I. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM
Môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người, đối
với mọi sinh vật trên trái đất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
mọi đất nước, mọi dân tộc và toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường để phát triển bền
vững hiện đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Tăng trưởng về kinh tế, ổn định chính trị xã
hội và giữ môi trường trong sạch bền vững là 3 trong những mục tiêu chính của tất cả
các quốc gia trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác bảo
vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua vào năm 1993, đã
và đang từng bước đi vào cuộc sống. Nhiều văn bản dưới Luật cũng được ban hành và
thực thi.
Song, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều bất cập, gây nhiều bức
xúc trong dư luận xã hội, vấn nạn ô nhiễm môi trường vẫn còn tràn lan trên cả nước,
kể cả các tỉnh có nền kinh tế phát triển và ngân sách dôi dư như TP. Hà Nội và TP. Hồ
Chi Minh. Nguyên nhân là do các phương pháp xử lý ô nhiễm chất thải rắn và nước
thải vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, chưa hiệu quả, chưa tối ưu và chưa phù hợp.
Trong vấn đề xử lý chất thải rắn (rác), đặt biệt là rác thải sinh hoạt, trong nhiều
năm qua đất nước chúng ta đã đầu tư nhiều Nhà máy, nhiều cơ sở xử lý rác thải, bằng
nguồn ngân sách nhà nước cũng có, đầu tư trong nước cũng có, đầu tư nước ngoài
cũng có, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA rất nhiều cho các dự án xử lý rác thải nhưng
vẫn không thành công.
Theo đánh giá của Chuyên gia Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam, lý do
dẫn đến sự không thành công, thậm chí có thể gọi là thất bại của các Dự án đầu tư xử
lý rác trong thời gian qua là do:
1) Công nghệ chưa phù hợp với rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn như
ở Việt Nam chúng ta;
2) Năng lực quản trị điều hành của Nhà đầu tư còn yếu kém;
3) Khả năng đầu tư đồng bộ và quyết liệt chưa đủ, chưa tới tầm;
4) Sự đồng hành, đồng thuận hỗ trợ của Nhà nước, của Nhà doanh nghiệp và
người dân còn thiếu.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý chất thải rắn nông thôn quy mô cấp huyện và liên huyện - Giải pháp thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
237
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN QUY MÔ
CẤP HUYỆN VÀ LIÊN HUYỆN- GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GÓP PHẦN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Đình Trọng,
Tập đoàn T- Tech
I. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM
Môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người, đối
với mọi sinh vật trên trái đất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
mọi đất nước, mọi dân tộc và toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường để phát triển bền
vững hiện đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Tăng trưởng về kinh tế, ổn định chính trị xã
hội và giữ môi trường trong sạch bền vững là 3 trong những mục tiêu chính của tất cả
các quốc gia trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác bảo
vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua vào năm 1993, đã
và đang từng bước đi vào cuộc sống. Nhiều văn bản dưới Luật cũng được ban hành và
thực thi.
Song, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều bất cập, gây nhiều bức
xúc trong dư luận xã hội, vấn nạn ô nhiễm môi trường vẫn còn tràn lan trên cả nước,
kể cả các tỉnh có nền kinh tế phát triển và ngân sách dôi dư như TP. Hà Nội và TP. Hồ
Chi Minh. Nguyên nhân là do các phương pháp xử lý ô nhiễm chất thải rắn và nước
thải vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, chưa hiệu quả, chưa tối ưu và chưa phù hợp.
Trong vấn đề xử lý chất thải rắn (rác), đặt biệt là rác thải sinh hoạt, trong nhiều
năm qua đất nước chúng ta đã đầu tư nhiều Nhà máy, nhiều cơ sở xử lý rác thải, bằng
nguồn ngân sách nhà nước cũng có, đầu tư trong nước cũng có, đầu tư nước ngoài
cũng có, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA rất nhiều cho các dự án xử lý rác thải nhưng
vẫn không thành công.
Theo đánh giá của Chuyên gia Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam, lý do
dẫn đến sự không thành công, thậm chí có thể gọi là thất bại của các Dự án đầu tư xử
lý rác trong thời gian qua là do:
1) Công nghệ chưa phù hợp với rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn như
ở Việt Nam chúng ta;
2) Năng lực quản trị điều hành của Nhà đầu tư còn yếu kém;
3) Khả năng đầu tư đồng bộ và quyết liệt chưa đủ, chưa tới tầm;
4) Sự đồng hành, đồng thuận hỗ trợ của Nhà nước, của Nhà doanh nghiệp và
người dân còn thiếu.
II. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY:
Trong nhiều năm qua, Việt Nam chúng ta đã đầu tư, thực hiện nhiều biện pháp,
phương pháp, đã áp dụng nhiều công nghệ để xử lý rác, Chúng tôi xin sơ lược
những ưu điểm và nhược điểm của một số công nghệ như sau:
238
1. Công nghệ chôn lấp:
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, giá rẻ.
- Nhược điểm: Tốn nhiều diện tích đất, khó kiểm soát ô nhiễm. Thực tế cho
thấy ô nhiễm thứ cấp rất tệ hại, rất nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường
sinh thái. Nhiều bãi chôn lấp chúng ta phải xử lý hậu quả còn tốn kém hơn rất nhiều
nếu chúng ta xử lý triệt để ngay từ đầu. Do vậy, tưởng tiết kiệm được chi phí xử lý
nhưng thực chất cũng không tiết kiệm được, có khi còn tốn kém hơn. Bên cạnh đó, còn
mất rất nhiều diện tích đất để chôn lấp.
2. Công nghệ sản xuất phân vi sinh:
- Ưu điểm: Về lý thuyết, tận dụng được nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh,
tái sử dụng, không phải chôn lấp hay đốt tiêu hủy,... nhưng thực chất vẫn chưa hiệu quả.
- Nhược điểm: Do rác thải sinh hoạt của chúng ta chưa được phân loại từ đầu
nguồn, nên quá trình phân tách sàng lọc thành phần hữu cơ vô cùng khó khăn, thậm
chí có thể nói là luôn thất bại. Hiện nay hầu hết các dự án sản xuất phân hữu cơ đều
dùng hệ thống sàng lồng để phân loại, hoặc tách trọng lực, tách thành phần hữu cơ để
sản xuất phân,... nhưng thực chất quá trình này không hiệu quả, trên sàng cũng là rác,
dưới sàng cũng là rác, chỉ là rác có kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Chưa kể đến giá
thành cạnh tranh phân bón làm ra từ rác so với các loại phân khác rất khó. Do vậy, có
thể nói 100% các Dự án sản xuất phân hữu cơ từ rác điều thất bại, thất bại do giá
thành, thất bại do chất lượng phân bón không đảm bảo, thất bại do khó phân loại.
3. Công nghệ xử lý rác phát điện bằng khí Syngas tổng hợp:
- Ưu điểm: Về lý thuyết, công nghệ này được giới thiệu là công nghệ không khói,
sản phẩm ra là điện năng và viên đốt. Nhưng thực tế chưa đạt kết quả như mong đợi.
- Nhược điểm: Thực tế cho thấy, chưa có một dự án nào thành công mặc dù đã
có nhiều dự án đầu tư chính thức và thí điểm. Theo cách nhìn nhận của Chuyên gia
Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam thì: Công nghệ này còn nhiều bất cập, chưa
hoàn thiện, chưa tối ưu, chưa phù hợp với rác thải hổ lốn của Việt Nam. Khí Syngas
tổng hợp chưa đảm bảo chất lượng, do nhiều tạp chất, đồng thời lượng khí tạo ra cũng
không đủ như tính toán lý thuyết, dẫn đến thất bại. Ngoài ra, chất lượng viên nén đốt
có đảm bảo môi trường khi sử dụng hay không thì cũng chưa thể chắc chắn, không có
người tiêu thụ, do đó công nghệ này cũng đang gặp nhiều khó khăn.
4. Công nghệ đốt rác phát điện – dựa theo nguyên lý Công nghệ Martin
(Đức), sản xuất tại Trung Quốc.
- Ưu điểm: Về nguyên tắc thì đây là công nghệ hiện đại, đồng thời sản xuất tại
Trung Quốc có giá thành rẻ hơn sản xuất tại Đức.
- Nhược điểm: Thực tế cho thấy, chưa có một dự án nào thành công, thậm chí
có dự án tại Hà Nội đang áp dụng vẫn còn nhiều bất cập (theo thông tin báo chí đưa
tin). Theo đánh giá của Chuyên gia T-Tech, do công nghệ này được du nhập vào
Trung Quốc, sản xuất và áp dụng cải biên chưa đúng, dẫn đến quá trình đốt và xử lý
khí còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, thường xuyên tắc hệ thống khí, đốt chưa đạt
công suất theo thiết kế, chỉ đạt khoảng 50% thiết kế. Điều này dẫn đến ùn ứ rác, gây ô
nhiễm mùi hôi, gây bức xúc dư luận, gây ô nhiễm môi trường.
239
5. Công nghệ đốt rác phát điện bằng Plasma:
- Ưu điểm: Về nguyên lý công nghệ thì rất tối ưu về xử lý rác, xử lý triệt để ô
nhiễm rác thải. Trên thực tế thì chưa thành công, và bản chất áp dụng chưa đúng.
- Nhược điểm: Tốn kém rất nhiều điện năng nếu làm đạt yêu cầu, đây là công nghệ
khí hóa rác thải bằng nguồn năng lượng Plasma. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, chưa có
một dự án nào thành công, thậm chí có dự án đang áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, và có
lẽ thất bại. Nguyên nhân là do Nhà sản xuất áp dụng nguyên lý không đúng, công nghệ
xây lò và dây chuyền không đạt, không hiểu rác, dẫn đến khả năng đốt kém, nhiệt độ đốt
rất kém so với tính toán và kỳ vọng, dẫn đến dự án thất bại, không thành công.
III. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT HIỆU QUẢ NHẤT
HIỆN NAY
Theo ý kiến của Chuyên gia Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam, để xử lý
rác thải sinh hoạt thành công và hiệu quả thì cần đầy đủ các yếu tố sau:
1. Yếu tố thứ 1: Bản đồ quy hoạch Điểm xử lý rác thải phải phù hợp và tối ưu:
Quy hoạch phải đảm bảo tối ưu trong quá trình thu gom, vận chuyển, trong vấn đề
phòng ngừa sự số môi trường thiên tai, phải lưu ý đến các nguồn nước và môi sinh
xung quanh. Vấn đề quy hoạch phải được xem xét kỹ lưỡng, nhất quán, hạn chế thay
đổi trong thời gian ngắn 10 năm hay 20 năm, cố gắng phải đạt sự ổn định trong vòng
30 năm và lâu hơn nữa.
2. Yếu tố thứ 2: Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp: Qua số liệu khảo sát đánh
giá ở trên, đồng thời nhìn thực trạng rác thải không được phân loại đầu nguồn như ở
Việt Nam chúng ta, thành phần rác hổ lốn và phức tạp, ... có lẽ chúng ta nên lựa chọn 2
giải pháp tối ưu và hiệu quả liên quan đến công suất xử lý như sau:
- Giải pháp thứ 1: Dành cho Điểm xử lý rác có công suất dưới 200 tấn/ngày:
Nên dùng công nghệ đốt tiêu hủy, tận dụng nhiệt để đốt rác; Kèm theo phân loại và
sản xuất hạt nhựa; Sản xuất gạch không nung, gạch tự chèn; Bán phế liệu như sắt
thép,.... (Không nên sản xuất phân hữu cơ từ rác).
- Giải pháp thứ 2: Dành cho Điểm xử lý rác có công suất trên 200 tấn/ngày:
Nên dùng công nghệ đốt rác phát điện, tận dụng nhiệt để phát điện; Sản xuất gạch
không nung, gạch tự chèn; Bán phế liệu như sắt thép,.... (Không nên sản xuất phân hữu
cơ từ rác).
3. Yếu tố thứ 3: Lựa chọn Nhà đầu tư: Một trong những yếu tố đem lại sự
thành công cho Nhà máy rác là lựa chọn Nhà đầu tư, Nhà quản trị điều hành. Nếu Nhà
đầu tư không có khả năng quản trị điều hành thì công nghệ có tốt đến đâu cũng thất
bại. Chúng ta cần chọn một Nhà đầu tư đủ năng lực, đủ tâm huyết, đủ trách nhiệm thì
mới có thể thành công.
4. Yếu tố thứ 4: Sự đồng hành, đồng thuận của các bên liên quan: Vấn đề xử lý
rác thải là một vấn đề lớn, phức tạp và khó, liên quan đến nhiều thành phần, liên quan
đến an sinh xã hội, môi trường và ổn định chính trị. Do vậy, để một Nhà máy xử lý rác
thải thành công rất cần đến sự đồng bộ chung tay của Nhà nước, Người dân và Doanh
nghiệp, các bên đều phải hiểu mức độ khó khăn và cùng đồng hành, hỗ trợ nhau thì
mới có thể thành công.
240
IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH, QUY HOẠCH VÀ SẢN PHẨM LÕ ĐỐT RÁC
1. Nhà máy xử lý rác T-Tech tại huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An.
2. Lò đốt rác công nghệ cao do T-Tech nghiên cứu và chế tạo:
241
3. Sơ đồ quy hoạch Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của T-Tech: