Xu hướng phát triển giáo dục

Ngày nay người ta thường không còn dựa trên quan điểm thuận kinh tế đểcoi phát triển là tăng trưởng một cách hiệu quả, mà cần hiểu rằng: Phát triển là một quá trình tiến bộtheo nhiều thứnguyên (lĩnh vực) từkinh tế, xã hội; chính tri; đến văn hoá; môi trường sinh thái; tinh thần. Bất kỳmột định nghĩa thích hợp nào vềphát triển cũng phải gồm 5 thứnguyên: (l) Một thành phần kinh tế tạo ra giàu có và điều kiện cao hơn vềvật chất cho con người; (2) Một thểhiện xã hội được đo bằng phúc lợi y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, vững chắc sinh thái. trong xu thếtạo lập sựcông bằng vềcơhội cho các tầng lớp dân cư; (3) Một thứnguyên chính trị vềdân chủ, quyền bầu cử, sự tham gia của dân chúng vào các quyết sách; (4) Một khía cạnh văn hoá thừa nhận các đặc thù, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phát huy bản sắc dân tộc, cộng đồng; (5) Một mẫu hình được tạo lập, có tính phong phú vềtriết lý tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống.

pdf87 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng phát triển giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trường Đại Học Sư Phạm NGUYỄN VĂN HỘ (Biên Tập Và Hệ Thống Hoá Tư Liệu) XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC (Tài Liệu Dùng Cho Học Viên Cao Học QLGD) THÁI NGUYÊN - 2007 I. GIÁO DỤC Ở THẾ KỶ XXI 1. Giáo dục với khoa học – công nghệ - văn hoá trong phát triển 1.1. Quan điểm về phát triển Ngày nay người ta thường không còn dựa trên quan điểm thuận kinh tế để coi phát triển là tăng trưởng một cách hiệu quả, mà cần hiểu rằng: Phát triển là một quá trình tiến bộ theo nhiều thứ nguyên (lĩnh vực) từ kinh tế, xã hội; chính tri; đến văn hoá; môi trường sinh thái; tinh thần. Bất kỳ một định nghĩa thích hợp nào về phát triển cũng phải gồm 5 thứ nguyên: (l) Một thành phần kinh tế tạo ra giàu có và điều kiện cao hơn về vật chất cho con người; (2) Một thể hiện xã hội được đo bằng phúc lợi y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, vững chắc sinh thái. trong xu thế tạo lập sự công bằng về cơ hội cho các tầng lớp dân cư; (3) Một thứ nguyên chính trị về dân chủ, quyền bầu cử, sự tham gia của dân chúng vào các quyết sách; (4) Một khía cạnh văn hoá thừa nhận các đặc thù, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phát huy bản sắc dân tộc, cộng đồng; (5) Một mẫu hình được tạo lập, có tính phong phú về triết lý tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống. Theo quan điểm đó, phát triển mang lại cho con người những lợi ích sau đây nâng cao giàu có; tiến bộ về công nghệ; chuyên môn hoá về thể chế; tăng tự do cho lựa chọn; quan hệ quốc tế rộng rãi; sự khoan dung đốii với những khác biệt tôn giáo phong tục, phong cách cá nhân. Tuy vậy, vẩn còn tồn tại những vấn đề cần suy nghĩ, đó là (1) Một xã hội phát triển được đảm bào bởi luật pháp, thể chế, liệu có thể đương nhiên dẫn tới sự bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về kết quả? (2) Thiên nhiên là "nguyên liệu để con người khai thác, hay là nơi sinh sống, nơi tạo ra hạnh phúc của con người mà con người phải giữ gìn, tôn trọng? 1.2. Khoa học và công nghệ vị nhân sinh Trong bối cảnh một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở tri thức với nguồn lực con người có trí tuệ và kỹ năng cao là yếu tố trung tâm và là lợi thế so sánh chủ yêu thì định hướng lớn nhất của khoa học và công nghệ phải là "Khoa học và công nghệ vị nhân sinh". Khoa học và công nghệ ngày nay, ngoài những khả năng to lớn hầu như không có giới hạn trong việc đáp ứng những lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân loại, thì cũng chứa đựng những nguy cơ và hiểm hoạ nhất là khả năng huỷ diệt toàn bộ nền văn minh nhân loại. Việc coi nhẹ tiến bộ xã hội, chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận siêu ngạch và tham vọng quyền lực của các tập đoàn thống trị, các công ty siêu quốc gia sẽ tạo ra nguy cơ làm tha hoá con người, huỷ hoại môi trường sống, điều đó hoàn toàn đi ngược lại lợi ích nhân văn lâu dài của nhân loại. 2 Phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, định hướng nhân văn của khoa học và công nghệ phải được thể hiện rõ xét trong việc đảm bảo sáng tạo ra các công nghệ cao có khả năng tiết kiệm tài nguyên, sử dụng tái tạo các tài nguyên, thăm dò phát hiện các tài nguyên mới, sử dụng các phế thải công - nông nghìệp, không gây ô nhiễm môi trường hà khắc phục những khu vực đã bị ô nhiễm. nhằm đảm bảo cuộc sinh tồn bền vững của các thế hệ hiện tại và cả các thế hệ mai sau. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, công nghệ du nhập môn gắn liền với một mô thức văn hoá tiêu dùng cụ thể, cũng tiêu biểu cho một trình độ nhất định về khoa học và công nghệ và văn hoá - xã hội. Vì vậy trong quá trình tiếp nhận công nghệ phải luôn xem xét tính phù hợp và tính định hướng văn hoá, nhằm góp phần làm thích ứng các công nghệ nhập một cách hiệu quả, đồng thời tạo lập được năng lực nội sinh của quốc gia về công nghệ. Con người cần khôn ngoan hơn, có một nhãn quan rộng lớn hơn về mục đích cuộc sống, sử đụng thành tựu khoa học và công nghệ một cách hợp lý. Không nên ứng xử kiểu "người không lồ một mắt", "người hiện đại mà dã man (với thiên nhiên, muông thú)". Mọi kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ nếu không dựa trên nền tảng văn hoá sẽ có khả năng mất thăng bằng dẫn đến hiệu quả giảm sút, vì chúng mang tính ngoại lai, không quan tâm đến sự tham gia của cộng đồng dân chúng, đến truyền thống, đến sự hoàn thiện của dân tộc. Có định hướng văn hoá khoa học và công nghệ sẽ được phát triển dựa trên những nguồn lực nội sinh. Sự phát triển nội sinh được thể hiện trong các mặt kinh tế, xã hội. công nghệ và văn hoá, nó bao hàm 02 điều kiện cơ ỉan, đó là: (1) được nảy sinh từ bên trong; và (2) hướng vào con người. 1.3. Hướng tới một xã hộihọc tập thường xuyên thích nghi và đa dạng hoá Do tác động sâu rộng của khoa học và công nghệ, trong bối cảnh một thế giới bùng nổ thông tin và cạnh tranh để phát triển, lượng tri thức hàng ngày tăng lên gấp bội. Nhiều thay đổi đang diễn ra, từ khái niệm đến phương châm hoạt động, từ phương thức tư duy, ra quyết định đến phương thức học tập. Trong khi đó, thời gian vật chất của con người lại giới hạn. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển, phải học tập thường xuyên và thích nghi cao độ với những biến động. Vi vậy, xã hội mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, tiên tiến và hiện đại. Tính mở, đa dạng và tính linh hoạt của giáo dục được thể hiện ở phương thức tổ chức, ở phạm vi và quy mô, ở quan điểm, chương trình giảng dạy, và ở cách định hướng, gợi mở tư duy cho người học. Tính tiên tiến và hiện đại được thể hiện ở mức độ thường xuyên cập nhật tri thức trong nội dung giảng dạy, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá các phương pháp giảng dạy phương tiện và ngôn ngữ truyền đạt kiến thức, trong xu thế hình thành chương trình giáo dục toàn cầu. Tính đa dạng còn thể hiện ở chỗ: vấn đề giáo dục không chỉ còn là một lưu tâm của gia đình, của Nhà nước, nó còn là mối quan tâm lớn và trực tiếp của mỗi cá thể và 3 đặc biệt trà của các các doanh nghiệp sử dụng lao động 1.4. Nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo với định hướng nhân văn Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và được thể hiện trong các nội dung chủ yếu sau: (1) Đảm bảo kiến thức nền tảng tối thiểu cần thiết; (2) Tạo ra những phương pháp từ duy tổng quát hệ thống, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau; (3) Cung cấp cho người học những khả năng lao động sáng tạo với định hướng nhân văn; (4) Cung cấp cho người học những khả năng thích nghi cao với những biến động; khả năng đổi mới tư duy; khả hăng độc lập ra quyết định với tầm nhìn mang tính chiến lược. Ngày nay, các quốc gia đều tiến hành xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở huy động tối da năng lực nội sinh, tạo được những khả năng cảm nhận (yếu tố tri thức, trí tuệ) và khả năng phản ứng thích nghi (yếu tố cơ cấu và tổ chức xã hội với môi trường toàn cầu hóa đầy biến động. Như vậy, tiều lực khoa học và công nghệ và nguồm nhân lực được đào tạo có tri thức sẽ là thế mạnh không gì thay thế được góp phần quyết đinh tạo dựng sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do đó, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, cũng như cho giáo dục - đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của một nước. Bài học từ các nền kinh tế thành công đã khẳng định là: trong thời đại ngày nay, nguồn lực trí tuệ, nhất là trong nghiên cứu phát minh sáng tạo trong quản lý xã hội, và trong quản lý doanh nghiệp, cùng với năng lực và bản lĩnh đổi mới phương thức tư duy, là những yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao vị thế kỉnh tế và chính trị của quốc gia trên trường quốc tế. 2. Thách thức và kỳ vọng đối với giáo dục ở thế kỷ XXI 1.1. Một số thách thức đối với nhà trường Toàn cầu hoá, đây là vấn đề đắng nổi lên và liên quan đến toàn bộ hành tinh. Toàn cầu hóa, bên cạnh những lợi ích to lớn về phát triển kinh tế, có thể làm nảy sinh những mặt trái. Toàn cầu hoá có thể nuôi dưỡng quá trình chia rẽ, dẫn đến các xung đột. Ở thế kỷ XXI nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh sống trong một thế giới quốc tế hoá, trong sự biến động và hiểu biết giữa các nền văn hoá, nhưng cũng phải rất nhạy cảm đề phòng các nguy cơ do chủ nghĩa cá nhân gây nên và chủ nghĩa một quốc gia không biên giới. Ngoài ra, cũng xuất hiện một thách thức khác, liên quan đến công nghệ truyền thông. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền hình, trò chơi điện từ và mternet đã làm đảo lộn quan niệm của chúng ta về không gian và thời gian, đan chéo giữa thực và ảo. Chúng ta có thể quan sát thấy sự hình thành một nền văn minh mới, không bình thường - văn minh ảo. Rất nhiều thanh thiếu niên đã không phân biệt được giữa phóng sự với phim viễn tưởng. Liên lạc tức thì bằng Internet đã thăng các biên giới và 4 khoảng cách. Truyền thông tức thời đã làm nảy sinh một hướng phổ cập mới về thời hạn ngắn. Thông tin được truyền đi đồng thời với tri thức mới. Nhà trường phái đồng thời biết khai thác thường xuyên các công nghệ này và dạy học sinh sử dụng, đồng thời phải tìm ra những điểm cốt yếu của công nghệ mới trong lĩnh vực truyền thống. Thách thức tiếp theo liên quan đến hố ngăn cách (sự bất bình đẳng) giữa các nước giàu và nghèo ngày càng gia tăng. Nhà trường còn chuẩn bị cho học sinh có hiểu biết về cạnh tranh kinh tế, phát triển tinh thần sáng tạo và khuyến khích ý thức hợp tác và tương trợ. Dây chuyền có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của mọi xã hội trong thế kỷ XXI là: kiến thức – thành thạo công việc –sáng tạo kiến thức - thuyền bá/phổ biến kiến thức. 2.2. Cần giáo dục phong cách làm việc theo “kíp” Phương pháp sư phạm truyền thống hiện nay thích hợp với xã hội ổn định, xã hội ở trạng thái tĩnh, phát triển chậm chạp. Do vậy phải thoát ra khỏi lôgic rất riêng của nhà trường và cần chuẩn bị cho học sinh làm việc và học tập theo nhóm, theo ê kíp. Phần lớn các phàn nàn từ phía chủ doanh nghiệp hiện nay không liên quan đến việc thiếu kiến thức, mà liên quan đến thái độ/hành vi thực hiện công việc. Nhà trường cần giáo dục cho học sinh có thái độ làm việc cẩn thận, tôn trọng thời hạn hoàn thành, chuyên cần, có lương tâm nghề nghiệp, tự trọng, cải tiến công việc, nghe và tôn trọng người khác, có khả năng thích ứng với tình huống, có ý thức tự lực. Đó là những phẩm chất cao, mà thực tế sự đòi hỏi và cũng là mục tiêu mà nhà trường cần vươn tới. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là làm việc theo ê kíp sẽ là yêu cầu quan trọng, vì nó có ưu thế đối với tương lai. Trong những năm tôi dây, các nước phát triển đều sẽ có các dự án về giáo dục, học tập và giảng dạy theo ê kíp. 3. Một số kiến nghị về giáo dục hiện đại ở nước ta 3.1. Xây dựng động lực cho phát triển đất nước Trong bối cảnh nước ta hiện nay, cần tạo lập những thang giá trị mới của xã hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là: tôn vinh trí tuệ và tinh thần doanh nghiệp; phát huy cao độ năng lực, tiền của, trí tuệ và tinh thần yêu nước, ý chí đồng thuận của mọi tầng lớp, mọi cộng đồng người Việt trong nước và ở nước ngoài, phục vụ công cuộc chấn hưng quốc gia, không phân biệt sở hữu, tầng lớp, chủng tộc tất cả cùng hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", sớm sánh vai với các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Những động lực mới sẽ tạo nên một năng lực xã hội mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, mà các tầng lớp sau đây phải gánh vác nghĩa vụ trụ cột, đó là: các nhà chính trị - lãnh dao; các nhà doanh nghiệp; tầng lớp trí thức; đội ngũ công chức; và đông đảo người lao động lành nghề. 3.2. Thúc đẩy năng lực tạo ra trí thức từ một nền giáo dục hiện đại Vai trò quan trọng được tổng kết trong ba điều kiện sau đây để một quốc gia hội 5 nhập vào kinh tế tri thức ở thế kỷ XXI: * Phải xây dựng được một tư duy, đặc biệt là tư duy quản lý kinh tế - xã hội luôn đổi mới; * Phải xây dựng được một nền giáo dục hiện đại, lành mạnh và tiên tiến; * Phải có kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thông tin - truyền thông rộng khắp và tiên tiến. "Một yếu tố mang tính quyết định, và quan trọng nhất là năng lực tạo ra tri thức. Đây cũng là một khâu còn yếu kém ở nước ta. Hệ thống giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học và công nghệ vẫn chưa tìm được những giải pháp thoả đáng và một bộ máy đủ năng lực và bản lĩnh để thực hiện những đổi mới và cải cách cần thiết". 3.3. Những quyết định cần có sự tham dự của người dân địa phương Kinh tế, dưới góc độ văn hóa - xã hội, không chỉ đơn thuần là năng suất thu nhập đảm bảo đời sống vật chất; không chỉ là kinh tế “tự cung tự cấp” hay “kinh tế hàng hóa” mà nó còn là biểu hiện về nhận thức, tư duy của cộng đồng trong điều kiện môi trường sinh thái tự nhiên với những hành động ứng xử thông qua tập quán nếp sống, tỉn ngưỡng. Chẳng hạn, Chính sách định canh, định cư với những mục đích tốt đẹp, nhưng trong nhiều trường hợp do chưa quan tâm đến khía cạnh văn hoá, truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, đã bộc lộ một số mặt hạn chế, tác động tiêu cực đến phát triển. Chẳng hạn về mặt sinh thái đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống người dân H'mông, từ phương thức làn nương rẫy chuyển sang làm lúa nước, họ không kế thừa được tri thức, kinh nghiệm sản xuất truyền thống và khả năng thích ứng với môi trường vùng cao đã được tích luỹ lâu đời. Khai thác vùng đất mới với kỹ thuật mới người H'mông đầy bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật canh tác ruộng nước do đó họ lại tiếp tục phá rừng, làm nương rẫy ở những nơi mới định cư. Vì vậy cần khuyến khích sự tham dự nhiều hơn của dân chúng vào các chương trình và dự án. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy rằng những nỗ lực phát triển mà không tham khảo và lôi kéo người thụ hưởng địa phương tham gia thì khả năng thất bại cao hơn, hoặc thiếu tính bền vững. Tính tham dự được coi là một yếu tố cơ bản để dự án thành công vì nó giúp người dân chuyển mình từ vị trí người thụ hưởng đơn thuần sang vị trí là đối tác tích cực trong quá trình phát triển của cộng đồng. 4. Suy ngẫm về khích lệ sáng tạo và dinh dưỡng tài năng Qua những bài học thành công của các quốc gia, có thể thấy rằng: một yếu tố quan trọng, cần thiết trong cơ cếê chính sách nềăm phát triển kinh tế tri thức là có một nề giáo dục khích lệ tư duy sáng tạo, dinh dưỡng tài năng. Trong những thập kỷ gần đây, một số quốc gia châu Á đã có những thành công nổi bật về khía cạnh này. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước ta, trong bối cảnh của 6 nền kinh tế chuyển đổi và đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, thì những khuyến cáo sau dây rất đáng suy nghĩ trong quá trình xây dựng cơ chế phát triển kinh tế trí thức và nền giao dục hiện đại cho thế kỷ XXI: "Châu Á đánh giá thấp tầm quan trọng của óc sáng tạo và tất nhiên phải trả giá. Hơn 1.000 năm trước đây, khi châu Âu còn đắm chìm trong đen tối thì nền văn minh Trung Hoa ở đời Đường đã vươn tới tột đỉnh. Khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, triết học, y khoa của Trung hoa đã từng một thời phát triển ở mức hàng đầu thế giới. Nhưng thời hoàng kim đã không còn nữa. Tại Trung Hoa, những trường đại học, nơi nuôi dưỡng và phát triển sức sáng tạo, đã từ lâu không còn được trợ cấp đầy đủ và bị xem là nơi của những kẻ chỉ thích phát biểu theo tư duy riêng. Tuy vậy một niềm tinvào nền giáo dục phương Tây vẫn khiến các viên chức Chính phủ đưa con cái mình đi du học tại các trường đại học trên thế giới (kiểu Stanfords), với mong muốn ở những nơi đó bọn trẻ sẽ thu thập được những tri thức mới. Như vậy đó, chân Á vẫn thừa nhận sự tiến bộ trong nền giáo dục phương Tây, nhưng họ phủ nhận một nét đặc biệt nhất trong cách giáo dục của phương Tây: đó là lòng khoan dung với những cá tính dị biệt và sự khuyến khích khả năng sáng tạo độc lập trong mỗi con người. Bởi chính sự dị biệt và khả năng sáng tạo độc lộp của từng cá thể mới đem tới sự thịnh vượng trí tuệ cho từng xã hội, từng quốc gia. Nếu thiếu vắng sự phục hưng trí tuệ thì châu Á sẽ còn tiếp tục thất thoát chất xám cho phương. Tây” (Ronhie Chan, Chủ tịch Hội châu Á Hồng Kông, Newsweek, 4-2001). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tầm nhìn Việt Nam - 2020, Chuyên đề phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2001 - 2020, Hà Nội, 2000. 2. Ngô Thế Tùng: Kinh thế tri thức - Xu thế mới của xã hội thể kỉ XXI, Nxb. Bắc Kinh, 1997. 3. Đặng Ngọc Dinh. Kinh tế trí thức và công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nướcđến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 2000. 4. Chiến lược giáo dục quốc gia đến năm 2010, Nxh. Giáo dục, Hà Nội, 2002. 5. Phan Đình Diêu: Khoa học và Tổ quốc. Nxb 2001 II. XU THẾ BIẾN ĐỔI GIÁO DỤC TRONG THẾ KỶ XXI 1. Triển vọng của các môn học ở thế kỷ 21 Những thay đổi nhanh chóng ngày nay khiến các nhà giáo dục phải thừa nhận một thực tế là các kiến thức văn hoá cổ kim đông tây có lẽ ít nhiều đã lỗi thời. Những kiến thức ửô phải dùng đến hàng chồng sách để chú thích, những đề toán số học hắc búa, mà sau khi ra trường lại suốt đời không cần dùng đến, đang làm hao tổn một cách 7 vô ích tỉnh lực và nhiệt tình của lớp học sinh trẻ tuổi. Đứng trước sức ép của tương lai, các học sinh được quyền có những kỹ năng và quan niệm sinh tồn trong sự biến đổi của lịch sử, và được quyền có nhu cầu thủ tiêu những bức tranh chân thực của các xã hội tương lai. Việc thiết lập những môn học mới mẻ, có đầy đủ những quan niệm về tương lai, và những thực tiễn giảng dạy tương quan phải được ứng dụng vào cuộc sống, giúp học sinh thích ứng với xã hội thực tại và hướng về tương lai Các môn học “thế kỉ 21” đã được đưa ra. Khôpmen đã dự đoán trong quyển ‘Tương lai của ngành giáo dục” sáu nội dung chính của các môn học ở thế kỉ 2 1 : 1. Tiếp cận và sử dụng tin học 2: Bồi dưỡng tư tư duy mạch lạc: bao gồm phân biệt được ngữ nghĩa học, lôgic học, số học, soạn thảo trên máy tính, phương pháp dự đoán, tính sáng tạo tư duy. 3. Bồi dưỡng những kỹ năng thông đại hiệu qủa: bao gồm diễn thuyết trước đông người, ngữ pháp, tu từ, hội hoạ, nhiếp ảnh, quay phim, vẽ đổ án v.v... ~ 4. Tìm hiểu con người và môi trường sống: gồm các môn vật lý, hoá lý, hoá học, thiên văn học, địa chất và địa lý học, tiến hoá luận, dân số v.v... 5. Tìm hiểu con người và xã hội: gồm luật tiến hoá của nhân loại, sinh lý học, ngôn ngữ học, văn hoá nhân loại học, tâm lý học xã hội, chủng tộc học, pháp luật, hình thái biến đổi ngành nghề, vấn đề tồn tại và tiếp diễn của loài người v v.. 6. Năng lức cá nhân: gồm sự cân bằng sinh lý, huấn luyện mưu sinh và tự vệ, an toàn, dinh dưỡng, vệ sinh, giới tính, tiêu dùng và tài sản của cấ nhân, phương thức học tập tối ưu và sách lược, nghệ thuột nhớ, động cơ tự thân và nhận thức tự thân v.v Bảng liệt kê môn học của Khôpmen tuy rất rộng, nhưng lại là nội dung giáo dục hoàn chỉnh. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc bố trí các môn học này là nhằm chú trọng hơn đến vai trò và địa vị con người trong xã hội; và năng lực thích ứng vớí tương lai. Càc môn học "Thế kỷ 21" được bắt đầu mở ra ở toàn nước Mỹ, được sự hoan nghênh mạnh mẽ của quảng đại thày trò. Trường tiểu học Miep, Alintơn ở Bang Viêcginia thiết kế môn "Kế hoạch tương lai", làm cho học sinh làm quen với sự phát triển của tương lai và dự kiến sự lựa chọn ngành nghề. Giáo sư địa lý học Aplô của trường đại quan tâm. Có thể khái quát một số nguyên tắc của các môn học thế kỷ 21 : 1. Giúp cho học sinh thích nghi với xã hội. 2. Giúp cho học sinh tự lý giải. 3. Giúp cho học sinh vị thành niên lý giải sự đầu tư của mình đối với tương lai. 4. Giúp học sinh tìm hiểu phương hướng có tính biến đổi của xã hội và định vai trò của mình trong quá trình biến đổi đó. 8 5. Giúp học sinh mang những điều học tập ở nhà trường, chuyển hoá thành trách nhiệm tương lai. Môn học "Thế kỷ 21" không mang hội dung giáo dục truyền thống. Thày giáo và các nhà nghiên cứu dự đoán và đánh giá thành tích cũn