Đóng gói chiếm phần lớn
chi phí trong sản xuất
linh kiện, cảm biến. Vì
thế, bên cạnh việc cải
thiện độ cứng, đóng gói
cảm biến cần được phát triển theo hướng giảm giá thành.
Trong bài này chúng ta sẽ bàn tới xu hướng đóng gói trong
những năm tới đây, tập trung vào công nghệ bao gói, bao gói
kín, bao gói toàn chip và đóng gói lai.
Nói chung, trong lĩnh vực đóng gói chip luôn có một xu
hướng hướng tới sự chuyên biệt hóa tương đương với yêu
cầu kỹ thuật. Các nhà sản xuất đang cố gắng làm giảm các
hiệu ứng ứng xuất cơ khí khi đo, nhân tố đóng một vai trò
quan trọng trong việc làm giảm độ bất định trong đo lường
bởi tính không lặp lại. Hiện có sẵn các vật liệu dùng cho
đóng gói chip, cảm biến, và hàng ngày vẫn có những loại vật
liệu mới đang được phát triển.
18 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng phát triển trong đóng gói Chip, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xu hướng phát triển trong
đóng gói Chip
Đóng gói chiếm phần lớn
chi phí trong sản xuất
linh kiện, cảm biến. Vì
thế, bên cạnh việc cải
thiện độ cứng, đóng gói
cảm biến cần được phát triển theo hướng giảm giá thành.
Trong bài này chúng ta sẽ bàn tới xu hướng đóng gói trong
những năm tới đây, tập trung vào công nghệ bao gói, bao gói
kín, bao gói toàn chip và đóng gói lai.
Nói chung, trong lĩnh vực đóng gói chip luôn có một xu
hướng hướng tới sự chuyên biệt hóa tương đương với yêu
cầu kỹ thuật. Các nhà sản xuất đang cố gắng làm giảm các
hiệu ứng ứng xuất cơ khí khi đo, nhân tố đóng một vai trò
quan trọng trong việc làm giảm độ bất định trong đo lường
bởi tính không lặp lại. Hiện có sẵn các vật liệu dùng cho
đóng gói chip, cảm biến, và hàng ngày vẫn có những loại vật
liệu mới đang được phát triển. Trong công nghệ y sinh sự nỗ
lực không ngừng về R&D dành cho các hệ thống cảm biến-
chấp hành trong các ứng dụng trong cơ thể con người và
động vật. Những cố gắng để phát triển “quần áo” thông minh
cũng đang được chú ý phát triển tương xứng.
Đóng gói trong công nghiệp cảm biến được chia làm nhiều
cấp độ khác nhau, như các cấp độ tích hợp trong công nghệ
cảm biến ở công nghiệp ôtô, hình 1.
Hình 1. Các mức tích hợp trong công nghệ cảm biến
Mặc dầu giới hạn giữa các mức tích hợp đang ngày càng mờ
do các ứng dụng trực tiếp của cảm biến trong cấu trúc cơ khí,
sự minh họa cho đóng gói truyền thống vẫn cần thiết và
thuận tiện để theo dõi. Vì thế, chúng ta sẽ bàn luận về
phương pháp, loại đế (silicon hoặc tương đương), lắp ráp và
một vài khái niệm đóng gói mới. Mỗi nền công nghiệp và
lĩnh vực sẽ đòi hỏi những yêu cầu mang tính đặc thù, do yêu
cầu về thiết kế và kiểm tra độ tin cậy cũng mang tính đặc thù.
Do đó, xu hướng đóng gói IC hoặc cảm biến sẽ định hướng
theo tính đặc thù dựa trên các
chỉ tiêu kỹ thuật tiêu biểu.
Công nghệ bao gói, đóng gói
quy mô tấm bán dẫn
Bao gói kín là công nghệ đóng
gói cảm biến được thiết lập với
tỷ lệ dò thấp và tối giảm độ ẩm
theo tiêu chuẩn MIL STD 883,
Method 1014. Hai phương
pháp này áp dụng cho cả việc
thiết kế bao gói kim loại và gốm. Với bao gói kim loại, người
Hình 2. Cửa sổ quang
trong đi-ốt laze
ta hay sử dụng các thiết kế theo chuẩn chi phí thấp, cũng như
linh kiện cao cấp được tối ưu. Bao gói kín phù hợp có thể
được dùng trong khoảng nhiệt độ tới 200°C, trong một vài
trường hợp có thể lên tới 250°C.
Bao gói dùng gốm thường được sản xuất trong những khuôn
mẫu cố định, dĩ nhiên là theo đặc tính kỹ thuật của khách
hàng. Với những thiết kế chuẩn nhiều chân (I/O) cho cả hai
loại vật liệu, chi phí bao gói khoảng 10 xu USD/chân. Đặc
biệt bao gói kim loại thường rất phù hợp cho các linh kiện
quang, vì công nghệ này cho phép hàn kín các mối nối dùng
khí và cho phép tạo cửa sổ trong suốt trong linh kiện quang,
hình 2. Do đó, có thể trông đợi ở công nghệ bao gói kín sẽ
chiếm thị phần đáng kể. Linh kiện nào liên quan tới những lỗ
hổng, khoang trống, hoặc bao gói ở nhiệt độ cao và chi phí
không phải là tiêu chuẩn hàng đầu, bao gói kín là công nghệ
thích hợp.
Nếu lấy chi phí làm tiêu chí, đóng gói dùng chất dẻo chiếm
ưu thế. Công nghệ này dựa trên các khuôn có sẵn với các loại
chất dẻo khác nhau. Chi phí cho công nghệ này cỡ 1xu
USD/chân.
Hình 3. Đóng gói toàn chip cho cảm biến
Những năm gần đây, các hợp chất làm khuôn cho linh kiện
cũng đã được cải tiến một cách đáng kể. Nhờ sự phát triển
của các hợp chất có độ ứng suất siêu nhỏ với hệ số giãn nở
nhiệt thấp, các trở ngại về cơ nhiệt được giảm đi rất nhiều.
Điều này cho phép bao gói ngay cả những linh kiện rất nhạy
với ứng suất ở giải nhiệt cao tới 170°C. Các vật liệu trên cơ
sở Epoxy dùng cho đóng gói cảm biến thường bền ở nhiệt độ
thấp hơn 200°C. Do công nghệ đổ khuôn bao gói trực tiếp,
điểm hạn chế là ở chỗ các cảm biến tiếp xúc với vật liệu làm
khuôn do đó epoxy có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc nằm
bên trong của silicon. Điều này có thể được giải quyết nhờ
lớp bảo vệ trên toàn phiến. Ngày nay vật liệu làm khuôn phải
tuân thủ các quy chuẩn của sản xuất xanh, chống cháy và quy
trình sản xuất đơn giản, tính năng ổn định không cần có thêm
hợp chất Brôminat.
Do kích thước nhỏ, các
thiết kế cho SMD truyền
thống đang được bổ sung
bởi kỹ thuật đóng gói
toàn chip (CSPs), và kỹ thuật này cũng có thể ứng dụng cho
đóng gói cảm biến. Hai công nghệ cơ bản thường được sử
dụng: bao gói toàn chip và bao gói toàn phiến. Quy trình cũ
thường được ứng dụng cho kỹ thuật này dựa trên khuôn
thiếc, hình 3.
Do có sự kết hợp giữa chất bán dẫn và vật liệu bao gói nên
việc thiết kế đòi hỏi hệ thống phù hợp tốt với với các tính
chất cơ nhiệt, nhất là trong các ứng dụng ở nhiệt độ cao.
Khoảng cách của mối nối trong CPS khoảng 0.5mm, trong
một vài trường hợp là 0.3mm. Ứng dụng chính của mô hình
đóng gói bề mặt này là các cảm biến nguyên khối, chế tạo
hàng loạt với quy trình công nghệ chuẩn CMOS, dùng cho
công nghiệp ôtô Có cả xu hướng tạo ra vi hệ thống bằng
Hình 4. Chồng chập trong
đóng gói làm tăng mật độ tổ
hợp
cách chồng chập các mạch tích hợp, ví như việc tích hợp các
cảm biến tương tự và mạch số (tạo ra một bộ xử lý). Các tiếp
cận này được biết đến như là đóng gói hệ thống hoặc hệ
thống trong gói (SiP, SoP), hình 4. Với các nhà sản xuất với
số lượng hạn chế, cũng nên chú ý rằng những công nghệ này
có sẵn và có thể đặt hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ bao
gói. Nói một cách khác, việc đi thuê làm ngoài sẽ hiệu quả
hơn.
Nhiều ứng dụng cảm biến đòi hỏi một khoang trống nơi gắn
cảm biến trong đó, ví dụ như cảm biến áp suất, cảm biến khối
lượng hoặc cảm biến quang. Yêu cầu này có thể được thỏa
mãn với kỹ thuật bao gói dùng kim loại hoặc gốm (dĩ nhiên
chi phí cao là một trở ngại). Các thiết kế với khuôn đúc trước
thường bao gồm khung dẫn kim loại gắp trên nhựa chịu
nhiệt, hình 5.
Hình 5. Chip gắn trên
khung chất dẻo phủ kim
loại
Hình 6. Bao gói dựng
khuôn sẵn cho cảm biến
nhiều chức năng
Hai xu hướng phát triển cần nêu ở đây là: thiết kế cho cảm
biến phù hợp với các chuẩn SMD và bao gói hệ thống đa
chức năng. Các thiết kế chuẩn được làm bằng nhựa chịu nhiệt
hiện đang được chấp nhận tại thị trường Đức. Các vật liệu
thường có tính ổn nhiệt và tương thích môi trường tốt hơn là
các vật liệu cho khuôn đúc sẵn. Những kỹ thuật đóng gói này
thường không vượt quá đặc tuyến kỹ thuật của bao gói kín
trong điều kiện nhiệt độ môi trường hoặc và thường rẻ hơn
nhờ sản xuất hàng loạt sử dụng kỹ thuật đổ khuôn phun vật
liệu.
Công nghệ đóng gói tiền định dạng (đổ khuôn sẵn) làm bá
chủ trong các ứng dụng điện tử cho xe hơi với bao gói tuỳ
biến cho cảm biến và cơ điện tử. Lý do là chi phí cho bộ in
khung kim loại và khuôn cho sản xuất hàng loạt không còn
đóng vai trò quan trọng nữa (giá đã giảm). Quan trọng hơn là
bậc tự do trong bao gói có khuôn đổ trước. Với công nghệ
cảm biến và vi hệ thống, những thiết kế này được phát triển
trong các gói linh kiện có nhiều chức năng. Giờ đây việc bao
gói kết hợp các thành phần chức năng là khả thi. Điều này
bao gồm cả bộ phận kết nối, chân cắm, thành phần cơ khí
tích hợp, bộ chấp hành, tản nhiệt cũng như ghép nối chuyển
dòng cho khí và chất lỏng, hình 6. Các mô hình mới có lối
vào cho linh kiện quang như thấu kính, laze và sợi thủy tinh
hoặc cuộn dây dùng làm ăng-ten cho cảm biến không dây.
Công nghệ này đòi hỏi không chỉ bảo vệ phần điện tử mà còn
rất khắt khe về sức chịu đựng của cả module.
Vật liệu chính dùng cho việc bao gói đa hệ thống đa chức
năng có khuôn đúc sẵn là PBT, một loại poly este chứa 30%
chất vô cơ, phù hợp cho các ứng dụng trong khoảng 125°C.
Thậm chí với nhiệt độ cao hơn, các polymer cao cấp như
PA6 (polyamit), PPS(polyphenylene-sulfide) hoặc các loại
bao gói tiêu chuẩn như LCP (polymer tinh thể lỏng) cũng có
sẵn. Do polymer được phủ kim loại ở cả phần chân nên bao
gói bằng kỹ thuật này thường không kín khí do đó cần có bộ
phận bảo vệ phụ trợ bằng silicon trên chip. Đôi khi người ta
dùng keo để gắn trong cấu trúc vi cơ khí.
Điểm thú vị của công nghệ chế tạo phần nhựa phủ kim loại
được tự động hóa là ở chỗ nó dẫn tới xu hướng làm tăng giá
trị gia tăng của sản phẩm, vì bên cạnh khuôn đúc sẵn là sản
phẩm phụ trợ tương thích như nắp đạy, hoặc nắp kim loại.
Các quy trình được thiết lập liên quan tới kỹ thuật hàn dây,
đóng nắp cơ khí trong quá trình hàn kín. Sử dụng kỹ thuật
hàn siêu âm, ép nhiệt, và ma sát (cọ sát lúc đặt siêu âm) có
thể đảm bảo mối nối chắc chắn nhưng không thể đóng gói
kín cho cụm linh kiện. Những năm gần đây, hàn mũ nhựa với
laze trở nên phổ biến. Do yêu cầu trong suốt của cảm biến
hồng ngoại IR, vật liệu dùng làm mũ chụp cho cảm biến này
vẫn khá hạn chế.
Một công nghệ có
liên quan tới sản
xuất bộ linh kiện đa
chức năng sẽ được
giới thiệu trong
tương lai gọi là MID
(tạm gọi là linh kiện
liên kết nối trong
khuôn). Hiểu nôm
na là người ta sẽ tạo ra các khuôn mẫu ba chiều giống như
Hình 7. Khi MIDs kết hợp với
bao gói truyền thống
cấu trúc của các chip thành phần đảm nhiệm từng chức năng
khác nhau. Khuôn mẫu MIDs được chế tạo bằng laze tạo
hình hoặc bằng các lớp mạch in trên mặt phẳng. Tuy nhiên,
với công nghệ này vẫn còn nhiều thứ để làm cho đến khi
được giới thiệu cho các nhà sản xuất. Hy vọng rằng bao gói
đa chức năng và MIDs sẽ đạt được vị trí quan trọng trong
tương lai nhờ các công cụ hỗ trợ và làm tăng khả năng sản
xuất hàng loạt. Tạo hình dùng laze giúp giải bài toán hạn chế
về vật liệu làm khuôn đổ. Bên cạnh các vật liệu như PBT,
PPS, và LCP, các nhà sản xuất cũng hay sử dụng các vật liệu
có độ bền nhiệt và bền hóa học cao như PEEK (polyether-
ether-ketone).
Vào thời điểm hiện tại, các vật liệu dẫn đã được đưa lên
MIDs dùng để gắn IC hoặc chip cảm biến lên các mối nối -
ngay cả với công nghệ chip lật (flip-chip). Công nghệ MID
kết hợp một cách xuất sắc kỹ thuật bao gói truyền thống với
các chức năng trên đế đóng gói. Tạo hình ba chiều làm tăng
bậc tự do trong thiết kế và khả năng tích hợp các phần tử cơ
khí hay các chức năng có liên quan tới dòng lưu. Như vậy,
với các cảm biến vị trí nhiều bậc tự do cho phép xác định vị
trí của từng thành phần độc lập, hình 7.
Dựa trên tính phổ biến của các bước công nghệ chính, có thể
hy vọng rằng kỹ thuật trong đóng gói dựa trên khuôn đổ
trước và công nghệ MIDs sẽ hội tụ và tạo ra sự đột phá.
Những công nghệ mới này được minh họa dưới đây, bảng 1.
Bảng 1. So sánh công nghệ đóng gói cho cảm biến
và vi hệ thống
Một trong số các khả năng của việc chế tạo trực tiếp các linh
kiện trên polymer ba chiều là sử dụng phương pháp quang
khắc nổi. Chất dẻo được polyme hóa bằng cách chiếu laze tập
trung lên đế. Laze sẽ tạo hình từng chi tiết riêng biệt một trực
tiếp, hoặc song song khi chiếu qua mặt nạ quang, tạo ra cấu
trúc trên bề mặt. Quy trình phù hợp cho các mẻ công nghệ
với kích thước khác nhau, từ việc làm hình mẫu tới sản xuất
hàng loạt.
Một quy trình bổ sung hiện đang được nghiên cứu trên toàn
cầu đó là kỹ thuật in phun. Trong vài năm nữa, kỹ thuật này
rất tiềm năng trong chế tạo bao gói cảm biến với các đặc
điểm hình học topo, như MID, bao gồm cả cấu trúc dẫn và
thậm chí là linh kiện thụ động. Trong tương lai, cảm biến IC
sẽ được nhúng trong polyme bằng kỹ thuật in. Hiện tại, mới
chỉ có rất ít dữ liệu có sẵn trên thực tế trong công nghệ đáp
ứng được quang khắc lập thể hoặc in phun cho việc chế tạo
IC. Những kỹ thuật
này chắc chắn sẽ
được phát triển.
Trong quá khứ
những ứng dụng
này được tiến hành
nhờ đóng gói kín,
nhằm thỏa mãn tính
lặp lại cao và các yêu cầu khác về điều kiện môi trường.
Hình 8. Đóng gói quy mô toàn
phiến
Trong tương lai, độ kín cảm biến chắc sẽ đạt được ở quy mô
phiến silic nhờ kỹ thuật hàn phiến (silic-thủy tinh, silic-silic).
Bên cạnh các quy trình hàn kỵ nước và dương cực truyền
thống, hàn các tấm thủy tinh mỏng hoặc lớp kim loại cũng đã
xuất hiện. Nhờ cách này, các đường dẫn điện đi qua các
khoang trống có thể đạt được khi hàn kín. Mặt khác, quy
trình hàn phiến không đảm bảo được sự kín khí dài lâu. Đóng
gói ở quy mô phiến cũng sẽ cho phép tích hợp các vật liệu
thu khí cho cảm biến chân không và quang cũng như dòng
lưu qua kênh cho linh kiện đa chức năng. Các thành phần
cảm biến được đóng gói trong khi chế tạo phiến sẽ chiếm ưu
thế trong tương lai vì chúng cho phép tích hợp trong mọi chất
polyme trong công nghệ đóng gói cũng như gắn trực tiếp trên
đế và MIDs. Như thế, sản xuất quy mô nhỏ cũng như lớn sẽ
được hiện thực hóa một cách tiết kiệm và ổn định mà vẫn
đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật của cảm biến, hình 8.