Xóa bỏ lầm tưởng trong marketing nội dung

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều doanh nghiệp đang làm "Marketing nội dung". Tuy nhiên để thực sự khai thác được ích lợi của phương pháp này, bạn cần tránh các lầm tưởng sau. 9 trên 10 công ty B2B tại Bắc Mỹ đang sử dụng các chiến thuật content marketing (marketing nội dung), chứng tỏ rằng marketing nội dung đang được đầu tư rất nhiều trên blog, kênh media truyền thống và trên mạng xã hội.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xóa bỏ lầm tưởng trong marketing nội dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xóa bỏ lầm tưởng trong marketing nội dung Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều doanh nghiệp đang làm "Marketing nội dung". Tuy nhiên để thực sự khai thác được ích lợi của phương pháp này, bạn cần tránh các lầm tưởng sau. 9 trên 10 công ty B2B tại Bắc Mỹ đang sử dụng các chiến thuật content marketing (marketing nội dung), chứng tỏ rằng marketing nội dung đang được đầu tư rất nhiều trên blog, kênh media truyền thống và trên mạng xã hội. Content Marketing - cách quan trọng để tiếp cận khách hàng Sự phổ biến của Marketing nội dung dẫn tới việc các doanh nghiệp cũng đang tiếp nhận rất nhiều lời khuyên về lĩnh vực này, trong số đó cũng có lượng không nhỏ các lời khuyên tồi. Để giúp độc giả chắt lọc lời khuyên tốt, dưới đây là 3 lầm tưởng về marketing nội dung và cách phá bỏ chúng để giúp công ty có bức tranh chân thực hơn về lĩnh vực này. Lầm tưởng 1: “Marketing nội dung” đơn giản là tạo ra NHIỀU nội dung hơn Một nhận thức sai lầm của nhiều marketer trong lĩnh vực này là việc tạo ra thêm nội dung sẽ giúp việc kinh doanh phát triển. Khi Google thêm tính năng Panda Update để lọc các nội dung kém chất lượng và “mỏng” ra khỏi kết quả tìm kiếm, nhiều thành viên của cộng đồng SEO đã quá đề cao việc tạo ra nhiều nội dung cho công cụ tìm kiếm hơn việc tập trung tạo ra nội dung chất lượng cho người đọc Phá bỏ lầm tưởng: Chất lượng, chứ không phải số lượng mới là quan trọng trong marketing nội dung. Lĩnh vực này dựa vào việc tạo ra thông tin hữu ích đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Sự phù hợp với ngành và với bối cảnh, tính xâu chuỗi và tính hữu ích kết hợp lại mới là marketing nội dung “chuẩn”. Nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn. Nhiều hơn không đồng nghĩa với tốt hơn. Lầm tưởng thứ 2: Nội dung chất lượng cao khó duy trì Việc lo ngại không thể duy trì nội dung chất lượng cao là khá hợp lý, nhưng không đúng đối với các công ty đang liên kết với nguồn quan trọng nhất: khách hàng của họ. Mỗi ngày, có tới 16% câu hỏi đặt trên google search là chưa bao giờ có trước đó, vì vậy có rất nhiều cơ hội để đa dạng hóa nội dung để đồng cảm với lo lắng của khách hàng. Phá bỏ lầm tưởng: Hãy liên kết với phần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong công ty như đội ngũ bán hàng, dịch vụ khách hàng để phát hiện ra các nhu cầu quan trọng mà nếu đáp ứng được sẽ tăng sự tin tưởng, tiêu dùng, quay lại của khách hàng. Khai thác các chủ đề được quan tâm trong cộng đồng của bạn nghĩa là bạn sẽ không bao giờ hết ý tưởng cho nội dung của mình. Lầm tưởng thứ 3: Chỉ tạo ra một đối tượng nội dung: Nhiều công ty tiếp cận marketing nội dung bằng việc xuất bản một đối tượng nội dung duy nhất và quảng bá nó thông qua các kênh như email, RSS, PR, quảng cáo và mạng xã hội. Việc đầu tư tiền và thời gian vào chỉ một câu chuyện hoặc thông điệp cũng đồng nghĩa với việc ném tiền đi và nhường phần còn lại của thị trường cho đối thủ cạnh tranh. Phá bỏ lầm tưởng: Việc lên kế hoạch cho nội dung nên bao gồm việc: chia nhỏ các chủ đề lớn thành một chuỗi nội dung để thu hút sự chú ý và tạo ra sự mong chờ phần nội dung tiếp theo được phát hành. Điều đó có nghĩa là một chuỗi các bài blog, infographic, webinar (bài thuyết trình online), bài báo, báo cáo, ví dụ thực tế. Sau đó bạn có thể sử dụng lại các nội dung đó để tạo ra nội dung mới dễ tiếp thu hơn cho độc giả. Nội dụng sử dụng trong marketing chỉ hiệu quả khi nó phù hợp với nhu cầu người đọc. Với việc hiểu và thực hiện tốt marketing nội dung, công ty có thể đạt được nhiều lợi ích, bao gồm sự nhận thức, quan tâm, xem xét, mua hàng, quay lại và ủng hộ đến từ khách hàng.