Xây dựng từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (Khuyết tật trí tuệ)

1. Đặt vấn đề Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có khoảng 400.000 trẻ khuyết tật trí tuệ(1) và 150 cơ sở giáo dục chuyên biệt (GDCB) cho đối tượng này. Trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) chiếm số lượng nhiều nhất trong ba loại tật (khiếm thị, khiếm thính và khuyết tật trí tuệ). Trong ba ngành của GDCB (giáo dục trẻ khiếm thị, giáo dục trẻ khiếm thính và giáo dục trẻ KTTT) thì giáo dục trẻ KTTT là ngành đặc biệt nhất, nan giải nhất. Bởi ở đấy mỗi học sinh là một cá thể - một đối tượng giáo dục cực kì riêng biệt (2). Việc xây dựng chương trình, tài liệu GDCB cho trẻ KTTT, vì thế mà được ví là bài toán hóc búa nhất về tất cả mọi phương diện: mục tiêu, phạm vi, cấu trúc; chuẩn kiến thức, kĩ năng; phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục,. Trẻ khuyết tật ở thể nhẹ thường được học ở các lớp hoà nhập với trẻ bình thường. Những trẻ học tiểu học ở trường giáo dục chuyên biệt cũng được học theo chương trình và tài liệu được xây dựng từ chương trình và tài liệu dạy học tiểu học cho trẻ bình thường. Quan điểm tất cả trẻ em đều phải trải qua các bước phát triển như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ và cách thức là một quan điểm không chỉ có tính nhân văn mà còn có cơ sở khoa học – nhiều nghiên cứu về giáo dục chuyên biệt đã chỉ rõ điều này(3).

pdf15 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (Khuyết tật trí tuệ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2008 – 2009 60 XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN ĐIỆN TỬ TỪ NGỮ GIÁO KHOA LỚP 1 (KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ) Huỳnh Nguyễn Thuỳ Dung Đỗ Minh Luân SV năm 4, Khoa GDTH GV HD: TS. Nguyễn Thị Ly Kha 1. Đặt vấn đề Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có khoảng 400.000 trẻ khuyết tật trí tuệ(1) và 150 cơ sở giáo dục chuyên biệt (GDCB) cho đối tượng này. Trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) chiếm số lượng nhiều nhất trong ba loại tật (khiếm thị, khiếm thính và khuyết tật trí tuệ). Trong ba ngành của GDCB (giáo dục trẻ khiếm thị, giáo dục trẻ khiếm thính và giáo dục trẻ KTTT) thì giáo dục trẻ KTTT là ngành đặc biệt nhất, nan giải nhất. Bởi ở đấy mỗi học sinh là một cá thể - một đối tượng giáo dục cực kì riêng biệt (2). Việc xây dựng chương trình, tài liệu GDCB cho trẻ KTTT, vì thế mà được ví là bài toán hóc búa nhất về tất cả mọi phương diện: mục tiêu, phạm vi, cấu trúc; chuẩn kiến thức, kĩ năng; phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục,... Trẻ khuyết tật ở thể nhẹ thường được học ở các lớp hoà nhập với trẻ bình thường. Những trẻ học tiểu học ở trường giáo dục chuyên biệt cũng được học theo chương trình và tài liệu được xây dựng từ chương trình và tài liệu dạy học tiểu học cho trẻ bình thường. Quan điểm tất cả trẻ em đều phải trải qua các bước phát triển như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ và cách thức là một quan điểm không chỉ có tính nhân văn mà còn có cơ sở khoa học – nhiều nghiên cứu về giáo dục chuyên biệt đã chỉ rõ điều này(3). Phương tiện trực quan trong dạy học tiểu học, nhất là dạy học cho trẻ KTTT lại càng quan trọng. Sách giáo khoa (SGK) tiểu học, nhất là cuốn Học vần, kênh hình được chú trọng. Tuy nhiên do bị bó hẹp bởi giới hạn ngặt nghèo về dung lượng trang nên kênh hình vẫn còn không ít khiếm khuyết. Chẳng hạn, với từ (1) Theo TS. Lê Văn Tạc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục chuyên biệt, cách gọi cũ thường dùng trước đây là chậm phát triển trí tuệ, còn khuyết tật trí tuệ là thuật ngữ mới. Trên các văn bản về giáo dục chuyên biệt của Việt Nam hiện nay đều dùng thuật ngữ này vì tính hệ thống và tính chuẩn xác (khuyết tật thị giác, khuyết tật thính giác,...). (xem Báo cáo Về xây dựng chương trình Giáo dục chuyên biệt, TS. Lê Văn Tạc, Hội nghị Xây dựng chương trình Giáo dục chuyên biệt, Cần Thơ, 24-26/11/2008). (2) Báo cáo Về xây dựng chương trình Giáo dục chuyên biệt, tlđd. (3) Báo cáo Về xây dựng chương trình Giáo dục chuyên biệt, tlđd; Các bài giảng về giáo dục chuyên biệt của ĐHSP HN, nguồn VNSpeechTherapy.com. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 61 đồng âm, SGK chỉ có thể minh hoạ sự vật, ví dụ với từ bò (danh từ / động từ), thì SGK chỉ đưa hình ảnh con bò mà không có hình ảnh diễn tả hành động bò. Hoặc với các động từ như từ hát, hay từ chào,... SGK chỉ có thể miêu tả một “lát cắt” của hành động hát, hành động chào, đấy là hình ảnh tĩnh, ở một thời khắc mà không thể giới thiệu âm thanh, động tác,.... Ngoài ra, có không ít từ ngữ không có hình ảnh minh hoạ, ví dụ các từ ngữ như ngăn nắp, bập bênh, tốp ca, bánh xốp, lợp nhà,... Các từ ngữ ứng dụng trong sách Học vần và sách Tiếng Việt 1, tập 2 đều không có hình ảnh minh hoạ. Sách Toán 1, Tự nhiên - xã hội 1, Vở bài tập Đạo đức 1, có hình ảnh nhưng không nhiều. Để chuẩn bị một bài dạy cho học sinh (HS) lớp 1 KTTT ở lớp hoà nhập và lớp chuyên biệt nhiều khi GV phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm phương tiện mà vẫn không hiệu quả. Mặt khác, do chỉ số IQ của trẻ KTTT không như trẻ bình thường, đồng thời giáo dục kỹ năng sống được coi là trọng tâm của GDCB, nên việc lựa chọn những từ ngữ nào từ từ ngữ mà SGK các bộ môn cung cấp cho HS bình thường để đảm bảo chuẩn tối thiểu cho trẻ KTTT là một công việc không đơn giản và tốn thời gian(1). Vì vậy, tìm hiểu và xây dựng một cuốn Từ điển điện tử giải nghĩa từ ngữ giáo khoa lớp 1 (khuyết tật trí tuệ) để làm phương tiện giúp GV, phụ huynh HS có thêm một công cụ hữu hiệu trong dạy học, giúp HS có thêm một phương tiện tiện ích để học tập là một việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên; đồng thời, với mong muốn góp phần cho nguồn tài nguyên dạy học cho trẻ KTTT thêm phong phú và thuận lợi, chúng tôi chọn đề tài: Xây dựng Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (khuyết tật trí tuệ). Do tầm quan trọng của dạy học ở lớp đầu tiểu học, nên có không ít công trình bàn về phương pháp, phương tiện dạy học. Bên cạnh những công trình có tính lí luận về phương pháp dạy học,... có không ít từ điển phục vụ cho dạy học ở tiểu học, như Từ điển Tiếng Việt, Từ điển từ công cụ, Từ điển sách giáo khoa, Từ điển tranh và ảnh các loài cây, các loài con, Gần đây, phương tiện điện tử phục vụ cho dạy học ở lớp 1, có các tài liệu như Gugu học Tiếng Việt 1, Gugu học Toán 1 của Công ty Infoword; Cùng học Toán 1 của công ty Công nghệ Tin học và Nhà trường School@net; Em học Toán 1 của Echip.com; Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học Học vần của Ngô Duy Phúc và Nguyễn Hoàng Phương Trâm (ĐHSP TP HCM 2007), Từ điển điện tử từ ngữ khó Tiếng Việt 2 và từ ngữ giáo khoa Tự nhiên - xã hội 1, 2, 3 của Phạm Hải Lê và Đỗ Minh Luân (ĐHSP TP HCM 2008). Tuy nhiên, do đối tượng hướng tới là HS bình thường, và do (1) Về xây dựng bảng từ ngữ cơ bản cho trẻ chậm phát triển trí tuệ học lớp 1 hoà nhập của Phạm Hải Lê và Nguyễn Thị Ly Kha 2008 (tài liệu chưa công bố). Năm học 2008 – 2009 62 phạm vi giới hạn của môn học, nên các công trình trên là những phương tiện tiện ích cho dạy học trẻ bình thường khi học môn Học vần, Tiếng Việt, Toán và Tự nhiên - xã hội. Các tài liệu trên, nhất là công trình Từ điển điện tử là tài liệu bổ ích vừa gợi hướng vừa làm cơ sở giúp chúng tôi tìm hiểu và xây dựng từ điển điện tử cho HS KTTT học lớp 1 hoà nhập và chuyên biệt. Đề tài xây dựng từ điển điện tử cho HS KTTT học lớp 1 là sự kế tục và phát triển công trình Từ điển điện tử từ ngữ khó Tiếng Việt 2 và từ ngữ giáo khoa Tự nhiên - xã hội 1, 2, 3 của nhóm chúng tôi. Xây dựng Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (khuyết tật trí tuệ), chúng tôi nhằm mục đích giúp GV, phụ huynh HS lớp 1 khuyết tật trí tuệ có thêm một phương tiện tiện ích trong dạy học cho trẻ khuyết tập trí tuệ học chương trình lớp 1. Danh sách từ ngữ(1) cùng phần giải nghĩa kèm hình ảnh, phim, âm thanh minh họa cho những từ ngữ cơ bản sẽ giúp GV, phụ huynh HS giúp cho trẻ KTTT tiếp thu bài một cách hiệu quả hơn, đồng thời sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức khi giảng dạy. Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê từ ngữ, tìm tần số và độ phần bố của từ ngữ trong SGK các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - xã hội, Đạo đức lớp 1, lập danh sách từ ngữ cơ bản, giải nghĩa kèm hình ảnh động và tĩnh minh họa cho các từ ngữ cơ bản; lập trình để xây dựng một phần mềm là cơ sở dữ liệu và từ điển điện tử chứa được hình ảnh tĩnh và hình ảnh động kèm âm thanh. Các nhóm phương pháp: Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu về mối quan hệ giữa việc hiểu nghĩa từ và tiếp nhận văn bản, thống kê từ ngữ, tìm tần số và độ phần bố của từ ngữ, tìm hiểu về các loại từ điển, cách thức xây dựng từ điển; Điều tra, phỏng vấn, thống kê, phân loại, phân tích các số liệu thu thập; Thực hành xâm nhập đối tượng và tạo nguồn như chụp ảnh, quay phim, khai thác tư liệu từ Internet để xây dựng thư viện hình ảnh tĩnh và động cho các nội dung hữu quan; Lập trình hướng đối tượng trên cơ sở ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net; Thử nghiệm và thẩm định sản phẩm,... đã được chúng tôi sử dụng để xây dựng phần mềm Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (khuyết tật trí tuệ). 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài (1) Danh sách từ ngữ đưa vào từ điển này của chúng tôi được dựa trên những nghiên cứu về Tần số và độ phân bố của từ ngữ trong sách giáo khoa lớp 1 hiện hành, Về xây dựng bảng từ ngữ cơ bản cho trẻ chậm phát triển trí tuệ học lớp 1 hoà nhập, Danh sách từ ngữ cơ bản cho trẻ khuyết tật trí tuệ học lớp 1 của Phạm Hải Lê và Nguyễn Thị Ly Kha 2008 (tài liệu chưa công bố). Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 63 Để giúp cho việc xây dựng từ điển có hiệu quả, chúng tôi căn cứ vào những tiền đề lí luận về từ ngữ trong sách giáo khoa bộ môn, nghĩa của từ, việc hiểu nghĩa từ; căn cứ vào thực tiễn giảng dạy ở tiểu học và nhu cầu của GV dạy trường chuyên biệt và GV dạy các lớp hoà nhập về tài liệu, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học các bộ môn cho HS lớp 1 KTTT. 2.1. Từ và ngữ cố định Là những đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Từ đơn vị từ, đơn vị giao tiếp cơ sở là câu được tạo thành. “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt, và nhỏ nhất để tạo câu” (Đỗ Hữu Châu, 1983). Vd: chân, tay, ăn, uống, học sinh, cha mẹ, Ngữ cố định là tập hợp gồm từ 2 từ trở lên, có kết cấu chặt chẽ, có nghĩa mang tính tổng hoà. Vd: vô tuyến truyền hình, tập thể dục Để lập danh sách từ ngữ giáo khoa, chúng tôi chọn quan niệm: từ ngữ giáo khoa là từ hoặc ngữ cố định trong sách giáo khoa với tư cách là từ ngữ cung cấp khái niệm về các đối tượng thông thường để HS hiểu được môi trường tự nhiên, xã hội quanh mình. Vd: cây cối, nước, sông, biển; cha mẹ, thầy cô, trường học, ăn, uống, học tập;... 2.2. Vốn từ ngữ của trẻ KTTT Thường rất hạn chế, việc nắm từ ngữ của trẻ thiên về tính cụ thể rời rạc. Việc giúp trẻ hiểu từ, mở rộng vốn từ cho trẻ KTTT có những nan giải gấp bội phần so với trẻ bình thường. Vì vậy, với trẻ KTTT thì phương tiện trực quan lại càng là tài liệu cần thiết và rất hữu ích giúp trẻ mở rộng và củng cố vốn từ. Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu ý kiến của GV dạy lớp 1 KTTT ở các lớp hoà nhập ở Thành phố Hồ Chí Minh và GV dạy ở các trường giáo dục chuyên biệt ở các tỉnh phía Nam, chúng tôi thu được kết quả: Bảng 1: Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về nội dung Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (khuyết tật trí tuệ) Mức độ đánh giá Nội dung Số lượng ý kiến Tỉ lệ % Để giúp HS hiểu Giải nghĩa từ 39 84.78 Năm học 2008 – 2009 64 Hướng dẫn đọc 7 15.22 Đọc mẫu 0 0 đúng nội dung bài Dùng câu hỏi tìm hiểu bài 0 0 SGK giải thích chưa đủ rõ 23 50 Nhiều từ chưa được giải thích 17 36.96 Không có từ điển 6 13.04 Những khó khăn khi giải nghĩa từ ngữ cho HS Thiếu thời gian 0 0 Thường xuyên 16 34.78 Không thường xuyên 30 65.22 Rất ít khi 0 0 Sử dụng thêm tư liệu để giải nghĩa từ cho HS Không sử dụng 0 0 SGK 35 76.07 Sách GV 10 21.74 Từ điển Bách khoa, Từ điển tiếng Việt 1 2.17 Sách thiết kế bài dạy 0 0 Từ điển SGK tiểu học 0 0 Tư liệu để giúp Thầy/Cô giải nghĩa từ cho HS tốt nhất hiện có là Khác 0 0 Rất cần 41 89.13 Cần 5 10.87 Việc xây dựng bổ sung thêm nguồn tư liệu Không cần 0 0 Rất cần 42 91.30 Cần 4 8.70 Việc cung cấp Từ điển kèm hình ảnh và phim minh hoạ Không cần 0 0 Kết quả thống kê ở bảng 1 cho thấy hầu hết GV cho rằng giải nghĩa từ, ngữ là biện pháp quan trọng nhất và họ thường sử dụng để giúp HS hiểu được nội dung bài. Và số GV cho rằng họ gặp khó khăn do số từ ngữ được giải nghĩa mà sách cung cấp chưa đủ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất so với những trường hợp còn lại. Tuyệt đại bộ phận GV chỉ dùng SGK, số dùng Từ điển Bách khoa, Từ điển tiếng Việt, rất ít. Đồng thời kết quả thống kê ở bảng trên cũng cho thấy trên 90% số GV được hỏi cho rằng họ rất cần xây dựng bổ sung thêm tư liệu – dạng tư liệu giải nghĩa từ ngữ kèm hình ảnh, âm thanh minh hoạ. Tiến hành phỏng vấn 12 phụ huynh học sinh KTTT học lớp 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi được biết các bậc phụ huynh rất muốn chỉ dẫn thêm cho Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 65 con nhưng họ không biết lựa chọn nội dung và thiếu phương tiện hỗ trợ. Tất cả phụ huynh mà chúng tôi được dịp trao đổi đều cho rằng một từ điển điển tử giải nghĩa từ ngữ giáo khoa bằng hình ảnh động và tĩnh kèm âm thanh minh hoạ là “vô cùng cần thiết” và “vô cùng hữu ích” đối với họ và con cái họ. 3. Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 khuyết tật trí tuệ 3.1. Kỹ thuật xây dựng phần mềm 3.1.1. Các phần mềm được sử dụng Microsoft Visual Basic 2005 là một phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft Visual Studio 2005 bao gồm nhiều chương trình lập trình như: Microsoft Visual Basic 2005, Microsoft Visual C# 2005, Microsoft Visual J# 2005 Phần "Visual" đề cập đến phương pháp được sử dụng để tạo giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface hay viết tắc là GUI). Phần "Basic" đề cập đến ngôn ngữ BASIC (Beginners All-Purpose Symbolic Instruction Code), một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, được chế ra cho các khoa học gia dùng. Hiện nay "Basic" chứa đến hàng trăm câu lệnh (commands), hàm (functions) và từ khóa (keywords). Ngoài ra, Visual Basic còn hỗ trợ hàng trăm ActiveX Control để hỗ trợ cho việc lập trình các phần mềm phức tạp, nhiều chức năng. Cửa sổ thiết kế giao diện Cửa sổ viết mã chương trình Để phần mềm có thể chạy được khi sử người sử dụng click vào từng đối tượng (control) trong phần mềm, mỗi một đối tượng đều được lập trình với những dòng mã khác nhau. Tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm mà một phần mềm có thể lên đến hàng nghìn dòng viết mã. Người lập trình có thể gọi và sử dụng các hàm, thủ tục sự kiện có sẵn trong Visual Basic hoặc có thể tự tạo ra hàm (Function) hoặc thủ tục sự kiện (Sub) hay các đối tượng của riêng mình (User Control) bằng cách tạo ra các phân trình Năm học 2008 – 2009 66 chuẩn (Module) hay phân trình lớp (Class Module). Microsoft Office Access là một phần trong bộ phần mềm Microsoft Office nổi tiếng của hãng Microsoft. Trên cơ sở cấu trúc dữ liệu quan hệ, MS Access cung cấp cho người dùng giao diện thân thiện cũng như các thao tác đơn giản, trực quan nhất trong việc xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu cũng như xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Cửa sổ thiết kế bảng dữ liệu Cửa sổ nhập liệu cho các bảng dữ liệu 3.1.2. Các kỹ thuật xây dựng phần mềm Chúng tôi sử dụng phương pháp lập trình hướng đối tượng OPP (Object - Oriented Programming) của Microsoft Visual Studio 2005 vì nó có nhiều lợi thế hơn những phương pháp lập trình khác như: chứa một số lớn các đối tượng hay phân trình có thể tái sử dụng, có ít lỗi hơn, dễ dàng duy trì và cải tiến hơn. Đây là kỹ thuật lập trình xuyên suốt chương trình Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 khuyết tật trí tuệ. Các bước lập trình, gồm 3 bước chính như sau: Bước 1: Lên kế hoạch tạo phần mềm. Ở bước đầu tiên này, chúng tôi xác định mục đích và đối tượng sử dụng phần mềm: tạo ra một công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV, phụ huynh HS dạy học trẻ lớp 1 KTTT. Đồng thời, chúng tôi phác hoạ cấu trúc phần mềm, giao diện, và các phương án viết mã cho các bước lập trình. Bước 2: Tạo dựng phần mềm gồm các công việc: – Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm: Phân loại và thống kê kênh hình trong SGK Tiếng Việt 1 (tập 1 & 2); Sưu tầm các phim ảnh, âm nhạc trên Internet. (yêu cầu các phim, nhạc này phải phù hợp với nội dung của SGK, phản Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 67 ánh đúng được tri thức cần dạy); Quay phim và thu âm các sự vật, sự việc, hiện tượng, để làm tư liệu minh họa cho các nội dung; Xử lý phim ảnh và âm thanh bằng phần mềm Windows Movie Maker, jetAudio; Giải nghĩa từ ngữ và sử dụng phần mềm Microsoft Office 2003 để xử lý và nhập dữ liệu. – Tạo dựng giao diện người sử dụng phần mềm: Bao gồm 1 form mẹ, 3 form con. – Thiết kế và xây dựng các nút lệnh: viết mã chương trình cho từng nút lệanh để người sử dụng phần mềm tiện sử dụng. – Xử lý hình nền: sử dụng phần mềm Photoshop để xử lý. – Thiết lập thuộc tính: bố trí các control vào vị trí cho phù hợp, thiết lập thuộc tính cho các control trong phần mềm như: font chữ, màu sắc các văn bản, chèn hình ảnh vào đối tượng của từng form, các nút lệnh được viết mã để thực hiện trực tiếp các tác vụ cụ thể. – Viết mã cho phần mềm: Nghiên cứu thư viện mã nguồn để tự tạo các hàm và thủ tục sự kiện ứng với từng đối tượng, thử nghiệm các dòng mã với những điều kiện khác nhau. Thay đổi trật tự thực hiện các lệnh, mã để xem có phát sinh lỗi khi chạy phần mềm trên máy tính khác hay không. Nghiên cứu những vấn đề phát sinh khi viết mã cho phần mềm để tìm ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm tối ưu hóa phần mềm. Bước 3: Hoàn chỉnh và thử nghiệm phần mềm Hoàn chỉnh nội dung lẫn hình thức thể hiện của từ điển. Thử nghiệm phần mềm: cho phần mềm chạy trên nhiều máy tính khác nhau để xem nó có hoạt động tốt hay không. Sau đó, tiến hành điều chỉnh để xử lý các lỗi phần mềm ngoài ý muốn. 3.1.3. Kỹ thuật lưu trữ dữ liệu Chúng tôi dùng phương pháp lưu trữ trực tiếp từ phần mềm lên phần cơ sở dữ liệu của Microsoft Office Access 2003 mà không thông qua một chương trình nào khác. Việc này dễ dàng cho người sử dụng vì không phải quan tâm đến việc lưu trữ và bảo mật nội dung. Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu: Bước 1: Mô tả các công việc lưu trữ dữ liệu: Mô tả các bảng dữ liệu thông qua việc vẽ sơ đồ và các lưu đồ luồng ra vào của thông tin; Mô tả các lệnh thực thi khi có yêu cầu của người dùng; Mô tả toàn bộ liên kết trên các bảng và chọn Năm học 2008 – 2009 68 khóa chính cho từng bảng. Bước 2: Tiến hành xây dựng bảng: Xây dựng các bảng dựa theo mô tả kể trên; Thiết lập các liên kết thực trên các bảng và chọn khóa; Viết các câu lệnh xuất nhập dữ liệu theo mô tả luồng ra vào. Bước 3: Kiểm tra hoạt động của cơ sở dữ liệu: Nạp dữ liệu bằng tay thông qua “Cửa sổ nhập liệu” và bằng máy thông qua việc “Thêm từ” trong chương trình. Kiểm tra lại các dữ liệu trực tiếp trên các bảng để xem có sai sót thì sửa chữa lại cấu trúc của cơ sở dữ liệu. 3.1.4. Kỹ thuật mới được áp dụng trong chương trình Chương trình của phần mềm Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ) được thừa kế từ chương trình “Từ điển điện tử từ ngữ Tiếng việt 2 & từ ngữ giáo khoa Tự nhiên - xã hội 1, 2, 3”. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã phát triển thêm một bước lớn: đó là chúng tôi đã “nhúng” chương trình “Xem phim và nghe nhạc” vào chương trình làm cho chương càng thêm sinh động và có khả năng ứng dụng lớn. Việc “nhúng” vào chương trình “Từ điển từ ngữ khó Tiếng Việt 2 và từ ngữ giáo khoa Tự nhiên - xã hội 1, 2, 3” đã giúp chúng tôi khắc phục rất nhiều lỗi kỹ thuật khi cho hai chương trình hòa làm một vào nhau. Đồng thời, nó cũng giúp người viết chương trình xây dựng được phần mềm hoạt động tốt, tạo được một cuốn từ điển điện tử vừa phong phú về nội dung vừa hấp dẫn về mặt hình thức.  Giao diện chính Sau khi chọn từ điển muốn tra, giao diện chính được hiển thị. Giao diện này chứa đầy đủ các lựa chọn cho người sử dụng, các lựa chọn này ở dạng các nút lệnh: Thêm từ: khi người sử dụng nhấp chọn vào nút này, phần mềm sẽ kích hoạt giao diện thêm từ, dùng để thêm vào một từ mới. Sửa từ: khi người sử dụng nhấp chọn vào nút này, phần mềm sẽ kích hoạt giao diện sửa từ, dùng để chỉnh sửa một từ trong tự điển. Xóa từ: khi người sử dụng nhấp chọn vào nút này, phần mềm sẽ kích hoạt hộp thoại xóa từ, dùng để xóa đi một từ trong tự điển. Để tìm kiếm từ, người sử dụng có thể nhập từ cần tìm vào ô tra cứu hoặc chọn từ trên bảng danh mục từ. Phần trình bày sẽ hiển thị nội dung từ cần tra, gồm: Từ: được thể hiện bằng chữ màu đỏ, in đậm; Loại từ: được thể hiện bằng chữ màu xanh, in nghiêng; Nghĩa: được thể hiện bằng chữ màu đen, in thường; Phim minh họa. Ngoài ra, giao diện chính, từ điển còn có giao diện hiển thị phim, nhạc. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 69 Giao diện này được sử dụng rất đơn giản với những nút lệnh được thiết kế thân thiện với người dùng.  Giao diện thêm từ và sửa từ Sau khi chọn từ cần sửa chữa và nhấn nút “Thêm từ” hoặc nút “Sửa từ” trên giao diện chính,
Tài liệu liên quan