Xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

Kiểm soát ô nhiễm (KSON) khu vực đông dân cưnghèo là một trong 5 hợp phần của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch nhằm thực hiện được các nhiệm vụnêu trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Chương trình này nhằm hỗtrợviệc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường ởcác khu vực trọng điểm trong việc bảo vệmôi trường từTrung ương tới địa phương vềcác công cụ kinh tế và pháp lý, xã hội hoá, năng lực quan trắc cùng với những đóng góp khác có liên quan, hỗ trợ BộTài nguyên và Môi trường đạt được thành quả thiên niên kỷ, gắn chặt với Chiến lược tăng trưởng kinh tếvà xoá đói giảm nghèo. Kết quả của Hợp phần là xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường (KKHHĐKSONMT)cấp địa phương và Hướng dẫn thực hiện. Từthực trạng ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và đặc biệt là báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Quyết định 328/2005/QĐ-TTg ở các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương trong hơn một năm qua nhóm tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường và bản hướng dẫn thực hiện

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA) Quyển 2: HƯỚNG DẪN x©y dùng kÕ ho¹ch hμnh ®éng kiÓm so¸t « nhiÔm cÊp ®Þa ph−¬ng Hà nội, tháng 10 năm 2007 Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 2 - Mục lục Danh mục từ viết tắt 5 1. Mở đầu 6 1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm 6 1.2. Giới thiệu, huớng dẫn và tổ chức lập kế hoạch 6 1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết) 8 1.2.2. Quy trình 9 1.2.3. Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan 10 1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch 10 1.3. Khung Kế hoạch hành động 13 2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng kế hoạch hành động KSON 13 2.1. Các thực trạng 13 2.1.1. Môi trường tự nhiên 14 2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội 15 2.1.3. Thực trạng môi trường 15 2.1.4. Các dạng công tác kiểm soát ô nhiễm 15 2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật 16 2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu 16 2.3.1. Thể chế 18 2.3.2. Chính sách 19 2.3.2. Xây dựng tầm nhìn 20 2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung 22 2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể 23 3. Các dự án và hành động 25 3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động 25 3.1.1. Các quy định 25 3.1.2. Hoàn thiện công cụ bảo vệ môi trường 26 3.1.3. Quy hoạch 28 3.1.3.1. Quy hoach - Kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp 28 3.1.3.2. Quản lý và kiểm soát các khu công nghiệp 30 3.1.3.3. Quản lý và kiểm soát các làng nghề thủ công 31 Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 3 - 3.1.4. Chính sách và pháp luật 32 3.1.5. Các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể 32 3.1.5.1. Sản xuất sạch - công nghệ sạch 32 3.1.5.2. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và ở nông thôn 34 3.1.5.3. Thuốc bảo vệ thực vật 35 3.1.5.4. Khu giết mổ 36 3.1.5.5. Ô nhiễm khí thải 36 3.1.5.6. Chất thải rắn 37 3.1.5.7. Tái chế, tái sử dụng chất thải 40 3.1.5.8. Chất thải nguy hại 41 3.1.5.9. Chất thải y tế 42 3.1.5.10. Xử lý nước thải đô thị 46 3.1.6. Sự tham gia của cộng đồng 48 3.1.7. Công tác quan trắc 52 3.1.8. Phối hợp liên ngành 54 3.1.9. Các vấn đề hành chính 54 3.2. Xác định và lựa chọn dự án 55 3.3. Lựa chọn các hành động 56 3.4. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra và kết quả 59 4. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất 59 4.1. Phân tích chi phí - lợi ích 60 4.2. Tài chính 60 4.2.1. Chi phí đầu tư 60 4.2.2. Doanh thu 61 5. Lựa chọn các ưu tiên 61 5.1. Các tiêu chí lưa chọn ưu tiên 61 5.2. Cách lựa chọn ưu tiên 63 5.3. Tiêu chí thông qua dự án 64 6. Tổ chức thực hiện 65 6.1 Giải pháp thực hiện 66 6.1.1. Giải pháp cơ cấu chính sách 66 6.1.2. Giải pháp nguồn lực 67 6.1.3. Giải pháp kỹ thuật 67 Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 4 - 6.1.4. Giải pháp cưỡng chế 67 6.1.5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thúc cộng đồng 67 6.2. Tổ chức, sắp xếp thực hiện 67 6.2.1. Giám sát môi trường ở các cấp khác nhau 67 6.2.2. Thủ tục thi hành 67 6.3. Tổng hợp lập thành Kế hoạch hành động KSONMT địa phương 67 7. Thực hiện và giám sát/quan trắc 67 7.1. Mô tả đối tượng giám sát/quan trắc 68 7.2. Mô tả cách sử dụng dữ liệu 70 7.3. Xác định các nguồn lực đã có 70 7.4. Đánh giá, thiết kế chương trình giám sát/quan trắc 70 7.5. Quy trình giám sát/quan trắc 73 7.6. Đảm bảo chất lượng 73 7.7. Giám sát/quan trắc chất thải rắn 73 7.8. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả) 74 7.9. Thông tin phản hồi 74 Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 5 - Danh mục các từ viết tắt BKHCN Bộ Khoa học Công nghệ BOD Nhu cầu Oxy sinh hoá BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật BXD Bộ Xây dựng CBO Tổ chức cộng đồng COD Nhu cầu Oxy hoá học CP Chính phủ DANIDA Tổ chức phát triển quốc tế Đan Mạch DO Oxy hoà tan DONRE Sở Tài nguyên Môi trường ĐMC Đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Định vị vệ tinh KCN Khu công nghiệp KKHHĐKSONMT Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường KT - XH Kinh tế - Xã hội KSON Kiểm soát ô nhiễm N Ni tơ NĐ Nghị định NGO Tổ chức phi chính phủ NO2 Dioxit Nitơ P Phốt pho PCDA Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo PM Bụi lơ lửng PPP Chương trình phòng ngừa ô nhiễm QA/QC Đảm bảo chất lượng/Kiểm soát chất lượng QĐ Quyết định SOWT Mạnh - yếu - cơ hội - thách thức. TCMT Tiểu chuẩn môi trường TP Thành phố TT Thông tư TTg Thủ tướng UBND Uỷ ban nhân dân Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 6 - Mở đầu Kiểm soát ô nhiễm (KSON) khu vực đông dân cư nghèo là một trong 5 hợp phần của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch nhằm thực hiện được các nhiệm vụ nêu trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Chương trình này nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường ở các khu vực trọng điểm trong việc bảo vệ môi trường từ Trung ương tới địa phương về các công cụ kinh tế và pháp lý, xã hội hoá, năng lực quan trắc cùng với những đóng góp khác có liên quan, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt được thành quả thiên niên kỷ, gắn chặt với Chiến lược tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Kết quả của Hợp phần là xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường (KKHHĐKSONMT)cấp địa phương và Hướng dẫn thực hiện. Từ thực trạng ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và đặc biệt là báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Quyết định 328/2005/QĐ-TTg ở các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương trong hơn một năm qua nhóm tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường và bản hướng dẫn thực hiện Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch HĐKSON là phần 2 (Quyển 2) của “KKHHĐKSONMT” hoạt động trong Hợp phần PCDA. Nội dung của hướng dẫn tập trung vào các vấn đề: - Khái niệm về lập kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm; - Xác định và đánh giá vấn đề môi trường trong điều kiện hiện tại; - Xác định giải pháp hợp lý, các dự án và hành động cho sự cải thiện môi trường; - Tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên, tính toán chi phí thực hiện; - Tổ chức thực hiện, giám sát và quan trắc. Trên cơ sở khung kế hoạch (quyển 1), các hướng dẫn hiện tại và các điều kiện của từng địa phương, mỗi địa phương sẽ phát triển KKHHĐKSON một cách phù hợp và có tính khả thi. Việc xây dựng KHHĐKSONMT này sẽ được thực hiện bởi đơn vị, tổ chức do UBND tỉnh, TP của các địa phương, phân công hoặc ủy quyền có sự phối hợp của các Sở ban ngành liên quan. Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm thực thi với sự tham gia phối hợp của các bên liên quan là phù hợp nhất. 1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm Tại phần 1.1 trong KKHHĐKSON đã giải thích khái niệm của KSON dựa trên Chính sách môi trường quốc gia và Quyết định 328/2005/QĐ-TTg .Việc xây dựng KHKSON dựa trên hệ thống văn bản pháp luật hay chính sách KSONMT hiện nay. Điều này có nghĩa KHHĐKSON ở các địa phương phải có cùng một khuôn mẫu tuân theo các cấp bậc trong quá trình xây dựng KHHĐKSON cấp địa phương. Kế hoạch này được bắt đầu từ Tầm nhìn, Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng các dự án và hành động. 1.2. Giới thiệu hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 7 - Như đã miêu tả kỹ trong bản KKHHĐKSON, kế hoạch hành động KSON phải tập trung vào mục tiêu của Quyết định 328/2005/QĐ-TTg và đưa ra những kết quả quan trọng nhằm đạt được mục tiêu đó. Địa phương có thể sử dụng bản Hướng dẫn để lựa chọn các dự án và hành động nhằm đạt được kết quả mong muốn. Khi đã phân tích và mô tả hiện trạng, địa phương sẽ biết cần phải tập trung vào vấn đề gì để đạt được kết quả. Bản hướng dẫn này sẽ không trình bày chi tiết phải làm gì để lựa chọn các hành động và ưu tiên mà chỉ chỉ ra các yếu tố cần tính tới trong quá trình. Khởi đầu của định hướng và các mục tiêu KHHĐKSONMT cấp địa phương là phải làm thế nào để chuyển từ "tình trạng hiện có" đến "tình trạng mong muốn" (xem hình 1) thực sự là mục tiêu cần đạt được. Tiến trình của KHHĐKSON được khởi đầu từ những hiểu biết về tình hình thực tại, bao gồm các vấn đề kinh tế - xã hội, sinh học - vật lý, thể chế. Sau đó kết hợp các khía cạnh pháp lý với chính sách và định hướng ở cấp địa phương để đi tới quá trình kế hoạch hóa bao gồm các nội dung: thiết lập, tính toán chi phí, xác định ưu tiên, dự toán kinh phí và cuối cùng là thực hiện và giám sát . Khi quá trình được hoàn thành, cần đúc rút kinh nghiệm để triển khai tốt hơn. Các yếu tố của quá trình này được chỉ ra trong hình 6, mục 1.3 của hướng dẫn này. Hình 1. KSON, xây dựng và thay đổi theo kế hoạch hành động chiến lược dựa trên các ưu tiên định hướng, sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các bên có liên quan. Những mục tiêu chính trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg gồm: 1. Xử lý 70% nguồn thải; 2. Thu gom 90% lượng chất thải rắn phát sinh; 2. Xử lý 100% chất thải y tế; 4. Xử lý 60% chất thải nguy hại trước năm 2010. Có thể nhận thấy rằng, để thực hiện được những mục tiêu quan trọng này, đặc biệt là mục tiêu thứ nhất và thứ hai cần phải có sự phối hợp tốt giữa các Bộ, Ngành, Địa phương và có đầy đủ các nguồn lực. Chỉ có một giải pháp đối với việc này đó là đánh giá tình hình hiện trạng mà ta đang có, so sánh với những mục tiêu trong Quyết định 328, những chính sách, định hướng ưu tiên tại địa phương (mong muốn). Tiếp đó lập kế hoạch chiến lược từng bước để giảm thiểu từng nguồn ô nhiễm (có thể đạt được). Thậm chí cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Cộng đồng Lĩnh vực kinh tế tư nhân Các trường đại học Các tổ chức Chính quyền cấp địa phương Chính quyền cấp trung ương Môi trường chúng ta đang có Môi trường chúng ta mong muốn Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 8 - chức năng để thực hiện một cách hiệu quả. Từng bước của khung kế hoạch hành động sẽ được trình bày càng đơn giản càng tốt nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng để đạt được mục tiêu. 1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết) Chỉ có thể sử dụng khái niệm Kế hoạch hành động chiến lược để xây dựng Kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng đã đề cập tới ở trên. Có thể thấy rằng : thứ nhất, mục tiêu đạt được là khó khăn. Thứ hai, để đạt được mục tiêu cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, do vậy ngay từ đầu kế hoạch phải được thực hiện liên ngành. Thứ ba, kế hoạch hành động phải là một tổ hợp của các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp kinh tế, các ưu tiên chiến lược, xây dựng năng lực, vấn đề nhận thức, thể chế, chính sách.v.v. và quá trình thực hiện sẽ kéo dài hàng năm.Trong thời gian này, những lựa chọn hành động ưu tiên sẽ có thể thay đổi do các vấn đề tài chính, kỹ thuật.v.v. và những bài học kinh nghiệm rút ra, do vậy Kế hoạch cần phải được điều chỉnh cho phù hợp (xem hình 2). Hình 2. Các thành tố xây dựng KHHĐ chiến lược. Kiểm soát ô nhiễm được đặt trong bối cảnh phát triển chung có thể đạt được mục tiêu tốt hơn so với việc xác định và thực thi những tình huống riêng rẽ. Nhưng điều này đòi hỏi mỗi địa phương phải có công cụ kế hoạch hóa chiến lược cần thiết và các kinh nghiệm. Điều đó cho phép việc quản lý các tình huống phức tạp, điều phối giữa nhiều tổ chức, đưa ra các ưu tiên quyết định các mục tiêu phát triển của địa phương. Mục đích của việc lập kế hoạch là tạo điều kiện phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức và thiết lập những mục tiêu chung cũng như phân công trách nhiệm cho từng đơn vị. Nhằm đối mặt với những thách thức mới, người quản lý cần phải có Kế Kế hoạch Hành động có tính Chiến lược sẽ được bắt đầu bằng cách trả lời bốn câu hỏi sau: 1 Ngày nay chúng ta đang ở đâu? Dự đoán và phân tích hiện trạng 4 Làm sao có thể đảm bảo chúng ta sẽ đạt được mục tiêu ? Các chỉ tiêu đánh giá, công tác giám sát, các phương pháp kiểm tra và công bố kết quả 2 Chúng ta muốn tiến tới đâu? Luật pháp, chính sách, định hướng, các mục tiêu chiến lược và phối hợp hành động 3 Làm thế nào để thành công Cần có xác định rõ ràng về kết quả và việc thực hiện kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 9 - hoạch hành động chiến lược như là công cụ quản lý hành chính. Kế hoạch hành động chiến lược là phương thức để đánh giá một cách hệ thống về tình hình của một tổ chức, xác định những mục tiêu dài hạn quan trọng, xây dựng những chiến lược để đạt được những mục tiêu và bố trí những nguồn lực để thực hiện những chiến lược. Trước khi đề cập tới việc lập kế hoạch hành động, chúng ta phải tập trung vào những yêu cầu tối thiểu đối với năng lực lập kế hoạch hành động chiến lược cần phải có ở cấp địa phương để đảm bảo rằng việc thực hiện sẽ dẫn tới kết quả mong muốn. Nếu chưa có những nguồn lực cần thiết thì cần phải xây dựng năng lực lập kế hoạch trước khi xây dựng các kế hoạch hành động và lựa chọn những ưu tiên. 1.2.2. Quy trình xây dựng KHHĐKSON Việc xây dựng KHHĐKSONMT ở các địa phương sẽ được bắt đầu từ việc đánh giá tình hình hiện tại tức là tình trạng nền ban đầu của KHHĐ. Nói một cách khác, đây là điểm đối chứng để đánh giá sự thay đổi trong tương tai với những gì chúng ta mong muốn. Nếu không có điểm đối chứng này thì hầu như không thể định lượng hóa được sự thay đổi và ghi chép những kết quả của sự đầu tư. Đầu tư, thậm chí dẫn đến lợi nhuận, sẽ luôn luôn chấm dứt nếu không đo đạc, định lượng được kết quả. Sự thay đổi, từ tình hình ban đầu lên đến tình hình đã được cải thiện sẽ được đánh giá bằng biện pháp giám sát/quan trắc với các chỉ số xác định Trong bối cảnh được sự trợ giúp tài chính của DANIDA, hợp phần PCDA tập trung vào các khu vực đông dân cư, nghèo và sức khỏe, các thông số này sẽ trở thành các tiêu chí lựa chọn quan trọng cho việc thực hiện các dự án bên cạnh các thông số kỹ thuật về nguồn ô nhiễm, tài nguyên nước...Trong chu trình dưới đây (hình 3) chỉ ra các lớp thông tin quan trọng cần xem xét để cuối cùng kết hợp với khung pháp lý, môi trường, phát triển và chính sách đầu tư, định hướng và các mục tiêu được xác định. Lớp "Lập kế hoạch" được minh họa làm thế nào các thông số được xem xét và đưa ra được KHKSON cấp địa phương. Hình 2. Quy trình kết hợp hiện trạng, luật pháp, chính sách, tầm nhìn và , mục tiêu để xây dựng cơ sở cho KHHĐKSON Lập kế hoạch Mật độ dân số Sức khỏe Đói nghèo Hiện trạng ô nhiễm Tài nguyên thiên nhiên (nước) Khung pháp lý, chính sách và định hướng Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 10 - 1.2.3. Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch là xác định và lựa chọn 1 nhóm bao gồm các bên có liên quan để xây dựng kế hoạch, có thể địa phương đã có những thành viên cho nhóm này tại đơn vị có liên quan trong ngành môi trường. Thành phần và nhiệm vụ của nhóm là để bảo đảm rằng KHKSON được lập khi có sự phối hợp của các bên có liên quan và sau đó kế hoạch có được sự đồng thuận của các ban ngành và cộng đồng. Điều này rất quan trọng khi tiến hành thực hiện về sau . Nhóm lập kế hoạch bao gồm đại diện của ít nhất các ngành sau: UBND tỉnh, môi trường, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, các tổ chức phi chính phủ trong nước và khu vực tư nhân. Vai trò của từng thành viên và đơn vị trong nhóm lập kế hoạch sẽ được xác định trước khi lập kế hoạch. Do vậy, mỗi tỉnh phải xây dựng các hướng dẫn rõ ràng cho các thành viên: • Ai trực tiếp tham gia lập kế hoạch? • Ai cung cấp những thông tin quan trọng cho quá trình lập kế hoạch? • Ai sẽ nhận được bản kế hoạch? • Ai ban hành bản kế hoạch? Rõ ràng là UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) sẽ đóng vai trò chính trong các vấn đề kỹ thuật môi trường và quyết định. Nhóm lập kế hoạch phải tham vấn Ban chỉ đạo để được ủng hộ. Hơn nữa nên : . • Chỉ định ít nhất một người có đủ thẩm quyền để đưa ra quyết định chiến lược, ví dụ lựa chọn mục tiêu nào và cách để đạt mục tiêu • Càng nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình lập kế hoạch càng tốt • Những người chịu trách nhiệm viết và thực hiện kế hoạch cũng tham gia vào quá trình lập kế hoạch • Chỉ định một người điều hành quá trình bao gồm các việc sắp xếp họp mặt, hỗ trợ thu thập thông tin quan trọng, theo dõi tiến độ… • Điều hành viên phải lưu giữ hồ sơ những pha quan trọng trong quá trình lập kế hoạch để có thể dễ dàng cập nhật sau này. 1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch 1.2.4.1. Các nguồn lực Để xây dựng một kế hoạch chiến lược sẽ cần các nguồn lực như: con người, địa điểm và các thứ khác (máy tính, thiết bị…). Một số công cụ, thiết bị gợi ý để có thể thu thập được các thông tin chính xác và trình bày tốt: Công cụ đề xuất: • Giấy can; • Bảng can dùng để can ảnh và hình vẽ; • Băng dinh trong; • Bút chì đen, bút chì màu, bút màu, thước kẻ; • Thiết bị GPS (để định vị nguồn ô nhiễm); • Máy ảnh kỹ thuật số; • Máy tính và máy in màu; • Máy ghi âm để sử dụng trong các cuộc họp và hội thảo ; • Bìa kẹp hồ sơ (để ghi chép tại hiện trường); • Máy tính; • Thước đo (30 mét). Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - 11 - Để đáp ứng được yêu cầu của mỗi địa phương cụ thể sẽ cần cập nhật các nhu cầu, xác định nơi lập kế hoạch, thời gian làm việc, cách đi thực địa và họp mặt ngoài trời… 1.2.4.2. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch Các loại bản đồ và ảnh chụp từ vệ tinh trên toàn lãnh thổ là một nguồn thông tin phù hợp và cần thiết cho việc lập kế hoạch. Nhiều loại bản đồ này có thể dùng để đánh dấu vị trí trí trong Kế hoạch hành động KSON. Đối với bốn tỉnh : Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre, hợp phần PCDA đã hỗ trợ xây dựng các bản đồ để phục vụ cho các mục đích này với tỉ lệ trong khoảng xấp xỉ 1: 200.000 đến 1:50.000. Loại bản đồ này được xây dựng bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: ranh giới hành chính, mật độ dân cư, khu vực nghèo đói, hiện trạng sức khỏe…Loại bản đồ này là công cụ hết sức cần thiết để lựa chọn dự án và hành động có liên quan tới nội dung đã đề cập và phục vụ cho mục đích trình bày nói chung. Một ảnh chụp từ vệ tinh khác có thể khai thác trên internet là Google Earth, địa chỉ: Tại địa chỉ này có thể tìm thấy hàng trăm ảnh chụp từ vệ tinh miễn phí trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, tỉ lệ xấp xỉ giữa 1:40.000 và 1:10.000 sẽ giúp các địa phương thu thập được các thông tin về địa hình, thủy văn ở mức độ tổng quan. Ví dụ xem hình 4. Hình 4. Hình ảnh lấy từ Google Earth - internet (ở 1 vùng thuộc khu vực nghiên cứu) Đối với các địa phương không nằm trong danh sách được tài trợ bởi Danida hợp phần PCDA có thể tìm thấy các bản đồ có sẵn miễn phí trên internet. Ta có thể tìm thấy thông tin về đường sá, các lưu vực sông, đường ranh giới, các khu đông dân.v.v. Dữ liệu để tạo nên bản đồ này có thể tìm thấy tại địa chỉ: trang web này được xây dựng nên nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục nhưng nếu muốn sử dụng cần phải có 1 phần mềm về hệ thống thông tin địa lý (GIS). C