Xây dựng tình huống

Trong cuộc thi tìm kiếm người m ẫu Việt Nam Viet Nam Next Top Model có một thử thách mà các người mẫu phải vượt qua đó là “ Chiến thắng sự sợ hãi ”. Đây là một buổi chụp hình với một loài vật hoang dã. Đó là con hổ. Công ty A là trưởng ban tổ chức cuộc thi này đã thuê một con hổ của rạp xiếc B bằng hợp đồng. Ngày 9/3/2011, buổi chụp hình diễn ra và các thí sinh lần lượt thực hiện phần thi của mình. Đến lượt thí sinh Hoàng C – nhân viên công ty D, khi C thực hiện kiểu ảnh ngồi quỳ gối và đặt tay lên mình con hổ thì bất ngờ con hổ quay ngoắt lại, chồm lên và ngoạ m vào đùi trái của C. Ngay sau đó đội bảo vệ đã bắt lại được con hổ. C được đưa vào bệnh viện chữa trị. Tổng số tiền điều trị là 30.000.000 đồng bao gồm tiền khám, tiền viện phí, tiền thuốc để điều trị, chi phí chiếu, chụp X-quang, thẩm mỹ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra chị C còn phải thuê người giúp việc trong 1 tháng do không thể đi lại được và chị phải nghỉ làm 2 tháng để hồi phục sức khỏe.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Xây dựng tình huống 2 Xây dựng tình huống Trong cuộc thi tìm kiếm người mẫu Việt Nam Viet Nam Next Top Model có một thử thách mà các người mẫu phải vượt qua đó là “ Chiến thắng sự sợ hãi ”. Đây là một buổi chụp hình với một loài vật hoang dã. Đó là con hổ. Công ty A là trưởng ban tổ chức cuộc thi này đã thuê một con hổ của rạp xiếc B bằng hợp đồng. Ngày 9/3/2011, buổi chụp hình diễn ra và các thí sinh lần lượt thực hiện phần thi của mình. Đến lượt thí sinh Hoàng C – nhân viên công ty D, khi C thực hiện kiểu ảnh ngồi quỳ gối và đặt tay lên mình con hổ thì bất ngờ con hổ quay ngoắt lại, chồm lên và ngoạm vào đùi trái của C. Ngay sau đó đội bảo vệ đã bắt lại được con hổ. C được đưa vào bệnh viện chữa trị. Tổng số tiền điều trị là 30.000.000 đồng bao gồm tiền khám, tiền viện phí, tiền thuốc để điều trị, chi phí chiếu, chụp X- quang, thẩm mỹ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra chị C còn phải thuê người giúp việc trong 1 tháng do không thể đi lại được và chị phải nghỉ làm 2 tháng để hồi phục sức khỏe. 1. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống trên. Tình huống trên xuất hiện hai quan hệ pháp luật, đó là: - Quan hệ hợp đồng thuê tài sản giữa công ty A và rạp xiếc B. - Quan hệ bồi thường thiệt hại giữa người bồi thường với người nhận bồi thường. 2.1. Quan hệ pháp luật thứ nhất: Công ty A đã kí hợp đồng thuê con hổ với rạp xiếc B theo quy định tại Điều 480 BLDS. Như vậy, nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo một giao dịch dân sự là hợp đồng thuê tài sản. 2.2. Quan hệ pháp luật thứ hai: quan hệ bồi thường thiệt hại. Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, (), thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, to lớn, rất dữ, có thể làm hại người và bao gồm cả những gồm loài vật khác mà hoạt động của chúng 3 luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại con người không thể hoàn toàn kiểm soát được. Do vậy, trong tình huống trên hổ là thú dữ và là nguồn nguy hiểm cao độ. Trách nhiệm bồi thường chỉ xảy ra khi có các điều kiện sau:  Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ. Nguồn nguy hiểm cao độ trong tình huống trên là con hổ. thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Ở đây, chính con hổ còn sống là người làm C bị thương chứ không phải do tác động của ai khác, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người.  Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho họ. Trong tình huống trên, C là người mẫu tham gia cuộc thi, là người bị thiệt hại và là người không có quan hệ lao động đối với công ty A. Do vậy, C đương nhiên sẽ được bồi thường.  Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Ở đây, thương tích ở đùi trái của C kết quả của hành động ngoạm của con hổ.  Lỗi: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt. Trách nhiệm không cần yếu tố lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Theo Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ 4 gây ra, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp trên, rạp xiếc B là chủ sở hữu con hổ đã chuyển giao con hổ cho công ty A theo hợp đồng thuê tài sản. Như vậy, rạp xiếc B đã giao cho công ty A chiếm hữu, sử dụng con hổ nên trong trường hợp con hổ gây thiệt hại thì công ty A phải có trách nhiệm bồi thường. 4. Mức độ bồi thường thiệt hại Theo quy định tại Điều 609 BLDS về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì mức độ bồi thường của công ty A cho chị C được xác định như sau : - Về Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại theo điểm a khoản 1 Điều 609, công ty A phải bồi thường chi phí điều trị thương tật hết 30 triệu đồng cho chị C. - Về Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại theo điểm b khoản 1 Điều 609 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: Do chị C trước khi bị hổ vồ thì có thể đi làm và có thu nhập nhưng sau khi sức khỏe bị xâm phạm thì thu nhập đó tạm thời không thu được nữa nên khi xác định được thu nhập thực tế trong 2 tháng không thể đi làm của chị C, công ty A cũng có trách nhiệm bồi thường phần thu nhập này. - Về Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị theo điểm c khoản 1 Điều 609, chị C đã phải thuê người giúp việc trong vòng 1 tháng tức là trong thời gian chị điều trị để phục hồi sức khỏe, công ty A có trách nhiệm bồi thường về tiền lương cho người giúp việc cho chị C. - Ngoài ra, công ty A còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà chị C phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. 2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010. 3. Bộ luật dân sự năm 2005. 4. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 5. TS. Vũ Thị Hải Yến, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 6. TS. Trần Thị Huệ, TS. Vũ Thị Hải Yến, ThS. Vũ T. Hồng Yến, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008. 7.