Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ hiện nay

Tóm tắt Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc trang bị cho sinh viên có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, thì xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, trước những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, một bộ phận sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa nên đã ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 115 XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY ESTABLISH SOCIALIST POLITICAL CONSCIOUSNESS FOR CURRENT SAO DO UNIVERSITY STUDENTS Trần Thị Hồng Nhung, Phạm Xuân Đức Email: nhungkien1979@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 21/7/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 17/9/2017 Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017 Tóm tắt Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc trang bị cho sinh viên có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, thì xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, trước những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, một bộ phận sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa nên đã ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Từ khoá: Ý thức; chính trị; ý thức chính trị; ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa; xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa; sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ. Abstract In the process of industrialization and modernization of the country, besides equipping students with solid professional knowledge, building social consciousness is very necessary. Faced with the challenges of world economic integration, a part of the students of Sao Do University was not aware of the importance of socialist political consciousness that influenced the learning outcomes of students. Based on the analysis of the situation, the author has proposed some basic solutions to build socialist political consciousness for students of Sao Do University to improve the quality of training of the school. Keywords: Consciousness; politics; political consciousness; socialist political consciousness; socialist political consciousness construction; students of Sao Do University. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa có vai trò hết sức quan trọng đối với sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng trong việc hình thành, phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít sinh viên có nhận thức chính trị lệch lạc: coi nhẹ các môn lý luận chính trị, có lối sống thực dụng, thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý tưởng sống. Vì vậy cần phải xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ trong giai đoạn hiện nay. 2. Ý THỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ 2.1. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người thông qua chủ thể. Còn chính trị “là sự tham gia vào các công việc của nhà nước, việc quyết định những hình thức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái Những lợi ích căn bản của 116 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị, chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia (chính sách đối ngoại)” [9]. Thuật ngữ ý thức chính trị đã được C. Mác, Ph. Ăngghen, đặc biệt là V.I. Lênin nhắc đến khá nhiều lần trong những công trình nghiên cứu của mình, nhưng các ông không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về ý thức chính trị. Tuy nhiên, trên cơ sở khái quát những đặc trưng cơ bản của ý thức và chính trị, theo tác giả ý thức chính trị được hiểu như sau: Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp và nhà nước, là hệ thống quan điểm, lý luận phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của một giai cấp, tầng lớp về địa vị lịch sử, nhiệm vụ chính trị, chiến lược, sách lược của giai cấp đó trong tiến trình phát triển của lịch sử nói chung, trong phát triển của quốc gia của dân tộc mình nói riêng cũng như thái độ với quyền lực nhà nước. Ý thức chính trị được cấu thành trong sự thống nhất, tác động qua lại của ba thành tố cơ bản: tri thức chính trị, tình cảm chính trị, niềm tin chính trị. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa chính là sự giác ngộ về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nó được cụ thể hóa trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa; thể hiện ở niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; ở kết quả hành động thực tiễn chính trị - xã hội, tham gia vào các vấn đề liên quan đến nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ với tính cách là một hình thái ý thức quan trọng nhất trong nhân cách, đó chính là sự hiểu biết ngày càng sâu sắc đối với lĩnh vực chính trị như: các vấn đề liên quan đến Nhà nước, đến việc bảo vệ, quản lý và phát triển xã hội, đất nước. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ là tổng hoà tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với chế độ được biểu hiện ra qua hành động học tập, rèn luyện và trong đời sống xã hội. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ không phải là tự nhiên mà có, mà nó chính là sản phẩm của quá trình tác động giữa sinh viên với Nhà trường, các tổ chức đảng, các phòng - khoa quản lý đào tạo, giáo viên chủ nhiệm, các câu lạc bộ, Đoàn Thanh niên, các tổ chức quần chúng và sự nỗ lực học tập, rèn luyện của sinh viên. Sự tác động đó đã hình thành nhận thức, tư tưởng, tình cảm chính trị về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Nhà trường, từ đó quyết tâm khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập và góp sức xây dựng đất nước. Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên ở Trường Đại học Sao Đỏ là quá trình tác động của chủ thể đến sinh viên nhằm tạo dựng cho họ tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí ngày càng đầy đủ, đúng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần tạo động lực chính trị thúc đẩy hành động học tập và rèn luyện đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. 2.2. Vai trò của việc xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa đối với sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ Thứ nhất, giúp cho sinh viên định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Nhà trường và xã hội. Đây là quá trình hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin lý tưởng, tình cảm trách nhiệm chính trị của sinh viên. Mặt khác, những yếu tố đó lại quy định, chi phối toàn bộ hoạt động của sinh viên. Đó là mối quan hệ giữa sinh viên với các hoạt động chính trị - xã hội của Nhà trường. Toàn bộ sự định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi nhân cách trong hoạt động của sinh viên tuân theo cơ chế tự ý thức, tự điều chỉnh. Do đó, thực chất quá trình định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi là quá trình tự định hướng, tự điều chỉnh từ bên trong theo phương hướng chính trị đã xác định. Thứ hai, giúp sinh viên phát triển toàn diện các phẩm chất tinh thần của họ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực: Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa tác động mạnh mẽ tới quá trình tâm lý, tinh thần của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ trong quá trình học tập, cũng như hoạt động thực tiễn. Nó là hạt nhân để phát triển toàn diện các phẩm chất tinh thần và làm cho quá trình tâm lý của họ ở trạng thái ổn định, vững vàng nhất. Nhân tố tinh thần ở đây chính là sự kiên định vững vàng và niềm tin của sinh viên. Khi sinh viên có niềm tin, có lý tưởng, nhận thức được mục đích và nhiệm vụ của bản thân, thì sẽ tạo nên động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, nếu sinh viên được xây LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 117 dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa, họ sẽ có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm bắt được quy luật vận động, phát triển của chính trị, có niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Nhờ đó, sinh viên sẽ luôn giữ được ý thức cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá chủ nghĩa xã hội. Thứ ba, giúp sinh viên vươn lên, khắc phục mọi khó khăn để đạt được thành công trong học tập và trong hoạt động thực tiễn: Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa có mục đích làm tăng thêm khả năng và sức chịu đựng khó khăn, nâng cao bản lĩnh kiên cường cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ trong quá trình học tập và hoạt động thực tiễn, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa còn khơi dậy ý chí phấn đấu, lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ đất nước. 3. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY Trong những năm gần đây, công tác giáo dục ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ đã được Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường quan tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, tham gia các lớp bồi dưỡng Đảng viên mới, hoạt động tình nguyện, các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề chính trị xã hội do Nhà trường phát động... nên đa số sinh viên trường Đại học Sao Đỏ đã hiểu biết tương đối đầy đủ những tri thức các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ trong kết quả học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong năm học 2016 - 2017 với tỷ lệ khá, giỏi là 48,7% [6], kết quả rèn luyện của sinh viên trong năm học xếp loại rèn luyện từ khá trở lên là 86%, đạt chỉ tiêu Nhà trường đề ra từ đầu năm học [7]. Bên cạnh đó, sinh viên tích cực tham gia các phong trào hoạt động do Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động như: Phong trào sinh viên tình nguyện, Sinh viên 5 tốt, “Ngày chủ nhật xanh”, Hiến máu nhân đạo,... “Năm học 2016 - 2017 đã có 1652 sinh viên tham gia hiến máu đã ủng hộ được 632 đơn vị máu” [8], có 200 sinh viên góp mặt trong phong trào sinh viên tình nguyện như: Tiếp sức mùa thi, tình nguyện viên bóng chuyền nữ VTV cúp, tình nguyện hè tập chung [5]. Tất cả điều này nhằm khẳng định sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ đang cống hiến sức lực, tích cực học tập, rèn luyện và tu dưỡng bản thân để lập thân, lập nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm thì sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay còn những hạn chế sau: Một là: Một bộ phận sinh viên chưa tích cực học tập, không muốn học hoặc ngại học các môn lý luận chính trị. Họ thấy các môn khoa học này trừu tượng, khó hiểu và nhàm chán. Phỏng vấn sinh viên Đinh Thị Thu Trang khóa 04 lớp Công nghệ May và Thời trang 1, sinh viên này đã chia sẻ: “Bản thân em cũng không thích học các môn chính trị vì các môn này rất khó lại còn trừu tượng”. Sinh viên Nguyễn Vũ Hoàng, lớp Công nghệ Kỹ thuật hóa học khoá 04 cũng chia sẻ: “Học thì khó, nhưng một số bài giảng liên hệ với thực tiễn còn ít, chúng em không thấy rõ được mối liên hệ của nó với các môn học khác và cuộc sống”. Một bộ phận sinh viên thì lại đồng nhất lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với các môn học chính trị đầu khóa. Theo báo cáo về kết quả học tập các môn khoa học Mác - Lênin năm học 2016 - 2017 của khoa Giáo dục Chính trị và Thể chất có 7,7% sinh viên bị điểm trung bình yếu và kém, ý thức học tập chưa cao, còn mất trật tự trong giờ học, chưa tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài Từ thái độ học tập không đúng đắn, dẫn đến động cơ học tập không tốt, sinh viên không thích môn học nên dẫn đến hiện tượng bỏ giờ hay đi học chỉ để điểm danh. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng môn học và tâm lý giảng dạy của giảng viên. Ngoài ra, khi tác giả tiến hành thăm dò trực tiếp 300 sinh viên hệ đại học về tầm quan trọng của việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy, có 141/300 = 47% sinh viên được hỏi trả lời rất quan trọng, có 97/300 = 32,3% sinh viên được hỏi trả lời quan trọng, 39/300 = 13% sinh viên được hỏi trả lời không quan trọng, 23/300 = 7,7% sinh viên được hỏi trả lời không biết hoặc không trả lời. Điều này đã khẳng định một số sinh viên do chưa 118 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học tập môn học, nên đã hoài nghi tính đúng đắn của học thuyết này. Hai là: Một bộ phận sinh viên đang ngày càng xa rời lý tưởng và niềm tin cách mạng, không tích cực phấn đấu và rèn luyện. Theo kết quả phiếu thăm dò 300 sinh viên hệ đại học cho thấy: 4/300 = 1,3% sinh viên được hỏi trả lời chưa tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; 54/300 = 18% sinh viên được hỏi trả lời ý thức chính trị của sinh viên còn nhiều biểu hiện lệch lạc; Khi được hỏi về việc có thường xuyên đọc các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam không thì có 178/300 = 59,3% sinh viên được hỏi trả lời có đọc một số nội dung các nghị quyết của Đảng liên quan khi cần; 38/300 = 12,45% sinh viên được hỏi trả lời không quan tâm lắm; 8/300 = 2,6% sinh viên được hỏi trả lời không đọc bao giờ và chỉ có 51/300 = 17% sinh viên thường xuyên đọc nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, còn 25/300 sinh viên không trả lời. Như vậy, họ ít chú ý đến tình hình chính trị đất nước, đến vận mệnh dân tộc và tương lai của chủ nghĩa xã hội, có biểu hiện lệch lạc, hoài nghi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoài nghi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta, ít hoặc không nghiên cứu các nghị quyết của Đảng. Bộ phận sinh viên này cũng chưa xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đổi mới, họ thụ động, ỷ lại, trông chờ vào thế hệ cha anh, chưa hăng hái tham gia các phong trào xã hội, thiếu ý thức tự lực, tự cường, sống thực dụng, ngại tham gia các sinh hoạt đoàn thể, họ chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế, vấn đề làm giàu. Cũng qua thăm dò thấy rằng, có 14/300 = 4,6% sinh viên được hỏi trả lời học tập và rèn luyện ở trường không có ích mấy khi ra làm vệc; 18/300 = 6% sinh viên cho rằng trên lớp còn nhiều bạn lười học; 13/300 = 4,3% sinh viên không rõ tình hình học tập của lớp mình; có 37/300 = 12,3% sinh viên được hỏi trả lời thời gian dành cho tự học, tự nghiên cứu ở nhà hầu như không có chỉ khi thi mới học; và có 14/300 = 4,66% sinh viên được hỏi trả lời không biết làm gì ngoài thời gian học tập. Có thể thấy, một bộ phận sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ chưa xác định rõ mục đích học tập của mình, chưa tích cực, tự giác trong học tập, chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình giảng dạy. Ba là: Một bộ phận sinh viên còn vi phạm các tệ nạn xã hội. Theo kết quả thăm dò 300 sinh viên hệ đại học thì số sinh viên chơi lô đề chiếm 7,4%; game với 21,2%, rượu chè chiếm 13,7%. Với tỷ lệ như vậy, chứng tỏ tệ nạn này đang tồn tại, điều đáng quan tâm là nó lại xuất hiện ở một tầng lớp có trình độ học vấn cao (sinh viên). Tệ nạn này đã làm sa sút việc học tập của sinh viên, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách chính trị của họ. Do đó, việc tìm hiểu và có những biện pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn này là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra trong xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ. Những hạn chế trên chính là biểu hiện hạn chế về ý thức chính trị của sinh viên, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường và sự ổn định, phát triển của địa phương. Đây chính là vấn đề cấp bách cần được giải quyết khi thực hiện công tác xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay. 4. GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY 4.1. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên Một là, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa phải chú trọng đến việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [3]. Do đó, công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên là rất quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức chính trị góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cần chú ý đến hai khía cạnh: nội dung và phương pháp giáo dục - Về nội dung giáo dục: Các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tri thức khoa học về thế giới và cải tạo thế giới, về sự nghiệp giải phóng triệt để con người khỏi áp bức bóc lột, bất công, đưa con người từ địa vị nô lệ lên làm chủ đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thấm nhuần tư tưởng ấy, sinh viên mới xác định được lập trường giai cấp, có phương pháp luận khoa học để tiếp cận đánh giá các vấn đề chính trị - xã hội một cách phù hợp. Thiếu lập trường ấy, sinh viên dễ mất phương hướng trong tiếp cận thông tin, không đủ khả năng để phân biệt LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 119 đúng - sai, thật - giả, nhất là các vấn đề chính trị - xã hội phức tạp đang diễn ra hiện nay, dẫn tới không đủ sức đề kháng về chính trị, sớm hay muộn sẽ hoang mang, dao động. - Về phương pháp giáo dục: Muốn thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên cần phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả lực lượng trong Nhà trường. Phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục theo chương trình đào tạo chính khóa với tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: tọa đàm, hội thảo, sáng tác, văn nghệ, tham quan, xem phim tư liệu, thi tìm hiểu,... Phải coi trọng lựa chọn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên nhằm tăng khả năng truyền đạt, “tiếp lửa” cho sinh viên; đồng thời, chú trọng việc thảo luận và thi, kiểm tra đánh giá kết quả môn học, bằng hoạt động thực tiễn tiến hành nêu vấn đề định hướng, gợi mở cho sinh viên tự soi, tự ngẫm để điều chỉnh những nhận thức, hành vi “lệch chuẩn”, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong thực hiện phong trào, nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sinh viên. Hai là, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên. Để giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ đạt kết quả tốt, cần phải: - Thường xuyên tọa đàm về lý tưởng và lối sống của tuổi trẻ hôm nay, thảo luận về mối quan hệ đạo đức và kinh tế thị trường; tổ chức cho
Tài liệu liên quan