Tóm tắt. Nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỉ có khó khăn trong việc xử lí thông tin thu được qua
các hệ thống cảm giác như: Xúc giác, thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác, tiền đình và
thụ thể bản thể. Trong số đó có những trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp nhiều vấn đề về tri giác thị
giác, mặc dù nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ nhìn nhận, tìm hiểu
thế giới xung quanh và điều chỉnh hành động của bản thân. Cụ thể là, những trẻ này thường
gặp những khó khăn trong việc: khái quát tổng thể về một góc cạnh hay vấn đề nào đó khi
GV yêu cầu; Phân biệt được các đặc tính như giống nhau - khác nhau, hay các thuộc tính
như kích thước, màu sắc, chiều hướng,. Bài viết này phân tích những đặc điểm về tri giác
thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ, từ đó xây dựng, sử dụng một số bài tập phát triển tri giác
thị giác để giúp các em tham gia và học tập tốt hơn.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 167-176
This paper is available online at
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNGMỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
Đỗ Thị Thảo
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỉ có khó khăn trong việc xử lí thông tin thu được qua
các hệ thống cảm giác như: Xúc giác, thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác, tiền đình và
thụ thể bản thể. Trong số đó có những trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp nhiều vấn đề về tri giác thị
giác, mặc dù nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ nhìn nhận, tìm hiểu
thế giới xung quanh và điều chỉnh hành động của bản thân. Cụ thể là, những trẻ này thường
gặp những khó khăn trong việc: khái quát tổng thể về một góc cạnh hay vấn đề nào đó khi
GV yêu cầu; Phân biệt được các đặc tính như giống nhau - khác nhau, hay các thuộc tính
như kích thước, màu sắc, chiều hướng,... Bài viết này phân tích những đặc điểm về tri giác
thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ, từ đó xây dựng, sử dụng một số bài tập phát triển tri giác
thị giác để giúp các em tham gia và học tập tốt hơn.
Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, tri giác thị giác, bài tập, xây dựng, sử dụng.
1. Mở đầu
Tự kỉ là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ em từ lúc mới sinh hoặc từ thời thơ ấu gây nên
những khuyết tật ở ba lĩnh vực chính là thiết lập các mối quan hệ xã hội, phát triển kĩ năng giao
tiếp thông thường và vấn đề tưởng tượng xã hội (Cohen & Bolton, 2004). Trong những năm gần
đây người ta đã chỉ ra rằng, bên cạnh những khó khăn trên, trẻ rối loạn phổ tự kỉ còn gặp nhiều
vấn đề về rối loạn cảm giác, thể hiện ra bên ngoài là những hành vi không phù hợp khiến cha mẹ
và giáo viên gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc và giáo dục. Những rối loạn cảm giác này gây
ảnh hưởng đến quá trình xử lí thông tin và do đó dẫn đến những trải nghiệm sai lầm về thế giới
xung quanh. Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề cảm giác ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ còn
hạn chế, có thể nêu ra đây một số nghiên cứu điển hình như: Liệu pháp tích hợp cảm giác đối với
vấn đề cảm giác của trẻ tự kỉ, các kĩ năng tri giác và vận động [5]. Ảnh hưởng của huấn luyện tích
hợp thính giác đến tự kỉ [6]. Ảnh hưởng của phương pháp can thiệp tích hợp giác quan đến hành vi
tự kích thích và tự xâm hại [9]. Ảnh hưởng tức thời của phương pháp trị liệu hoạt động nghề dựa
trên tích hợp giác quan của Ayers đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỉ [10].
Đa số trẻ rối loạn phổ tự kỉ có khó khăn về cảm giác: Xúc giác, thị giác, vị giác, thính giác,
khứu giác, tiền đình và thụ thể bản thể. Trong đó, tri giác thị giác đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc giúp trẻ nhìn nhận, tìm hiểu thế giới xung quanh và điều chỉnh hành động. Trẻ rối loạn
phổ tự kỉ thường gặp những khó khăn như: Khó khái quát tổng thể về một góc cạnh hay vấn đề
nào đó khi giáo viên yêu cầu, trẻ khó phân biệt được các đặc tính giống nhau, khác nhau hay các
thuộc tính to, nhỏ; lớn, bé; khó khăn trong việc định hướng trái - phải, trên - dưới; trong việc nhận
Ngày nhận bài: 15/05/2014. Ngày nhận đăng: 17/11/2014.
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com.
167
Đỗ Thị Thảo
dạng các màu sắc phải mất một thời gian dài nhưng không phải trẻ nào cũng có thể nhận dạng
được. Beth Smart, Children’s Occupation Therapist cho rằng: Có một số loại kĩ năng tri giác thị
giác khác nhau, kết hợp cùng nhau lại để tạo nên chức năng đầy đủ của thị giác. Bản thân mắt trẻ
rối loạn phổ tự kỉ không có vấn đề gì, nên khi kiểm tra mắt trẻ sẽ không tìm ra khiếm khuyết. Vấn
đề là ở chỗ trẻ gặp khó khăn ở khả năng diễn giải thông tin hình ảnh trong não. Chúng ta có thể
nhận ra trẻ có khó khăn về tri giác thị giác vì trẻ thường có khó khăn ở vận động tinh và vận động
thô. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn với đọc, viết và nhớ thông tin.
Bài viết này tập trung phân tích những đặc điểm về tri giác thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ,
từ đó xây dựng, sử dụng một số bài tập phát triển tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, giúp
trẻ tri giác và tham gia học tập tốt hơn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Rối loạn phổ tự kỉ và các vấn đề về tri giác thị giác
2.1.1. Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ
Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết
chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi
lặp lại. Rối loạn phổ tự kỉ bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm song khác nhau về phạm vi,
mức độ, khởi phát và tiến triển của triệu chứng theo thời gian.
2.1.2. Đặc điểm tri giác thị giác ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Khái niệm tri giác là 1 quá trình kiến tạo phức tạp, nhờ nó mà con người nhận thức được
thế giới và cũng nhận thức được chính bản thân mình [2].
Tri giác thị giác là một quá trình tri giác những sự vật, hiện tượng bằng cơ quan thị giác,
thông qua cơ quan thị giác để tổ chức có ý thức những dữ kiện thông tin trong mối liên quan với
những đối tượng bên ngoài và tổ chức có ý thức những thông tin thuộc về cơ thể, bản thân.
Đặc điểm tri giác thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ khó khăn về cảm
nhận thị giác biểu hiện ở các lĩnh vực:
- Lĩnh vực kiểm soát vận động mắt: Là những chuyển động nhịp nhàng và chính xác của
mắt để tập trung và nhìn theo người và các đồ vật xung quanh. Ta cần có những chuyển động mắt
có kiểm soát để tìm kiếm và theo dõi sự vật, đưa mắt nhìn xung quanh, duy trì giao tiếp mắt với
một người hoặc đồ vật cố định, nhanh chóng chuyển sự chú ý tới một sự vật mới và phối hợp tay
mắt. Trong khi đó, trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp một số khó khăn trong việc kiểm soát vận động mắt
như: (1) Điều khiển mắt, nhìn theo các vật di chuyển. (2) Duy trì giao tiếp mắt hoặc nhìn vào đồ
vật một lúc lâu. (3) Trẻ nhìn sát mắt vào giấy.
- Lĩnh vực phân biệt hình ảnh: Đây là khả năng nhận ra các đặc điểm đặc trưng của các đồ
vật/ bức tranh/ hình khối để ta có thể nhận ra chúng, tìm những thứ khác, giống và phân loại chúng,
ghép chúng lại với nhau. Trong đó trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp những khó khăn như: (1) Quay lộn
quần áo và tìm quần áo cùng bộ. (2) Tìm ghép hình màu sắc, đồ vật giống nhau. (3) Phân loại/ sắp
xếp đồ vật vào các nhóm ví dụ: To - nhỏ, đỏ - xanh, hình vuông - hình tam giác. (4) Tìm thứ khác
loại. (5) Học chữ và mất nhiều thời gian để thành thạo bảng chữ cái. (6) Học các chữ, số tương tự
nhau ví dụ: b-d, 2-5, p - q..
- Hoàn thành hình ảnh: Là khả năng nhận biết sự vật hoàn chỉnh từ một hình thù không đầy
đủ khi mà chỉ cho trẻ thấy được một phần hình dạng. Trong đó trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp những
khó khăn như: (1) Tìm những vật được ẩn đi một phần ở trên bàn hoặc trong ngăn bàn. (2) Đọc
nhanh hoặc đọc rất chậm.
- Phân biệt hình nền: Là khả năng phân biệt, nhận biết một số vật so với hình nền có thể
nhận biết được đâu là thông tin cần thiết và đâu không phải. Trong đó trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp
168
Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
những khó khăn như: (1) Tập trung vào từng từ riêng lẻ trên trang giấy. (2) Tìm và giữ đúng dòng
hoặc trang khi đọc. (3) Trẻ dễ bị sao lãng bởi những thứ xung quanh. (4) Tìm đồ dùng ở trên bàn,
hộp bút hoặc cặp sách. (5) Trẻ dành quá nhiều thời gian chú ý với chi tiết mà không thấy được bức
tranh tổng thể. (6) Trẻ gặp khó khăn khi tìm đồ chơi trong hộp đồ chơi hoặc trên giá.
- Đồng dạng hình: Đây là khả năng nhận ra sự giống nhau về hình dạng ngay cả khi kích
thước, màu sắc hoặc chiều của hình dạng đó đã thay đổi. Trong đó, trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp những
khó khăn như: (1) Nhận dạng chữ cái hoặc từ khi được in. (2) Sắp xếp, tổ chức công việc của mình.
(3) Không nhận ra lỗi trong bài viết của chính mình. (5) Đọc và chép lại chữ viết của người khác.
(6) Chuyển từ viết chữ tách rời sang viết chữ liền.
- Tương quan không gian hình ảnh: Là trẻ có thể nhận biết được vị trí tương quan của cơ
thể với vật so sánh. Có thể nhận biết được vị trí tương quan của hai vật so với nhau. Trong đó trẻ
rối loạn phổ tự kỉ gặp những khó khăn như: (1) Trẻ hay va đụng vào các vật. (2) Trẻ ước lượng sai
khoảng cách hoặc chiều cao dẫn đến gặp khó khăn với cầu thang hoặc bậc thềm. (3) Rót và múc
nước, bắn mục tiêu. (4) Tạo hình con chữ và không biết phải bắt đầu viết chữ hoặc vẽ từ đâu. (5)
Khó nhận biết không gian cá nhân hoặc xâm lấn vào không gian của người khác. (6) Trẻ viết chữ
với kích cỡ, khoảng cách và sắp xếp không đều đặn, ngay ngắn. (7) Nhận biết chữ, số và hay bị
viết ngược chữ.
- Trí nhớ thị giác: Là khả năng hồi tưởng lại những thứ đã nhìn thấy trước đây và lưu giữu
hình ảnh đó trong đầu. Kĩ năng này rất quan trọng với mọi hoạt động học tập. Trong đó trẻ rối loạn
phổ tự kỉ gặp những khó khăn như: (1) Trẻ đọc kém. (2) Trẻ thường xuyên gặp phải các khó khăn
nghiêm trọng khi viết và đánh vần.
- Trí nhớ trình tự hình ảnh: Là khả năng hồi tưởng lại chuỗi kích thích bằng hình ảnh. Trong
đó trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp những khó khăn như: (1) Nhớ một số chuỗi thông tin như số điện thoại
hoặc các chỉ dẫn. (2) Thường xuyên gặp phải các khó khăn nghiêm trọng khi viết và đánh vần.
- Hòa hợp thị giác vận động: Là khả năng dùng mắt và tay cùng nhau để bắt chước lại những
gì mình thấy. Trong đó trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp những khó khăn như: (1) Học vẽ, viết. (2) Bắt
chước các động tác.
2.2. Bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Khái niệm: Bài tập là những hoạt động có yêu cầu và nhiệm vụ, hướng đến sự mở rộng nhận
thức và phát triển năng lực, kĩ năng cho trẻ.
Bài tập phát triển tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ là những hoạt động do người lớn
(chuyên gia trị liệu, giáo viên. . . ) nghiên cứu, xây dựng nhằm hướng đến việc cải thiện kĩ năng xử
lí những thông tin và phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ.
Nội dung: Các bài tập giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ phát triển khả năng tri giác thị giác nằm
trong hệ thống các hoạt động trị liệu về tri giác nên các bài tập này thường phải đảm bảo các
nội dung:
Mục đích: Mục đích của bài tập là gì, phát triển khả năng tri giác thị giác như thế nào, các
bài tập có tác dụng gì, thành phần này giúp giáo viên có sự lựa chọn phù hợp cho trẻ của mình.
Chuẩn bị: Để tiến hành các bài tập cần có những chuẩn bị gì về cơ sở vật chất, người hỗ trợ
(nếu cần), điều này này giúp giáo viên có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện.
Thời gian: Bài tập sẽ tiến hành trong thời gian bao lâu, thành phần này rất quan trọng vì nó
giúp người thực hiện hoạt động trong thời gian phù hợp, đem lại hiệu quả.
Cách tiến hành: Các bài tập sẽ thực hiện theo bước nào, cần có lưu ý nào không? Thành
phần này sẽ giúp cho giáo viên hoặc cha mẹ thực hiện hoạt động theo đúng cách, nó sẽ hướng dẫn
và giúp giáo viên, cha mẹ hình dung ra được từng bước của hoạt động, nhờ đó họ sẽ dễ dàng thực
hiện hơn.
Đặc điểm: Các bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ RLPT thuộc nhóm các
169
Đỗ Thị Thảo
hoạt động trị liệu và vì dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nên nó cũng mang những đặc điểm riêng
biệt như: Đem lại cho trẻ những hoạt động thú vị và vui vẻ, thông qua đó tác động lên tri giác thị
giác của trẻ được như mục đích mong muốn.
Vai trò: Tri giác thị giác ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhận thức của trẻ. Nếu gặp
khó khăn trong khả năng tri giác trẻ sẽ gặp ảnh hưởng đến việc học, chơi, tập trung chú ý và sự
phát triển của trẻ. Chính vì thế xây dựng các bài tập giúp trẻ giảm thiểu những khó khăn về tri giác
và phát triển khả năng tri giác thị giác có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ rối loạn
phổ tự kỉ. Các bài tập giúp trẻ hoạt động một cách thoải mái, không gò bó, phù hợp với đặc điểm
tâm lí của trẻ, giúp trẻ có thể có những phản ứng phù hợp với những thông tin thị giác và các hoạt
động xung quanh cuộc sống của trẻ. Thông qua các bài tập trẻ sẽ có được sự nhạy cảm hơn với các
thông tin thị giác trong cuộc sống của trẻ và trẻ có khả năng tri giác thị giác tốt hơn. Qua quá trình
thực hiện các bài tập các em sẽ có những trải nghiệm, thông qua đó sự phản ứng với các hình ảnh,
các đối tượng của các em tốt hơn như vậy tạo điều kiện cho các em phát triển tốt hơn, hòa nhập
với môi trường xung quanh cũng dễ dàng hơn. Các bài tập chủ yếu được thực hiện qua sự tương
tác 1 - 1 giữa trẻ với giáo viên (cha mẹ hoặc chuyên gia) nên trẻ cũng tăng cường được sự tương
tác xã hội của mình. Khi trẻ có khả năng tri giác thị giác tốt hơn, có thể đáp ứng đúng các phản xạ
với các thông tin thị giác trẻ sẽ có được những hành vi chức năng phù hợp trong các hoạt động của
cuộc sống hàng ngày.
2.3. Xây dựng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối
loạn phổ tự kỉ
* Khái niệm: Xây dựng bài tập giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ phát triển khả năng tri giác thị
giác là quá trình thiết kế và tạo dựng ra các bài tập có mục đích, nội dung, cách thức tổ chức để
qua đó giáo viên có thể tác động và làm hạn chế những vấn đề về tri giác và phát triển tri giác thị
giác ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ.
* Nguyên tắc của việc xây dựng bài tập nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ
rối loạn phổ tự kỉ. (1) Đảm bảo về tính an toàn. (2) Đảm bảo phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm
sinh lí, sở thích của trẻ. (3) Đảm bảo các bài tập phải đi từ dễ đến khó, các cử động từ chậm tới
nhanh, thời gian từ ít tới nhiều. (4) Đảm bảo thời gian, không gian và các điều kiện cơ sở vật chất
phù hợp. (5) Đảm bảo sự vui vẻ, thoải mái trong mỗi bài tập.
* Quy trình xây dựng các bài tập nhằm phát triển tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ.
(1) Xác định các vấn đề về tri giác thị giác của trẻ. (2) Xác định điểm mạnh và khả năng đặc biệt
của trẻ. (3) Xác định mục đích của bài tập. (4) Xác định nội dung của bài tập. (5) Xác định cách
tiến hành bài tập. (6) Xác định các điều kiện,phương tiện, cơ sở vật chất. . . cần thiết. (7) Xác định
thời điểm tổ chức bài tập.
* Yêu cầu khi xây dựng bài tập giáo viên cần phải: (1) Có chuyên môn hoặc được tập huấn
về đặc điểm tâm lí trẻ rối loạn phổ tự kỉ. (2) Xác định về vấn đề tri giác thị giác của trẻ rối loạn
phổ tự kỉ. (3) Mục đích, nội dung của bài tập. (4) Sự chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho bài tập đó.
* Một số bài tập nhằm phát triển tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
a. Căn cứ để xây dựng bài tập nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ
Tri giác thị giác là loại tri giác cơ bản của con người giúp trẻ nhận thực rõ ràng về thế giới
xung quanh. Khi trẻ gặp quá nhiều những khó khăn về tri giác thị giác, sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới
khả năng học tập, tri giác mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống và cũng làm ảnh hưởng nhiều tới sự
tập trung chú ý của trẻ.
Các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề tri giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ trên thế giới đã chỉ
ra rằng: Những bài tập và hoạt động phù hợp sẽ làm giảm khó khăn về tri giác, đặc biệt là tri giác
thị giác và giúp trẻ có thể cải thiện khả năng tri giác thị giác của mình. Để đem lại hiệu quả cao thì
170
Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
các bài tập đó cần phải phù hợp với vấn đề tri giác, đặc điểm của trẻ và đem lại những hứng thú
hoạt động cho trẻ. Bài tập này có thể tác động, ảnh hưởng đến bài tập khác và sự phát triển tích
cực về tri giác thị giác của trẻ cũng có ảnh hướng tích cực đến sự phát triển của các tri giác khác.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp các vấn đề về tri giác
thị giác. Cụ thể: Nhận biết các hình dạng, màu sắc hay nhàm lẫn; khó tiếp thu các khái niệm chỉ
phương hướng; khó duy trì sự chú ý vào 1 vật đang di chuyển; so sánh các thuộc tính... Trẻ rối loạn
phổ tự kỉ thường có những khó khăn đi kèm như khả năng tập trung, chú ý, khả năng tương tác xã
hội, các vấn đề sức khỏe. . . Do đó, cần thiết phải xây dựng các bài tập phát triển khả năng tri giác
thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, giúp trẻ phát triển tri giác tốt hơn, học tập và tham gia cuộc sống
xã hội tốt hơn.
b. Các nhóm bài tập nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
I. Nhóm bài tập giúp trẻ nhận biết màu sắc
Bài tập 1 Phân biệt màu sắc
Bài tập 2 Tô tượng
Bài tập 3 Phản ứng nhanh với tín hiệu màu sắc
Bài tập 4 Lựa chọn màu sắc
Bài tập 5 Nhận biết màu sắc xung quanh
II. Nhóm bài tập giúp trẻ nhận biết hình dạng
Bài tập 1 Ghép hình vào đúng sổ hình
Bài tập 2 Tìm hình theo yêu cầu của giáo viên
Bài tập 3 Xếp khối hình
Bài tập 4 Tìm và ghép
Bài tập 5 Ghép hình
III. Nhóm bài tập giúp trẻ nhận biết phương hướng
Bài tập 1 Nhận biết trái – phải từ chính bản thân trẻ
Bài tập 2 Nhận biết trái – phải của người khác
Bài tập 3 Nhận biết trên - dưới
Bài tập 4 Nhận biết trong - ngoài
Bài tập 5 Tìm gấu
VI. Nhóm bài tập giúp trẻ phân biệt kích thước
Bài tập 1 So sánh ( to, nhỏ)
Bài tập 2 Hái quả theo yêu cầu của cô
Bài tập 3 Phận biệt to, nhỏ sự tương ứng
Bài tập 4 So sánh cao, thấp
Bài tập 5 Tô màu vào hình giống mẫu
V. Nhóm bài tập giúp trẻ tăng cường khả năng duy trì sự chú ý
Bài tập 1 Nhìn theo bóng lăn
Bài tập 2 Bắt chước hành động của cô
Bài tập 3 Nhận biết sự thay đổi
Bài tập 4 Tìm vật
Bài tập 5 Nối
2.4. Sử dụng một số bài tập phát triển tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Yêu cầu sử dụng: Khi sử dụng bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ cần đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Tổ chức cách thoải mái, không gò bó. (2) Tổ chức theo
2 giai đoạn: Tạo tiếp xúc và tiến hành hoạt động. (3) Trẻ hiểu rõ cách hoạt động hoặc những gì
giáo viên sẽ làm. (4) Trẻ được khuyến khích và kích thích phù hợp. (5) Thời điểm tổ chức bài tập
171
Đỗ Thị Thảo
phù hợp. (6) Linh hoạt khi sử dụng.
Quy trình sử dụng: Quy trình sử dụng các bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho
trẻ rối loạn phổ tự kỉ cần tuân theo các bước sau: (1) Lựa chọn bài tập. (2) Chuẩn bị tổ chức bài
tập. (3) Tổ chức bài tập. (4) Nhận xét.
Cách thức sử dụng: Giáo viên và cha mẹ có thể sử dụng các bài tập chúng tôi đã xây dựng,
đồng thời có thể sưu tầm kết hợp với các bài tập khác hoặc tự mình xây dựng các bài tập đó để
giúp trẻ. giáo viên và cha mẹ cần chọn bài tập nào thật sự phù hợp với trẻ và có thể thay đổi một số
yếu tố của bài tập sao cho phù hợp nhất và linh hoạt nhất nếu thấy cần thiết. Điều quan trọng giáo
viên và cha mẹ cần phải có sự khuyến khích động viên kịp thời, giúp trẻ duy trì được sự hứng thú
khi tham gia và tăng cường sự tương tác của trẻ trong lúc thực hiện các bài tập.
2.5. Thực nghiệm một số bài tập phát triển khả năng tri giác cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ
* Kết quả thực nghiệm
a. Đánh giá của giáo viên, cha mẹ về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của hệ thống bài
tập nhằm phát triển khả năng tri giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Về mức độ cần thiết: Các bài tập được chúng tôi xây dựng được giáo viên và cha mẹ đánh
giá ở mức độ phần lớn là rất cần thiết và cần thiết. Với điểm trung bình nhóm X(I) = 2,64; điểm
trung bình X(II) = 2,74, X (III) = 2,89, X(IV) =2,75, X(V)= 2,43. Tuy nhiên, sự đánh giá của giáo
viên và cha mẹ về các mức độ là khác nhau với số điểm khác nhau, có như vậy là do mỗi người lại
chuyên về các lĩnh vực khác, tìm hiểu vấn đề và các bài tập ở các cách hiểu và tiếp cận khác nhau,
nhưng đều đánh giá cao mức độ cần thiết của các bài tập.
Về mức độ khả thi: Các bài tập chúng tôi xây dựng cũng được giáo viên và cha mẹ đánh giá
mang tính khả thi trong việc giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ giảm thiểu khó khăn về tri giác thị giác và
phát triển khả năng tri giác thị giác. Với điểm số trung bình tương ứng là:
Y (I) = 2,66; Y (II) = 2,74 và Y (III) = 2,74, Y (IV) = 2,78, Y (V) = 2,67 .
b. Thực nghiệm sử dụng các bài tập phát triển thị giác cho trẻ 02 rối loạn phổ tự kỉ
* Đánh giá ban đầu về khách thể thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai trẻ tại trường chuyên biệt Ánh Sao Hà Nội, kết
quả được thể hiện dưới đây:
Tóm tắt kết quả đánh giá tình trạng ban đầu của hai trẻ
Trường hợp 1: P.Q.H Giới tính: Nam Ngày sinh: 20/6/2