet, có nghĩa là họ luôn luôn có sẵn cho người học bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm. Điều này mang lại cho người học quyền lựa chọn là khi nào họ nghiên cứu và giáo viên có thể làm việc hiệu quả tại nhà giống như khi họ làm việc ở trường. - Đầu tư tối thiểu cho các nguồn lực. Không cần đầu tư phần cứng và cơ sở giáo dục không phải cài đặt phần mềm trên máy tính của mình. Kết quả là các tổ chức giáo dục có thể giảm thời gian và tiền bạc. - Khả năng mở rộng. Thêm nhiều người dùng nhanh chóng và đơn giản. - Chi phí bảo trì thấp. Nhà cung cấp duy trì phần mềm và luôn cập nhật công nghệ mới nhất, khách hàng không phải lo lắng mất thời gian bảo trì mà phần mềm vẫn hoạt động tốt và khách hàng luôn luôn làm việc với phiên bản mới nhất. - Lưu trữ dữ liệu rẻ. Điện toán đám mây cho phép cơ sở giáo dục tránh được chi phí do nhà cung cấp dịch vụ đã giúp cơ sở giáo dục lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đám mây. - Bảo mật và đáng tin cậy. Trong các hệ thống giáo dục cần giải pháp bảo mật cho các tập tin tải lên mạng và quản lí thông qua các đám mây. Dữ liệu được bảo mật với các tùy chọn sao cho truy cập nhanh chóng dễ dàng, tập tin cần được sao lưu hàng đêm. Cơ sở giáo dục có thể lấy lại tất cả các file của mình trên đám mây trong trường hợp có sự thay đổi nhà cung cấp hoặc để đưa dữ liệu về máy riêng. Nhà cung cấp có thể dùng “kho” lưu trữ phụ trên nhiều thiết bị để lưu trữ các tập tin của khách hàng. Mức độ bảo mật dữ liệu phải lớn hơn khi thực hiện lưu trữ theo phương pháp truyền thống. - Hệ cộng tác. Điện toán đám mây cho phép cộng tác giữa những người sử dụng để tăng cường và mở rộng quá trình học tập. Học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng hợp tác an toàn trong một hệ thống truyền thông trực tuyến được tích hợp vào máy tính để bàn. Phương tiện Chat đã có sẵn trên mọi thiết bị, cho phép người dùng kết nối trong thời gian thực. Quản trị viên có thể cho phép trao đổi giữa học sinh-sinh viên, giáo viên-giáo viên, học sinh-giáo viên, hoặc một nhóm người. Video chat cho phép chương trình phát theo kiểu one-to-one hoặc one-to-many, với màn hình chia sẻ, bảng trắng tương tác, và công cụ viết hỗ trợ dạy kèm trực tuyến. Tóm lại, điện toán đám mây về cơ bản là phương pháp để cơ sở giáo dục hoạt động hiệu quả mà không tốn kém nhiều so với giáo dục truyền thống. Hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây thực chất là giáo dục như một dịch vụ EaaS (EaaS-Education as a Service). Các phần mềm và nền tảng trong giáo dục được tạo ra tùy thuộc vào nhu cầu của cơ sở giáo dục. EaaS cung cấp những phần mềm tiên tiến, giúp sinh viên, các nhà nghiên cứu, giảng viên tại các trường học khai thác sử dụng. Theo quan điểm của người sử dụng, đám mây có thể cung cấp các dịch vụ có sẵn cho người sử dụng cho dù người 61 Lê Minh Thanh dùng không biết nguồn gốc dịch vụ. Eaas cung cấp một môi trường giáo dục ảo hóa làm dịch vụ. 2.2. Một số khái niệm cơ bản trong kiến trúc điện toán đám mây Kiến trúc đám mây gồm: nền tảng đám mây (Cloud Platform), các dịch vụ đám mây (Cloud Service), cơ sở hạ tầng đám mây (Cloud Infrastructure), lưu trữ đám mây (Cloud Storage). Hình 2 . Kiến trúc điện toán đám mây Người sử dụng dịch vụ không sở hữu cơ sở hạ tầng mà chỉ phải trả phí (tiền) cho những gì họ đã sử dụng. Việc chia sẻ giữa nhiều người cùng thuê sẽ giúp tận dụng nguồn tài nguyên máy tính và giảm phí tổn. Cấu trúc phân lớp: Hình 3. Thành phần của điện toán đám mây - Ứng dụng (application): không cần phải cài đặt và chạy ứng dụng trên chính máy tính của khách hàng, do đó giảm bớt gánh nặng của việc duy trì, điều hành và hỗ trợ. Ví 62 Xây dựng hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây dụ: máy tính đồng đẳng, ứng dụng web, phần mềm hoạt động như dịch vụ. - Máy khách (clients): máy khách đám mây bao gồm phần cứng máy tính và/hoặc phần mềm máy tính phụ thuộc vào ứng dụng đám mây để phân phối ứng dụng hoặc được thiết kế riêng để phân phối các dịch vụ đám mây. Ví dụ: thiết bị di động. - Cơ sở hạ tầng (infrastructure): cơ sở hạ tầng đám mây là sự phân phối các cơ sở hạ tầng máy tính như là dịch vụ, điển hình như môi trường ảo. Ví dụ: điện toán lưới. - Nền tảng (platform): nền tảng đám mây là sự phân phối các nền tảng điện toán, và/hoặc các giải pháp như là dịch vụ, triển khai các ứng dụng không tốn tiền hoặc không gặp rắc rối do mua phần cứng, phần mềm. Ví dụ: khung ứng dụng web. - Dịch vụ (services): một dịch vụ đám mây bao gồm “sản phẩm, dịch vụ, giải pháp”, là hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ tương tác giữa các máy trong mạng, dịch vụ này có thể được truy cập bởi các thành phần của điện toán đám mây khác, các phần mềm, hoặc bởi người dùng cuối. - Lưu trữ (storage): lưu trữ đám mây gồm việc phân phối các dịch vụ lưu trữ dữ liệu: các dịch vụ cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu, dịch vụ web. 2.3. Kiến trúc mô hình giáo dục là dịch vụ (EAAS) [2] &[3] 2.3.1. Chức năng chính trong kiến trúc EaaS EaaS (EaaS-Education as a Service) cung cấp các dịch vụ để biến một môi trường điện toán đám mây trong khuôn viên trường học thành những đám mây riêng cung cấp phương pháp lí tưởng để giải quyết những thách thức của các tổ chức giáo dục lớn nhất. 3.2 Các dịch vụ trong kiến trúc EaaS Các dịch vụ Xaas cụ thể được cung cấp bởi EaaS bao gồm (Hình 4): IaaS (Infrastructure as a Service ): Dịch vụ này giúp các tổ chức giáo dục tiết kiệm hàng triệu đô la. Các nhà cung cấp dịch vụ sở hữu thiết bị và chịu trách nhiệm vận hành máy và duy trì nó. Khách hàng thường trả tiền trên cơ sở mỗi lần sử dụng. SaaS (Software as a Service): SaaS phân phát các phần mềm thiết yếu cho các phòng thí nghiệm máy tính và các tài liệu giảng dạy bằng cách truy cập thông qua một trình duyệt web và được trả tiền trên cơ sở thuê bao (hàng tháng hoặc hàng năm). Paas (Platform as a Service): Nền tảng như một dịch vụ (Paas), là một phiên bản của SaaS, điện toán đám mây cung cấp môi trường phát triển như một dịch vụ. Học sinh/Giáo viên có thể xây dựng các ứng dụng riêng của họ chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và được chuyển giao cho họ thông qua Internet từ các máy chủ của nhà cung cấp. AAAS (Application as a Service ): Ứng dụng như là một dịch vụ (AAAS), là một phiên bản SaaS khác, khi điện toán đám mây có thể được sử dụng trong kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Sử dụng điện toán đám mây, câu hỏi được lưu trữ trong các đám mây đại học riêng và các trường thành viên có thể được ủy quyền để truy cập vào câu hỏi duy nhất vào một ngày cụ thể ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Các phần mềm để tiến hành 63 Lê Minh Thanh kiểm tra được lưu trữ trong máy chủ của nhà cung cấp và các học sinh truy cập vào câu hỏi từ hệ thống khách hàng, trả lời các câu hỏi, câu trả lời được lưu trữ đến máy chủ của nhà cung cấp. Xem kết quả cũng có thể được thực hiện bằng cách truy cập trực tiếp vào máy chủ của nhà cung cấp mà không cần phải lưu trữ nó trong máy tính riêng của trường. Biện pháp này cho phép chúng ta giảm thiểu sơ suất trong các kỳ thi. Hình 4. Kiến trúc của EaaS Application. Trong phần Application ở hình 4 của kiến trúc EaaS gồm: - Student/Faculty Profile: Sinh viên/Thông tin Khoa viện. Các thuộc tính và thông tin mô tả một sinh viên/khoa, chẳng hạn như tên, địa chỉ e-mail... - Virtual Class rooms: Các lớp học ảo. Giáo viên có thể tạo ra lớp học ảo trong đó giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau dù ở cách xa nhau về mặt địa lí. - Công cụ hợp tác. Giảng viên và sinh viên có thể tương tác với nhau bằng cách sử dụng các công cụ hợp tác như nhắn tin... - Siêu dữ liệu dịch vụ. Cho biết thông tin về dữ liệu nào được lưu giữ và biểu diễn trong ứng dụng và nội dung được tổ chức ra sao. - Giám sát và cảnh báo. Thành phần ứng dụng, dịch vụ và cơ sở hạ tầng để phát hiện các lỗi. Phát hiện, cảnh báo được gửi đến nhóm hỗ trợ thích hợp. - Hiệu suất và tính sẵn sàng. Hiệu suất mô tả cách thức ứng dụng thực hiện theo tải trọng, cả về số lượng người sử dụng và khối lượng giao dịch. Đây là một biện pháp ứng 64 Xây dựng hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây dụng có sẵn cho người dùng và được biểu diễn như là một tỉ lệ phần trăm. 2.3.2. Nhiệm vụ mới của các thành viên khi chuyển giáo dục truyền thống sang giáo dục đám mây Nhân viên: Sử dụng một máy chủ đám mây dựa trên hệ thống phân phối quản lí khối lượng công việc, nhân viên có thể được cân đối trên toàn bộ Hệ thống giáo dục. Giáo viên: Thiết lập các lớp học ảo để xử lí công việc lớp học nhỏ hơn hoặc mở rộng khi giáo viên phải đảm nhận. Sinh viên: sử dụng học tập điện toán đám mây để làm bài tập, cho phép sinh viên cộng tác với một phạm vi rộng lớn. Các sinh viên có thể làm việc trên đám mây, hợp tác với các thành viên trong nhóm và chia sẻ kiến thức. Các trường cao đẳng và đại học cho phép sinh viên có quyền truy cập vào các ứng dụng kĩ thuật phức tạp thông qua một hệ thống chia sẻ của các máy chủ đám mây Trong ngành giáo dục thường xuyên phải sử dụng nhiều đến các cơ sở dữ liệu cùng với các phép tính toán với chi phí không nhỏ. Nhờ điện toán đám mây có thể xây dựng dịch vụ sử dụng một lần và sau đó sử dụng nhiều lần bởi đông đảo người dùng theo nhu cầu của họ. Nó sẽ không chỉ làm lợi cho người học còn giúp các trường xây dựng cơ sở hạ tầng đa năng tính toán thường xuyên. Dịch vụ điện toán đám mây thực hiện theo các mô hình dịch vụ khác nhau như nền tảng như một dịch vụ (PaaS), lưu trữ như một dịch vụ hoặc phần mềm như một dịch vụ (SaaS), cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS). SaaS được sử dụng trong các đám mây riêng để cung cấp các phần mềm hỗ trợ cho người học khai thác các phần mềm đắt giá khó tìm trên mạng. Điều này không chỉ cung cấp cho họ những phần mềm chất lượng mà còn giải phóng người học khỏi gánh nặng chi phí các phần mềm bản quyền. IaaS và PaaS được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng của sinh viên, giảng viên, học giả nghiên cứu với một số cấu hình phần cứng cụ thể cho các nhiệm vụ cụ thể. 2.4. Kiến trúc E-learning dựa trên đám mây [4] E-learning theo phương thức truyền thống, được đặt bên trong các cơ sở giáo dục và chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng rất cao mà không có tiềm năng phát triển mở rộng. Điện toán đám mây có khả năng mở rộng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nó phát huy tốt khi mà nguồn tài nguyên hạn chế. Đám mây có khả năng tạo ra các nguồn tài nguyên ảo hóa mà người sử dụng có thể tiếp cận mà không cần biết kiến thức sâu về khái niệm đám mây. Trên Hình 5, là kiến trúc E-learning đã “lồng ghép mây”. Trong đó tách biệt vai trò của các thực thể và hiệu quả chi phí. Các trường học sẽ chịu trách nhiệm về quá trình giáo dục, hệ thống quản lí và trình bày nội dung, còn các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng, quản lí, bảo trì, và phát triển hệ thống (dữ liệu, multimedia. . . ). Hệ thống E-learning có thể thu nhỏ hoặc mở rộng, và các cơ sở giáo dục phải trả tiền theo số lượng 65 Lê Minh Thanh máy chủ sử dụng phụ thuộc vào số lượng học sinh như trong Hình 5. Theo hướng tiếp cận này thuật ngữ E-learning đã được "mở rộng" hơn ở tiếp đầu ngữ "e" theo các nghĩa: Exciting (thú vị), Energetic (năng động), Engaging (lôi cuốn) và Extended (mở rộng). Các giáo viên vẫn đóng vai trò tham gia trong việc phát triển và sử dụng điện toán đám mây E-learning. Điện toán đám mây E-learning không chỉ là tích hợp của công nghệ đám mây mà còn là một E-learning cơ sở hạ tầng trong tương lai, bao gồm tất cả các phần cứng cần thiết và tài nguyên máy tính phần mềm tham gia trong học tập điện tử. Sau khi các tài nguyên điện toán được ảo hóa, họ có thể được dành trong các hình thức dịch vụ cho các tổ chức giáo dục, người học sử dụng tài nguyên E-learning kiến trúc điện toán đám mây được thể hiện trong Hình 6. Hình 5. Kiến trúc hệ thống E-learning dựa trên "mây" Hình 6. Mô hình sử dụng dịch vụ kiến trúc E-learning đám mây Kiến trúc E-learning đám mây trên Hình 6 có thể được chia thành các lớp sau: lớp cơ sở hạ tầng là các máy chủ vật lí có khả năng mở rộng, phần mềm & tài nguyên cung cấp một giao diện thống nhất cho các nhà phát triển, lớp nguồn lực quản lí, có ba cấp độ của dịch vụ (phần mềm như một dịch vụ - SaaS, nền tảng như là một dịch vụ - PaaS và cơ sở hạ tầng như một dịch vụ - IaaS), tầng áp dụng cung cấp sản xuất nội dung, phân phối nội dung, phòng thí nghiệm ảo, hợp tác học tập, đánh giá và quản lí các tính năng. 66 Xây dựng hệ thống giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây 2.5. Ứng dụng điện toán đám mây trong giáo dục 2.5.1. Lợi ích sử dụng điện toán đám mây trong giáo dục Trong các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu... rất cần lưu trữ khối lượng tài nguyên lớn và yêu cầu tốc độ tính toán nhanh. Để thực hiện cả hai chức năng lưu trữ và tốc độ tính toán cần phải xây dựng và triển khai các dự án lớn. Nhưng khi hoàn thành, các kết quả và sản phẩm của dự án này không được sử dụng tiếp cho các dự án tương tự, đây là sự lãng phí lớn. Triển khai điện toán đám mây riêng, các cơ sở giáo dục không phải xây dựng cơ sở hạ tầng khác nhau cho các dự án khác nhau bởi vì mọi kết quả nghiên cứu phát triển của các dự án đều được quản lí để tái sử dụng cho dự án sau. Sử dụng hệ thống đăng nhập đơn giản, sinh viên, các học giả nghiên cứu, giáo viên dễ dàng đưa ra yêu cầu và có thể sử dụng cơ sở hạ tầng hầu như không giới hạn. Vì thế mạnh nhất của điện toán đám mây là mô hình dịch vụ lưu trữ quy mô lớn thông tin. Dữ liệu có liên quan với công việc nghiên cứu khác nhau, dự án hoặc thông tin có thể tái sử dụng, có thể được giao cho các đám mây lưu trữ quản lí và có thể được truy cập theo yêu cầu. Các cơ sở giáo dục hợp tác với nhau để xây dựng một kho lưu trữ thông tin theo mô hình lưu trữ tập trung ảo. Đây là cơ chế hoạt động có hiệu quả nhằm giảm chi phí lưu trữ để duy trì kho dữ liệu giáo dục theo điện toám đám mây. Ví dụ, một sinh viên khoa Toán có thể ngồi tại kí túc xá kết nối Internet và truy cập điện toán đám mây để tìm một máy chủ vật lí hay máy chủ ảo với dung lượng lưu trữ cần thiết, cùng với một phần mềm toán học MATLAB để chạy một bài tập về nhà. Một giảng viên cũng có thể truy cập chính đám mây đó để đề nghị một máy chủ ảo cho mỗi sinh viên thực hiện một dự án dựa trên phần mềm TinkerPlots. Sau khi sử dụng sau, các tài nguyên này lại được trả lại về đám mây để phân bổ cho người dùng tiếp theo. Các nguồn lực này chỉ được sử dụng khi cần, vì vậy tối ưu hóa việc sử dụng các phần cứng và giấy phép phần mềm, đồng thời tối thiểu hóa chi phí năng lượng và mua sắm hàng năm. Một đặc điểm quan trọng nữa là các sinh viên và giáo viên có thể truy cập các tài nguyên này 24/24, từ lớp, từ nhà hay từ kí túc xá. 2.5.2. Điện toán đám mây làm thay đổi bản chất quá trình biến thông tin thành tri thức Hiện nay, khối lượng thông tin trong “biển” internet là vô cùng tận, tuy nhiên các thông tin này phân bố hỗn độn do nhiều nhà cung cấp. Do vậy để biến thông tin đó thành tri thức là bài toán hoàn toàn không đơn giản. Quá trình biến thông tin thành tri thức là một quá trình xử lí thông tin phức tạp có điều khiển. Cốt lõi của điện toán đám mây là làm cho toàn bộ môi trường tính toán và tri thức ngày càng rẻ. Tri thức có thể được tập trung xử lí và trong quá trình tập trung xử lí đem các dữ liệu biến đổi thành thông tin. Quá trình này đã làm cho việc phổ cập tri thức và năng suất lao động được nâng cao rõ rệt. 67 Lê Minh Thanh 2.5.3. Một số kết quả ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây trong giáo dục Một số nước trên toàn thế giới đã có sáng kiến sử dụng điện toán đám mây để phục vụ cho giảng viên, sinh viên và các nhà nghiên cứu. Malaysia đã phát triển một nền tảng điện toán đám mây quốc gia để triển khai dịch vụ trên toàn quốc nhằm kích hoạt và thử nghiệm dịch vụ thông qua các phần mềm, điện thoại di động tương tác, các công cụ và phương pháp điện toán đámmây mới. North Carolina State University (NCSU) đã sử dụng điện toán đám mây trước khi thuật ngữ này được đưa vào sử dụng phổ biến từ năm 2003 và bắt đầu cung cấp dịch vụ đám mây trong năm 2004. NCSU đã thực hiện một giao diện web mà học sinh có thể sử dụng để truy cập bằng hình
Tài liệu liên quan