Tóm tắt. Dạy học theo quan điểm tích hợp là một trong những định hướng chính của đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015. Tuy nhiên, đến nay chưa có
khung năng lực dạy học tích hợp ở nước ta. Khung năng lực dạy học tích hợp mang đồng
thời hai ý nghĩa quan trọng. Một là: người học chủ động lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin,
xác định nội dung, phương pháp và bổ sung kiến thức liên môn từ khi bắt đầu quá trình
rèn luyện. Hai là: định hướng cho việc đánh giá mức độ biểu hiện tương ứng cho từng sinh
viên sư phạm. Bài viết trình bày quy trình xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp đồng
thời đề xuất một số cách sử dụng chúng trong quá trình đào tạo tại các trường Đại học Sư
phạm.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Sư phạm Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0051
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 79-86
This paper is available online at
XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠMHÓA HỌC
Đặng Thị Thuận An1, Trần Trung Ninh2
1Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Dạy học theo quan điểm tích hợp là một trong những định hướng chính của đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015. Tuy nhiên, đến nay chưa có
khung năng lực dạy học tích hợp ở nước ta. Khung năng lực dạy học tích hợp mang đồng
thời hai ý nghĩa quan trọng. Một là: người học chủ động lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin,
xác định nội dung, phương pháp và bổ sung kiến thức liên môn từ khi bắt đầu quá trình
rèn luyện. Hai là: định hướng cho việc đánh giá mức độ biểu hiện tương ứng cho từng sinh
viên sư phạm. Bài viết trình bày quy trình xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp đồng
thời đề xuất một số cách sử dụng chúng trong quá trình đào tạo tại các trường Đại học Sư
phạm.
Từ khóa: Năng lực dạy học tích hợp, đại học sư phạm, sinh viên sư phạm hóa học.
1. Mở đầu
Dạy học tích hợp (DHTH) đang là một xu thế tất yếu trong giáo dục ngày nay. Từ thế kỉ
XV đến thế kỉ XIX, các ngành khoa học tự nhiên (KHTN) đã nghiên cứu giới tự nhiên theo tư
duy phân tích, mỗi ngành KHTN nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vật
chất trong tự nhiên qua lăng kính của từng chuyên ngành một cách độc lập. Nhưng bản thân giới
tự nhiên là một thể thống nhất nên cách tiếp cận với tư duy phân tích của mỗi ngành KHTN sẽ
có những hạn chế nhất định khi giải quyết vấn đề trong sự vận động của tự nhiên. Để đáp ứng với
xu thế mới, giáo viên (GV) phải biết dạy tích hợp các ngành KH, dạy cho học sinh (HS) cách thu
thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của
đời sống thực tế.
Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn dạy học, do được đào tạo để dạy học đơn môn năng
lực dạy học tích hợp (NLDHTH) của GV trung học phổ thông (THPT) còn nhiều hạn chế, không
những về nội dung kiến thức tích hợp mà còn về cách tổ chức quá trình dạy học. Đã có một số
công trình nghiên cứu về DHTH, theo Nguyễn Phúc Chỉnh [4] đã đề xuất ý tưởng tiếp cận quan
điểm tích hợp dưới góc độ phương pháp dạy học (PPDH), làm rõ khả năng vận dụng các PPDH
tích cực vào thực tế dạy học ở trường THPT; đề xuất một số biện pháp hình thành NLDHTH cho
GV THPT. Theo tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT năm 2014 [3], đã đưa ra quy trình hướng dẫn
xây dựng bài học tích hợp.
Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016.
Liên hệ: Trần Trung Ninh, e-mail: trantrungninh@gmail.com
79
Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh
Hiện nay vẫn chưa có thang đo NLDHTH cho GV và sinh viên sư phạm (SVSP) nói chung
và môn Hóa học nói riêng. Việc nghiên cứu và xây dựng thang đo năng lực nói trên có nhiều ý
nghĩa lí luận và thực tiễn. Thang đo có thể hỗ trợ việc đo lường và đánh giá NLDHTH phù hợp với
bối cảnh trong nước, đồng thời cũng đưa ra những định hướng đúng trong việc bồi dưỡng và phát
triển năng lực này cho GV hóa học phổ thông và SVSP Hóa học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổng quan về năng lực- Năng lực dạy học tích hợp
Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn:
"Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng
của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt
động ấy" [6, tr. 11].
Theo Nguyễn Cương: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân
trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như
sự sẵn sàng hành động” [5].
Denys Tremblay (2002) nhà Tâm lí học người Pháp quan niệm rằng: “Năng lực là khả năng
hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động vận dụng
hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [7, tr. 12].
Howard và Gardner: "Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể
đánh giá hoặc đo đạc được" [8, tr. 11].
Theo dự thảo chuẩn đầu ra trình độ Đại học khối ngành SP đào tạo giáo viên THPT [2],
năng lực dạy học tích hợp thuộc tiêu chí 6 tiêu chuẩn 4 về năng lực dạy học trong tổng số 8 tiêu
chuẩn. Năng lực dạy học tích hợp là vận dụng kiến thức về dạy học tích hợp để nhận xét chương
trình hóa học phổ thông; phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một phần, một
chương trong chương trình hóa học phổ thông; soạn và triển khai kế hoạch dạy học tích hợp; lập
ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp.
DHTH nhằm hình thành ở HS năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa
trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có
nghĩa là đảm bảo để mỗi HS biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn
cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người
lao động có năng lực. DHTH đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình
huống của cuộc sống mà sau này HS có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với HS. Với
cách hiểu như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, PPDH, phương pháp
kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.
Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi
HS, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động
tương lai.
2.2. Đề xuất cấu trúc khung năng lực DHTH dành cho SVSP hóa học
2.2.1. Quy trình xây dựng khung năng lực
Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến DHTH và NLDHTH. Với mục tiêu xây
dựng cấu trúc khung năng lực phù hợp với thực tiễn giáo dục trong giai đoạn mới, cụ thể các tài
liệu sau:
80
Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm Hóa học
1) Dự thảo về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015;
2) Quy định về chuẩn nghề nghiệp của GV THPT;
3) Dự thảo chuẩn đầu ra của SVSPH thuộc chương trình đào tạo các trường Đại học Sư
phạm;
4) Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Hoá học ở trường phổ thông;
5) Mục tiêu, cấu trúc nội dung học phần “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông” ở trường
sư phạm.
Sau khi đề xuất các năng lực thành phần, chúng tôi tiến hành mô tả các biểu hiện của mỗi
năng lực. Khung năng lực dự thảo gồm các biểu hiện và tiêu chí kèm theo.
Để thuận tiện trong việc thiết kế các công cụ đánh giá năng lực cho SV, chúng tôi đề xuất
hệ thống tiêu chí mô tả các mức độ năng lực tương ứng với các biểu hiện. Bảng hệ thống tiêu chí
này cũng được phản biện và điều chỉnh thông qua phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia.
2.2.2. Cấu trúc của NLDHTH
Từ [2], chúng tôi đã xác định cấu trúc của năng lực dạy học tích hợp gồm ba thành tố sau:
1. Năng lực nhận thức các vấn đề chung về dạy học tích hợp
2. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học tích hợp
3. Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp
2.2.3. Đề xuất khung năng lực dạy học tích hợp
Dựa trên cơ sở của việc xác định cấu trúc NLDHTH, đặc điểm chương trình Hóa học ĐHSP,
chúng tôi đã xác định khung NLDHTH như sau:
81
Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh
Bảng 1. Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp của sinh viên sư phạm hóa học
STT Tiêu chí Chỉ báo
1
Nhận thức về
những vấn đề
chung của DHTH
- Nhận thức về chính sách liên quan đến DHTH.
- Hiểu biết về các năng lực chung và năng lực chuyên biệt khoa
học.
- Hiểu biết những vấn đề lí luận về DHTH.
2
Năng lực thiết kế và
tổ chức hoạt động
DHTH
- Đề xuất được một số chủ đề DHTH.
- Hợp tác với các GV ở các môn học liên quan để tổ chức DHTH.
- Lựa chọn các PPDH, KTDH tích cực phù hợp trong DHTH.
- Tích cực tham gia phát triển chương trình nhà trường theo định
hướng năng lực.
- Ứng dụng được công nghệ thông tin và truyền thông trong việc
tổ chức DHTH.
3
Năng lực kiểm
tra, đánh giá trong
DHTH
- Thiết kế và sử dụng được bộ công cụ đánh giá năng lực HS trong
DHTH.
Từ cấu trúc năng lực dạy học tích hợp chúng tôi đề xuất 3 mức độ ứng với mỗi biểu hiện
như sau:
Mức 1. Chưa có năng lực (chưa hiểu): SV không có biểu hiện trong các hoạt động học tập,
hoạt động nhóm.
Mức 2. Có năng lực ở mức độ thấp (hiểu lơ mơ): SV có biểu hiện nhưng không thường
xuyên và không tích cực (áp dụng rập khuôn, ít sự phản biện, sáng tạo riêng của bản thân).
Mức 3. Có năng lực ở mức độ cao (hiểu rất rõ): Biểu hiện thường xuyên và tích cực (có sự
đánh giá, phản biện và sáng tạo riêng của bản thân). Sản phẩm thu được có giá trị ứng dụng
Dựa trên sự mô tả các mức độ cơ bản này, chúng tôi lập bảng mô tả chi tiết mức độ các biểu
hiện.
Bảng 2. Mô tả chi tiết khung năng lực DHTH của sinh viên sư phạm hóa học
Năng lực dạy
học tích hợp
(DHTH)
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
1. Nhận thức
chính sách giáo
dục liên quan
DHTH
Chưa nêu được
định hướng phát
triển của giáo
dục Việt Nam
sau 2015, hoặc
đã nêu nhưng
chưa đầy đủ.
Nêu được định hướng
phát triển của giáo dục
Việt Nam sau 2015
thông qua NQ29 của
BCHTW, NQ88 của
Quốc Hội 13; Chiến
lược phát triển GD
2011-2020 của Việt
Nam.
Trình bày và giải thích
được định hướng phát
triển của giáo dục Việt
Nam sau 2015 thông
qua NQ29 của BCHTW,
NQ88 của Quốc Hội
13; Chiến lược phát
triển GD 2011-2020 của
Việt Nam. Công văn
5555/BGDĐT-GDTrH.
82
Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm Hóa học
2. Hiểu biết về
các năng lực
chung, năng
lực đặc thù ở
môn Khoa học
của học sinh ở
THPT
Không nêu được
một số các năng
lực chung và
năng lực đặc
thù ở môn Khoa
học của học sinh
THPT.
Nêu được hệ thống các
năng lực chung và năng
lực đặc thù ở môn Khoa
học của học sinh THPT.
Phân tích được cấu trúc
các năng lực chung và
năng lực chuyên biệt,
nhưng chưa đầy đủ.
Trình bày và phân tích
được hệ thống các năng
lực chung và năng lực đặc
thù ở môn Khoa học của
học sinh THPT. Phân tích
đầy đủ cấu trúc các năng
lực chung và năng lực
chuyên biệt của học sinh.
3. Hiểu biết
những vấn đề lí
luận về DHTH
Không nêu được
mục tiêu, mức
độ và các đặc
trưng cơ bản của
DHTH.
Nêu được mục tiêu, mức
độ và các đặc trưng cơ
bản của DHTH, nhưng
chưa đầy đủ.
Trình bày và giải thích
được mục tiêu, mức độ và
các đặc trưng cơ bản của
DHTH.
4. Đề xuất được
một số chủ đề
DHTH liên môn
Liệt kê được tên
một số chủ đề
DHTH, nhưng
chưa nêu được
nguyên tắc lựa
chọn chủ đề
DHTH, quy trình
thiết kế chủ đề
DHTH.
Trình bày được nguyên
tắc lựa chọn chủ đề
DHTH, quy trình thiết
kế chủ đề DHTH. Còn
lúng túng trong việc
thiết kế một chủ đề
DHTH.
Trình bày được nguyên
tắc lựa chọn chủ đề
DHTH, quy trình thiết
kế chủ đề DHTH. Thiết
kế được một số chủ đề
DHTH hoàn chỉnh.
5. Vận dụng
phương pháp và
kĩ thuật dạy học
tích cực trong
DHTH
Chưa vận dụng
được một số
phương pháp và
kĩ thuật dạy học
tích cưc trong
DHTH.
Vận dụng được một số
phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cưc trong
DHTH nhưng hiệu quả
thấp.
Vận dụng được một số
phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực trong
DHTH có hiệu quả cao.
6. Ứng dụng
CNTT&TT
trong DHTH
Không ứng dụng
được CNTT
trong việc tổ
chức DHTH.
Ứng dụng được CNTT
trong việc tổ chức
DHTH nhưng hiệu quả
thấp.
Ứng dụng được CNTT
trong việc tổ chức DHTH
có hiệu quả cao
7. Phát triển
chương trình
nhà trường theo
tiếp cận năng
lực
Chưa tham gia
phát triển chương
trình nhà trường
theo tiếp cận
năng lực.
Đã tham gia phát triển
chương trình nhà trường
theo tiếp cận năng lực
nhưng chưa tích cực,
hiệu quả.
Đã tham gia phát triển
chương trình nhà trường
theo tiếp cận năng lực một
cách tích cực, hiệu quả.
8. Hợp tác với
các GV khác
trong DHTH
Chưa hợp tác
với các GV ở
các môn học liên
quan để tổ chức
DHTH.
Hợp tác với các GV ở
các môn học liên quan ở
mức độ thấp để tổ chức
DHTH.
Hợp tác tốt với các GV
ở các môn học liên quan
để tổ chức DHTH đạt hiệu
quả cao.
83
Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh
9. Kiểm tra
đánh giá học
sinh trong
DHTH
Chưa thiết kế
được bộ công cụ
đánh giá năng lực
HS trong DHTH.
Thiết kế được nhưng sử
dụng chưa hiệu quả bộ
công cụ đánh giá năng
lực HS trong DHTH.
Thiết kế và sử dụng bộ
công cụ đánh giá năng lực
HS trong DHTH phù hợp
và hiệu quả
2.3. Sử dụng khung NLDHTH trong quá trình rèn luyện NL DHTH cho SVSP
Hóa học
Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện NL DHTH cho SVSP
Hóa học.
Khung năng lực đóng vai trò định hướng khi xây dựng các chủ đề DHTH cho SVSP Hóa
học trong việc rèn luyện NLDHTH. Thông qua khung năng lực này, SV được cung cấp chi tiết, rõ
ràng về những yêu cầu cần đạt đối với năng lực DHTH. Từ đó người học chủ động lập kế hoạch,
tìm kiếm thông tin, xác định nội dung, phương pháp và bổ sung kiến thức liên môn từ khi bắt đầu
quá trình rèn luyện. Mặt khác, người học sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, có trách
nhiệm hơn thông qua việc nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân khi so sánh, đối
chiếu kết quả đạt được tại các thời điểm hoàn thành khác nhau với các tiêu chí được mô tả trong
khung năng lực. Đồng thời, GV cũng căn cứ vào khung năng lực này để lựa chọn những nội dung
và PPDH giúp SV rèn luyện năng lực này hiệu quả nhất.
Ví dụ: Dựa vào khung năng lực SV lựa chọn nội dung của chủ đề tích hợp liên môn: NƯỚC
- TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ CỦA SỰ SỐNG.
Khung năng lực là căn cứ để GV xây dựng những công cụ đánh giá năng lực cho người học.
Để quá trình rèn luyện năng lực được hiệu quả, việc đánh giá cần được thực hiện thường xuyên
trong suốt quá trình dạy học. Dựa trên khung năng lực, GV có thể thiết kế các công cụ đánh giá
(GV đánh giá người học, SV đánh giá bạn học) và tự đánh giá như bản kiểm mục, bản kiểm quan
sát, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu tự đánh giá... Nhờ có các mô tả chi tiết theo các mức độ cần
đạt, người học luôn theo dõi được sự tiến bộ của bản thân, bạn cùng học, nhóm học tập. Đồng thời
người dạy cũng có được những thông tin đánh giá một cách khách quan, xác đáng giúp kiểm soát
chặt chẽ sự tiến bộ của người học để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Bảng kiểm quan sát nldhth của sinh viên sư phạm hóa học
Quy ước: Mức 1: 1 điểm; mức 2: 2 điểm; mức 3: 3 điểm.
Nhóm:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trường ĐHSP:. . . .
TT Biểu hiện năng lực dạy họctích hợp
Số thứ tự SV trong danh sách
1 2 3 4 5 6 7 8 9 . . .
1 Nhận thức chính sách giáo dục
liên quan DHTH
2
Hiểu biết về các năng lực chung,
năng lực đặc thù ở môn Khoa
học của học sinh ở THPT
3 Hiểu biết những vấn đề lí luận vềDHTH
4 Đề xuất được một số chủ đề
DHTH liên môn
84
Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm Hóa học
5
Vận dụng phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực trong
DHTH
6 Ứng dụng CNTT&TT trong
DHTH
7
Phát triển chương trình nhà
trường theo tiếp cận năng lực
8
Năng lực hợp tác với các GV
khác trong DHTH
9 Kiểm tra đánh giá học sinh trong
DHTH
Tổng điểm quan sát cá nhân(A)
GV dựa trên bảng mô tả chi tiết các mức độ về NLDHTH cho SV hóa học để đánh giá mức
độ biểu hiện tương ứng cho từng SV. Có thể tính trung bình điểm quan sát của mỗi SV, hoặc của
mỗi biểu hiện của tất cả SV rồi so sánh với thang 3 mức độ biểu hiện đã đề xuất. Từ đó giảng viên
có thể đánh giá được NLDHTH của mỗi SV hoặc của toàn lớp. Nếu điểm quan sát hoặc điểm trung
bình quan sát gần với mức 1, năng lực tương ứng của SV còn thấp, cần được cải thiện hơn. Nếu
điểm TB quan sát gần với mức 3, SV đã có năng lực đó ở mức độ cao, cần tiếp tục duy trì.
Bảng kiểm quan sát này có thể sử dụng thường xuyên để GV và SV đánh giá định kì hàng
tuần hoặc hàng tháng. So sánh kết quả của bảng kiểm quan sát qua từng giai đoạn, GV và HS có
thể đánh giá được sự phát triển năng lực của người học trong quá trình dạy và học.
3. Kết luận
Qua quá trình xây dựng và sử dụng khung NLDHTH vào học phần Phương pháp dạy học
Hóa học tại Khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà nội, trường Đại học Sư phạm Huế- ĐH
Huế năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016 chúng tôi đã thu được những kết quả tích cực.
Khung năng lực giúp GV xác định được những mục tiêu đặt ra cho SV trong học phần, từ đó xây
dựng nội dung dạy học và lựa chọn PPDH phù hợp hơn. Đồng thời việc tạo cơ hội cho SV tham
gia và đánh giá quá trình giúp các em nhận biết được những gì nên làm và cần phải hoàn thiện để
đạt kết quả tốt nhất. Cách làm này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD&ĐT, 2014. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục
phổ thông mới.
[2] Bộ GD&ĐT, Dự án phát triển GV THPT & TCCN, 2013. Chuẩn đầu ra trình độ đại học
khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Nxb Văn hóa Thông tin.
[3] Bộ GD&ĐT, 2014. Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tài liệu
tập huấn.
[4] Nguyễn Phúc Chỉnh, 2012. Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học
phổ thông. Đề tài Đại học sư phạm Thái Nguyên. Mã số: B2010-TN03-30TĐ.
85
Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh
[5] Nguyễn Cương, 2007. Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học. Một số
vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục.
[6] Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, 1998. Tâm lí học đại cương. NXB Giáo Dục.
[7] Denyse Tremblay, 2002. Adult Education A Lifelong Journey The Competency – Based
approach “Helping learners become autonomous”.
[8] Gardner, Howard, 1999. Intelligence Reframed “Multiple intelligences for the 21 st century”.
Basic books.
ABSTRACT
Designing an intergrated teaching framework for pre-teachers of chemistry
in the University of Education
The integrated teaching approach has been one of the main orientations of the Vietnamese
general education program since 2015. However, thus far there has been no competency framework
for integrated teaching in our country. A competency framework for integrated teaching would
include two important things. With this framework, learners would have complete control when
setting up their plan, finding information, defining the learning content methodologies and
providing multi-subject knowledge at the beginning of a procedure. Furthermore, it can be
orientated to evaluate the expression level of each student. This paper presents the process of
designing a competency framework for an integrated teaching approach and suggests the ways to
use this framework at the University of Education.
Keywords: Competency framework, intergrated teaching, University of Education,
chemistry pre-teacher.
86