Tóm tắt. Việc xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập có vai trò rất quan trọng, là
cầu nối để sinh viên áp dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn. Đây là một phần không thể
thiếu trong đào tạo công tác xã hội. Thực tế hiện nay có rất nhiều trường đào tạo công
tác xã hội thiếu mạng lưới các cơ sở để đưa sinh viên đến thực hành, thực tập. Điều này
ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội sau này. Trên cơ sở
đó, bài viết đi sâu phân tích và đưa ra một vài nhận xét để chia sẻ kinh nghiệm trong việc
xây dựng mạng lưới thực hành, thực tập cho các trường đào tạo ngành công tác hướng tới
chuyên nghiệp phù hợp với xu thế phát triển xã hội.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội ở trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0051
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 214-222
This paper is available online at
XÂY DỰNGMẠNG LƯỚI CƠ SỞ THỰC HÀNH, THỰC TẬP
HƯỚNG TỚI CHUYÊN NGHIỆP HÓA NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II)
Phạm Thanh Hải và Vũ Thị Lụa
Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II), Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Việc xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập có vai trò rất quan trọng, là
cầu nối để sinh viên áp dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn. Đây là một phần không thể
thiếu trong đào tạo công tác xã hội. Thực tế hiện nay có rất nhiều trường đào tạo công
tác xã hội thiếu mạng lưới các cơ sở để đưa sinh viên đến thực hành, thực tập. Điều này
ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội sau này. Trên cơ sở
đó, bài viết đi sâu phân tích và đưa ra một vài nhận xét để chia sẻ kinh nghiệm trong việc
xây dựng mạng lưới thực hành, thực tập cho các trường đào tạo ngành công tác hướng tới
chuyên nghiệp phù hợp với xu thế phát triển xã hội.
Từ khóa: Thực hành, mạng lưới cơ sở thực hành.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, các hoạt động nhằm phát triển nghề công tác xã hội (CTXH)
theo hướng chuyên nghiệp hóa được chú ý đẩy mạnh. Trong đó, hoạt động đào tạo đang được ưu
tiên đầu tư. Vấn đề đào tạo đội ngũ nhân viên xã hội có kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành
chuyên nghiệp là một nhu cầu cấp bách. Để đáp ứng được nhu cầu này rất cần sự hỗ trợ, hợp tác
của các cơ sở xã hội với nhà trường trong suốt quá trình đào tạo. Cơ sở xã hội là nơi thuận lợi để
cho sinh viên áp dụng được những khối kiến thức đã học vào từng đối tượng cụ thể. Khi đi thực
hành, thực tập (THTT) sinh viên được học từ các nhân viên xã hội những điều cần thiết cho hoạt
động nghề nghiệp sau này.
Việc xây dựng mạng lưới cơ sở THTT cho sinh viên được xem là rất quan trọng trong đào
tạo CTXH, và thực tế hoạt động đào tạo thực hành CTXH vẫn còn hạn chế, do phần lớn các trường
chưa xây dựng được mạng lưới các cơ sở phục vụ đào tạo ngành CTXH. Chính vì vậy việc nghiên
cứu “Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã
hội ở trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II)” là một công việc hết sức thiết thực. Việc nghiên
cứu này sẽ giúp cho các trường đào tạo sinh viên ngành CTXH xác định được nhu cầu, khả năng
và có cơ sở xây dựng được mạng lưới tiếp nhận sinh viên đến THTT của các cơ sở xã hội trong
tương lai.
Ngày nhận bài: 1/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016
Liên hệ: Phạm Thanh Hải, e-mail: haipham1009@gmail.com
214
Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội...
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày kết quả về thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc xây dựng mạng lưới thực hành, thực tập nghề công tác xã hội ở các cơ sở xã hội ở
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Bài viết này dựa trên một số kết quả nghiên cứu được trích ra từ đề tài: “Đánh giá về nhu
cầu nhận sinh viên ngành công tác xã hội thực tập tại các cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh”. Cuộc nghiên cứu được tiến hành ở 40 cơ sở xã hội trong số 80 cơ sở hiện đang tiếp
nhận sinh viên đến thực hành, thực tập. Về khách thể bao gồm: 15 giảng viên từ các trường đào tạo
CTXH ở thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Lao động – Xã hội (CSII), Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Mở, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Văn Hiến), 15 kiểm huấn viên tại các
cơ sở xã hội, là những người được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm huấn viên và đã từng hướng
dẫn sinh viên THTT, 10 sinh viên đã qua THTT tại các cơ sở xã hội.
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với ba bảng hỏi khác nhau cho cán bộ
lãnh đạo, giảng viên và kiểm huấn viên đối với mỗi cơ sở xã hội. Số liệu được xử lí bằng cách lập
các bảng chéo giữa hai biến định tính hoặc giữa biến định lượng và định tính để đánh giá nhu cầu
nhận sinh viên vào thực hành, thực tập ở các cơ sở. Đồng thời đề tài tiến hành 10 cuộc phỏng vấn
sâu và phỏng vấn nhóm sinh viên đã qua thực hành, thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở xã hội. Việc
sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để đảm bảo đánh giá
được quy mô của vấn đề cũng như chiều sâu của vấn đề.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Vai trò của việc xây dựng mạng lưới thực hành, thực tập đối với sinh viên ngành
công tác xã hội
Mạng lưới thực hành, thực tập (THTT) có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để sinh viên áp
dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn. Đây là một phần không thể thiếu trong các trường đào tạo
về CTXH. Trong quá trình THTT tại các cơ sở xã hội là dịp để các Trường nhìn nhận lại sản phẩm
đào tạo của mình để thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Quá trình THTT ở các cơ sở xã hội giúp cho sinh viên có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm:
“làm việc với người thật, việc thật, tiếp cận được phương pháp làm việc hiệu quả, thái độ, kĩ năng
giao tiếp, trình bày trước đám đông, biết lập kế hoạch, lượng giá. . . ”. Như vậy, sinh viên nào xác
định được tầm quan trọng của việc THTT sẽ tạo một “tiền đề” vững chắc cho công việc tương lai,
và thành công đã đến với rất nhiều bạn. Đây là chia sẻ của bạn Hoàng Nữ Khánh L – Sinh viên lớp
B2 – CTXH, hiện nay đang làm ở Trung tâm Y tế Dự Phòng Quận 8.
Kết quả kháo sát cho thấy, có 82,7% các cơ sở xã hội nhận sinh viên đánh giá là rất cần
thiết. Các ý kiến đều đánh giá tầm quan trọng của quá trình thực tập của sinh viên trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo đã đề ra. Đây là quá trình kết hợp giữa lí luận với thực tiễn, nhà trường gắn
liền với xã hội; là cơ hội để sinh viên vận dụng các kiến thức học tại trường vào thực tiễn đa dạng
với nhiều đối tượng khác nhau biểu hiện tâm sinh lí khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này,
nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng sâu sinh viên ngành CTXH Lê Công Kh đã ra trường và đang
làm việc ở một số cơ sở xã hội cho biết: “Việc xây dựng mạng lưới để sinh viên đến THTT ở các
215
Phạm Thanh Hải và Vũ Thị Lụa
cơ sở xã hội là rất cần thiết đây là cơ hội để sinh viên gắn lí thuyết với thực tiễn, trong quá trình
THTT sinh viên được làm việc với người thật, việc thật và để sinh viên tiếp cận dần dần với thực
tế, tránh bỡ ngỡ, lúng túng trước khi ra trường”.
Bên cạnh đó, việc xây dựng mạng lưới THTT cũng là nơi giúp cho sinh viên bổ sung thêm
kiến thức các hiểu biết về nghề nghiệp, đối tượng, các hoạt động chăm sóc trợ giúp cho các đối
tượng yếu thế và các đối tượng khác có nhu cầu. . . Việc THTT tại các cơ sở, giúp sinh viên bước
đầu sử dụng kiến thức đã được học để giải quyết công việc thực tế. Đồng thời, sinh viên có dịp
củng cố kiến thức của mình, kiểm tra kết quả học tập trong nhà trường, kịp thời bổ sung kiến thức
và kĩ năng còn thiếu hình thành các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.
2.2.2. Thực trạng việc xây dựng mạng lưới thực hành, thực tập hướng tới chuyên nghiệp
hóa nghề công tác xã hội ở trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II)
a. Mạng lưới cơ sở tiếp nhận sinh viên đến thực hành, thực tập
Để nâng cao chất lượng đào tạo CTXH hướng tới chuyên nghiệp, trường Đại học Lao động
- Xã hội (CSII) đã xây dựng được mạng lưới cơ sở THTT đảm bảo được chất lượng rộng khắp ở
Tp.HCM. Đây thực sự là một thế mạnh của trường trong đào tạo ngành CTXH so với nhiều cơ sở
đào tạo khác và đem lại những điều kiện thuận lợi góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào
tạo sinh viên ngành CTXH tại trường, nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo
dục, đào tạo [2].
Việc xây dựng mạng lưới cơ sở THTT của Trường dựa vào danh sách các cơ sở xã hội hiện
có tại Tp.HCM trong những năm qua đã tiếp nhận sinh viên đến THTT từ các trường có đào tạo
sinh viên ngành CTXH, các cơ sở này phải đảm bảo được về điều kiện vật chất, đa dạng hóa về đối
tượng và có những người đã được bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm huấn viên và đã từng hướng dẫn sinh
viên thực tập tại cơ sở của mình.
Biểu đồ 1. Cơ sở tiếp nhận sinh viên thực hành, thực tập
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mạng lưới cơ sở THTT bao phủ hầu hết các quận huyện của
Thành phố. Trong đó, số lượng cơ sở xã hội ở Quận 3 chiếm tỉ lệ nhiều nhất 9 cơ sở, quận 1 là 6
cơ sở. . . Đây là một vấn đề rất thuận lợi, vì hầu hết cơ sở xã hội ở trung tâm thành phố nên sinh
viên có thể sắp xếp được thời gian để tới thực tập. Mặt khác, một số quận gần trung tâm thành phố
216
Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội...
như: Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức cũng có nhiều cơ sở đóng trên địa bàn. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho các trường đào tạo ngành CTXH thiết lập được mạng lưới các cơ sở tiếp nhận sinh
viên đến THTT. Ngoài ra, một số cơ sở xã hội ở địa bàn các tỉnh gần Thành phố có nhu cầu nhận
sinh viên thực tập như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương . . .
Lĩnh vực hoạt động của các cơ sở xã hội nhận sinh viên đến THTT rất đa dạng và phong
phú. Trong đó, lĩnh vực hoạt động tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em chiếm tỉ lệ
nhiều nhất. Chỉ có một số cơ sở xã hội tập trung vào một số đối tượng cụ thể như: Người già, trẻ
em, người khuyết tật, người tâm thần, đối tượng yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, một số cơ sở khác
hoạt động trong lĩnh vực tham vấn, điều trị, truyền thông HIV, trị liệu tâm lí, hỗ trợ, dạy nghề...
Bên cạnh đó, Trường cũng chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn viên tại
các cơ sở. Nếu nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức lí thuyết thì các
cơ sở xã hội được xem như là môi trường thuận lợi để sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Do vậy, ngoài việc đảm bảo cơ sở vật chất, lĩnh vực cung cấp các dịch vụ xã hội (DVXH) thì phải
có đội ngũ kiểm huấn viên có đủ trình độ, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để có thể giúp sinh
viên trong quá trình THTT tại cơ sở. Trong những năm qua Trường đã phối hợp với tổ chức Caritas
Đức tập huấn kiến thức về kiểm huấn viên cho giảng viên, cán bộ làm việc ở các trung tâm đã từng
theo học ngành CTXH tại trường với số lượng khoảng 60 học viên. Hàng năm, nhà trường tổ chức
các hội thảo, tập huấn liên quan đến CTXH, nhà trường mời một số các cơ sở xã hội trên đại bàn
tham gia. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới THTT tại các cơ sở xã hội.
Trong tổng số 40 cơ sở khảo sát thì số lượng cán bộ làm công tác quản lí các cơ sở thuộc
lĩnh vực CTXH và những ngành gần như Tâm lí học, Xã hội học, Y tế công cộng. . . chiếm tỉ lệ
cao 65%. Hầu hết người làm công tác lãnh đạo tại cơ sở đều có kiến thức về chuyên môn nên rất
thuận lợi trong quản lí và hướng dẫn THTT cũng như sự quan tâm tiếp nhận sinh viên thực tập
ngành CTXH (xem Bảng 1). Khi xem xét về học vị của kiểm huấn viên tại các cơ sở thì trình độ
thạc sĩ chiếm tỉ lệ cao 73,3 % và trình độ cử nhân xếp hàng thứ hai 53,3 %; người có học vị tiến sĩ
chiếm tỉ lệ thấp (6,7%).
Bảng 1. Chuyên môn của các đối tượng khảo sát
TT Chuyên môn nghiệp vụ Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
1 Kinh tế 3 7.5
2 Công tác Xã hội 9 22.5
3 Y tế công cộng 7 17.5
4 Xã hội học, tâm lí,.. 10 25.0
5 Sư phạm 7 17.5
6 Khác 4 10.0
Tổng cộng 40 100
Do đặc điểm CTXH là một ngành khoa học ứng dụng vì vậy sự kết nối giữa lí thuyết với
thực tiễn giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng nghề; sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở xã hội
rất cần cần thiết trong suốt quá trình đào tạo đối với sinh viên, đồng thời giúp cho các cơ sở xã hội
có thêm nguồn nhân lực trong việc chăm sóc đối tượng làm giảm áp lực công việc cho nhân viên.
Điều này có thể chưa giúp ích cho cơ sở xã hội ngay trước mắt nhưng về lâu dài thì có tác động
tích cực đối với đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành sau này.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số các cơ sở khảo sát thì có 65% cơ sở đã tiếp nhận sinh
viên ngành CTXH đến thực tập. Lãnh đạo Nguyễn Thị Ánh Ng – Dự án Cầu vồng cho rằng: “tiếp
217
Phạm Thanh Hải và Vũ Thị Lụa
nhận sinh viên đến thực hành, thực tập là cần thiết vì cơ sở có trách nhiệm xã hội trong việc đào
tạo sinh viên CTXH. . . ” [4]. Đây là cơ hội tốt cho các trường đào tạo sinh viên ngành CTXH. Do
vậy, nhà trường cần phải thiết lập được mạng lưới các cơ sở xã hội nhận sinh viên đến THTT. Tuy
nhiên, vẫn còn 35% các cơ sở chưa tiếp nhận sinh viên đến thực tập. Lí do các cơ sở đưa ra chưa
có người đến liên hệ cho sinh viên thực tập, cơ sở còn ít đối tượng... Ngoài ra, một số cơ sở xã hội
chưa ý thức được việc nhận sinh viên về thực tập cũng là một trách nhiệm xã hội. Đồng thời có
một số cơ sở không tự chủ được trong việc tiếp nhận sinh viên THTT mà phải thông qua cơ quan
chủ quản cấp trên.
Việc xây dựng được mạng lưới tiếp nhận sinh viên ngành CTXH thực tập tại các cơ sở xã
hội là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giúp cho các trường có đào tạo CTXH có một
bức tranh tổng thể về các cơ sở xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, các trường xây dựng được
mạng lưới các cơ sở để liên hệ cho sinh viên đến thực tập nhằm mang lại hiệu quả cao trong đào
tạo CTXH.
b. Khả năng tiếp nhận sinh viên THTT của các cơ sở xã hội
Qua số liệu khảo sát cho thấy, khả năng tiếp nhận sinh viên THTT tùy thuộc vào quy mô
của mỗi cơ sở. Nhìn chung, các các cơ sở tiếp nhận khoảng dưới 5 sinh viên/ đợt chiếm tỉ lệ cao
nhất 50%, từ 5 – 10 sinh viên chiếm tỉ lệ 26,9%. Ngược lại số lượng tiếp nhận trên 16 sinh viên
chiếm tỉ lệ thấp nhất 7,7%. Điều này thể hiện đúng thực tế vì hiện nay quy mô của các cơ sở không
lớn và số lượng đối tượng chăm sóc cũng không nhiều nên khả năng tiếp nhận sinh viên còn hạn
chế (xem Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2. Khả năng tiếp nhận sinh viên thực tập mỗi đợt của mạng lưới
Hiện nay ở khu vực phía Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành CTXH và lưu lượng sinh
viên ngày càng đông. Do vậy, các trường đào tạo sinh viên ngành CTXH phải có kế hoạch cụ thể,
chi tiết gửi trước cho các cơ sở để sắp xếp phù hợp. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn sâu lãnh đạo Tổ ấm ánh sáng Nam Quận 10 cho biết: “Trong 10 năm qua năm nào cơ sở
cũng sẵn sàng tiếp nhận từ 2 – 4 đợt sinh viên các trường xuống THTT. . . Tuy nhiên, nhà trường
phải có kế hoạch cụ thể gửi sớm cho cơ sở đến tránh trùng lắp. . . ” [4].
Thực tế là vấn đề thực tập của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn vì không phải cơ sở nào
cũng sẵn sàng nhận sinh viên đến thực tập. Một số cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, không có nhân
viên CTXH, áp lực công việc, thiếu một đội ngũ kiểm huấn viên chuyên nghiệp có khả năng hướng
218
Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội...
dẫn sinh viên trong thời gian thực tập. Trong số gần 50 trường đào tạo CTXH chỉ có một số trường
như: Đại học Lao động – Xã hội (CS II), Đại học Mở TP.HCM, Đại học KHXH& NV Tp.HCM. . .
đã thiết lập được mạng lưới THTT tại các cơ sở và giáo viên hướng dẫn thực tập có chất lượng, tuy
nhiên vẫn còn khó khăn về nhiều mặt. Những cơ chế chính sách cho người hướng dẫn thực tập tại
các cơ sở chưa được quy định rõ ràng mà hầu hết họ thực hiện với trách nhiệm giúp nhà trường.
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mạng lưới thực hành, thực tập nghề
công tác xã hội ở trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II)
a. Cơ sở vật chất
CTXH là một khoa học xã hội ứng dụng. Đào tạo thực hành CTXH đòi hỏi cần có những
hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao giúp người học có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần
thiết theo mục tiêu đào tạo đề ra. Về mặt nội dung, THTT là khối lượng kiến thức bắt buộc được
chứa đựng trong hầu hết các nội dung, từ các mảng kiến thức đại cương đến khối kiến thức chuyên
ngành của chương trình đào tạo.
Thực tế là một số cơ sở nhận sinh viên vào chỉ để giúp cho sinh viên hoàn thành được nhiệm
vụ trong quá trình đào tạo. Hiện nay, đã có nhiều cơ sở cởi mở với các chương trình thực tập dành
cho sinh viên nhưng mới chỉ giới hạn ở phạm vi có mối quan hệ với nhà trường đã được thiết lập từ
trước. Trên thực tế chưa thấy cơ sở nào xây dựng chương trình thực tập dành cho sinh viên tương
tự như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ
chức cho sinh viên đến thực hành, thực tập.
b. Đội ngũ kiểm huấn viên
Trong những năm gần đây số lượng các trường cao đẳng, Đại học đào tạo ngành CTXH
không ngừng ngừng tăng lên, số lượng sinh viên theo học ngành này theo đó cũng tăng lên nhưng
số cán bộ có trình độ chuyên môn về CTXH có thể làm kiểm huấn thì rất ít. Theo số liệu của Bộ
Lao động thương binh và Xã hội, trong 35.000 cộng tác viên và nhân viên tham gia hoạt động
CTXH trên cả nước, chỉ có 8.5% được đào tạo đúng chuyên ngành, 81.5% không có chuyên ngành
phù hợp và 10% chưa được đào tạo [6] hoặc có người làm kiểm huấn viên nhưng lại hạn chế về
kiến thức, nghiệp vụ, phương pháp. Vì vậy, họ thường lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ
kiểm huấn của mình. Bên cạnh đó, áp lực công việc nên dẫn đến nhiều kiểm huấn cho qua bằng
những nhận xét rất tốt cho sinh viên khi đến các cơ sở THTT. Chính điều này đã và đang làm cho
chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được các chuẩn đào ra và sinh viên ra trường gặp khó khăn trong
việc thực hiện nghề nghiệp của mình.
c. Về sinh viên
Về phía sinh viên, hầu hết các bạn đều nhận thức được tầm quan trọng của THTT và sẵn
sàng làm việc hết mình để thể hiện năng lực và học tập thêm nhiều kiến thức từ thực tiễn, thiết lập
thêm các mối quan hệ và bước đầu làm quen với vai trò là nhân viên trong các cơ sở. Bên cạnh đó,
một số bạn thụ động, không tuân thủ theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cũng như chưa quen với
kỷ luật nội qui, họ thích học hỏi và ham "khám - phá" nên cũng ảnh hưởng nhất định đến các cơ sở
khi đến thực tập. Lãnh đạo cơ sở Mái ấm Quận 8 cho biết: “Một số bạn không tuân thủ theo quy
định của cơ sở, thích thì xuống không thì thôi, nhiều khi nể quá phải nhận. . . ”
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cơ sở vẫn còn ngần ngại nhận sinh viên vào THTT cho biết,
trong quá trình THTTmột bộ phận sinh viên thiếu sự chủ động chiếm tỉ lệ 52%. Có nhiều bạn sinh
viên trong quá trình học còn chưa năng động, cũng một phần là “đi thực tập tại các cơ sở chẳng có
việc gì làm, cũng chẳng biết làm gì nữa”. Lãnh đạo cơ sở Dự án phát triển cộng đồng cầu Hàn cho
219
Phạm Thanh Hải và Vũ Thị Lụa
biết: “thường mỗi năm cơ sở tiếp nhận từ 2 – 3 đợt thực tập, tùy theo mỗi đợt có đợt các em làm rất
tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số em còn thiếu tính chủ động, chưa dám lăn xả vào công việc. . . ”
Qua số liệu khảo sát, cho thấy nhiều sinh viên còn tỏ ra lúng túng khi xử lí công việc, rụt
rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, chưa phát huy được hết khả năng, năng lực và những kĩ năng cần
thiết được trang bị ở nhà trường khi làm việc với thân chủ ở cơ sở. Đây là “độ lệch” nhất định từ
chương trình đào tạo trong các trường đại học của Việt Nam đối với thực tế phát triển của ngành
nghề, thường thì kiến thức trong nhà trường nặng tính lí thuyết và không theo kịp với yêu cầu thực
tiễn. Vì thế, các kì THTT càng trở nên cần thiết đối với sinh viên, giúp họ không quá mơ mộng ảo
tưởng dẫn đến thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động.
2.2.4. Một số khuyến nghị trong việc xây dựng mạng lưới THTT tại các cơ sở
Từ những vấn đề phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
- Trong tình hình số lượng sinh viên ngành CTXH ngày càng đông nếu không mở rộng liên
kết với các cơ sở thì sẽ gặp khó khăn về địa điểm THTT. Do đó nhà trường phải chủ động liên hệ
nhiều cơ sở để mở rộng thêm mạng lưới thực tập trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi. Bên cạnh
đó, nhà trường cần quan tâm đến các cơ sở trong việc giúp đỡ nâng cao kiến thức, kĩ năng đối với
nhân viên, có kinh phí hỗ trợ cho người hướng dẫn trong quá trình thực tập. Thực hiện kết nghĩa
đỡ đầu một số đối tượng đặc biệt, động viên thầy, cô, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện
thường xuyên đối với cơ sở thiếu nhân viên chăm sóc.
- Nhà trường nên tổ chức đánh giá thường xuyên sau mỗi đợt thực tập để lấy ý kiến phản
hồi của các cơ sở. Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp nhà tr