Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong
những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các
yêu cầu kỹ thuật;
Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý nước thải bột cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý nước thải bột cá
1. ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI BỘT CÁ
Nước thải sản xuất bột cá có nồng độ ô nhiễm khá cao, phát sinh chủ yếu từ
quá trình rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị…Các chất
hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, khi xả vào nguồn nước sẽ
làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng tới sự phát
triển của tôm, cá, giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm
chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Lượng SS cũng khá lớn
do nhiều mảnh vụn của nguyên liệu còn bám lại trên máy nghiền.
Tuy nhiên lượng SS này rất dễ lắng. Chúng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng
tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan,
gây bồi lắng lòng sông, … Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và
trứng giun sán trong nguồn nước là nhân tố lây bệnh dịch cho người như
bệnh lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp tính…Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của
nước thải bột cá thể hiện cụ thể ở bảng sau.
Bảng chất lượng nước thải bột cá
2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI BỘT CÁ
Nước thải phát sinh từ khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng
chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống
đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để
loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải
được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích
thước lưới 1 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS 15%,
sau đó nước thải tự chảy xuống bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy
trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa
hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời điều hòa lưu lượng
và nồng độ nước thải đầu vào.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể lắng 1, những tạp chất thô
không hòa tan được giữ lại ở đáy nhờ trọng lượng riêng của tạp chất lớn hơn
trọng lượng riêng của nước nên lắng xuống đáy bể. Phần cặn lắng sẽ được
bơm sang bể chứa bùn, phần nước trong chảy sang bể trung gian sau đó
được bơm lên bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy
các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và
khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +
…
Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và aerotank. Bể anoxic
kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử
NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt
tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận
dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng
cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi
nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở
đáy bể lắng.
Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa
bùn. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp
lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ
các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc
không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể
nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước thải.
Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận
theo quy định hiện hành của pháp luật. Bùn ở bể chứa bùn được được bơm
qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được
cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí
được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất
hữu cơ.
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỘT CÁ
4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỘT CÁ
Ưu điểm:
Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước
thải;
Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện
hành;
Diện tích đất sử dụng tối thiểu;
Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
b. Nhược điểm:
Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong
những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các
yêu cầu kỹ thuật;
Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ