Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop

Việc sử dụng ảnh số đã và đang ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng lấn át xu thế chụp ảnh sửdụng phim âm bản. Lợi điểm của chụp ảnh sốlà đơn giản, và cho kết quả tức thì. Người sửdụng có thểxem kết quảngay lập tức sau khi chụp. Với những ai yêu thích xửlý ảnh trên máy tính thì loại hình này tỏra vô cùng tiện lợi. Việc trao đổi ảnh hay đăng tải thông qua Internet hoặc các phương tiện lưu trữkhác cũng trởnên dễdàng hơn nhiều so với ảnh chụp bằng phim âm bản. Tuy có nhiều hạn chếso với ảnh chụp bằng phim như độphân giải, độnhạy, sắc màu còn thua kém vềmặt chất lượng, trong tương lai không xa, với tiến bộcủa khoa học kỹ thuật, khoảng cách giữa ảnh sốvà ảnh chụp phim sẽd ần dần bị xóa nhòa. Hiện nay rất nhiều hãng chếtạo máy ảnh nổi tiếng nhưNikon, Canon hay Pentax đã ngưng sản xuất nhiều loại máy ảnh sửdụng phim để đầu tưvào lĩnh vực ảnh số. Điều đó cũng nói lên xu hướng tất yếu của việc ứng dụng công nghệsốvào trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ảnh sốcó nhiều ưu điểm riêng nhưng cũng còn tồn tại nhiều vấn đềcó liên quan tới kỹthuật. Phần lớn người chụp ảnh sốít nhiều thường mắc những lỗi cơbản trong quá trình lấy sáng, chọn tiêu điểm của ảnh, xửlý độsâu ảnh hay cắt khung hình. Bên cạnh đó, những hạn chếkỹthuật như độnét, độnhạy của bộcảm quang, độ sâu ảnh, mắt đỏ, méo hình, cháy ảnh hoặc ảnh sạn bắt nguồn từphần cứng của máy ảnh là những lỗi rất khó khắc phục. Song hành với ảnh số, người sử dụng cần có một bộcông cụhữu hiệu để khắc phục và làm đẹp các tấm ảnh sốsao cho chúng trở nên đẹp hơn, thật hơn và cũng nghệthuật hơn. Đại bộphận các nhiếp ảnh gia trên thế giới yêu thích và tán đồng với quan điểm sửdụng phần mềm Photoshop của hãng phần mềm nổi tiếng Adobe Systems Incorporated phục vụviệc chỉnh sửa và tăng cường chất lượng các tấm ảnh chụp bằng kỹthuật số. Phần mềm Photoshop có lịch sửkhá lâu đời và nó đã thực sựtrởnên một người bạn lý tưởng cho những ai yêu thích công việc xửlý ảnh sốtrên máy tính. Trong phần giáo trình hướng dẫn Xửlý nhanh ảnh sốvới Adobe Photoshop, chúng tôi muốn đưa ra những gợi ý cơbản giúp các bạn đạt được một sốmục đích chính sau: - Xửlý nhanh và đơn giản cân bằng sáng cho các bức ảnh số - Cân bằng màu sắc và các hiệu ứng màu - Làm một bức ảnh rõ nét hơn - Cắt, gọt khung hình một bức ảnh - Tẩy, xóa những điểm ảnh bịlỗi - Các thao tác cơbản khác với ảnh số - Tạo các hiệu ứng đặc biệt trên ảnh

pdf38 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 4113 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop XỬ LÝ NHANH ẢNH SỐ Với Adobe Photoshop Đỗ Minh Phương, 10/2006 -2- MỞ ĐẦU iệc sử dụng ảnh số đã và đang ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng lấn át xu thế chụp ảnh sử dụng phim âm bản. Lợi điểm của chụp ảnh số là đơn giản, và cho kết quả tức thì. Người sử dụng có thể xem kết quả ngay lập tức sau khi chụp. Với những ai yêu thích xử lý ảnh trên máy tính thì loại hình này tỏ ra vô cùng tiện lợi. Việc trao đổi ảnh hay đăng tải thông qua Internet hoặc các phương tiện lưu trữ khác cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều so với ảnh chụp bằng phim âm bản. Tuy có nhiều hạn chế so với ảnh chụp bằng phim như độ phân giải, độ nhạy, sắc màu còn thua kém về mặt chất lượng, trong tương lai không xa, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoảng cách giữa ảnh số và ảnh chụp phim sẽ dần dần bị xóa nhòa. Hiện nay rất nhiều hãng chế tạo máy ảnh nổi tiếng như Nikon, Canon hay Pentax đã ngưng sản xuất nhiều loại máy ảnh sử dụng phim để đầu tư vào lĩnh vực ảnh số. Điều đó cũng nói lên xu hướng tất yếu của việc ứng dụng công nghệ số vào trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ảnh số có nhiều ưu điểm riêng nhưng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề có liên quan tới kỹ thuật. Phần lớn người chụp ảnh số ít nhiều thường mắc những lỗi cơ bản trong quá trình lấy sáng, chọn tiêu điểm của ảnh, xử lý độ sâu ảnh hay cắt khung hình. Bên cạnh đó, những hạn chế kỹ thuật như độ nét, độ nhạy của bộ cảm quang, độ sâu ảnh, mắt đỏ, méo hình, cháy ảnh hoặc ảnh sạn bắt nguồn từ phần cứng của máy ảnh là những lỗi rất khó khắc phục. Song hành với ảnh số, người sử dụng cần có một bộ công cụ hữu hiệu để khắc phục và làm đẹp các tấm ảnh số sao cho chúng trở nên đẹp hơn, thật hơn và cũng nghệ thuật hơn. Đại bộ phận các nhiếp ảnh gia trên thế giới yêu thích và tán đồng với quan điểm sử dụng phần mềm Photoshop của hãng phần mềm nổi tiếng Adobe Systems Incorporated phục vụ việc chỉnh sửa và tăng cường chất lượng các tấm ảnh chụp bằng kỹ thuật số. Phần mềm Photoshop có lịch sử khá lâu đời và nó đã thực sự trở nên một người bạn lý tưởng cho những ai yêu thích công việc xử lý ảnh số trên máy tính. Trong phần giáo trình hướng dẫn Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop, chúng tôi muốn đưa ra những gợi ý cơ bản giúp các bạn đạt được một số mục đích chính sau: - Xử lý nhanh và đơn giản cân bằng sáng cho các bức ảnh số - Cân bằng màu sắc và các hiệu ứng màu - Làm một bức ảnh rõ nét hơn - Cắt, gọt khung hình một bức ảnh - Tẩy, xóa những điểm ảnh bị lỗi - Các thao tác cơ bản khác với ảnh số - Tạo các hiệu ứng đặc biệt trên ảnh Các thông tin trong giáo trình này tương đối ngắn gọn và tập trung trực tiếp vào những vấn đề cần giải quyết. Để có thêm đầy đủ thông tin, các bạn có thể tham khảo một số trang web sau: Các bức ảnh đẹp có thể được tham khảo tại trang web: Chúc các bạn thành công với Photoshop. Đỗ Minh Phương. Remote Sensing and GIS, AIT Thailand. October 2006. V -3- CÁC NÚT CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA PHOTOSHOP hần này chúng tôi mặc định là các bạn đã biết cách mở một bức ảnh trong Photoshop. Khi một bức ảnh đã được mở thì cũng là lúc thanh công cụ (toolbar) phát huy tác dụng. Cách sử dụng các nút trong hộp công cụ này sẽ được mô tả chi tiết hơn trong các bài tập cụ thể. Khi hướng dẫn làm bài tập, chúng tôi sẽ chỉ đề cập tới số thứ tự các nút hoặc tên ngắn gọn bằng tiếng Anh (như của chương trình) để các bạn tiện theo dõi. Để thực hành nhanh trên Photoshop, các bạn cũng cần chú ý học thuộc các phím tắt (hot key) thay vì thao tác với hệ thống menu. Các phím tắt này cũng sẽ được giới thiệu dần dần thông qua các bài tập trong giáo trình. P 2 4 1 3 6 5 7 8 9 10 11 12 14 13 15 16 18 17 20 19 22 21 24 23 (1) Nút lệnh lựa chọn vùng ảnh theo hình chữ nhật hoặc hình tròn (Rectangular Marquee Tool) (2) Dịch chuyển vùng lựa chọn hoặc toàn bộ ảnh từ vị trí này sang vị trí khác (Move Tool) (3) Lựa chọn một vùng ảnh bằng cách vẽ một hình đa giác theo đường biên vùng lựa chọn (Polygonal Lasso Tool) (4) Lựa chọn vùng ảnh theo độ tương đồng về màu sắc (Magic Wand Tool) (5) Cắt một bức ảnh theo hình lựa chọn (Crop Tool) (6) Chia bức ảnh thành nhiều phần (Slice Tool) (7) Chép nội dung một vùng ảnh sang một vùng khác (Patch Tool) (8) Bút vẽ (Brush Tool) (9) Chép và hòa trộn 1 vùng ảnh lên vùng khác (Clone Stamp Tool) (10) Bút vẽ sử dụng bộ lọc ảnh (History Brush Tool) (11) Tẩy ảnh (Eraser Tool) (12) Hộp phun màu (Paint Bucket Tool) (13) Bút vẽ mờ (Blur Tool) (14) Bút làm sáng (Dodge Tool) (15) Chỉnh sửa đường viền của bút vẽ hình số 17 (Path Selection Tool) (16) Thêm chữ vào ảnh (Type Tool) (17) Bút vẽ hình (Pen Tool) (18) Vẽ đường thẳng (Line Tool) (19) Tạo ghi chú trên ảnh (Notes Tool) (20) Hộp chọn màu trên ảnh (Eyedropper Tool) (21) Dịch chuyển ảnh trong cửa sổ (Hand Tool) (22) Phóng to/ thu nhỏ ảnh (Zoom Tool) (23) Chọn chế độ màu mặc định (Default Foreground and background colors) (24) Hộp chọn màu nền và màu tiền cảnh (Foreground/Background color) -4- BÀI TẬP 1 Cân bằng sáng cho một bức ảnh ác máy ảnh số có hiện đại tới đâu thì cũng không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng gia tăng của dân chơi ảnh. Những hãng nổi tiếng như Sony, Fuji, Nikon, HP, Olympus hay Canon luôn đưa ra những tiến bộ mới trong việc thiết kế phần cứng khiến các bức ảnh có độ chân thực cao hơn. Tuy nhiên, việc xử lý lại bức ảnh bằng một phần mềm chuyên dụng trên máy tính vẫn là điều rất cần thiết và mang tính chuyên nghiệp hóa cao. Hiện tại, một trong những "vướng mắc" cơ bản nhất của những bức ảnh số là độ sáng tối và độ tương phản. Vì một lý do nào đó, bức ảnh chụp bị tối hoặc độ tương phản quá thấp khiến các đối tượng trên ảnh không hiển thị được như ý muốn. Một số nguyên nhân chính dẫn đến bức ảnh bị tối: - Chụp ngược nguồn sáng ở chế độ tự động không có nguồn sáng thứ cấp bổ sung. - Chụp ở điều kiện thiếu ánh sáng không sử dụng đèn flash. - Chụp buổi đêm ở chế độ thường nhưng đèn flash quá yếu hoặc vị trí máy ảnh quá xa đối tượng được chụp. - Những nguyên nhân khác Việc chụp lại bức ảnh là điều khó có thể thực hiện được nên khâu chỉnh sửa trở nên vô cùng cần thiết. Để hiệu chỉnh độ sáng tối của bức ảnh, Photoshop cung cấp hai công cụ chính bao gồm: - Levels - Curves Hai bộ lệnh Levels và Curves có những đặc thù khác nhau và cách sử dụng khác nhau nhưng chúng cùng chung một mục đích là tăng cường sáng độ cho bức ảnh. So với Levels, Curves đòi hỏi mức độ hiểu biết về xử lý ảnh số cao hơn. Tuy nhiên, mức độ phức tạp của hai bộ lệnh là tương đương. A – trước khi hiệu chỉnh độ sáng B – Sau khi hiệu chỉnh độ sáng Bộ lệnh Levels Thao tác bắt đầu bằng lệnh mở một bức ảnh ra để chỉnh sửa. Trong Photoshop, chọn File --> Open... hoặc nhấn Ctrl+O, lựa chọn bức ảnh cần chỉnh sửa và nhấn OK để mở ảnh. Để có được cái nhìn tổng thể về độ sáng cũng như mức độ tương phản giữa các vùng trong bức ảnh, bức ảnh cần được hiển thị hết trong khung cửa sổ của chương trình. Bảng công cụ Tool của Photoshop cung cấp nhiều chức năng quan trọng phục vụ việc chỉnh sửa bức ảnh được nhanh chóng. Để phóng to/thu nhỏ bức ảnh, công cụ Zoom Tool (Z) có hình kính lúp cần được kích C -5- hoạt (như hình minh họa). Chế độ mặc định của Zoom Tool là phóng to với biểu tượng con trỏ là kính lúp có dấu (+) ở bên trong. Để phóng to một phần của bức ảnh, người sử dụng cần nhấp chuột vào vùng đó trên ảnh khi đang ở chế độ Zoom (+). Ngược lại, để thu nhỏ lại bức ảnh, chế độ Zoom cần kết hợp với việc bấm phím Alt trên bàn phím. Lúc này con trỏ chuột sẽ hiện dấu (-). Nhấp chuột khi Zoom (-) lên ảnh sẽ thu nhỏ bức ảnh lại. Như vậy, với Zoom, người sử dụng có thể nhìn một phần phóng to hoặc toàn cảnh bức ảnh. Trở lại với bộ lệnh Levels, sau khi mở ảnh, lựa chọn Levels bằng cách kích hoạt menu Image --> Adjustments --> Levels... chương trình hiện ra hộp thoại Levels như trên hình minh họa. Biểu đồ tần suất xám độ được Photoshop vẽ ra trong hộp thoại Levels cho phép người sử dụng thấy được sự phân bố màu sắc của bức ảnh. Như đã đề cập ở phần trước, phân tích hình minh họa này cho thấy phần lớn cấp độ sáng của R-G-B tập trung trong dải từ 0 tới 150. Phần trục hoành (từ trái sang phải) biểu diễn miền giá trị của R-G-B từ 0 tới 255 là giá trị cực đại của miền. Phần trục tung (từ dưới lên trên) biểu diễn số lần xuất hiện điểm ảnh có màu sắc trong miền từ 0 - 255. Có thể lấy ví dụ ở cấp độ sáng 16, số điểm ảnh có cùng cấp sáng là 715 điểm. Cứ như vậy có thể thấy phần cấp độ sáng trên 150 rất ít và chúng phân bố tương đối đều từ khoảng 150 tới 255. 1 2 3 Sử dụng con trỏ chuột để di chuyển các mốc điều khiển độ sáng (3 mốc hình tam giác nằm phía dưới của biểu đồ xám độ) theo như hình vẽ. Mốc số 1 nằm ngoài cùng bên trái cho phép làm sắc nét hơn phần màu tối trong bức ảnh. Ví dụ màu nền ảnh hay màu tóc, màu mắt. Thông thường các vùng này có màu xám hoặc tối mờ. Di chuyển một chút mốc số 1 sang bên phải sẽ làm cho chúng trở nên đen và sắc nét hơn. Mốc điều khiển số 3 nằm ngoài cùng bên trái (hình vẽ) cho phép tăng cường phần ảnh có màu sáng. Một bức ảnh số khi chưa hiệu chỉnh thường có hiện tượng như bị một lớp sương mù nhẹ bao phủ toàn bức ảnh. Bên cạnh đó, màu trắng của nền trời, tường vôi, hoặc áo sơ mi trắng lại không thực sự trắng mà thường ngả sang màu xám trắng hoặc ngà vàng. Hiệu chỉnh sao cho mốc số 1 di chuyển ngược sang bên trái một chút. So sánh 2 hình minh họa ở trang trước ta có thể thấy mốc số 1 đã di chuyển khá xa vị trí ban đầu sang phía bên trái. Lúc này màu trắng sẽ thực sự trắng và màn sương mù nhẹ kia cũng biến mất. Mốc điều khiển số 2 nằm giữa hai mốc 1 và 3. Chức năng của mốc này là hiệu chỉnh độ sáng của -6- các vùng ảnh có màu sắc ở mức trung bình, giữa sáng và tối. Ví dụ khi chụp bức ảnh một người ngồi bên cửa sổ với nền trời sáng phía sau, nếu chụp không khéo thì phần mặt người sẽ bị tối. Chế độ tự động của máy ảnh số thông thường sẽ định tính phần sáng nhất và tối nhất của đối tượng để hiệu chỉnh cấp độ sáng của ảnh. Do đó, nếu phần sáng nhất là nền trời thì phần tối nhất sẽ là phần mặt. Di chuyển mốc 2 sang bên trái một chút sẽ làm cho phần màu ở cấp trung bình (ví dụ mặt và da của người trong ảnh) sáng lên. Như vậy sau khi di chuyển cả 3 mốc điều chỉnh thì chất lượng bức ảnh đã tăng lên đáng kể. Việc điều chỉnh ra sao tuy nhiên còn phụ thuộc vào ý định và thẩm mỹ của người sử dụng. Trong khi điều chỉnh như vậy, người sử dụng có thể thấy ngay kết quả ở trên ảnh gốc. Photoshop sẽ áp dụng ngay lập tức các thay đổi này vào ảnh gốc để người sử dụng có thể thấy một cách trực quan hiệu ứng của việc thay đổi các tham số khác nhau. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ thực sự diễn ra khi người sử dụng nhấn các phím Apply hoặc OK mà thôi. Ngược lại, nếu không vừa ý thì bạn có thể nhấn nút Cancel trong hộp thoại để hủy bỏ các lệnh hiệu chỉnh này. Nút lệnh Reset trong hộp thoại cho phép đưa tất cả các mốc điều chỉnh về vị trí ban đầu như khi hộp thoại mới được mở ra. Áp dụng trường hợp Reset khi các thay đổi không tạo ra được hiệu ứng vừa ý và người sử dụng có ý muốn làm lại từ đầu với các tham số mặc định của chương trình. Nút lệnh Auto sẽ ra lệnh cho Photoshop áp dụng một tập lệnh được lập trình sẵn để hiệu chỉnh độ sáng tối cho bức ảnh. Trong nhiều trường hợp Auto có thể được áp dụng. Tuy nhiên, vì độ sáng tối của các bức ảnh hoàn toàn khác nhau trong khi tập lệnh Auto chỉ được lập trình với một ít tham số có sẵn áp dụng chung cho mọi trường hợp nên kết quả đôi khi không được vừa ý cho lắm. Cách tốt nhất là di chuyển 3 mốc điều khiển như trên. Bộ lệnh Curves Bộ lệnh Curves mang tính chuyên nghiệp cao hơn bộ lệnh Levels. Nếu Levels cho phép điều khiển sáng tối một cách tuyến tính, nghĩa là khi làm sáng thì tất cả các vùng trên ảnh đều sáng lên, hoặc khi làm tối thì tất cả các vùng trên ảnh đều tối đi, thì Curves cho phép điều khiển một cách phi tuyến. Lệnh Curves cho phép người sử dụng điều chỉnh sáng-tối những vùng nhất định trong khi độ sáng-tối của các vùng khác vẫn được giữ nguyên. Tính năng này cho phép Photoshop tạo ra được những bức ảnh rất chất lượng và hài hòa về màu sắc. Sử dụng bộ lệnh Curves cũng tương tự như Levels. Người sử dụng cần mở ảnh ra trước khi thao tác với Curves. Để kích hoạt Curves, nhấn chuột vào menu Image --> Adjustments --> Curves... Hộp thoại Curves hiện ra như trên hình minh họa. Trong hộp thoại này, phần chính là một biểu đồ xám độ với trục tung biểu diễn giá trị sau khi chỉnh sửa, trục hoành biểu diễn giá trị đầu vào tương ứng của ảnh gốc. Đường thẳng chính giữa có khả năng thay đổi theo tùy chọn của người sử dụng. Ở trạng thái ban đầu, đường biến thiên này nằm chính giữa, ứng với tương quan 1-1 giữa đầu vào và đầu ra. Điều này có nghĩa là nếu giữ nguyên không thay đổi gì đường biến thiên thì giá trị ảnh ban đầu là 100 sẽ tương ứng với giá trị sau chỉnh sửa cũng là 100. Hai trục tung và hoành đều có giá trị cực tiểu là 0 và cực đại là 255, tương ứng với miền giá trị màu của ảnh. Để thực hiện bài toán tăng độ sáng của ảnh, nhấp chuột vào một điểm bất kỳ trên đường biến -7- thiên, kéo đường này dịch sang bên trái và lên trên một chút. Kết quả tương ứng trên ảnh cho thấy độ sáng của ảnh được tăng lên rõ rệt (xem hình minh họa). Phân tích bước này, thấy ngay một điều là tại miền giá trị được chỉnh sửa, thông số đầu vào nhỏ hơn kết quả đầu ra. Việc kéo đường biến thiên sang trái tương ứng với việc giảm tham số đầu vào (trục hoành), đồng thời việc nhích đường biến thiên lên cao một chút tương đương với tăng giá trị đầu ra. Như vậy, nếu tỷ lệ 100-100 là giá trị trước khi thay đổi thì 90- 120 là kết quả sau khi thay đổi. Nhìn vào đó có thể thấy ngay những khu vực có xám độ dao động xung quanh 90 sẽ được “nâng” lên thành 120. Vì lý do đó mà độ sáng của ảnh được nâng lên. Trên đường biến thiên, người sử dụng có thể tùy chọn bất cứ một vị trí nào để tăng/giảm tỷ lệ vào-ra như trên. Thông thường, những khu vực có độ sáng tương ứng với màu da, mặt của người trong ảnh là những vùng cần được tăng thêm độ sáng. Bên cạnh đó, khu vực nền ảnh, những vùng tối như màu mắt, màu tóc... thì cần được làm tối hơn một chút để tăng độ tương phản của ảnh. Hai bộ lệnh này được trình bày tương đối kỹ vì nó liên quan mật thiết tới chất lượng đầu ra của bức ảnh. Thao tác thuần thục bộ lệnh Levels và Curves sẽ giúp các bạn cân chỉnh độ sáng của một bức ảnh một cách ưng ý nhất. - Hết bài tập 1 - làm tối đi phần nền hoặc tóc làm sáng phần màu da, mặt -8- BÀI TẬP 2 Cân chỉnh màu của bức ảnh ôi khi vì một nguyên nhân nào đó mà màu sắc của bức ảnh không được giống như thật hoặc cũng vì một nguyên nhân khác mà bạn muốn làm cho bức ảnh ngả theo màu mà mình yêu thích khiến cho bức ảnh nhìn thi vị hoặc rực rỡ hơn, bạn cần phải cân chỉnh màu sắc của bức ảnh bằng công cụ Selective Color. Sử dụng bộ công cụ Levels để hiệu chỉnh cân bằng sáng cho bức ảnh. Ảnh gốc chưa hiệu chỉnh Ảnh đã qua xử lý cân bằng sáng bằng Levels Sử dụng công cụ Selective Color… (Image --> Adjustments --> Selective Color…) kích hoạt hộp chỉnh màu trong Photoshop. Trong hộp chỉnh màu này, bạn có thể chỉnh các thành phần màu như hình minh họa để đạt kết quả như ý. Ảnh sau khi xử lý bằng Selective Color Đ -9- Lưu ý trong phần hiệu chỉnh với ví dụ trên, vì bức ảnh được chụp vào buổi chiều nhiều nắng nên chỉnh cho cây cỏ có màu xanh và vàng óng bằng cách tăng cường vào hai thành phần Yellow và Green. Phần hiệu chỉnh với màu đen (Black) được áp dụng cho những yếu tố như bóng râm hoặc những phần ảnh tối khiến chúng trở nên tối hơn (khi Black có giá trị dương , +2 chẳng hạn). Điều này giúp cho độ tương phản của bức ảnh trở nên cao hơn, màu sắc khác nhờ đó rực rỡ hơn. Đây là kết quả hiệu chỉnh Trước khi hiệu chỉnh Sau khi hiệu chỉnh - Hết bài tập 2 - -10- BÀI TẬP 3 Cắt khung một bức ảnh hông thường khi chụp những bức ảnh đám đông hoặc những bức ảnh không có sự dàn dựng công phu, bạn nhận thấy chúng thường có những phần thừa không cần thiết. Để loại bỏ những phần thừa này đi và làm nhấn mạnh trọng tâm của bức ảnh, bạn cần phải sử dụng con mắt nghệ thuật của mình và công cụ Crop Tool (5) trong Photoshop. Giả sử bức ảnh bên là một ví dụ. Chúng ta nhận thấy một sự mất cân đối trong bố cục bức ảnh khi xuất hiện một khoảng trống thừa giữa nhóm cầu thủ chạy phía sau một cầu thủ và một vị trọng tài bị cắt một phần mặt. Nhận thấy có sửa chữa thì bức ảnh này cũng khó có thể được coi là một bức ảnh đẹp nhưng chúng ta hãy thử xem có thể nâng cao được chất lượng của bức ảnh này lên phần trăm nào không. Kích họat nút lệnh Crop Tool (5), sau đó vẽ lên bức ảnh một hình chữ nhật để định nghĩa vùng ảnh được lựa chọn. Phần ảnh sẽ bị loại bỏ được hiện tối hơn phần được giữ lại (xem hình). Điều chỉnh 4 nút ô vuông ở góc hình chữ nhật để thay đổi vị trí và kích thước hình cắt sao cho phù hợp. Sau khi có được vùng lựa chọn ưng ý, bạn có thể nhấn Enter trên bàn phím để phần mềm tiến hành cắt gọt bức ảnh này. Sau khi Crop bức ảnh này, bạn có thể áp dụng bộ lệnh Levels và Selective Color ở trên để tăng cường chất lượng bức ảnh đầu ra. Hình bên là kết quả sau khi đã cắt ảnh. Bạn có thể nhận thấy bức ảnh bây giờ nhìn có “hồn” hơn. Có thể nhận thấy trọng tâm của bức ảnh dồn vào 3 cầu thủ đang chạy và mắt họ đang hướng tới một mục tiêu (trái bóng) ở phía xa. - Hết bài tập 3 - T -11- BÀI TẬP 4 Loại bỏ vết nhơ trên ảnh ó một ngày nào đó mặt bạn không được tươi tắn cho lắm, và sau một đêm khó ngủ, một số mụn nhỏ nổi lên một cách ngang ngạnh đúng vào lúc bạn chụp bức ảnh của mình. Nhận thấy đây không phải là một “vết nhơ” mang tính “nhận dạng” của mình, bạn quyết định phải loại bỏ nó ngay tức thì. Mở bức ảnh sau để quan sát các chỗ cần phải loại bỏ. - Bạn nhấn phím S hoặc chọn công cụ Clone Stamp Tool (9) như hình dưới. - Chọn kiểu Brush như hình dưới - Nhấn tổ hợp phím Alt+click chuột vào một chỗ nào đó trên mặt (chỗ nào càng giống màu phần da cần chỉnh càng tốt). Rồi bạn bỏ nút Alt ra (lúc này Photoshop đã kịp copy phần màu lúc nãy vào bộ nhớ rồi) và nhấp chuột vào chỗ cần tẩy vết nhơ. Chú ý chọn Opacity khoảng chừng 12- 20% thôi để các màu được đan xen vào nhau từ từ khiến kết quả nhìn thật hơn. Alt+click Click Bằng cách này, Photoshop liên tục copy phần màu khi bạn nhấn Alt+click và dán đè lên điểm nhấn chuột tiếp theo khi nút Alt đã được nhả ra. Cái vết nhơ như trên hình sẽ được thay bằng một phần da mịn màng có màu sắc giống như phần da dưới vết nhơ. Và kết quả là bạn có được một bức ảnh hoàn hảo không còn những mụn nhỏ khó chịu nữa. Đây là kết quả sử dụng Clone Stamp C -12- Công cụ Clone Stamp này còn được sử dụng vào việc phục chế các tấm ảnh bị hoen ố, ngả màu hoặc mất chi tiết do mối mọt hoặc thời gian làm hỏng. - Hết bài tập 4 - -13- BÀI TẬP 5 Làm sắc nét một bức ảnh rong một số điều kiện như thiếu sáng hoặc người (vật) được chụp di chuyển quá nhanh khiến bức ảnh của bạn trở nên không rõ nét. Sử dụng Photoshop, bạn vẫn có cách để làm cho bức ảnh sắc nét hơn. Để làm cho một bức ảnh sắc nét, bạn có thể áp dụng một số cách sau: - Sử dụng công cụ Sharpen - Sử dụng phép lọc đường biên rồi chồng ghép kết quả Hai cách này trong một số trường hợp cho kết quả như nhau, một số trường hợp thì cho kết quả khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể thử áp dụng cả hai rồi đưa ra nhận xét của mình. Làm ảnh sắc nét bằng bộ lọc Sharpen Bức ảnh gốc hơi mờ Chọn bộ lọc Sharpen -->Unsharp Mask… - Chọn bộ lọc Sharpen -->Unsharp Mask… theo như hình trên Sau khi hiệu chỉnh, ảnh sắc nét hơn T -14- Làm ảnh sắc nét bằng phép lọc đường biên - Hiển thị hộp thoại Layers như hình bên. Nếu trên màn hình của bạn không
Tài liệu liên quan