1. Mở đầu
Công nghệ thông tin đem đến cho hoạt động kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong
nhà trường nhiều đổi mới tích cực và hiệu quả, gồm: Quản lí hồ sơ, tổ chức ra đề,
kiểm tra, đánh giá. Đồng thời còn có thể tổ chức KTĐG trực tuyến trên mạng
internet, góp phần tiết kiệm được chi phí và thời gian, giúp học sinh (HS) có thể
tự KTĐG kết quả học tập (KQHT) của mình sau từng giai đoạn, từng học kì và
từng năm học, rất phù hợp với các mô hình đào tạo hiện nay như học theo tín chỉ,
học từ xa qua mạng. Xuất phát từ mục tiêu dạy học môn Vật lí cho học sinh dự bị
đại học dân tộc (DBĐHDT) và yêu cầu đổi mới KTĐG, chúng tôi nghiên cứu xây
dựng và sử dụng phần mềm PTES (Physis Test and Evaluation System) để hỗ trợ
KTĐG kết quả học tập môn Vật lí của học sinh DBĐHDT.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị Đại học Dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 165-172
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM
HỖ TRỢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN VẬT LÍ CỦA HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
Lê Thị Thu Hiền
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn
1. Mở đầu
Công nghệ thông tin đem đến cho hoạt động kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong
nhà trường nhiều đổi mới tích cực và hiệu quả, gồm: Quản lí hồ sơ, tổ chức ra đề,
kiểm tra, đánh giá. Đồng thời còn có thể tổ chức KTĐG trực tuyến trên mạng
internet, góp phần tiết kiệm được chi phí và thời gian, giúp học sinh (HS) có thể
tự KTĐG kết quả học tập (KQHT) của mình sau từng giai đoạn, từng học kì và
từng năm học, rất phù hợp với các mô hình đào tạo hiện nay như học theo tín chỉ,
học từ xa qua mạng. Xuất phát từ mục tiêu dạy học môn Vật lí cho học sinh dự bị
đại học dân tộc (DBĐHDT) và yêu cầu đổi mới KTĐG, chúng tôi nghiên cứu xây
dựng và sử dụng phần mềm PTES (Physis Test and Evaluation System) để hỗ trợ
KTĐG kết quả học tập môn Vật lí của học sinh DBĐHDT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chức năng hỗ trợ kiểm tra đánh giá của phần mềm PTES
Hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ KTĐG KQHT của học sinh được sử
dụng rộng rãi như McMICX, McTEST, TESTPROPlus, VITESTA... đáp ứng tốt
các yêu cầu về KTĐG KQHT của học sinh. Tuy nhiên khi sử dụng các phần mềm
này tại các trường DBĐHDT, chúng tôi gặp phải khó khăn do đối tượng học sinh là
người dân tộc thiểu số, học theo chương trình riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui
định nên chức năng của các phần mềm trên chưa đáp ứng được những yêu cầu đặc
thù trong KTĐG KQHT môn Vật lí của học sinh DBĐHDT. Vì vậy, chúng tôi đã
nghiên cứu xây dựng mới phần mềm PTES với giao diện Web và đưa vào sử dụng
tại địa chỉ
Phần mềm PTES có chức năng hỗ trợ giáo viên soạn, tạo đề thi nhằm KT-ĐG
kết quả học tập cho học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từ đó tạo thái độ, động
cơ đúng đắn cho học sinh trong học tập, đồng thời giúp giáo viên nắm bắt được
165
Lê Thị Thu Hiền
chính xác khả năng, năng lực của học sinh, tổ chức dạy học phân hoá, giúp học sinh
DBĐHDT được bồi dưỡng toàn diện về kiến thức, kĩ năng và thái độ chuẩn bị tốt
tâm thế vào học đại học:
Hình 1. Giao diện của phần mềm PTES
- Phần mềm PTES có thể hỗ trợ các hình thức kiểm tra như: Kiểm tra trên
máy tính kết hợp với kiểm tra truyền thống, kiểm tra trên mạng LAN, kiểm tra trực
tuyến (online) và giúp quá trình tự kiểm tra của học sinh thuận tiện hơn.
- Phần mềm PTES giúp giáo viên có thể phân tích chất lượng của các câu hỏi
trắc nghiệm trong đề thi (các items), phân tích chất lượng đề thi và hỗ trợ đắc lực
trong việc đánh giá học sinh, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của mình.
Thành viên sử dụng phần mềm PTES gồm:
- Quản trị thi: Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phần
mềm, phân quyền người sử dụng và những thay đổi về giao diện, tổ chức và quản
trị các kì thi.
- Giáo viên: Là người được phân công phụ trách một nhóm học sinh nào đấy.
Giáo viên có quyền quản lí thông tin của các học sinh trong nhóm đó. Quản trị
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, ma trận đề thi. Ngoài ra còn phải giải
đáp các vấn đề thắc mắc của học sinh.
- Học sinh: Là những người đã đăng kí thi và được người quản trị chấp nhận.
Học sinh được quyền tham gia các kì thi tự do, thi có tổ chức do người quản trị hệ
thống và giáo viên tổ chức, đề nghị giáo viên và các học sinh khác trả lời các vấn
đề thắc mắc.
Qui trình tham gia thi trên phần mềm PTES của học sinh:
166
Xây dựng và sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí...
Hình 2. Mô hình chức năng của phần mềm PTES
Hình 3. Qui trình học sinh tham gia thi trong phần mền PTES
2.2. Sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả
học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc
- Sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ giáo viên tạo đề thi theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng: Trong phần mềm PTES có chứa hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
(TNKQ) gồm 1.010 câu đã được phân chia theo mức độ năng lực và từng chương,
từng phần trong chương trình môn Vật lí ở trường DBĐHDT. Hệ thống câu hỏi
TNKQ được xây dựng với tỉ lệ nhận biết - thông hiểu - vận dụng là 4:4:2 phù hợp
với yêu cầu về KTĐG năng lực của học sinh DBĐHDT. Hệ thống câu hỏi được xây
dựng theo đúng qui trình gồm 3 bước:
Bước 1: Căn cứ trên mức độ yêu cầu về độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi
TNKQ do giáo viên trong bộ môn đã thống nhất, tiến hành biên soạn bộ câu hỏi
được sắp xếp theo từng phần, từng chương.
Bước 2: Tổ chức khảo sát vòng 1 đối với bộ câu hỏi đó trên một nhóm đối
tượng học sinh bằng cách cho học sinh trả lời các câu hỏi dưới sự giám sát của GV.
167
Lê Thị Thu Hiền
Tổ chức chấm và phân tích bằng các phần mềm (như TEST, SPSS...) để đánh giá
độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi TNKQ. Nếu câu hỏi nào có độ tin cậy quá
thấp cần loại bỏ và bổ sung câu hỏi khác. Nếu câu hỏi có độ tin cậy trung bình cần
điều chỉnh các mồi nhử (items) cho phù hợp hơn.
Bước 3: Tiếp tục khảo sát vòng 2 trên diện rộng học sinh, tiến hành phân tích
kết quả và tìm ra những câu hỏi đảm bảo chất lượng.
Ví dụ: Khảo sát câu hỏi số 126: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là
đúng với nội dung của định luật Húc?
A. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật
đàn hồi.
B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng của
vật đàn hồi.
D. Lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
Bảng 1. Kết quả khảo sát thông qua số người chọn
Phương
án
Nhóm
giỏi chọn
Nhóm
TB chọn
Nhóm
kém chọn
Tổng số
người chọn
Nhóm giỏi trừ
nhóm kém (H-L)/24
A 2 3 5 10 -3 -0.125
B* 18 28 10 56 8 0.333333
C 1 2 2 5 -1 -0.04167
D 3 9 7 19 -4 -0.16667
BT 0 0 0 0 0 0
Tổng 24 42 24 90 0 0
* Đánh giá:
- Độ khó: P =
56
90
× 100% = 62, 2%; Độ phân biệt: D = 0.33;
- Tỉ lệ học sinh trả lời sai: q = 37, 8%;
- Mồi nhử:
+ Mồi A có 10 học sinh chọn, số học sinh kém chọn nhiều hơn số học sinh
giỏi, mồi này tốt.
+ Mồi C có 5 học sinh chọn, lôi cuốn học sinh nhóm kém nhiều hơn học sinh
nhóm giỏi, mồi này tương đối tốt.
+ Mồi D có 19 học sinh chọn, số học sinh kém chọn nhiều hơn số học sinh
giỏi, độ phân biệt tốt, mồi này tốt.
Nhận xét: Câu này có độ khó vừa phải, độ phân biệt khá tốt. Câu này tốt.
Bên cạnh đó, phần mềm PTES còn có một số câu hỏi về kĩ năng thực hành
Vật lí của học sinh được xây dựng dựa trên đoạn video thí nghiệm mô phỏng, thí
nghiệm ảo và các câu hỏi trên phiếu học tập.
168
Xây dựng và sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí...
Giáo viên sử dụng phần mềm PTES tạo ma trận đề thi cho các lần kiểm tra
định kì và thi học kì ở trường DBĐHDT hoặc sử dụng mẫu ma trận đề sẵn có trong
phần mềm phù hợp với mục tiêu KTĐG. Từ ma trận đề, phần mềm PTES sẽ tạo
ra 1 đề gốc và trộn thành 5 mã đề khác nhau.
- Sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ giáo viên tổ chức kiểm tra trên máy vi tính:
Với đề thi theo hình thức TNKQ, giáo viên sử dụng phần mềm PTES để tổ chức
KTĐG trên mạng nội bộ LAN trong Nhà trường hoặc thi trực tuyến trên mạng
Internet.
Hình 4. Học sinh đăng nhập vào thi trên phần mền PTES
Khi học sinh chọn phương án trả lời cho câu hỏi TNKQ, phần mềm PTES sẽ
lưu tiến trình hoạt động và thông báo kết quả làm bài cho giáo viên và học sinh
ngay sau khi hoàn thành bài thi. Phần mềm cũng có thể lưu kết quả thi của từng
thí sinh, từng lần thi và cả đợt thi. Cách làm này góp phần làm giảm nhân lực và
cơ sở vật chất, tuy nhiên chưa sử dụng được đối với đề thi tự luận.
- Sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ giáo viên đánh giá KQHT của học sinh:
KTĐG theo quan điểm đổi mới là cần KTĐG đúng năng lực của học sinh nhưng
đồng thời cũng cần cung cấp những phản hồi để giúp giáo viên phân tích nguyên
nhân và nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên có thể sử dụng phần
mềm PTES lưu vết bài kiểm tra của học sinh, phân tích chất lượng đề (độ tin cậy,
độ giá trị), phân tích chất lượng câu hỏi TNKQ (độ khó, độ phân biệt), phân tích
năng lực của học sinh (theo các mức độ trí năng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng).
- Sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ rèn luyện kĩ năng tự KTĐG cho học sinh:
học sinh DBĐHDT được quản lí nội trú tại Trường, thời gian học chính khoá của
học sinh là 01 buổi/ngày, thời gian tự học của học sinh DBĐHDT được quản lí tại
Thư viện hoặc các phòng máy tính, phòng thực hành thí nghiệm. Cơ sở vật chất của
các trường DBĐHDT được Nhà nước quan tâm đầu tư, hệ thống máy tính và hệ
thống mạng được mua sắm đồng bộ. Học sinh DBĐHDT thường xuyên được khai
169
Lê Thị Thu Hiền
thác phòng máy tính và mạng Internet trong quá trình tự học. Vì vậy học sinh có
thể sử dụng phần mềm PTES để thi thử bằng các đề thi theo ma trận đề đã được
tạo từ ngân hàng đề thi. Kết quả thi được phần mềm PTES thông báo ngay sau
khi học sinh hoàn thành bài thi giúp học sinh có thể tự KTĐG được năng lực của
bản thân. Học sinh phải trải qua các đề thi từ dễ đến khó, học sinh phải đạt mức
điểm từ 5 điểm trở lên phần mềm mới cho phép học sinh được vào thi thử với đề
khó hơn, nếu không vượt qua được thì bắt buộc học sinh phải tự ôn tập, củng cố
và kiểm tra lại. Cách làm này tạo cho học sinh có tính kiên trì trong học tập, thông
qua việc ôn tập củng cố giúp học sinh nắm chắc kiến thức môn Vật lí hơn, nhờ đó
có thể đạt kết quả tốt trong kì thi chính thức.
- Khai thác tài nguyên trên phần mềm PTES: Ngoài chức năng hỗ trợ KTĐG,
phần mềm PTES còn có Thư viện số, Diễn đàn để trao đổi kiến thức giữa giáo viên
và các học sinh.
2.3. Kết quả tổ chức thực nghiệm sư phạm sử dụng phần mềm
PTES
(A) Đồ thị biểu diễn đường tần suất luỹ tích
hội tụ lùi của nhóm lớp TN và ĐC sau khi
thực nghiệm vòng 2
(B) Đa giác đồ biểu thị sự dịch chuyển điểm
tự KTĐG từ lần 1 đến lần 5 của học sinh
nhóm TN.
Hình 6. Biều đồ kết quả kiểm tra
Chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm (TN) sử dụng phần mềm PTES
để đánh giá hiệu quả sử dụng phần mềm PTES đối với giáo viên và học sinh các
trường DBĐHDT (Việt Trì, Sầm Sơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh). TN
được tiến hành theo qui trình sau:
- Chọn mẫu TN: Chọn học sinh nhóm lớp thực nghiệm (TN) và nhóm lớp đối
chứng (ĐC) có kết quả học tập ngang nhau, nhóm TN có 203 học sinh; nhóm ĐC
170
Xây dựng và sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí...
có 201HS.
- Tiến hành TN: Nhóm TN tổ chức cho học sinh tự KTĐG phần kiến thức
qui định 05 lần với phần mềm PTES trước khi tiến hành KTĐG có tổ chức của
giáo viên trên máy vi tính. Đề kiểm tra của nhóm TN được thiết kế theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng và tiến hành cho học sinh kiểm tra trên máy vi tính. Nhóm ĐC tiến
hành KTĐG bình thường bằng đề kiểm tra tự luận do giáo viên giảng dạy tự ra đề.
Kết quả TN cho thấy độ dịch chuyển điểm của nhóm TN trong việc từ KTĐG từ
lần 1 đến lần 5 tiến triển rõ rệt và kết quả bài kiểm tra của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
Đồng thời chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 17 giáo viên và 203 học
sinh tham gia TN để xin ý kiến nhận xét về phần mềm PTES, kết quả như sau:
Bảng 2. Ý kiến của giáo viên về sử dụng phần mềm PTES
trong KTĐG KQHT
Nội dung điều tra Tổng số GV Ý kiến của GV
Phù hợp Không phù hợp
Nội dung phần mềm 17 17 0
Sử dụng trong đổi mới hoạt động
KTĐG KQHT môn Vật lí
17 15 02
Sử dụng phần mềm trong việc tự
KTĐG KQHT của học sinh
17 17 0
Sử dụng trao đổi thông tin, KTĐG
trực tuyến
17 13 04
Bảng 3. Ý kiến của học sinh nhóm lớp TN
về KTĐG KQHT có sử dụng phần mềm PTES
Nội dung điều tra Tổng số họcsinh Ý kiến của học sinh
Đồng ý Không đồng ý
Nội dung của phần mềm đầy đủ 203 201 02
Phần mềm có giao diện thân thiện,
dễ sử dụng
203 203 0
KTĐG có tổ chức trên phần mềm
PTES tạo công bằng, khách quan
203 203 0
Phần mềm giúp học sinh hứng thú
hơn trong học tập và KTĐG
203 188 15
Tự KTĐG trên phần mềm giúp học
sinh học tốt hơn
203 183 20
171
Lê Thị Thu Hiền
3. Kết luận
Kết quả cho thấy phần mềm PTES có giao diện thân thiện, dễ sử dụng đối
với học sinh dân tộc thiểu số, có khả năng hỗ trợ tổ chức KTĐG, cung cấp các phản
hồi kịp thời và góp phần tăng tính chính xác, khách quan trong KTĐG, từ đó giúp
nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường DBĐHDT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan, 1999. Phương pháp trắc nghiệm trong
kiểm tra và đánh giá thành quả học tập. Nxb Giáo dục.
[2] Nguyễn Công Khanh, 2004. Đánh giá đo lường trong khoa học xã hội: qui
trình, kĩ thuật, thiết kế, chuẩn hoá công cụ đo. Nxb Chính trị Quốc gia.
[3] Mai Văn Trinh, Lê Thị Thu Hiền, 2009. Các yêu cầu sư phạm lựa chọn
phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dự bị
đại học dân tộc. Tạp chí Giáo dục.
ABSTRACT
Construction and application of PTES software
to support the assessment of Physics learning result
of the ethnic pre-university students
Information technology offers assessment activities in school more positive and
effective innovations in processes including record management, testing organization
and evaluation. At the same time, IT allows online-tests, which contributes to save
costs and time; helps students self-assess their learning outcomes after each period,
each semester and each school year, which is consistent with the current models of
training such as credit learning and distance web-based learning. Proceeding from
the objectives of teaching physics to the ethnic pre-university students as well as
satisfying the requirement of innovating assessment methods, we study the construc-
tion and application of PTES software to support the assessment of Physics learning
result to ethnic pre-university students.
172