Xây dựng và củng cố khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)

Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương hướng tới mục tiêu thực hiện chính sách dân tộc và đặt công tác dân tộc trong mối quan hệ gắn bó với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chính sách dân tộc của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được đặt trong bối cảnh chung của quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong cả nước. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm củng cố, xây dựng khối đoàn kết các DTTS nói chung, Tây Nguyên nói riêng được thể hiện các các điểm cụ thể sau:

pdf19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và củng cố khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VNH3.TB2.188 XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2006) - KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM PGS.TS. Trương Minh Dục 1. Chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương hướng tới mục tiêu thực hiện chính sách dân tộc và đặt công tác dân tộc trong mối quan hệ gắn bó với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chính sách dân tộc của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được đặt trong bối cảnh chung của quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong cả nước. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm củng cố, xây dựng khối đoàn kết các DTTS nói chung, Tây Nguyên nói riêng được thể hiện các các điểm cụ thể sau: Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng; là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc, các dân tộc dù khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nhưng đều là “anh em một nhà”. Vì thế, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng miền núi, phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, củng cố HTCT ở Tây Nguyên, đào tạo cán bộ, nâng cao dân trí cho đồng bào các DTTS; nâng cao cảnh giác, chống lại các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc là những nội dung lớn để xây dựng khối đoàn kết các DTTS. Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta khẳng định, sự giúp đỡ, tương trợ của Đảng, Chính phủ và đồng bào đa số đối với đồng bào các DTTS nói chung, các DTTS Tây Nguyên nói riêng là nhất quán và lâu dài, nhằm từng bước đưa miền núi, vùng đồng bào các DTTS tiến kịp miền xuôi, thực hiện bình đẳng dân tộc trên mọi lĩnh vực. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và đồng bào đa số, đồng bào các DTTS phải không ngừng nổ lực phấn đấu vươn lên, tham gia tích cực, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Củng cố và tăng cường khối đoàn kết các DTTS Tây Nguyên ngày càng vững mạnh là một nhiệm vụ chiến lược vừa cơ bản và cấp bách hiện nay. - Về chính trị: Củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, trong đó ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người DTTS; động 2 viên và phát huy vai trò của mọi tầng lớp nhân dân trong đồng bào các DTTS trong việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội. - Về kinh tế - xã hội: Đầu tư cho các xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, còn gọi là xã đặc biệt khó khăn hay xã vùng III; các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên được giải quyết đất sản xuất, đất ở; thực hiện tốt chính sách ĐCĐC; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa, xoá hộ đói, xoá các xã đặc biệt khó khăn, giảm tỷ lệ hộ nghèo; góp phần củng cố an ninh quốc phòng. - Về văn hoá - giáo dục - y tế: Sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hoá các DTTS, có chính sách ưu tiên trong đào tạo, sử dụng con em DTTS. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, các trung tâm cụm xã, mở thêm các trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Phát triển mạng lưới y tế thôn bản nhằm chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các DTTS, từng bước đưa những tiến bộ của đời sống văn minh tinh thần đến với đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong các chương trình hành động của mình, Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, đề ra các kế hoạch cụ thể với những mục tiêu, bước đi thích hợp nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn địa phương mình, qua đó củng cố, xây dựng khối đoàn kết các DTTS tại địa phương, góp phần vào xây dựng khối đoàn kết các DTTS trên địa bàn Tây Nguyên. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quyết tâm cao độ của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Tây Nguyên hướng vào nhiệm vụ củng cố và tăng cường khối đoàn kết các DTTS ở Tây Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Những kết quả đạt được Trên cơ sở nắm vững các quan điểm, chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững sự ổn định về chính trị, đảm bảo về an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương, các đảng bộ Tây Nguyên đã lãnh đạo xây dựng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên một số lĩnh vực sau: 2.1. Tập trung hoàn thành công tác định canh định cư (ĐCĐC), ổn định và phát triển sản xuất, từng bước cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc Cuộc vận động ĐCĐC vùng đồng bào dân tộc nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng là một công tác cách mạng quan trọng để thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Quán triệt Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng, đảng bộ các đảng bộ Tây Nguyên đã gắn chặt cuộc vận động ĐCĐC với tổ chức lại sản 3 xuất, thực hiện giao đất giao rừng, phát triển ngành nghề, chăm lo công tác giáo dục y tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Việc đưa đồng bào dân tộc tại chỗ vào các nông, lâm trường; tổ chức thành các tổ đoàn kết sản xuất được quan tâm chú ý. Ngành lâm nghiệp các tỉnh thực hiện giao đất khoán rừng cho đồng bào dân tộc đạt kết quả tích cực trong việc chăm sóc rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, góp phần ổn định đời sống đồng bào các dân tộc. Trong 5 năm (2000-2005), ngân sách Nhà nước đã đầu tư hơn 195 tỷ đồng để thực hiện các dự án ĐCĐC vùng đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Trong đó, nguồn vốn Trung ương bố trí 42 tỷ đồng phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc các dự án ĐCĐC, còn lại là ngân sách của các tỉnh. Đến năm 2005, toàn vùng Tây Nguyên đã có 160.440 hộ với 913.185 nhân khẩu đã cơ bản hoàn thành ĐCĐC, chiếm 82,7% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc diện ĐCĐC; chiếm 71,3% tổng số hộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Tỉnh Kon Tum đạt 83% số hộ đồng bào dân tộc ĐCĐC; Gia Lai đạt 85%; Đắc Lắc đạt 76,8%; Lâm Đồng đã cơ bản hoàn thành công tác ĐCĐC. Trong đó có 51,5% số hộ đã ĐCĐC vững chắc; sản xuất và đời sống của đồng bào ĐCĐC có những mặt tiến bộ đáng kể, số hộ nghèo ngày càng giảm. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên, giữ vững sự ổn định về chính trị, đảm bảo về an ninh quốc phòng, làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch. 2.2. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS Phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta để từng bước thu hẹpû chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền hướng tới mục tiêu đoàn kết, bình đẳng dân tộc, thực hiện tiến bộ và công bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (ngày 18. 1 . 2002): Về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001- 2010 đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội miền núi, vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển, xoá dần những khác biệt để củng cố, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh. Thực chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản sau: Một là, những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội từng bước mang lại cho đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên những lợi ích thiết thực, tạo ra động lực vật chất và cơ sở quan trọng, góp phần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ngày càng bền chặt, lâu dài. 4 Thông qua Chương trình 135 và một số Chương trình lồng ghép khác, Đảng và Nhà nước đã đầu tư 163 xã và hàng trăm buôn đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên, với tổng kinh phí 750 tỷ đồng, tính trung bình đạt 2,5 tỷ đồng cho 1 xã, giúp các xã này xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng được 278 hạng mục giao thông nông thôn, 202 công trình thuỷ lợi, 141 công trình hạ thế điện, 345 trường học với 1.271 phòng học và một số công trình khác như: trung tâm cụm xã, chợ lồng, bến xe. Chương trình xoá đói giảm nghèo được ngân sách Trung ương đã bố trí đầu tư 350 tỷ đồng; các tỉnh Tây Nguyên đầu tư từ ngân sách địa phương 210 tỷ đồng; bố trí lồng ghép từ các chương trình, dự án huy động cộng đồng 120 tỷ. Nguồn vốn tín dụng đã huy động thêm khoảng 300 tỷ đồng tập trung cho công tác xoá đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS tại chỗ. Hàng năm, Trung ương cân đối từ 40 - 45 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển một số mặt hàng thiết yếu như: giống cây trồng, phân bón, muối iốt, dầu lửa và thu mua hàng nông sản. Hỗ trợ đời sống trung bình 500.000 đồng/hộ, cho vay sản xuất trung bình 1 triệu đồng/hộ. Nhờ đó, đã có 1,05 triệu lượt hộ được cấp các mặt hàng cho không (vải, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, sách vở, tiền điện); 853.000 lượt hộ được hỗ trợ khuyến nông và cấp giống sản xuất . Thực hiện Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30-10-2001 và Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 15-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn vùng Tây Nguyên đã giao được 19.615 ha đất sản xuất cho 43.890 hộ đồng bào DTTS, đạt 51,4% về diện tích và 52,8% về số hộ; giao 486.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 26.000 hộ, bình quân 18,6 ha/hộ, trong đó 60% số hộ là đồng bào DTTS; tạo việc làm mới cho 93.810 lao động/năm, trong đó 15% là DTTS bằng các nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ việc làm. Nhờ đó, tỷ lệ hộ đói nghèo trong đồng bào các DTTS ngày cảng giảm đi. Năm 2001 là 21,11%, năm 2005 còn 8,67% (theo tiêu chí cũ); năm 2005 từ 28,52% (theo tiêu chí mới) xuống còn 22,85% năm 2006, riêng vùng DTTS từ 58,8% còn 51%. Tỉnh Gia Lai giảm từ 22,4% năm 2001 xuống còn 15,52% năm 2003 ; tỉnh Đắk Lắk năm 2001 số hộ đói nghèo là 94.477 hộ, chiếm tỷ lệ 25,55% số hộ toàn tỉnh, đến cuối năm 2003 đã giảm 40.688 hộ, còn 53.789 hộ, chiếm tỷ lệ 14,6%. Bình quân mỗi năm giảm được 3,65% số hộ đói nghèo . Giải quyết vấn đề xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa kinh tế xã hội mà còn là vấn đề chính trị, vấn đề củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh. Hai là, từ những lợi ích thiết thực được mang lại thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hầu hết đồng bào các DTTS có xu hướng vươn lên hoà nhập vào sự phát triển chung, góp phần to lớn vào việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc. Công tác ĐCĐC, giải quyết đất sản xuất, đất ở, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã từng bước làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc có nhiều tiến bộ đáng kể. Ở tỉnh Đắk Lắk, trong số 52.278 hộ đã ĐCĐC, hiện có 61% hộ giàu và trung bình, trong đó hộ giàu 5 5.327 hộ, chiếm tỷ lệ 10,2%; 26.045 hộ trung bình, chiếm tỷ lệ 41,8%. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát huy tính tự lực, tự cường, tranh thủ sự tương trợ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước đầu tư mở rộng sản xuất, bố trí lại mùa vụ và cây trồng hợp lý, mạnh dạn chuyển sang sản xuất hàng hoá, hình thành các trang trại với diện tích từ 5 - 10 ha, thậm chí có hộ 50 ha. Nhờ đó, thu nhập của đồng bào DTTS ngày một cao. Xã Ea Phê, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) có 1.160 hộ, trong đó có 768 hộ đồng bào sản xuất giỏi, thu nhập hàng năm từ 12 triệu đồng trở lên, có hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ VAC. Nhiều hộ trồng cà phê đạt 3 - 4 tấn/ha, làm lúa đạt 8 - 10 tấn/ha. Kinh tế phát triển, đồng bào các DTTS có điều kiện mua sắm thêm tư liệu sản xuất và sinh hoạt gia đình đắt tiền như máy cày, máy xay xát, ti vi, xe máy. Tỉnh Gia Lai có nhiều mô hình đồng bào DTTS nhận đất rừng phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Xã Glắc huyện Mang Yang (Gia Lai) có 7000 dân với 1.250 hộ đồng bào dân tộc Bana trồng lúa đạt năng suất 44,9 tạ/ha, lương thực bình quân hơn 400 kg/ người; nhiều hộ chăn nuôi bò từ 30 - 40 con . Những con số nêu trên tuy chưa thật đầy đủ, song đã phản ánh một thực tế là Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đến lợi ích thiết thực của đồng bào các DTTS trong việc củng cố, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên, đồng thời cũng chứng tỏ khả năng vươn lên làm chủ quá trình phát triển kinh tế xã hội của đồng bào các DTTS. 2.3. Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Thực hiện chủ trương của Đảng, các tỉnh quan tâm đầu tư cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; nhất là chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ. - Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số. Các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống của các dân tộc được phát huy; các đội văn nghệ, đội cồng chiêng được củng cố, xây dựng làm nòng cốt sinh hoạt văn hóa của quần chúng. Nhiều đội văn nghệ, đội cồng chiêng của làng xã đã tham dự các hội diễn văn nghệ, hội diễn cồng chiêng ở huyện, tỉnh và được cử đi tham gia các lễ hội do Trung ương tổ chức ở thành phố Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng giao lưu và tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. Các hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí được tăng cường đã góp phần quan trọng đưa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến với nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến. Về vấn đề bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống các DTTS. Thực hiện Nghị quyết 10 - NQ/TƯ ngày 18 - 1 - 2002 của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây nguyên thời kỳ 2001 - 2010”; Quyết định số 168/2001/QĐ - TTg ngày 30-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ “Về định hướng dài hạn 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS”, Chính phủ đã đầu tư 21 tỷ 6 đồng cho dự án cấp quốc gia về “Sưu tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên”. Viện văn hoá thông tin đã xây dựng dự án “Phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cồng chiêng ở không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên”, với tổng kinh phí đến năm 2010 là 400.000 USD. Ngành văn hoá thông tin các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều hoạt động phục hồi các lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng và các lễ hội truyền thống khác của các dân tộc như: lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng bến nước, bỏ mả, mừng sức khoẻ và cầu mưa. Nhiều đề tài nghiên cứu về văn hoá Tây Nguyên cũng đang được triển khai nghiên cứu với kinh phí đầu tư khá lớn như: “Giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Cơ Ho”, “Nghiên cứu nghi lễ, lễ hội và mẫu hệ dân tộc M’Nông”. Việc sưu tầm các truyện cổ, trường ca, các làn điệu dân ca, điệu múa và việc chế tác nhạc cụ dân tộc các DTTS ở Tây Nguyên cũng được triển khai một cách tích cực thu được những kết quả đáng mừng. Những nỗ lực và kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn song đã thực sự góp phần tăng cường lòng tự hào của đồng bào các DTTS, tạo cơ sở văn hoá vững chắc cho việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên. - Về vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị chỉ rõ mục tiêu của giáo dục-đào tạo ở Tây Nguyên từ 2001-2010 là: “Bảo đảm trường, lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng đồng bào DTTS, đáp ứng mục tiêu đảm bảo con em đồng bào được đi học với số lượng lớn và chất lượng ngày càng tốt hơn; bậc tiểu học được học cả chữ viết, tiếng nói phổ thông và chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình. Xây dựng các trung tâm dạy nghề đào tạo ngắn hạn và các trường đào tạo nghề cho thanh niên DTTS” . Để thực hiện mục tiêu đó, các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp chăm lo ngày càng tốt hơn và được xã hội hóa ngày càng rộng với hệ thống trường lớp đa dạng hơn. Ngành giáo dục Tây Nguyên đã đầu tư 52,4 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, đầu tư kiện toàn hệ thống các trường, lớp bán trú đến cụm xã, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc. Hiện nay, hệ thống trường dân tộc nội trú ở Tây Nguyên đã hình thành đều khắp các tỉnh và huyện; trong số đó 65% trường phổ thông dân tộc nội trú đã được xây dựng tương đối kiên cố, có nhà ở, lớp học khang trang; 32% có phòng thí nghiệm và thư viện. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, tình hình giáo dục - đào tạo vùng DTTS ở Tây Nguyên đã có những bước chuyển biến về quy mô trường, lớp; số lượng và chất lượng học sinh cũng như đội ngũ giáo viên. Năm học 2005 - 2006, toàn vùng Tây Nguyên có 2.331 trường, 37.487 phòng học, 46.334 lớp và 1.417.296 học sinh; trong đó có 491.663 học sinh DTTS, chiếm 34,07%; số học sinh trong các trường dân tộc nội trú là 7.900 em. So với năm 2001 - 2002, số học sinh DTTS đã tăng 39%, trong đó trung học cơ sở tăng cao nhất ( 56% ) Trong 5 năm (2001 - 2005), toàn vùng đã xây dựng, sửa chữa 6.800 phòng học trong vùng DTTS, trong đó 1.300 phòng thuộc chương trình 159; hàng năm cơ bản đáp ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh DTTS . 7 Bên cạnh việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đối với học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông, việc đào tạo nguồn nhân lực trong đồng bào DTTS cũng được Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ Đảng, chính quyền Tây Nguyên chú trọng. Thực hiện Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30.10.2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về định hướng dài hạn 5 năm (2001-2005) và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên”, ngành giáo dục đã nâng cấp trường trung học văn hoá nghệ thuật Đắk Lắk thành trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật; xúc tiến thành lập trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Gia Lai; đầu tư nâng cấp trường đào tạo nghề thanh niên dân tộc ở Đắk Lắk; mở rộng 4 trường dạy nghề ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai.. Đến nay, 92% số huyện của các tỉnh đã có trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường Đại học Tây Nguyên và Đại học Đà Lạt đã trở thành những trung tâm đào tạo lớn của khu vực Tây Nguyên. Đến nay Đại học Tây Nguyên đã đào tạo được 5.589 sinh viên tốt nghiệp ra trường (gồm 2.070 bác sĩ, 2.436 kỹ sư nông lâm, 833 cử nhân sư phạm, 250 cử nhân kinh tế), trong số đó có 688 sinh viên người DTTS, chiếm 12%. Số sinh viên DTTS này đã bố trí công tác đạt 98%. Hàng năm các tỉnh đều thực hiện chính sách cử tuyển đối với con em các DTTS. Chỉ tính riêng ở tỉnh Đắk Lắk, năm học 2003-2004 đã cử tuyển được 2.861 em vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Trong đó, các trường đại học, cao đẳng: 230 em; đại học dự bị Nha Trang: 75 em; đại học Tây Nguyên: 725 em; cao đẳng sư phạm Đắk Lắk: 127 em; trường Quân sự địa phương: 94 em; trường Văn hoá III (Bộ Công an): 241 em; trường công nhân kỹ thuật cơ điện: 145 em; trường trung học Y tế: 71 em . Đó là những thành tựu quan trọng đã, đang góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tếú - xã hội nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên nói riêng. - Về vấn đề y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các DTTS. Sự nghiệp phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các DTTS có nhiều tiến bộ. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên cơ bản đã xoá xã trắng về y tế trong vùng DTTS, với 70% số xã có bác sĩ, 11.000 cán bộ y tế phục vụ các xã vùng 3; điều trị và phòng chống có hiệu quả một số bệnh xã hội, bệnh phong, bướu cổ. Bệnh sốt rét giảm 80%, bệnh bướu cổ giảm 92% so với 5 năm trước. Việc tiêm chủng mở rộng các bệnh nguy hiểm ở trẻ em đã được ngành y tế tổ chức đến tận, buôn, làng, xã xa xôi hẻo lánh. Số trẻ em có nguy cơ mắc bệnh giảm 80%. Trong 5 năm (2000-2004) đã cấp không thu tiền thuốc chữa bệnh cho các
Tài liệu liên quan