1. Mở đầu
Dạy học tiếng Việt (TV) như một ngoại ngữ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như
ngoài nước. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giảng dạy TV như một ngoại ngữ, cùng với đó là sự xuất
hiện của các giáo trình về dạy TV cho người nước ngoài. Nhìn chung, các giáo trình này đã được đầu tư công phu
hơn. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức ngôn ngữ TV: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp đã có sự tích hợp các kĩ năng
(KN) ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong cùng một đơn vị bài học. Tuy nhiên, các phần tích hợp này chủ yếu chú
trọng đến việc giúp người học thực hành phần ngữ liệu ngôn ngữ đã giới thiệu trước đó, trong phần đầu của mỗi đơn
vị bài học. Vì vậy, nếu xét về quy mô và mức độ chuyên sâu thì các phần tích hợp này không đáp ứng được yêu cầu
về phát triển các KN ngôn ngữ chuyên sâu cho người học. Thực tế giảng dạy TV cho người nước ngoài hiện nay
đang rất thiếu các nguồn tài liệu xây dựng theo hướng phát triển năng lực và tương thích với chuẩn năng lực tiếng
Việt (NLTV) quy định trong Khung NLTV dùng cho người nước ngoài được ban hành kèm theo Thông tư số
17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Bộ GD-ĐT, 2015).
Nhằm giúp giảng viên có nguồn tài liệu bổ trợ, người học có cơ hội luyện tập để phát triển tốt KN đọc hiểu TV
và luyện KN làm bài thi đọc hiểu bằng định dạng Đề thi đánh giá năng lực TV theo Khung năng lực TV dùng cho
người nước ngoài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài liệu giảng dạy TV hiện đang dùng cho học viên
Lào các khóa 16, 17 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, tham chiếu Khung NLTV dùng cho người nước ngoài
và Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR - the Common European Framework of
Reference for Languages) để đề xuất khung xây dựng ngữ liệu bổ trợ học phần Đọc hiểu TV 2.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ học phần “Đọc hiểu tiếng Việt 2” (Dành cho học viên là người nước ngoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753
77
XÂY DỰNG KHUNG THIẾT KẾ NGUỒN NGỮ LIỆU BỔ TRỢ
HỌC PHẦN “ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 2”
(DÀNH CHO HỌC VIÊN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI)
Phạm Thị Thu Hiền
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Email: hienpham082019@gmail.com
Article History ABSTRACT
Received: 20/3/2020
Accepted: 10/4/2020
Published: 08/5/2020
In order to help teachers have supplementary resources, learners have the
opportunity to practice and develop reading comprehension skills in
Vietnamese and practice skills in reading tests with the format of Vietnamese
language proficiency for foreigners, we have conducted research and evaluated
current Vietnamese teaching materials used for Lao students in courses 16 and
17 at Nghe An College of Education, with reference to the framework of
Vietnamese competence for foreigners and the Common European
Framework of Reference for Languages (CEFR) to propose a framework to
conduct supplementary materials for Reading - Vietnamese 2 module.
Keywords
supplementary language,
format, frames, references.
1. Mở đầu
Dạy học tiếng Việt (TV) như một ngoại ngữ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như
ngoài nước. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giảng dạy TV như một ngoại ngữ, cùng với đó là sự xuất
hiện của các giáo trình về dạy TV cho người nước ngoài. Nhìn chung, các giáo trình này đã được đầu tư công phu
hơn. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức ngôn ngữ TV: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp đã có sự tích hợp các kĩ năng
(KN) ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong cùng một đơn vị bài học. Tuy nhiên, các phần tích hợp này chủ yếu chú
trọng đến việc giúp người học thực hành phần ngữ liệu ngôn ngữ đã giới thiệu trước đó, trong phần đầu của mỗi đơn
vị bài học. Vì vậy, nếu xét về quy mô và mức độ chuyên sâu thì các phần tích hợp này không đáp ứng được yêu cầu
về phát triển các KN ngôn ngữ chuyên sâu cho người học. Thực tế giảng dạy TV cho người nước ngoài hiện nay
đang rất thiếu các nguồn tài liệu xây dựng theo hướng phát triển năng lực và tương thích với chuẩn năng lực tiếng
Việt (NLTV) quy định trong Khung NLTV dùng cho người nước ngoài được ban hành kèm theo Thông tư số
17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Bộ GD-ĐT, 2015).
Nhằm giúp giảng viên có nguồn tài liệu bổ trợ, người học có cơ hội luyện tập để phát triển tốt KN đọc hiểu TV
và luyện KN làm bài thi đọc hiểu bằng định dạng Đề thi đánh giá năng lực TV theo Khung năng lực TV dùng cho
người nước ngoài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài liệu giảng dạy TV hiện đang dùng cho học viên
Lào các khóa 16, 17 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, tham chiếu Khung NLTV dùng cho người nước ngoài
và Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR - the Common European Framework of
Reference for Languages) để đề xuất khung xây dựng ngữ liệu bổ trợ học phần Đọc hiểu TV 2.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Học liệu khảo sát, các phương diện và thước đo
Nghiên cứu tiến hành khảo sát hệ thống bài đọc và các nhiệm vụ đọc hiểu được thiết kế trong bộ giáo trình TV
cơ sở dành cho người nước ngoài, quyển 1 (viết tắt: TV cơ sở 1) và TV cơ sở dành cho người nước ngoài, quyển 2
(viết tắt: TV cơ sở 2) của tác giả Nguyễn Việt Hương (2017a, 2017b). Đây là bộ giáo trình hiện đang được dùng làm
tài liệu giảng dạy TV cho học viên Lào khóa 16 và 17 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Tài liệu được khảo
sát trên 3 phương diện: kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn hóa và KN nhận thức. Cụ thể:
- Kiến thức ngôn ngữ: Đo mức độ tương thích giữa lượng từ ngữ và kiến thức ngữ pháp có trong mỗi cuốn giáo
trình (tương đương mỗi bậc năng lực TV) với chuẩn năng lực về kiến thức ngôn ngữ quy định trong Khung năng lực
TV dùng cho người nước ngoài.
- Kiến thức văn hóa thể hiện qua vốn từ ngữ và nội dung văn bản đọc cũng là phương diện được khảo sát.
- KN nhận thức: Được đánh giá dựa trên các dạng bài tập đọc hiểu được thiết kế để đo mức hiểu/nhận thức văn
bản của người đọc.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753
78
Để khảo sát 3 phương diện trên, chúng tôi dùng thước đo các số liệu là chuẩn năng lực đầu ra của Khung NLTV.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chuẩn năng lực sử dụng để tham chiếu là từ bậc 1 đến bậc 2.
Bảng 1. Bảng chuẩn NLTQ và kiến thức TV từ bậc 1 &2
(Trích lược Khung NLTV dùng cho người nước ngoài)
Bậc Năng lực tổng quát
Kiến thức về TV,
vốn từ vựng cần có
Bậc 1
Hiểu, sử dụng được các cấu trúc ngôn ngữ (NN) quen thuộc; biết
sử dụng các từ ngữ cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao tiếp cụ thể:
tự giới thiệu bản thân và người khác; trình bày được những thông
tin về bản thân như: nơi sinh sống, người thân/bạn bè và những
người khác. Có khả năng giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói
chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
Có vốn từ cơ bản gồm các từ, cụm
từ đơn lẻ thuộc các tình huống cụ
thể.
<1500 từ.
Bậc 2
Hiểu các câu và cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên,
liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản như: thông tin về gia đình,
bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm. Có khả năng trao đổi
thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả
đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh, những vấn đề thuộc
nhu cầu thiết yếu.
- Có đủ vốn từ để thực hiện các giao
tiếp thường ngày về các chủ đề và
trong các tình huống quen thuộc.
- Có đủ vốn từ để diễn đạt những
nhu cầu giao tiếp cơ bản và để xử lí
những nhu cầu đơn giản nhất.
1500 từ - 2500 từ.
Kiến thức về từ vựng (lexical knowledge), vốn từ vựng (lexical size) cần có ở mỗi bậc năng lực không được chỉ
ra một cách cụ thể trong Khung NLTV. Tuy vậy, căn cứ trên mức độ tương thích của các bậc năng lực của Khung
NLTV với Khung CEFR có thể thấy rằng ở mỗi bậc NLTV người học cần có vốn từ vựng tương đương, dao động
trong ngưỡng vốn từ mà Meara và Milton (2003) đề xuất trong bảng 2:
Bảng 2. Bảng khối lượng từ vựng tương thích với Khung CEFR (Meara & Milton, 2003)
Các trình độ
theo khung CEFR
Các dạng bài thi đánh giá năng lực Cambridge Ngưỡng từ vựng cần có
A1 Starters, Movers, Flyers < 1500
A2 Kernel English Test (KET) 1500 - 2500
B1 Preliminary English Test (PET) 2750 - 3250
B2 First Certificate in English (FCE) 3250 - 3750
C1 Cambridge Advanced English (CAE) 3750 - 4500
C2 Cambridge Proficiency in English 4500 - 5000
Do mỗi ngôn ngữ có một hình thái cấu tạo, kết hợp và sử dụng riêng nên việc tính vốn từ người học cần có ở mỗi
bậc năng lực ngôn ngữ là có chút khác biệt ở các ngôn ngữ. Milton đã lí giải rằng với vốn 1000 từ bằng tiếng Phần
Lan có thể giúp biểu đạt và hiểu nhiều hơn so với 1000 từ bằng tiếng Anh (Poul, 2009). Lí do là bởi tiếng Phần Lan
(cũng giống như tiếng Hungary và tiếng Thổ Nhĩ Kì) là các ngôn ngữ kết tụ, nên mỗi từ có thể xử lí nhiều chức năng
và ý nghĩa là khá khác nhau so với tiếng Anh. Thông thường, những ý nghĩa này được chuyển tải bằng cách thêm
các hậu tố vào dạng gốc của động từ hoặc danh từ với kết quả là một họ từ đơn có thể bao gồm nhiều dạng từ hơn so
với trường hợp trong tiếng Anh.
Một sự khác biệt nữa về số lượng từ có thể xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa trong cách các ngôn ngữ được lựa
chọn biểu đạt. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của James Milton đã chỉ ra sự khác biệt về lượng từ giữa tiếng Anh
và tiếng Pháp. Sự khác biệt này là do trong tiếng Pháp các từ sử dụng trong giao tiếp hằng ngày vẫn thường sử dụng
cho mục đích học thuật và nghi thức, nhưng trong tiếng Anh thì từ ngữ dùng cho mục đích học thuật là riêng.
Đối với TV, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về số lượng từ vựng người học cần có ở mỗi bậc năng lực ngôn
ngữ, nhưng tham chiếu với bảng vốn từ được Meara và Milton đề xuất ở trên thì với trình độ bậc 2 Milton & Alexiou,
(2003), người học TV như một ngoại ngữ cần có vốn từ khoảng 1500-2000 tạm xem là một đề xuất hợp lí. Mặc dù
có một số khác biệt không đáng kể về số lượng từ vựng tối thiểu cần có ở các ngôn ngữ khác nhau cho từng bậc
NLNN cụ thể, nhưng theo như nghiên cứu của Pohl, M. (2000) thì số lượng từ ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với
NLNN theo Khung CEFR - nghĩa là để đạt được NLNN ở một bậc nào đó theo Khung tham chiếu CEFR thì người
học phải có khối lượng tự vựng tối thiểu tương ứng mới có thể đảm bảo thực hiện được các năng lực tổng quát cũng
như năng lực cho từng KN cụ thể theo miêu tả trong Khung.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753
79
KN nhận thức được xem xét từ góc độ các nhiệm vụ đọc hiểu thiết kế cho mỗi văn bản đọc. Chuẩn năng lực đọc
hiểu được chiếu theo các chuẩn quy định về năng lực đọc hiểu nói chung và năng lực sử dụng các chiến lược đọc
hiểu chuyên biệt để xử lí thông tin và khả năng xử lí các loại hình văn bản trong quá trình đọc. Mức độ nhận thức,
hay độ khó của các nhiệm vụ đọc được chiếu theo thang đo mức độ nhận thức của Bloom.
Bảng 3. Bảng chuẩn năng lực đọc hiểu chiếu theo Khung NLTV
(Trích lược Khung NLTV dùng cho người nước ngoài)
Bậc Năng lực đọc hiểu
Tự đánh giá NL đọc hiểu
của cá nhân
Đọc tìm thông tin
Đọc thư từ,
VB giao dịch
Bậc
1
Hiểu được những
đoạn văn bản rất ngắn
và đơn giản về các
chủ đề đã học như bản
thân, gia đình, trường
lớp, bạn bè.
- Nhận diện được các từ,
nhóm từ quen thuộc và các
câu đơn giản liên quan đến
bản thân, gia đình và môi
trường xung quanh gần gũi
với mình.
- Hiểu được các văn bản
quảng cáo, thông báo ngắn.
Nhận ra được tên riêng,
các từ quen thuộc, các
cụm từ cơ bản trên các ghi
chú đơn giản, thường gặp
trong các tình huống giao
tiếp hằng ngày.
- Hiểu được các thông
điệp ngắn, đơn giản trên
bưu thiếp.
- Hiểu được và đi theo
đúng các bản chỉ đường
đơn giản (ví dụ: đi từ X
tới Y).
Bậc
2
Hiểu được các đoạn
văn bản ngắn và đơn
giản về các vấn đề
quen thuộc, cụ thể; có
khả năng sử dụng
những từ thường gặp
trong công việc hoặc
đời sống hằng ngày.
- Hiểu được các từ, ngữ
thường gặp về các lĩnh vực
liên quan trực tiếp đến bản
thân (ví dụ: các thông tin cơ
bản liên quan tới cá nhân và
gia đình, mua sắm, địa lí địa
phương, việc làm).
- Hiểu được ý chính của các
văn bản ngắn gọn, rõ ràng,
đơn giản.
- Tìm được các thông tin
cụ thể, dễ đoán trong các
văn bản đơn giản thường
gặp như quảng cáo, thực
đơn, danh mục tham khảo
và thời gian biểu.
- Định vị được thông tin
cụ thể trong các danh sách
& tìm được thông tin cần
tìm (VD: tìm ra số điện
thoại một loại dịch vụ nào
đó trong danh bạ).
- Hiểu được các kí hiệu
thường gặp, các biển báo,
thông báo ở nơi công
cộng (trên đường phố,
trong nhà hàng, bến xe,
nhà ga) hay ở nơi làm việc
(VD: biển chỉ đường, biển
hướng dẫn, biển cảnh báo
nguy hiểm).
- Hiểu được các loại thư
từ và văn bản điện tử cơ
bản (thư hỏi đáp, đơn
đặt hàng, thư xác nhận)
về các chủ đề quen
thuộc.
- Hiểu được các loại thư
từ cá nhân ngắn gọn,
đơn giản.
- Hiểu được các quy
định (ví dụ: quy định về
an toàn) diễn đạt bằng
ngôn ngữ đơn giản.
- Hiểu được các hướng
dẫn đơn giản sử dụng
các thiết bị trong đời
sống hằng ngày như
điện thoại công cộng.
2.2. Kết quả khảo sát giáo trình Tiếng Việt cơ sở
2.2.1. Về phương diện kiến thức ngôn ngữ
Kết quả khảo sát 2 cuốn giáo trình TV cơ sở trên cho thấy có 17 đơn vị bài học, thuộc nhóm chủ đề khái quát.
Các chủ đề trong 17 đơn vị bài học này được xây dựng thông qua tình huống giao tiếp, qua đó các hiện tượng ngôn
ngữ cần thiết được giới thiệu. Ở trình độ sơ cấp (A1 & A2) chủ yếu là các chủ đề (8/10 chủ đề) liên quan đến phạm
trù cá nhân (personal domain). Có 2 chủ đề liên quan đến phạm trù chung (public domain) (Bài 10 và Bài 11- Quyển
2). Không có chủ đề nào liên quan đến phạm trù công việc, nghiên cứu, học tập.
Chủ điểm bài đọc (reading themes): Giáo trình TV cơ sở 1 không có bài đọc riêng. Trong TV cơ sở 2 (dùng cho
trình độ A2) có 10 chủ đề với 8 chủ đề thuộc chủ điểm cá nhân và 2 chủ đề liên quan đến vấn đề chung. Không có
bài đọc nào liên quan đến phạm trù học tập, nghiên cứu (educational domain) và phạm trù công việc (occupational
domain).
Số lượng từ ngữ được triển khai với độ khó tăng dần và được phân bố tương đối đồng đều về số lượng trong
2 cuốn giáo trình TV cơ sở này, với tổng từ tương đương khoảng 550 từ cho mỗi bậc.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753
80
Khảo sát bộ giáo trình TV cơ sở cho thấy dạng thức văn bản phổ biến nhất là hội thoại và đoạn văn với dạng thức
tường thuật - diễn giải chiếm đa số. Ở trình độ A1, văn bản được giới thiệu dưới dạng hội thoại ngắn, qua đó để lồng
ghép kiến thức ngôn ngữ mới của bài học. Vì vậy, trọng tâm là để giảng dạy kiến thức ngôn ngữ, kèm theo là các
hoạt động thực hành ngữ liệu mới thông qua 4 KN ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, ở phần thực hành
này, đối với KN đọc chỉ dừng ở cấp độ câu. Người học chỉ được yêu cầu hiểu và sử dụng đúng tập hợp từ, một số
cách nói trong từng câu riêng lẻ.
Ở trình độ A2 (TV cơ sở 2), ngoài phần thực hành tương tự như ở TV cơ sở 1 (dành cho trình độ tương đương
A1) còn có thêm các bài đọc ngắn với độ dài khoảng 100-200 chữ, chủ yếu về các vấn đề cá nhân như: giới thiệu về
bạn; gia đình; ngày sinh nhật; lớp học TV; dự định của cá nhân; lịch trình làm việc hàng ngày; thời tiết; đi chợ Các
bài đọc này nằm ở phần gần cuối của mỗi đơn vị bài học, được giới thiệu như phần dành cho người học luyện tập
thêm để mở rộng vốn từ vựng với 3-5 câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu văn bản.
2.2.2. Về phương diện kiến thức văn hóa
Các bài đọc chứa nội dung văn hóa đích hầu như không xuất hiện trong hai cuốn giáo trình TV cơ sở 1, 2 của tác
giả Nguyễn Việt Hương.
2.2.3. Về phương diện kĩ năng, mức hiểu/nhận thức văn bản
Các câu hỏi đều nằm ở mức nhận thức thấp (LOTS), không có câu nào ở mức nhận thức cao (HOTS). Tất cả các
câu hỏi được thiết kế ở mức “hiểu” với dạng thức là hỏi - trả lời, không tìm thấy chỉ dẫn nào về áp dụng KN, chiến
lược đọc.
2.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của giáo trình so với Khung Năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài
2.3.1. Văn bản đọc
Chủ điểm, chủ đề: Đối chiếu với hệ thống chủ điểm thuộc 4 phạm trù trong CEFR (a taxonomic description of
four domains of language use - public, personal, educational, professional) gồm có chủ đề thuộc phạm trù cá nhân,
phạm trù chung (chỉ đường, dự báo thời tiết, thông báo ở nhà ga, sân bay, giờ tàu, thông báo nơi công cộng, chỉ
dẫn), phạm trù giáo dục, phạm trù công việc, có thể thấy rằng ở trình độ A1 và A2, các chủ đề trong Bộ giáo trình
này chủ yếu xoay quanh chủ điểm cá nhân như bản thân, gia đình, lớp học, sinh nhật, sở hữu, dự định cá nhân, sinh
hoạt cá nhân, Các chủ đề thuộc chủ điểm chung như du lịch, giao thông, hoạt động giải trí, dịch vụ công cộng
hầu như không có. Đây là sự thiếu hụt lớn các chủ đề liên quan đến các chủ điểm cần có ở trình độ A2 mà bộ giáo
trình hiện đang sử dụng chưa bao quát được.
Kiểu loại, dạng thức và độ dài văn bản: Thể loại văn bản không đa dạng, chủ yếu là đoạn văn ngắn hoặc hội
thoại thuộc thể loại miêu tả và diễn giải. Không thấy các kiểu văn bản như bảng biểu, sơ đồ, thực đơn, lịch trình,
quảng cáo ở trình độ thấp (A1, A2).
Chiếu theo chuẩn năng lực đọc hiểu Khung NLTV dành cho người nước ngoài thì tùy theo trình độ của người
học mà ở mỗi cấp độ đào tạo, văn bản được lựa chọn phải đa dạng và phù hợp. Tài liệu đọc hiểu phải được lấy từ
những nguồn khác nhau (báo, tạp chí, quảng cáo, bản tin) và đa dạng về thể loại. Ở trình độ thấp văn bản đọc có
thể được chỉnh sửa cho phù hợp với hạn chế về năng lực ngôn ngữ của người học. Ở trình độ A1/bậc 1 loại văn bản
nên lựa chọn làm văn bản đọc hiểu là bảng báo, chỉ dẫn đường, thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp, ghi chú,
lời nhắn, thông báo về các sự kiện sắp đến, thông báo lịch trình, thời gian biểu... Độ dài văn bản ở trình độ này thường
dưới 150 chữ. Ở trình độ A2/bậc 2, văn bản nên thuộc các dạng thức như: tin vắn, công thức nấu ăn, hướng dẫn sử
dụng, thông báo về các vấn đề cá nhân (đám cưới, sinh nhật, thay đổi công việc) hay thông báo nơi làm việc hoặc
học tập, Độ dài văn bản đọc ở trình độ A2 thường từ 150-250 chữ. Tương tự như vậy, khi yêu cầu về lượng từ
vựng, kiến thức ngôn ngữ của người học tăng lên thì độ dài văn bản, sự đa dạng về kiểu loại, dạng thức văn bản cũng
tăng theo.
Từ vựng và ngữ pháp: Về từ vựng, trong các giáo trình cho mỗi bậc trình độ là thấp hơn yêu cầu chiếu theo chuẩn
CEFR nhiều. Ở trình độ A1, vốn từ vựng cơ bản người học ước tính cần có để có thể đáp ứng các mục đích giao tiếp
ở trình độ này là từ 800-1000 từ. Tương tự ở trình độ A2, 1000-1500 từ. Trong khi đó, tổng từ trong mỗi quyển giáo
trình này là khoảng 500-550 từ. Sự thiếu hụt đáng kể về lượng từ ngữ như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và
xử lí thông tin trong quá trình tương tác, giao tiếp, cụ thể là nghe hiểu và đọc hiểu.
2.3.2. Kiến thức văn hóa của ngôn ngữ đích
Các chủ điểm thuộc phạm trù văn hóa (cultural themes) như: Giao tiếp xã hội, Quan hệ và hoạt động xã hội,
Hành vi - Quan niệm, Lịch sử/Địa lí quốc gia, Biểu tượng quốc gia, Tộc người - Nhóm người chưa được đề cập trong
bộ giáo trình TV sơ cấp này.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753
81
2.3.3. Về phương diện KN, mức hiểu/nhận thức văn bản
Các câu hỏi đánh giá mức độ đọc hiểu văn bản của người đọc trong bộ giáo trình còn bộc lộ nhiều yếu tố mất cân
đối và không phù hợp với định hướng trình độ của người đọc. Thay vì 100% câu hỏi đánh giá ở mức độ “hiểu” thì
các câu hỏi cần được thiết kế để đánh giá khả năng hiểu văn bản ở nhiều mức khác nhau: tái hiện, hiểu, vận dụng,
tạo mới.
2.4. Khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ học phần Đọc hiểu Tiếng Việt 2
Dựa vào kết quả khảo cứu các bài đọc trong bộ giáo trình TV cơ sở của tác giả Nguyễn Việt Hương ở cả 3 phương
diện: kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn hóa, KN nhận thức (thông qua kết quả khảo cứu các nhiệm vụ đọc hiểu
nhằm xác định mức độ đa dạng của các nhiệm vụ và cấp độ nhận thức theo thang Bloom mà người đọc cần đạt)
(Bloom B. S., 1956), tham chiếu chuẩn yêu cầu về NLTV người học cần đạt ở trình độ A2/bậc 2, và cụ thể là hệ
thống các KN và năng lực đọc hiểu ở trình độ này, chúng tôi đề xuất Khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ Học phần
Đọc hiểu TV 2 như sau:
Bảng 4. Khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ Học phần Đọc hiểu TV 2
A Tri thức ngôn ngữ
1 Từ vựng Khoảng 1000 từ
2 Chủ đề
Cá nhân, giải trí, mua sắm, du lịch, thời tiết, dịch vụ, hôn nhân và gia đình, phương tiện
giao thông (thuộc domain 1 & domain 2 của CEFR)
3
Dạng thức
văn bản
Miêu tả, minh họa Diễn giải, trình bày, tiến trình, chuỗi
50% 50%
4 Kiểu loại VB
Đoạn VB: thư cá nhân, tin nhắn, tóm tắt, bản tin (80-250 chữ <20 dòng)
Hội thoại: từ 3 đến 6 cặp hội thoại
Sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, thực đơn, danh sách, lịch trình, quảng cáo (dưới 80 chữ)
B Tri thức văn hóa
1 Chủ đề Giao tiếp xã hội - Giới/ Địa vị
C Tỉ trọng chủ đề (7)
2
VB ngôn ngữ
(cung cấp tri thức phổ quát)
VB văn hóa
(cung cấp tri thức văn hóa)
6 1
D
Tỉ trọng thành phần tri thức đọc hiểu
(Mức nhận thức Bloom)
Tái hiện
20%
Hiểu
50%
Vận dụng
20%
Tạo mới
10%
- Tái hiện
- Xác định
- Giải thích
- Minh họa
- Phân loại
-Tóm tắt
- Suy luận
- Sử dụng
- Áp dụng
Lập kế hoạch
E KN/ chiến lược siêu nhận thức
- Đọc chậm tìm thông tin chi tiết
- Đọc thu thập ngữ nghĩa
- Đọc kĩ tìm hiểu diễn ngôn
Chiến lược
- Nhận biết dạng thức văn bản
- Chọn chiến lược đọc
- Chọn tốc độ đọc
F Nguồn tài liệu (văn bản đọc hiểu)
Có sử dụng nguyên bản
Tự tạo là chủ yếu
G Tốc độ đọc
Khoảng 75 từ/phút
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753
82
Với mục tiêu nhằm