Hệ thống CTGIS được xây dựng phục vụcho công tác quản lý và qui hoạch đô thị
TP Cần Thơ. Kết quả thực hiện đã cho thấy việc ứng dụng GIS trong công tác này là hết
sức hiệu quảvà khảthi. Hệthống cho phép người dùng truy cập các thông tin về hạ tầng
như: cầu, đường, cây xanh, chiếu sáng, thoát nước; thông tin về dân cư như: dân số cấp
phường, mật độdân số; thông tin quản lý nhà đất: truy tìm theo mã số hồ sơ nhà, đất, tên
chủhộ, địa chỉ nhà, v.v.v; và công cụtính toán giải tỏa đền bù với kết quả tính toán từ cấp
tổng thể (toàn dự án) đến chi tiết cấp hộdân.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phuc vụcho công tác quản lý và quy hoạch đô thị thành phố Cần Thơ (CTGIS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (GIS) Phuc Vụ Cho Công Tác
Quản Lý và Quy Hoạch Đô Thị Thành Phố Cần Thơ
(CTGIS)
Nguyễn Hiếu Trung, Lê Đức Toàn,
Khoa Công Nghệ- Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Hệ thống CTGIS được xây dựng phục vụ cho công tác quản lý và qui hoạch đô thị
TP Cần Thơ. Kết quả thực hiện đã cho thấy việc ứng dụng GIS trong công tác này là hết
sức hiệu quả và khả thi. Hệ thống cho phép người dùng truy cập các thông tin về hạ tầng
như: cầu, đường, cây xanh, chiếu sáng, thoát nước; thông tin về dân cư như: dân số cấp
phường, mật độ dân số; thông tin quản lý nhà đất: truy tìm theo mã số hồ sơ nhà, đất, tên
chủ hộ, địa chỉ nhà, v.v.v; và công cụ tính toán giải tỏa đền bù với kết quả tính toán từ cấp
tổng thể (toàn dự án) đến chi tiết cấp hộ dân.
Abstract: CTGIS is a georaphic information system support city management and
planning. The system database can provide information both on technical infrastructure and
social-economic of the city which is very necessary for city management and planning. The
system also provides an analysis tool to estimate the compensate cost of clearing land
project.
I. Giới thiệu:
Công tác quản lý và qui hoạch đô thị không những ở nước ta mà trên toàn thế giới đang
đứng trước rất nhiều thử thách, đó là việc bùng phát dân di cư từ nông thôn vào đô thị, tình
trạng ô nhiễm môi trường đô thị, hệ thống cấp nước và thoát nước đô thị không đáp ứng
được tốc độ phát triển của đô thị. Để có thể quản lý và qui hoạch đô thị một cách hợp lý và
hiệu quả, các thông tin về hiện trạng cơ sở hạ tầng đô thị cũng như thông tin về kinh tế xã
hội cần được cung cấp một cách kịp thời, chính xác.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và qui hoạch đô thị đã được
áp dụng rộng rãi trên thế giới và đạt được hiệu quả rất cao. Đặc biệt là công nghệ thông tin
địa lý, với khả năng lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu không gian mạnh mẽ rất thích hợp
cho việc quản lý và qui hoạch đô thị.
Đề tài “Ứng dụng GIS vào Công tác quy hoạch và quản lý đô thị Thành Phố Cần Thơ”
đã được thực hiện và đạt được kết quả khả quan, cho thấy việc ứng dụng GIS trong công tác
này là hết sức hiệu quả và khả thi. Hệ thống CTGIS cho phép người dùng truy cập các thông
tin về hạ tầng như: cầu, đường, cây xanh, chiếu sáng, thoát nước; thông tin về dân cư: dân
số cấp phường, mật độ dân số; thông tin quản lý nhà đất: truy tìm theo mã số hồ sơ nhà, đất,
tên chủ hộ, địa chỉ nhà, v.v.v; quy hoạch đô thị: tính toán giải tỏa đền bù với kết quả tính
toán từ cấp tổng thể (toàn dự án) đến chi tiết cấp hộ dân .
II. Phương pháp thực hiện và kết quả
2.1. Cấu trúc của hệ thống
Tổng quan, CTGIS được thiết kế như hình 1. Việc thông qua hệ thống thông tin để liên
kết các cơ quan quản lý đô thị địa phương sẽ khắc phục 2 nguyên nhân chính đã gây ra
những tồn tại trong công tác quy hoạch & quản lý đô thị.
- Để tránh việc thiếu đồng bộ, thống nhất trong việc liên lạc trao đổi thông tin. Trường
Đại Học Cần Thơ với hệ thống đường truyền hỗ trợ internet hiện có, sẽ là trung tâm
tích dưỡng, bão trì hệ thống. Trung tâm này có nhiệm vụ xử lý, cập nhật, bảo mật dữ
liệu và quản lý khả năng truy xuất cho các máy con trong hệ thống.
- Tránh khan hiếm dữ liệu: các ban ngành trong hệ thống có nhiệm vụ cập nhật thông
tin thường xuyên cho hệ thống thông qua việc truyền dữ liệu về trung tâm. Đồng thời
thông qua mạng, các máy trong hệ thống có thể trao đổi dữ liệu lẫn nhau. Việc này sẽ
tạo điều kiện nâng cao năng suất giải quyết công việc.
Hình 1, mô hình hoạt động hệ thống CTGIS
2.2. Cơ sở dữ liệu
CSDL của hệ thống bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính có các thành phần:
- Số liệu quản lý cơ sở hạ tầng: đường sá, cống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, cầu
giao thông
- Số liệu quản lý dân cư đô thị, đất đai, nhà ở, quy hoạch đô thị : nhà, phường xã, khu
vực.
2.3. Giao diện hệ thống
Giao diện hệ thống được thiết kế bằng ngôn ngữ MapBasic và Visual Basic.
Phần quản lý hạ tầng đô thị:
Các menu truy xuất được xây dựng theo Font TCVN3, chia làm 2 phần riêng biệt về
“Tìm” và “Thống kê”.
Các bảng hội thoại được thiết kế theo hướng “gọn, dễ hiểu và hiệu quả”, chẳng hạn như
để thống kê tất cả các cây xanh cần chăm sóc trong địa bàn thành phố chỉ cần nhấp chọn
“Cần chăm sóc” hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+C:
Kết quả được trình bày trực quan sinh động với các cửa sổ riêng biệt cho thông tin thuộc
tính đối tượng và bản đồ định vị đối tượng cùng các thông báo kết quả:
Phần quản lý dân số, đất đai, nhà ở:
Menu được xây dựng theo 2 hướng:
Dân số:
Nhà đất:
Phần quy hoạch và giải tỏa đền bù:
Menu này bao gồm 2 đề mục: “Xác lập tuyến giải tỏa” và “Đền bù”.
2.4. Kết quả
2.4.1 Phần quản lý hạ tầng đô thị:
Trong phần này chúng ta có thể truy xuất được các thông tin sau về đô thị:
a.Thông tin về Đường:
- Tính tổng diện tích mặt đường Bêtông láng nhựa.
- Thống kê đường theo tình trạng ngập nước.
- Thống kê đường theo tải trọng cho phép.
- Thống kê đường theo số làn xe.
- Thống kê đường theo tình trạng mặt đường tốt, xấu hay trung bình.
- Tìm đường theo năm xây dựng.
- Tìm thông tin về đường theo tên đường xác định.
b.Thông tin về Cống:
- Thống kê cống theo loại.
- Tìm cống theo loại cống và năm xây dựng.
- Thống kê các đoạn cống theo vị trí.
- Tìm cống theo số thứ tự trên đường xác định.
- Thống kê cống theo vị trí và đường xác định.
c.Thông tin về Chiếu sáng:
- Thống kê cột đèn theo loại trụ.
- Thống kê trụ điện theo ngày sữa chữa.
- Thống kê trụ điện theo năm bão dưỡng.
- Tìm thông tin tổng thể về trụ theo số thứ tự và đường.
d.Thông tin về Cây xanh:
- Thống kê cây xanh theo loại cây.
- Thống kê cây xanh theo loại cây và đường xác định.
- Thống kê cây theo chiều cao cây.
- Thống kê cây theo chiều cao cây và tên đường xác định.
- Thống kê cây theo tình trạng cây (tốt hay cần chăm sóc).
- Tìm cây theo mã cây.
- Tìm cây theo số thứ tự của cây thuộc đường xác định.
e.Thông tin về Cầu:
- Thống kê toàn Thành phố Cần Thơ có bao nhiêu cầu giao thông.
- Thống kê cầu theo loại cầu.
- Thống kê cầu theo năm xây dựng.
- Tìm các cầu theo thời gian sữa chữa.
- Thống kê cầu theo tải trọng lưu thông.
f.Khác:
- Vẽ trực tiếp lên bản đồ nền đã được xây dựng, xác định tổng chiều dài các đoạn
đường bị ngập nước.
- Tạo các bản đồ chuyên đề theo yêu cầu thống kê.
- Đáp ứng các yêu cầu phát sinh khác có liên quan đến yêu cầu về đo đạc, định vị, in
ấn bản đồ...
2.4.2 Phần quản lý dân số, đất đai, nhà ở:
a. Quản lý dân số:
- Cập nhật sự thay đổi nhân khẩu ở từng hộ.
- Thống kê dân số cấp phường xã.
- Thống kê mật đô dân số cấp phường xã.
b.Quản lý hồ sơ nhà, đất:
- Truy tìm hồ sơ nhà đất theo mã hồ sơ.
- Truy tìm hồ sơ theo số lô thửa.
- Truy tìm hồ sơ theo tên chủ hộ.
- Truy tìm hồ sơ theo địa chỉ nhà.
- Cập nhật thông tin về hồ sơ nhà đất địa bàn (thay đổi các thông tin về số lô thửa, chủ
hộ, bản vẽ lô đất, v.v.v..)
2.4.3 Phần quy hoạch, tính toán giải tỏa đền bù:
- Hệ thống cho phép người dùng thực hiện công tác tính toán nhanh chi phí giải tỏa
đền bù
III. Kết luận
Đề tài đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Hệ thống có giao diện bằng tiếng
Việt, dễ hiểu, thao tác đơn giản. Kết quả truy xuất trực quan, người dùng có thể dễ dàng
thao tác chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu, thông tin đối tượng. Hệ thống bước đầu đang được ứng
dụng thử nghiệm (phần quản lý hạ tầng đô thị) tại Ban Giao Thông Công Chánh Thành Phố
Cần Thơ và được đánh giá cao.
Đề tài đã cho thấy việc áp dụng GIS trong công tác quản lý và qui hoạch đô thị mang lại
hiệu quả cao và khả thi trong điều kiện Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói
riêng. Tuy nhiên việc đưa mô hình hệ thống vào hoạt động cần phải có sự thống nhất giữa
các cơ quan hữu quan cũng như có sự chỉ đạo của lãnh đạo thành phố.
Tài liệu tham khảo:
- Phạm Kim Giao - Hàn Tất Ngạn - Đỗ Đức Viêm, 1992. Quy hoạch đô thị. Nhà xuất bản
xây dựng.
- Viện Nghiên cứu thiết kế quy hoạch đô thị trung quốc, 2000. Sổ tay quy trình thống nhất về
thiết kế quy hoạch đô thị. Nhà xuất bản xây dựng.
- Howe D.R. 1989, Data Analysis for Data Base Design, Edward Arnold
- Hawryszkiewycz I.T. 1994, System Analysis and Design, Prentice Hall
- Paresi, 1995, Lechture note on Structure Information Systems Development
Methodologies, ITC, the Netherlands
- Tuladhar A.M. 1996, Lechture note on Spatial Data Models and Structure in GIS, ITC,
the Netherlands