Xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tuổi mầm non

1.1. Lý do chọn đề tài Từ năm học 2009- 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục mầm non mới. Việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp các nội dung, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong các hoạt động tổ chức cho trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là hoạt động được tổ chức thường xuyên và phổ biến trong các trường mầm non. Trong hoạt động này, giáo viên có thể tích hợp nhiều nội dung cũng như giúp trẻ phát triển các kỹ năng cho trẻ. Hoạt động tạo hình đem lại nhiều kết quả cho việc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, trong việc dạy tạo hình trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một việc rất khó khăn. Trong các hoạt động tạo hình, tô màu giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động và thẩm mỹ. Vì trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn trong vận động và nhận thức, nên việc tô màu của trẻ thường không đem đến kết quả gì, từ đó trẻ ít có hứng thú với tiết học tạo hình này. Để khắc phục việc trẻ tô không đạt kết quả, hiện tại giáo viên đã có sử dụng phương pháp tô màu trong khung nhằm giúp trẻ tô không bị lem ra ngoài và tạo được những hình dạng cơ bản. Tuy nhiên, việc xây dựng một cuốn sách tạo hình có nội dung xuyên suốt và tích hợp nhiều môn học khác thì chưa có. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và tìm ra cách xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT tuổi mầm non.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tuổi mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2010 – 2011 201 XÂY DỰNG SÁCH TẠO HÌNH DÀNH CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TUỔI MẦM NON Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Thị Ngọc Yến (SV năm 4, Khoa GDĐB) GVHD: TS. Cao Thị Xuân Mỹ 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Từ năm học 2009- 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục mầm non mới. Việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp các nội dung, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong các hoạt động tổ chức cho trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là hoạt động được tổ chức thường xuyên và phổ biến trong các trường mầm non. Trong hoạt động này, giáo viên có thể tích hợp nhiều nội dung cũng như giúp trẻ phát triển các kỹ năng cho trẻ. Hoạt động tạo hình đem lại nhiều kết quả cho việc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, trong việc dạy tạo hình trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một việc rất khó khăn. Trong các hoạt động tạo hình, tô màu giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động và thẩm mỹ. Vì trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn trong vận động và nhận thức, nên việc tô màu của trẻ thường không đem đến kết quả gì, từ đó trẻ ít có hứng thú với tiết học tạo hình này. Để khắc phục việc trẻ tô không đạt kết quả, hiện tại giáo viên đã có sử dụng phương pháp tô màu trong khung nhằm giúp trẻ tô không bị lem ra ngoài và tạo được những hình dạng cơ bản. Tuy nhiên, việc xây dựng một cuốn sách tạo hình có nội dung xuyên suốt và tích hợp nhiều môn học khác thì chưa có. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và tìm ra cách xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT tuổi mầm non. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT. Qua đó, giúp giáo viên có cơ sở để làm sách - một phương tiện giúp trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình một cách dễ dàng, hứng thú. Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ được rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển nhận thức. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến đề tài; - Tìm hiểu và xác định nguyên tắc xây dựng sách; - Xây dựng sách mẫu; - Khảo sát ý kiến của giáo viên dùng sản phẩm thử nghiệm. 1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 202 - Đối tượng nghiên cứu: sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT tuổi mầm non. - Khách thể nghiên cứu: Vấn đề giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non.. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu, phân tích, tổng hợp những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: ƒ Phương pháp quan sát, ƒ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, ƒ Thống kê toán học. 1.6. Giới hạn đề tài Sách tạo hình được xây dựng theo đề tài này được sử dụng cho trẻ CPTTT tuổi mầm non, trẻ có khó khăn về vận động tinh như cầm, nắm, viết. Do hạn chế thời gian nghiên cứu nên chúng tôi chỉ thiết kế sách tạo hình mẫu theo hình dạng cơ bản: hình tròn, hình chữ nhật và hình tam giác. 1.7. Giả thuyết nghiên cứu Khi có sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT tuổi mầm non thì sẽ có được một phương tiện hỗ trợ trẻ trong hoạt động tạo hình, hoạt động mà trẻ gặp nhiều khó khăn. Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng vận động thô, vận động tinh, phát triển về nhận thức và tình cảm thẩm mỹ. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Những vấn đề chung về trẻ CPTTT 2.1.1. Khái niệm CPTTT Hiện nay có nhiều khái niệm về CPTTT, nhưng hiện nay tại Việt Nam, khái niệm được sử dụng phổ biến là theo DSM-VI = Diagnostic and Statiscal Menual of Mental Disorder (Sổ tay chẩn đoán, thống kê những rối nhiễu tâm thần IV) và trong phần nghiên cứu này chúng tôi dựa theo khái niệm CPTTT của DSM-VI. Theo DSM-IV, đặc điểm cơ bản của tật CPTTT là hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình (< 70), bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng học đường chức năng, kỹ năng xã hội, sử dụng các tiện ích cộng đồng, làm việc, sức khỏe và độ an toàn. Tật xuất hiện trước 18 tuổi [5]. 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của trẻ CPTTT • Đặc điểm về cảm giác, tri giác Trẻ CPTTT ở lứa tuổi mẫu giáo nhận biết mình một cách không đầy đủ, khó tách mình ra khỏi người lớn. Cảm giác, tri giác của trẻ CPTTT thường chậm chạp, ít linh hoạt thiếu tính tích cực trong quan sát. Trẻ phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, dễ nhầm lẫn và thiếu chính xác; quan sát sự vật một cách đại khái, qua loa, khó quan sát kĩ các chi tiết. Trong tri giác thị giác, trẻ thường thiếu tập trung nên khó tri giác các dấu hiệu về không gian, kém khả năng thiết lập mối quan hệ giữa thuộc tính Năm học 2010 – 2011 203 bên ngoài và chức năng bên trong của đối tượng. • Đặc điểm tư duy Tư duy của trẻ CPTTT chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể. Do đó, trẻ khó nhận biết các khái niệm. Kiến thức trẻ thu được đều phải được xây dựng trên cơ sở vật thật hoặc hình ảnh các sự vật. • Đặc điểm về trí nhớ - Do trí nhớ ngắn hạn kém nên trẻ thường mau quên cái vừa tiếp thu. - Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác, dễ quên cái gì không liên quan, không phù hợp với nhu cầu của trẻ. - Trẻ chỉ ghi nhớ hình thức bên ngoài sự vật, khó ghi nhớ đặc điểm bên trong, không biết khái quát sự vật, hiện tượng. • Đặc điểm về chú ý - Thời gian chú ý của trẻ CPTTT kém hơn nhiều so với trẻ bình thường, trẻ dễ bị phân tán, mau chán. - Trẻ không tập trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài. - Trẻ luôn bị phân tán bởi các việc nhỏ. • Đặc điểm về vận động ƒ Vận động thô Trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn về vận động so với độ tuổi (lẫy, bò, đứng, đi). Một số trẻ CPTTT có xuất hiện nhiều biến dạng ở bàn tay như thừa ngón, ngón tay dính, tòe ngón mất ngón nên ảnh hưởng nhiều đến vận động của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng kém trong khả năng điều hợp vận động. ƒ Vận động tinh Trẻ CPTTT có vận động tinh xuất hiện muộn hơn trẻ bình thường, với trẻ Down thường bị kèm theo cận, lác, lé. Vì thế, sự kết hợp giữa tay và mắt khi viết, tô thường chậm chạp và khó chính xác. Trẻ CPTTT còn khó xác định hàng, dòng hay ô, hình trong quá trình viết, vẽ khi có nhiều hình hoặc các hình ở gần nhau. Vì vậy, chúng tôi xây dựng sách này nhằm giúp trẻ tập trung được sự chú ý vào một hình định sẵn cũng như giúp trẻ không bị nhầm lẫn giữa các hình và khiến cho việc tô màu trở nên chính xác hơn. 2.2. Lứa tuổi mầm non 2.2.1 Khái niệm tuổi mầm non Theo Luật giáo dục, loại hình trường mầm non hiện nay bao gồm nhóm nhà trẻ và mẫu giáo. Nhóm nhà trẻ bao gồm các trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Nhóm mẫu giáo gồm các trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ CPTTT, do đặc điểm trí tuệ phát triển chậm nên tuổi thực (tuổi tính theo ngày sinh) của trẻ khác với tuổi trí tuệ. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 204 Đặc điểm trí tuệ của trẻ có ảnh hưởng lớn trong việc lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học cho trẻ. Vì thế, trong đề tài này, trẻ CPTTT tuổi Mầm non là trẻ có mức trí tuệ trong độ tuổi từ 0 tháng đến 6 tuổi. 2.2.2. Hoạt động tạo hình của trẻ mầm non Ở trẻ mầm non, hoạt động tạo hình được xem như một hoạt động vui chơi mà thông qua đó giúp trẻ phát triển nhận thức, trẻ học và được rèn luyện một số kỹ năng cơ bản và cần thiết như: xé, dán, nặn, tô màu, vẽ. Trẻ thường rất hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình, vì ở đây, trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi (hoạt động chủ đạo của lứa tuổi Mầm non), được rèn luyện các kỹ năng, tăng thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, được thể hiện mình và đặc biệt là trẻ tự tay mình tạo nên những sản phẩm là những bức tranh (vẽ, tô màu, xé, dán), con vật, đồ vật có hình khối (nặn). Bên cạnh đó, vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 trong giai đoạn này cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với lứa tuổi lớp Lá (5-6 tuổi). Qua các hoạt động tạo hình, trẻ được rèn luyện, hoàn thiện hơn các nhóm cơ nhỏ như cơ ngón tay, cơ lòng bàn tay, tăng cường sự điểu khiển vận động, sự khéo léo cho trẻ, giúp trẻ làm quen với việc cầm bút tạo tiền đề cho hoạt động viết của trẻ sau này. Với trẻ CPTTT thì những khiếm khuyết của trẻ về vận động ảnh hưởng nhiều tới hoạt động tạo hình của trẻ cũng như phát triển các kỹ năng vận động. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Yêu cầu xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT tuổi mầm non 3.1.1. Xây dựng dựa trên những hạn chế của trẻ Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ CPTTT và nhu cầu thực tiễn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ CPTTT lứa tuổi mầm non: khó khăn phổ biến đối với trẻ CPTTT tuổi mầm non là vận động tinh và vận động thô. Việc sử dụng hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển vận động đồng thời cũng giúp phát triển nhận thức. Do đó, việc xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT cần xác định được những hạn chế của trẻ đề xây dựng cho phù hợp với mục đích giáo dục trẻ. Chẳng hạn như trẻ chưa biết tô hình tròn, giáo viên sẽ giúp trẻ thiết kế sách có nội dung xuyên suốt là hình tròn. Như vậy trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều lần với hình tròn và mỗi một hình tròn lại được nằm trong một sản phẩm nên sẽ tích hợp được việc phát triển nhận thức cho trẻ. 3.1.2. Nội dung phù hợp với khả năng hiện tại của trẻ Giáo viên có thể xây dựng nội dung của sách dựa trên khả năng nhận thức và vận động của trẻ. Nội dung của sách sẽ được xây dựng từ dễ đến khó để phù hợp với sự phát triển về vận động của trẻ, tài liệu “Từng bước nhỏ một” cũng giúp nhiều cho giáo viên trong việc đánh giá và xây dựng nội dung cho việc xây dựng sách. Ví dụ: Trẻ từ 13-18 tháng biết vẽ nguệch ngoạc, trẻ 24 tháng vẽ được đường kẻ dọc, trẻ 36- 48 tháng vẽ được chữ và vòng tròn, trẻ 5 tuổi biết vẽ hình vuông và cầm bút tô màu Giáo viên có thể thiết kế sách dựa trên nguyên tắc xây dựng của đề tài này để Năm học 2010 – 2011 205 thiết kế sách với nhiều hình dạng và chi tiết khác nhau. 3.1.3. Sách dễ sử dụng và được sử dụng nhiều lần Vì trẻ CPTTT khó có thể hoàn thành một sản phẩm tạo hình trong một lần học nên đối với sách dành cho trẻ em nói chung và sách cho đối tượng trẻ CPTTT cần phải được thiết kế sao cho dễ sử dụng và sử dụng được nhiều lần. Để sách dễ sử dụng và sử dụng nhiều lần giáo viên nên sử dụng những vật liệu bền, dễ tháo lắp. Cùng một cuốn sách, giáo viên có thể cho trẻ thực hiện nhiều hoạt động như tô màu, dán hình, lắp hình. Để thuận tiện cho việc thiết kế và sử dụng, giáo viên nên xây dựng sách theo kích thước giấy A4 (21cm và 29,7 cm). 3.2. Cách thức xây dựng sách 3.2.1. Vật liệu: hình ảnh, giấy A4, decal màu, dao rọc giấy, kéo, thước, đồ bấm tập, đồ bấm lỗ, bìa đựng hồ sơ. 3.2.2. Sắp xếp nội dung Nội dung sẽ được nâng cao dần lên theo khả năng của trẻ. Giáo viên cần lên kế hoạch nội dung trước khi bắt tay vào thực hiện. Việc xây dựng sách theo chủ điểm (như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật) sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn vì được tiếp xúc một nội dung nhiều lần. Nội dung của sách không nhất thiết phải xếp theo các hình dạng hình học nhất định. Giáo viên có thể chọn lựa nhiều nội dung nhưng vẫn đảm bảo tính xuyên suốt của một yếu tố nào đó. Ngoài việc sắp xếp nội dung theo hình dạng hình học, giáo viên cũng có thể sắp xếp theo chủ điểm giáo dục như: chủ điểm về phương tiện giao thông, gia đình, động vật Ví dụ: Giáo viên có thể chọn nội dung là tô hình cái tai, trong đó sẽ có các hình dạng tai khác nhau của các con vật như tai hình dài của thỏ, tai hình tròn của gấu 3.2.3. Cấu tạo của sách Trang bìa sẽ trình bày được hình dạng chủ điểm xuyên suốt trong cuốn sách. Sách sẽ được đánh số trang theo thứ tự 1-2, 1-2. Trong đó: - Trang 1 được đục khung cho trẻ tô. Trang 1 nên sử dụng chất liệu dễ lau chùi như plastic, decal. Trang 1 sẽ che kín trang 2 ngoại trừ phần đục lỗ. - Trang 2 bao gồm 2 trang: trang hình và trang giấy trắng lót sau trang hình. Trang hình được đục khung sao cho trùng khít với trang thứ 1. Trang giấy trắng lót sau trang hình cần được đặt sát vào trang hình. - Số lượng trang của sách nhiều hay ít tùy thuộc vào kế hoạch giáo viên muốn trẻ đạt được. 3.2.4. Các bước thực hiện sách - Sau khi lên kế hoạch nội dung cho sách, giáo viên sẽ tìm hình hoặc tự tạo ra Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 206 hình ảnh (có thể in, cắt, dán) thể hiện được nội chủ điểm của cuốn sách. - Ví dụ: Với chủ điểm của cuốn sách là hình chữ nhật, giáo viên sẽ tìm những hình có chứa hình chữ nhật như xe bus, ngôi nhà, thân cây. Giáo viên cũng có thể tạo ra những hình có chứa hình chữ nhật. - Giáo viên có thể tham khảo trang web: www.clker.com để có được những hình ảnh cần tìm. - Khi đã có hình ảnh, giáo viên dựa vào nội dung của cuốn sách để tiến hành đục lỗ trống- tạo khung (hình dạng theo chủ điểm của cuốn sách) trên hình. Số lượng khung phù hợp với khả năng của trẻ. Trang hình ảnh này được đánh số là trang thứ 2. - Tiếp theo, giáo viên dùng giấy trơn (plastic hay decal) tạo trang 1. Giáo viên đục lỗ để tạo khung trên trang thứ nhất sao cho trùng khít với phần đục của trang hình ảnh. - Kế tiếp, giáo viên dùng một tờ giấy trắng lót sau tờ hình ảnh. Bấm tờ hình ảnh và tờ giấy trắng lại với nhau. - Cuối cùng, dùng đồ bấm lỗ đục tờ 1-2 và xếp thành một cặp đóng vào bìa đựng hồ sơ. 3.2.5. Cách sử dụng sách - Giáo viên cho trẻ dùng viết màu tô vào phần khung của trang thứ 1. - Sau khi trẻ tô kín phần khung, giáo viên lật sang trang thứ 2 cho trẻ xem sản phẩm có phần trẻ mới tô kín. - Khi trẻ không hoàn thành, giáo viên thay tờ giấy trắng lót sau trang 2 để trẻ tô lại hoặc để trẻ khác sử dụng. - Sau khi trẻ tô màu xong, giáo viên cho trẻ xem sản phẩm là bức tranh hoàn chỉnh có sự đóng góp của trẻ trong việc tô màu. 3.3. Kết quả khảo sát 3.3.1. Quy trình khảo sát Việc xây dựng phiếu khảo sát thăm dò ý kiến giáo viên về hoạt động tạo hình và khả năng ứng dụng đề tài nghiên cứu này vào hoạt động tạo hình. Qua việc khảo sát nhóm nghiên cứu cũng tiếp nhận những ý kiến đóng góp của giáo viên chuyên biệt để đề tài thiết thực hơn Đối tượng khảo sát: hiệu phó chuyên môn và giáo viên trường chuyên biệt Quận 10; Trường chuyên biệt Bim Bim ƒ Số lượng phiếu phát và thu: 20 ƒ Thời gian thực hiện: từ 06/4/2011 đến 7/4/2011 3.3.2 Kết quả ý kiến thu được sau khảo sát Sau khi xử lý số liệu từ việc khảo sát ý kiến giáo viên chuyên biệt về sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT tuổi mầm non cho chúng tôi những kết quả sau: Năm học 2010 – 2011 207 95 20 95 70 75 5 80 5 30 100 25 Vận động tinh vận động thô nhận thức trí nhớ không phát triển tình cảm thẩm mỹ Đồng ý Không đồng ý • Ý kiến giáo viên về hoạt động tạo hình của trẻ CPTTT Sau khi tham khảo ý kiến giáo viên, hình thức tô màu được sử dụng phổ biến trong tất cả các khối lớp: có 85% giáo viên cho trẻ tô màu trong hoạt động tạo hình. Các hoạt động tạo hình khác như khi đó như cắt dán có tỉ lệ 45%, xé dán 55% giáo viên sử dụng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tạo hình. Đa số giáo viên nói rằng trẻ gặp nhiều khó khăn trong vận động tinh như cầm, nắm bút. Bên cạnh đó trẻ cũng gặp khó khăn trong việc phối hợp tay - mắt, nhận biết các hình dạng, không xác định được các giới hạn. Biểu đồ sau cho thấy tỉ lệ trẻ gặp khó khăn trong hoạt động tạo hình (Hình 1). Hình 1. Mức độ khó khăn của trẻ CPTTT trong hoạt động tạo hình Hình 2. Ý kiến về sự phát triển của trẻ khi sử dụng sách tạo hình • Ý kiến giáo viên về đề tài xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT Trong quá trình tham khảo ý kiến giáo viên, chúng tôi có đưa 3 quyển sách mẫu 10% 80% 10% Rất khó khăn Khó khăn Không khó khăn Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 208 để giáo viên tham khảo. Sau đó, chúng tôi thu được những kết quả sau từ ý kiến giáo viên. Hình 2 cho thấy ý kiến của giáo viên về khả năng phát triển một số lĩnh vực của trẻ khi sử dụng Sách tạo hình này. Trong đó, khả năng phát triển vận động tinh và nhận thức cho trẻ khi sử dụng sách này chiếm từ 95-100%. Hình 3 cho thấy khả năng tích hợp các môn vào sách tạo hình. Số liệu thống kê cho thấy, khả năng tích hợp các môn học như làm quen với Toán và Tìm hiểu môi trường xung quanh chiếm trên 90%. Ngoài ra có giáo viên có cho rằng có thể tích hợp môn Kể truyện trong sách tạo hình này. Không có giáo viên nói không tích hợp được môn học vào sách tạo hình. 0 20 40 60 80 100 120 Làm quen với Toán Tìm hiểu môi trường xung quanh Không tích hợp được Ý kiến khác Đồng ý Không đồng ý Hình 3. Khả năng tích hợp các môn học trong tiết tạo hình Sau khi cho giáo viên xem tham khảo sách tạo hình chúng tôi thực hiện, 100% giáo viên cho rằng sách tạo hình này có thể ứng dụng được vào trong dạy học trẻ CPTTT tuổi mầm non. 4. Kết luận Trong việc giáo dục trẻ khuyết gặp nhiều khó khăn hiện nay, có những khó khăn khách quan như thiếu phương tiện hỗ trợ trẻ, cũng như những khó khăn chủ quan như những khiếm khuyết vận động và trí tuệ của trẻ CPTTT. Việc tìm ra những phương tiện hỗ trợ trẻ để phát triển về vận động và nhận thức phù hợp với trẻ là điều cần thiết. Với quan điểm dạy học tích hợp hiện nay, sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT có khả năng tích hợp các môn học vào hoạt động tạo hình cao. Qua quá trình khảo sát tham khảo ý kiến giáo viên tại trường chuyên biệt, chúng tôi nhận được nhiều sự ủng hộ, đóng góp ý kiến cho việc tìm ra cách thức xây dựng sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT. Việc tìm ra cách xây dựng Sách tạo hình dành cho trẻ CPTTT là điều cần thiết. Giáo viên có thể tham khảo đề tài và tự xây dựng những bộ sách tạo hình có nội dung Năm học 2010 – 2011 209 phù hợp với đặc điểm của trẻ mà giáo viên đang phụ trách. Sách tạo hình có thể trở thành một phương tiện hỗ trợ trẻ học thông qua hoạt động tạo hình. Từ đó, trẻ được phát triển được các kỹ năng vận động, phát triển nhận thức, trí nhớ và tình cảm thẩm mỹ. Trong quá trình tìm ra cách xây dựng sách tạo hình, chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ những phụ huynh, giáo viên để có thể có cách xây dựng sách tạo hình tốt nhất, đem lại lợi ích giáo dục cho trẻ CPTTT cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Bảo Châu (2008), Phương pháp hỗ trợ trẻ chậm phát triển trí tuệ, Khoa Giáo Dục đặc biệt, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 2. Lê Thị Minh Hà (2007), Tâm lí học phát triển, khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 3. Moira Pieterse and Robin Treloar (1998), Từng bước nhỏ một, Đại học Mac Quarie, Sydney. 4. Lê Minh Thanh, Tạ Thị Mỹ Đức (2010), Giáo án mầm non - hoạt động tạo hình, Nxb Hà Nội. 5. Trần Thị Lệ Thu (2003), Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị kim Thoa, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Thị Xuyên (2008), Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ, Bộ Y tế. 8. Website: www.clker.com; www.mamnon.com; www.webtretho.com.
Tài liệu liên quan