Xây dựng NTM chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn với quản lý rủi ro thiên tai: Thực trạng, định hướng và giải pháp
5. KẾT LUẬN Sau hơn 8 năm thực hiện (2010-2018), Chương trình MTQG xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, làm cho bộ mặt nhiều vùng nông thôn khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn; hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao; số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố. Tuy nhiên, tính toán của các nhà khoa học cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất do BĐKH và nước biển dâng. Thống kê của Tổng cục Phòng, chống thiên tai (năm 2017, 2018), nhiều đợt thiên tai dị thường xảy ra liên tục trên khắp các vùng, miền trong cả nước.Những tác động mạnh mẽ của BĐKH và thiên tai dẫn tới kết quả và giá trị mà Chương trình NTM đã đạt được có nguy cơ bị ảnh hưởng, thậm chí bị kéo lùi lại ở một vài địa phương. Do vậy, Xây dựng NTM bền vững, thích ứng với BĐKH và PCTT trong giai đoạn trước mắt và lâu dài cần tập trung vào một số giải pháp trong tâm bao gồm: - Quy hoạch NTM phải tính đến nội dung thích ứng với BĐKH và PCTT; - Rà soát và tổ chức tốt nội dung đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và quy hoạch về PCTT tại chỗ; - Lồng ghép các nội dung về thích ứng với BĐKH và PCTT vào các tiêu chí, chỉ tiêu trong xây dựng NTM; - Xây dựng và nhân rộng các mô hình làng, xã thích ứng với BĐKH và PCTT; - Thực hành các mô hình SX nông nghiệp thích ứng với BĐKH và PCTT; - Phát triển dịch vụ thời tiết, khí hậu cho nông nghiệp; - Nâng cao năng lực của người dân gắn với nhận thức và hành động về thích ứng với BĐKH và PCTT trong xây dựng NTM; - Chú trọng bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn.