Xây dựng qui trình dạy học thực hành nghề điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ tại các trường cao đẳng nghề

Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu cơ sở khoa học của dạy học thực hành kĩ thuật, quan điểm công nghệ trong dạy học, nhóm kĩ năng cơ bản trong dạy học thực hành nghề Điện dân dụng và việc tiếp cận công nghệ trong dạy học thực hành kĩ thuật. Từ đó, xây dựng qui trình dạy học thực hành nghề điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng qui trình dạy học thực hành nghề điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ tại các trường cao đẳng nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 169-174 XÂY DỰNG QUI TRÌNH DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Tăng Văn Hoàn Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội E-mail: tangvanhoan@gmail.com Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu cơ sở khoa học của dạy học thực hành kĩ thuật, quan điểm công nghệ trong dạy học, nhóm kĩ năng cơ bản trong dạy học thực hành nghề Điện dân dụng và việc tiếp cận công nghệ trong dạy học thực hành kĩ thuật. Từ đó, xây dựng qui trình dạy học thực hành nghề điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ. 1. Mở đầu Trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; với sự đóng góp của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, nhà khoa học. . . sự nghiệp giáo dục - đào tạo nghề đang từng bước phát triển sâu, rông. Tuy nhiên, qua tìm hiểu việc dạy học thực hành nghề Điện dân dụng tại các trường cao đẳng nghề, chúng tôi nhận thấy đa số sinh viên đều gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức đặc biệt là kĩ năng hành nghề. Do vậy, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng qui trình dạy học thực hành nghề điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở thiết kế bài giảng thực hành nghề điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ 2.1.1. Cơ sở khoa học của dạy học thực hành kĩ thuật - Cơ sở sinh lí học: nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho người học, đó là: 169 Tăng Văn Hoàn + Thứ nhất, các quá trình sinh lí là cơ sở của việc hình thành kĩ năng lao động (những kĩ năng lao động mang tính chất cảm giác và cảm giác vận động được hình thành dựa trên các hình ảnh tích hợp, sự hình thành lực cơ và quá trình thần kinh. Những phản xạ không điều kiện mạng tính chất bẩm sinh, các phản xạ có điều kiện được hình thành đó là hệ thống tín hiệu cân bằng cơ thể và môi trường xung quanh). + Thứ hai, định hình hoạt động là cơ sở của kĩ năng lao động (các phản xạ có điều kiện tạo thành một hệ thống có đặc trưng phức tạp ứng với mỗi một cử động nhỏ nhất cũng là một phản xạ). - Cơ sở tâm lí học: lí luận dạy học thực hành kĩ thuật được dựa trên những thành tựu của tâm lí học như: cơ chế hình thành hành động trí tuệ của người học, các bước hình thành hành động trí tuệ. - Quá trình lao động kĩ thuật và việc hình thành kĩ năng: hoạt động học tập thực hành của người học có cấu trúc phần nào giống như quá trình lao động, mục tiêu của hoạt động là hình thành những kĩ năng nghề nghiệp cho người học. Do vậy, việc nghiên cứu lí luận dạy học thực hành kĩ thuật được dựa trên các yếu tố như: cấu trúc của hoạt động lao động nói chung, cấu trúc của quá trình công nghệ, quá trình hình thành kĩ năng. - Nhóm kĩ năng cơ bản trong dạy thực hành nghề Điện dân dụng bao gồm các nhóm kĩ năng cơ bản sau: Nhóm kĩ năng chuẩn bị và tìm hiểu thông tin; nhóm kĩ năng hoạt động nhận thức; nhóm kĩ năng thiết kế, lập kế hoạch; nhóm kĩ năng hành động; nhóm kĩ năng điều khiển, điều chỉnh và nhóm kĩ năng tự kiểm tra. - Cấu trúc bài dạy học thực hành kĩ thuật: bao gồm các giai đoạn cụ thể như: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hành và giai đoạn kết thúc. 2.1.2. Quan điểm công nghệ trong dạy học Công nghệ dạy học là tập hợp hệ thống qui trình kĩ thuật dạy học. Nó bao gồm toàn bộ chiến lược, sách lược nhằm khơi dậy những tiềm năng tối đa của người dạy và người học, giúp họ phát triển theo những giá trị chân, thiện, mỹ. Công nghệ dạy học là một công nghệ kép bao gồm công nghệ dạy và công nghệ học, cùng tồn tại, phát triển song song và có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. 2.1.3. Mức độ tiếp cận công nghệ trong dạy học thực hành kĩ thuật Việc tiếp cận công nghệ trong dạy học thực hành kĩ thuật được xem xét bởi các cách tiếp cận như: học tập theo qui trình công nghệ đã được xác định, học tập trên cơ sở của việc người học tự xây dựng phần nào đó của qui trình công nghệ, học tập trên cơ sở người học phải tự thiết kế qui trình công nghệ theo mục tiêu bài học. 170 Xây dựng qui trình dạy học thực hành nghề Điện dân dụng theo quan điểm... 2.2. Cấu trúc bài giảng thực hành nghề Điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ Để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành nghề Điện dân dụng tại các trường cao đẳng nghề, tác giả đề xuất cấu trúc bài giảng các môn học thực hành của nghề Điện dân dụng được trình bày ở Hình 1: Hình 1. Sơ đồ cấu trúc bài giảng thực hành nghề Điện dân dụng theo quan điểm tiếp cận công nghệ Giai đoạn 1: Nêu vấn đề và yêu cầu tìm hiểu thông tin Ở giai đoạn này, giáo viên nêu vấn đề cùng học sinh thảo luận về những thông tin cần thiết cho bài học (việc tìm thông tin cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin). Kết quả của giai đoạn này, bằng sự học tập tích cực của mình cùng với sự giúp đỡ của giáo viên mà học sinh đã có được những thông tin chính xác, cần thiết cho bài học và chuẩn bị được cho mình một tâm lí tốt, sẵn sàng lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn này có thể có những bước công việc như sau: - Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, thông báo mục tiêu của bài học và những yêu cầu, nhiệm vụ cần hoàn thành của bài học. - Bước 2: Giáo viên cùng học sinh thảo luận những thông tin cần thiết như: những kiến thức, kĩ năng nào cần phải có để hoàn thành nội dung của bài học. - Bước 3: Kích thích gây hứng thú, tạo động cơ học tập cho học sinh. 171 Tăng Văn Hoàn Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hành Đây là giai đoạn chuẩn bị cần thiết để người học có được những kiến thức cơ bản ban đầu, trước khi tiếp tục lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới. Giai đoạn này có thể thực hiện các bước công việc sau: - Bước 1: Nhắc lại những kiến thức kĩ năng đã có cần vận dụng trong bài học mới, cung cấp những kiến thức lí thuyết của bài học mới. Ở bước này giáo viên có thể triển khai theo các phương án sau: Phương án 1: Giáo viên thông báo, ôn tập lại toàn bộ kiến thức cũ và giảng dạy kiến thức mới liên quan tới bài học. Hoc sinh ghi chép và ghi nhớ để vận dụng vào giai đoạn tiếp theo. Phương án 2: Bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức và củng cố kĩ năng, nghiên cứu kiến thức mới liên quan tới bài học. Phương án này học sinh chủ động ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng cũ liên quan tới bài học, đồng thời tự nghiên cứu kiến thức mới cần thiết cho bài học. - Bước 2: Thảo luận, xây dựng danh mục trang thiết bị và vật liệu cần thiết cho bài thực hành. - Bước 3: Cho học sinh quan sát sản phẩm mẫu là kết quả của bài học cần đạt tới. Kết thúc giai đoạn này, học sinh có được kiến thức tổng quát về bài học. Học sinh biết tự xác định cho mình những kiến thức, kĩ năng đã có cần sử dụng trong bài học mới và những kiến thức kĩ năng mới cần bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ của bài học thực hành. Giai đoạn 3: Lập kế hoạch, giải quyết nhiệm vụ của bài học (xây dựng qui trình thực hành) Ở giai đoạn này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tạo cho mình một qui trình hành động để hoàn thành nhiệm vụ bài học. Giai đoạn này cũng có thể tiến hành với các bước công việc cơ bản sau: Bước 1: Căn cứ vào nhiệm vụ của bài học, thiết kế qui trình hoạt động để đạt tới mục đích của bài học. Ở bước này giáo viên có thể triển khai theo các phương án sau: Phương án 1: Giáo viên cung cấp toàn bộ qui trình hành động để thực hiện nhiệm vụ của bài học, học sinh ghi chép để thực hiện ở giai đoạn sau. Phương án 2: Giáo viên giao cho học sinh thực hiện một phần nào đó của qui trình. Phương án 3: Học sinh xậy dựng toàn bộ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của bài học. 172 Xây dựng qui trình dạy học thực hành nghề Điện dân dụng theo quan điểm... Bước 2: Giáo viên kiểm tra, góp ý toàn bộ qui trình đã xây dựng, đặc biệt là những qui trình có sự tham gia của học sinh. Bước 3: Phân nhóm thực hành, nơi làm việc của nhóm hoặc cá nhân. Các nhóm, cá nhân nhận dụng cụ, vật tư thiết bị cho bài thực hành. Kết thúc giai đoạn này, học sinh có được một qui trình hành động theo yêu cầu của bài học, có độ tin cậy để thực hiện trong giai đoạn sau. Đến đây, học sinh đã có được tâm lí thoải mái, yên tâm trong cả quá trình thực hiện công việc. Giai đoạn 4: Thực hiện qui trình công nghệ đã được xây dựng Đây là giai đoạn hoạt động cần có sự kết hợp của nhiều nhóm kĩ năng, cần có sự vận dụng và kế thừa những kĩ năng đã có để tiến hành thực hiện công việc mới hoặc công việc có liên quan. Giai đoạn này có thể có những bước công việc sau: Bước 1: Giáo viên tiến hành làm mẫu hoặc cho học sinh quan sát video clip những động tác khó trong qui trình cùng với việc giải thích. Bước 2: Học sinh triển khai thực hiện qui trình đã được thiết kế. Trong giai đoạn này giáo viên theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ khi cần thiết. Bước 3: Học sinh thử nghiệm sản phẩm đã hoàn thành. Ở bước này học sinh biết tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình. Giáo viên giúp đỡ học sinh, phương pháp, cách thức, các bước tiến hành kiểm tra từng công việc cụ thể, nhận xét, sửa lỗi và giúp họ giải thích những chỗ còn chưa rõ khi cần thiết. Giai đoạn 5: Tổng kết, đánh giá Giai đoạn này có thể có những bước cơ bản sau: Bước 1: Học sinh hoàn thiện bài thực hành, ghi chép nộp sản phẩm. Bước 2: Giáo viên tổng kết, đánh giá toàn bộ bài học (cần dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin) về kết quả hoạt động, tiến trình thực hiện, ý thức, thái độ,. . . rồi đưa ra thảo luận, công bố kết quả bài thực hành, rút kinh nghiệm và cùng nhau giải thích những điểm còn thiếu sót, chưa phù hợp, những điểm cần bổ sung để hoàn thành bài thực hành. Bước 3: Vệ sinh công nghiệp, giao nhiệm vụ về nhà. * Ghi chú: Thứ nhất, các giai đoạn và các bước trong cấu trúc trên không nhất thiết phải vận dụng cứng nhắc trong tất cả các bài dạy học thực hành. Tuỳ vào nội dung của từng bài học cụ thể, tuỳ vào năng lực của học sinh mà giáo viên có thể bỏ đi một bước nào đó không cần thiết. Thứ hai, người dạy và người học cần có một kiến thức và kĩ năng tối thiểu về công nghệ thông tin, cụ thể phải làm việc được với máy tính, mạng và một số phần mềm dạy học cơ bản. 173 Tăng Văn Hoàn Thứ ba, người học sẽ phải thực hiện lại nội dung học tập của mình (ở các giai đoạn) khi mà kết quả học tập của người học chưa đạt được so với mục tiêu học tập của giai đoạn đó. Thông thường, sẽ thực hiện lại ở giai đoạn ngay trước đó. Tuy nhiên, cũng có thể ở giai đoạn khác hoặc chỉ một vài nội dung nào đó trong giai đoạn trước đó. 3. Kết luận Như vậy, cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về quan điểm công nghệ trong dạy và tiếp cận Công nghệ trong đào tạo nghề. Cần xây dựng thành cơ sở lí luận vững chắc làm căn cứ cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn đặc biệt là kĩ năng hành nghề. Ngoài ra, cần phải trang bị thêm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề kiến thức về Công nghệ dạy học, quan điểm Công nghệ trong đào tạo nghề, từ đó họ có thể đổi mới phương pháp dạy học. Đó là một hướng đi phù hợp với xu thế hiện nay, cần được nhân rộng và tiếp tục nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi, 1999. Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Khôi, 2001. Một số vấn đề cơ bản về lí luận dạy thực hành kĩ thuật. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Xuân Lạc, 2010. Bài giảng Lí luận và công nghệ dạy học hiện đại. Đại học Bách khoa Hà Nội. ABSTRACT Constructing a process of designing practical electricity lectures from the point view of access to technology at vocational colleges This article studies the scientific basis of teaching practical techniques, in views of technology in teaching, the group of basic skills in teaching practical electricity and the access to technology in teaching engineering practice. Since then, construct a process of teaching practical electricity from the point view of access to technology. 174
Tài liệu liên quan