Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho độc giả tại Đại học Cần Thơ

Chương trình đào tạo Kỹ năng thông tin của Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ (TTHL ĐHCT) đã được đội ngũ cán bộ của trung tâm xây dựng và triển khai từ cuối năm 2006, dựa trên nền tảng của công tác đào tạo người dùng được Thư viện trung tâm của trường ĐHCT thực hiện từ nhiều năm trước đó. Là một hoạt động mới mẻ và còn non trẻ trong lĩnh vực thông tin – thư viện ở Việt Nam, chương trình đào tạo kỹ năng thông tin của TTHL ĐHCT đã từng bước hình thành và phát triển thành một hoạt động thường xuyên và gắn bó với độc giả thư viện. Mặc dù còn nhiều thiếu sót và trở ngại cần khắc phục, nhưng nhìn chung hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin của TTHL ĐHCT đã tạo được bước khởi đầu đáng khích lệ cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này trong tương lai. Bài viết này có mong muốn đúc kết những kinh nghiệm mà đội ngũ cán bộ TTHL ĐHCT đã thu nhận được trong suốt quá trình xây dựng, triển khai và cải tiến chương trình đào tạo kỹ năng thông tin để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng độc giả của trường ĐHCT.

pdf13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho độc giả tại Đại học Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho độc giả tại Đại học Cần Thơ Giới thiệu Chương trình đào tạo Kỹ năng thông tin của Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ (TTHL ĐHCT) đã được đội ngũ cán bộ của trung tâm xây dựng và triển khai từ cuối năm 2006, dựa trên nền tảng của công tác đào tạo người dùng được Thư viện trung tâm của trường ĐHCT thực hiện từ nhiều năm trước đó. Là một hoạt động mới mẻ và còn non trẻ trong lĩnh vực thông tin – thư viện ở Việt Nam, chương trình đào tạo kỹ năng thông tin của TTHL ĐHCT đã từng bước hình thành và phát triển thành một hoạt động thường xuyên và gắn bó với độc giả thư viện. Mặc dù còn nhiều thiếu sót và trở ngại cần khắc phục, nhưng nhìn chung hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin của TTHL ĐHCT đã tạo được bước khởi đầu đáng khích lệ cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này trong tương lai. Bài viết này có mong muốn đúc kết những kinh nghiệm mà đội ngũ cán bộ TTHL ĐHCT đã thu nhận được trong suốt quá trình xây dựng, triển khai và cải tiến chương trình đào tạo kỹ năng thông tin để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng độc giả của trường ĐHCT. 1. Đánh giá nhu cầu của độc giả tại trường ĐHCT Đánh giá nhu cầu về kỹ năng thông tin của độc giả là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin. Nhu cầu của độc giả càng được làm rõ thì khả năng xây dựng một chương trình phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu đó càng được nâng cao. Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi thư viện, việc đánh giá và xác định nhu cầu của độc giả có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Là một hoạt động còn non trẻ và phần nhiều mang tính tự phát nên chương trình đào tạo kỹ năng thông tin của TTHL ĐHCT không có nhiều kinh phí và nguồn lực để tiến hành các cuộc điều tra và đánh giá nhu cầu kỹ năng thông tin một cách toàn diện và có hệ thống. Việc đánh giá nhu cầu độc giả chủ yếu dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ thư viện thường xuyên tiếp xúc với độc giả. Bằng kiến thức chuyên môn, cán bộ TTHL ĐHCT đã phân chia các nhu cầu về kỹ năng thông tin theo từng nhóm đối tượng riêng biệt. Cụ thể: - Nhóm đối tượng đầu tiên là các tân sinh viên vừa bước chân vào trường đại học. Nhóm đối tượng này vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới nên nhu cầu trước mắt là được làm quen và bước đầu tiếp cận với các dịch vụ, nguồn tài nguyên thông tin và các phương tiện hỗ trợ cho việc học tập trong suốt bốn năm đại học. - Nhóm đối tượng thứ hai là các sinh viên năm 2 đang theo học các môn cơ sở ngành và sinh viên năm 3 đang theo học các môn chuyên ngành. Nhóm đối tượng này cần được trang bị các kỹ năng cơ bản để tìm kiếm, đánh giá và chọn lọc thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau để hoàn thành các bài tập được giao trên lớp, đồng thời để mở mang thêm kiến thức chuyên môn. - Nhóm đối tượng thứ ba là các sinh viên năm 4 và học viên cao học đang chuẩn bị thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nhóm đối tượng này cần được trang bị các kỹ năng thông tin nâng cao và có liên quan đến chuyên ngành để có thể tìm kiếm, đánh giá, chọn lọc, tổ chức và sử dụng thông tin một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề thông tin của bản thân và tạo ra sản phẩm tri thức mới. - Nhóm đối tượng cuối cùng là các giảng viên và cán bộ phục vụ giảng dạy của trường. Đa số trong nhóm đối tượng này đã có những kiến thức và kỹ năng nhất định trong việc tìm kiếm, đánh giá, tổ chức và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin. Nhu cầu chủ yếu của nhóm đối tượng này là được cung cấp và giới thiệu các nguồn thông tin và công cụ tiện ích mới để có thể vận dụng chúng một cách hiệu quả vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của bản thân. Ngoài ra, các cán bộ thư viện của TTHL ĐHCT còn đánh giá nhu cầu từ việc tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với độc giả thông qua dịch vụ tham khảo hoặc các mối quan hệ cá nhân. Cụ thể, dựa trên các câu hỏi và yêu cầu hỗ trợ của các nhóm độc giả khác nhau qua email và tại quầy tham khảo, cán bộ thư viện hiểu sâu hơn về nhu cầu kỹ năng thông tin của các nhóm đối tượng này. Ngoài các câu hỏi đơn giản về vị trí hoặc địa điểm bên trong Trung tâm Học liệu, cán bộ tham khảo nhận được khá nhiều các câu hỏi liên quan đến việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin khác nhau từ tài liệu in ấn, đa phương tiện, đến các tài liệu trực tuyến trên website và các cơ sở dữ liệu điện tử. Bên cạnh đó, bằng sự quen biết hoặc các mối quan hệ cá nhân với độc giả là giảng viên hoặc sinh viên, cán bộ thư viện cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tìm hiểu nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ như, cán bộ TTHL có thể trao đổi với các cán bộ thư viện nhánh thuộc nhiều khoa khác nhau tìm hiểu nhu cầu của sinh viên của các khoa đó; hoặc thông qua sự quen biết với các giảng viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau để tìm hiểu nhu cầu của các giảng viên khác, hoặc nhu cầu của lớp sinh viên mà giảng viên đó phụ trách. Đó là cơ sở giúp cán bộ thư viện có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về nhu cầu kỹ năng thông tin của các nhóm độc giả khác nhau. 2. Xác định nguồn lực của TTHL ĐHCT Bước tiếp theo là xác định các nguồn lực sẵn có cho việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho các nhóm độc giả nêu trên. Nguồn lực là yếu tố quyết định quy mô và mức độ đáp ứng của chương trình đối với nhu cầu thực tế của độc giả. Hay nói cách khác, quy mô của chương trình và mức độ đáp ứng nhu cầu của độc giả phải phù hợp với nguồn lực sẵn có của thư viện, đặc biệt là trong xu hướng cắt giảm chi phí thư viện như hiện nay. Các nguồn lực này bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và tài chính phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng, quảng bá và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin. Về cơ sở vật chất, TTHL ĐHCT có 1 phòng hội thảo với vách ngăn di động thích hợp để giảng dạy lý thuyết hoặc tổ chức hội thảo về kỹ năng thông tin, 2 phòng tập huấn được trang bị 32 máy tính mỗi phòng có kết nối Internet dành cho các hoạt động thực hành. Về trang thiết bị, TTHL có trang bị máy chiếu cố định ở các phòng hội nghị, hội thảo và 2 máy chiếu dự phòng dành để lắp đặt tại các phòng tập huấn hoặc tại các điểm hướng dẫn không cố định. Máy in và máy photocopy luôn sẵn sàng cho việc in ấn và sao chép tài liệu phục vụ cho các hoạt động của chương trình đào tạo kỹ năng thông tin. Ngoài ra, TTHL cũng trang bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện dạy học như bảng, bút viết bảng, micro và hệ thống loa. Về nguồn nhân lực, nhóm cán bộ phụ trách đào tạo kỹ năng thông tin bao gồm 10 thành viên thuộc các bộ phận khác nhau của Phòng Dịch vụ Thông tin như tham khảo, nghe – nhìn, báo – tạp chí và thông tin thư mục, cán bộ giảng dạy thuộc Bộ môn Quản trị Thông tin – Thư viện. Các cán bộ này có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ từ đại học trở lên và có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và giảng dạy người dùng tin. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ hướng dẫn thường xuyên có sự biến động về số lượng do các cán bộ phải kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công tác chuyên môn khác nhau, còn một số cán bộ khác thì đi học tập dài hạn ở nước ngoài. Ngoài lực lượng cán bộ hướng dẫn trực tiếp, sự hợp tác và hỗ trợ của cán bộ thuộc các bộ phận khác như công nghệ thông tin, tài nguyên thông tin và hành chính cũng đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần vào sự thành công của chương trình đào tạo kỹ năng thông tin. Về mặt tài chính, hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin trong giai đoạn 2006 – 2009 chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của dự án “Phát triển bền vững TTHL,” và một phần ngân sách của trường dành cho hoạt động hướng dẫn sử dụng TTHL cho tân sinh viên. Sau khi dự án kết thúc vào cuối 2009, mọi chi phí cho hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin đều phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp được phân cho các hoạt động của Phòng Dịch vụ Thông tin. 3. Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hành động cho chương trình đào tạo kỹ năng thông tin tại TTHL ĐHCT Sau khi tìm hiểu nhu cầu của độc giả và xác định được các nguồn lực sẵn có, TTHL tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể cho chương trình đào tạo kỹ năng thông tin. Bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch là cần xác định, làm rõ mục đích và mục tiêu của chương trình. Theo đó, TTHL ĐHCT đã xác định mục đích của chương trình đào tạo kỹ năng thông tin là nhằm trang bị cho độc giả những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tìm kiếm, đánh giá, tổ chức và sử dụng thông tin một cách hiệu quả phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin sẵn có tại TTHL. Để đạt được mục đích đã đề ra, TTHL cũng đã thiết lập nên những mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể dựa trên nhu cầu của các nhóm độc giả và nguồn lực sẵn có của mình. Các mục tiêu này bao gồm: 1. Tổ chức các buổi giới thiệu tổng quan về TTHL cho tân sinh viên vào đầu mỗi năm học; 2. Tổ chức thường xuyên các lớp hướng dẫn kỹ năng thông tin căn bản và nâng cao tại TTHL cho tất cả các đối tượng độc giả có nhu cầu, đặc biệt là các sinh viên từ năm 2 đến năm cuối; 3. Phối hợp với các khoa và đơn vị trực thuộc trường ĐHCT tổ chức theo yêu cầu các buổi hướng dẫn kỹ năng thông tin hoặc giới thiệu nguồn tin cho độc giả tại đơn vị; Mỗi một mục tiêu được đưa ra sẽ có một kế hoạch hành động cụ thể và riêng biệt. Kế hoạch hành động này sẽ nêu rõ các quy trình nhiệm vụ và phân công nhân sự với các mốc thời gian cụ thể để hoàn thành kế hoạch. Kế hoạch này cũng quy định rõ các yêu cầu về thiết kế nội dung chương trình hoặc tài liệu hướng dẫn cho phù hợp với nhóm đối tượng mà mục tiêu đó hướng tới. Cách thức quảng bá, triển khai, cũng như phương thức đánh giá hiệu quả của chương trình cũng được định hướng một cách cụ thể. Ngoài ra, các yêu cầu về nguồn lực như cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí thực hiện cũng được làm rõ trong kế hoạch hành động này. Trong giới hạn của bài báo, tác giả chỉ phân tích các khía cạnh như yêu cầu về nội dung, thiết kế tài liệu hướng dẫn, cách thức triển khai chương trình trong kế hoạch hành động của từng mục tiêu cụ thể nêu trên. Mục tiêu 1: Tổ chức các buổi giới thiệu tổng quan về TTHL cho tân sinh viên vào đầu năm học - Yêu cầu về nội dung: Nội dung hướng dẫn giúp cho tân sinh viên được làm quen và bước đầu tiếp cận với các dịch vụ, trang thiết bị và nguồn tài nguyên thông tin sẵn có tại TTHL; đồng thời giúp các em nắm được các nội quy và quy định hiện hành để có thể sử dụng TTHL một cách tốt nhất trong suốt thời gian học tập tại trường. Trong các buổi giới thiệu tổng quan về TTHL, cán bộ hướng dẫn nên tạo một không khí cởi mở, chào đón và thân thiện để khuyến khích các tân sinh viên trở lại và sử dụng TTHL. - Thiết kế tài liệu hướng dẫn: TTHL đã thực hiện một đoạn video với thời lượng 20 phút giới thiệu tổng quan về các dịch vụ, nguồn tài nguyên thông tin và trang thiết bị tại TTHL. Những lưu ý quan trọng về cách sử dụng và những nội quy trọng yếu của TTHL cũng được chọn lọc và lồng ghép vào các nội dung trên. Bên cạnh đó, TTHL cũng thiết kế và in các nội dung giới thiệu tổng quan và nội quy đầy đủ của TTHL trên các tờ bướm để phát cho độc giả. Tất cả các nội dung trên đều được đăng tải trên trang web của TTHL để bạn đọc tiện tham khảo. - Cách thức triển khai chương trình: Theo lịch phân công của BGH trường, TTHL chỉ có 1 tuần để hướng dẫn các nội dung trên cho khoảng 5.000 - 6.000 tân sinh viên mới vào trường. Trước áp lực về thời gian và số lượng sinh viên đầu vào nhưng vẫn phải duy trì hoạt động thường ngày của các dịch vụ, TTHL đã chủ động sắp xếp và thông báo thời gian biểu cố định theo ca cho từng nhóm lớp hoặc nhóm ngành của từng khoa để tránh ùn tắc. Mỗi nhóm lớp/ ngành có khoảng từ 80 – 100 sinh viên (tuỳ theo số sinh viên trúng tuyển của ngành) sẽ được hướng dẫn từ 30 – 40 phút bao gồm xem video giới thiệu tổng quan về TTHL, hỏi – đáp với cán bộ hướng dẫn và đi tham quan trực tiếp các tầng của TTHL. Để hỗ trợ công tác ổn định trật tự và hướng dẫn các tân sinh viên đi tham quan trực tiếp các tầng, TTHL đã huy động được một lực lượng tình nguyện viên là các sinh viên năm 3 và 4 cùng tham gia vào chương trình. Mục tiêu 2: Tổ chức thường xuyên các lớp hướng dẫn kỹ năng thông tin căn bản và nâng cao tại TTHL cho tất cả các đối tượng độc giả có nhu cầu, đặc biệt là các sinh viên từ năm 2 đến năm cuối - Yêu cầu về nội dung: Nội dung hướng dẫn được phân bố từ cơ bản đến nâng cao giúp cho người học nắm vững cách tìm kiếm, truy cập và đánh giá các nguồn học liệu khác nhau từ tài liệu in ấn cho đến các tài liệu điện tử trên Internet và các cơ sở dữ liệu trực tuyến, cũng như nhận thức được các vấn đề về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, những nội dung hướng dẫn nâng cao còn giúp cho người học biết cách tổ chức và sử dụng thông tin một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề thông tin chuyên sâu. Bảng 1. Khung CTĐT kỹ năng thông tin tại TTHL ĐHCT. (Nguồn: Kế hoạch hoạt động phòng Dịch vụ Thông tin năm học 2008 – 2009). - Thiết kế tài liệu hướng dẫn: Mặc dù mỗi lớp hướng dẫn tập trung vào các nội dung khác nhau, nhưng về tổng thể các nội dung này được thiết kế dựa theo khung Five- point Framework của Patrick Ragains (2006, tr. 8), bao gồm: 1) Nhận biết nguồn thông tin hoặc cơ sở dữ liệu; 2) Nhận biết phạm vi của nguồn tin; 3) Nắm các kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin phù hợp; 4) Đánh giá nội dung của nguồn tin để phục vụ cho các mục đích cụ thể hoặc khái quát; 5) Thẩm định nguồn tin, đồng thời so sánh nó với các nguồn khác. Đây cũng chính là mục tiêu học tập mà mỗi cấp độ hoặc nội dung hướng dẫn cần hướng tới. Do đó, các tài liệu hướng dẫn bao gồm giáo án, tài liệu tham khảo và bài tập thực hành cũng phải được thiết kế tương ứng với mục tiêu học tập và khung nội dung trên. Ngoài ra, khi soạn giáo án cán bộ hướng dẫn phải thể hiện đầy đủ nội dung, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức lớp học, hoạt động học tập trên lớp, và hình thức đánh giá kết quả học tập. - Cách thức triển khai chương trình: Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng nội dung giảng dạy, tài liệu học tập và các trang thiết bị cần thiết, TTHL tiến hành quảng bá chương trình đến các đối tượng độc giả qua nhiều hình thức: gửi công văn đến các khoa và đơn vị trong trường, đưa thông tin lên trang web TTHL, đặt bảng thông báo ở các nơi công cộng. Các lớp hướng dẫn sẽ được tổ chức theo nhu cầu của độc giả dưới hình thức lớp học tập trung tại TTHL. Độc giả có thể chủ động lập nhóm theo số lượng quy định (15 – 25 học viên), chọn các nội dung hướng dẫn theo khung chương trình đã quy định và thời điểm hướng dẫn và đăng ký trước với TTHL. Cán bộ điều phối của chương trình sẽ lên lịch và bố trí phòng học và cán bộ hướng dẫn cho các lớp này. Đối với các độc giả đăng ký cá nhân, TTHL sẽ chủ động ấn định lịch hướng dẫn cụ thể cho các đối tượng này khi đủ số lượng yêu cầu. Thông tin đăng ký và phản hồi về lớp học được trao đổi qua email, điện thoại hoặc trực tiếp tại quầy tham khảo. Mục tiêu 3: Phối hợp với các khoa và đơn vị trực thuộc trường ĐHCT tổ chức theo yêu cầu các buổi hướng dẫn kỹ năng thông tin hoặc giới thiệu nguồn tin cho độc giả tại đơn vị - Yêu cầu về nội dung: Về cơ bản, nội dung hướng dẫn cho các lớp này cũng dựa trên khung chương trình được đề cập ở mục tiêu thứ 2. Tuy nhiên, do đây là các lớp hướng dẫn theo “đơn đặt hàng” nên nội dung hướng dẫn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu khác nhau của các đơn vị. Đặc biệt, đối với các lớp quảng bá giới thiệu nguồn tin tại các đơn vị do TTHL chủ động thực hiện, nội dung thuyết trình chủ yếu tập trung vào giới thiệu tổng quan, cũng như những ưu điểm và tính năng vượt trội của các CSDL trọng tâm liên quan đến đơn vị, đồng thời demo cho người dùng cách tra cứu và sử dụng hiệu quả thông tin trong các nguồn này. Mục đích chính của hoạt động này là khuyến khích người dùng sử dụng hiệu quả các nguồn tin trên để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. - Thiết kế tài liệu hướng dẫn: Đối với các lớp hướng dẫn kỹ năng thông tin, cán bộ hướng dẫn có thể sử dụng các tài liệu hướng dẫn ở mục tiêu 2 và điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu của đơn vị. Riêng với các lớp quảng bá CSDL, TTHL còn cung cấp cho các đơn vị các tờ bướm giới thiệu CSDL và sổ tay hướng dẫn cách sử dụng các nguồn thông tin để đơn vị phổ biến lại cho người dùng của mình. - Cách thức triển khai chương trình: Kế hoạch thực hiện chương trình sẽ được gửi đến các khoa và đơn vị trong trường. Các khoa và đơn vị sẽ liên lạc với cán bộ điều phối để đăng ký lịch hướng dẫn cho đơn vị mình. Cán bộ điều phối của TTHL sẽ tiếp nhận thông tin đăng ký, lên lịch, phân công cán bộ hướng dẫn cụ thể và xác nhận lại với các đơn vị đăng ký. Khoa và đơn vị sẽ hỗ trợ cho cán bộ hướng dẫn của TTHL về các mặt như thông báo và huy động thành phần tham dự, bố trí địa điểm và trang thiết bị cần thiết như máy tính kết nối Internet, micro, loa, máy chiếu, bảng, viết cho buổi hướng dẫn. Bên cạnh đó, mặc dù không được nêu rõ trong mục tiêu và kế hoạch hành động của chương trình, nhưng TTHL luôn khuyến khích cán bộ thuộc các bộ phận khác nhau của TTHL hỗ trợ độc giả các vấn đề có liên quan đến kỹ năng thông tin. Việc hỗ trợ độc giả có thể được thực hiện trực tiếp tại các quầy dịch vụ thông tin, quầy hỗ trợ kỹ thuật hoặc qua điện thoại, diễn đàn và email cá nhân. Ngoài ra, TTHL cũng thiết kế các tài liệu giới thiệu, hướng dẫn về kỹ năng thông tin và cách sử dụng các nguồn thông tin sẵn có tại TTHL và cung cấp cho bạn đọc dưới hình thức tờ bướm, sổ tay hướng dẫn hoặc đưa lên website của TTHL để tất cả các đối tượng độc giả có thể tham khảo. Thêm vào đó, TTHL cũng tổ chức các cuộc hội thảo hoặc sinh hoạt chuyên đề về kỹ năng thông tin với sự góp mặt và diễn thuyết của các chuyên gia trong lĩnh vực. Do đây là các hoạt động không thường xuyên nên không được đưa vào kế hoạch tổng thể của chương trình kỹ năng thông tin. Tuy nhiên, chúng cũng mang lại những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức của độc giả về tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay. 4. Một vài nhận xét về thực tiễn công tác triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin tại TTHL ĐHCT Thành quả đạt được Theo Báo cáo Hoạt động Đào tạo Kỹ năng thông tin giai đoạn 2006 - 2009, với mục tiêu đầu tiên, TTHL đã tổ chức các buổi giới thiệu tổng quan về TTHL vào đầu mỗi năm học cho hơn 4.000 tân sinh viên, chiếm 70% - 80% trong tổng số 5.000 – 6.000 sinh viên đầu vào mỗi năm. Với mục tiêu thứ 2, mặc dù là một chương trình không bắt buộc, đôi khi bị gián đoạn và không được thực hiện liên tục vì những lý do khách quan, nhưng các lớp hướng dẫn kỹ năng thông tin căn bản và nâng cao tại TTHL cũng thu hút được một lượng độc giả đáng kể là 1.840 lượt người tham gia lớp học bao gồm các giảng viên, sinh viên và học viên cao học. Trong mục tiêu thứ 3, TTHL đã phối hợp với các khoa và đơn vị trực thuộc trường ĐHCT triển khai thành công chương trình giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin của TTHL. Cụ thể, thành công của chương trình quảng bá CSDL điện tử ProQuest tại các khoa và đơn vị thuộc trường ĐHCT đã nâng tổng số lượt truy cập và tải tài liệu toàn văn của độc giả ĐHCT đến CSDL này trong năm 2009 lên đến 14.793 lượt, đứng thứ nhì sau NACESTI trong danh sách các trường đại học và trung tâm thông tin của cả nước có đăng ký quyền sử dụng CSDL này. Tuy nhiên, do hoạt động quảng bá không được TTHL ĐHCT duy trì thường xuyên nên trong năm 2010 con số này đã giảm xuống còn 6.721 lượt (Theo số liệu thống kê của ProQuest Usage Report Ngoài những báo cáo số liệu chính thức, TTHL ĐHCT còn nhận được những phản hồi và đóng góp tích cực của độc giả và các đơn vị tham gia chương trình. Đây chính là
Tài liệu liên quan