Trên đây là những biện pháp xử lí nước thải
một cách triệt để và khoa học. Tuy nhiên những
lò giết mổ hiện nay rất ít sử dụng các biện pháp
này để xử lý nước thải vì chi phí cao, lợi nhuận
thấp, khó thu hồi vốn mà chủ yếu là thải trực
tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Vì vậy nhà nước phải có quy định và chính
sách phù hợp để khuyến khích đầu tư vào xử lý
nước thải.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ
GIẾT MỔ GIA CẦM
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Biền
Nguyễn Thị Dang
Vũ Thị Hằng
Phan Thị Thiết
Vũ Thị Thuỷ
Nguyễn Thị Trang
Bùi Thị Yên
PHẦN I:MỞ ĐẦU
Hiện nay nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm có nguồn
gốc từ các sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao, đặc biệt là gia
cầm.Trung bình mỗi ngày ở HN tiêu thụ 20 tấn thịt gia cầm. Với
dich cúm H5N1 đang bùng phát và khả năng lây nhiễm rất
lớn(23190 người nhiễm,263 người chết)nên việc quy hoạch giết mổ
tập trung,thiết lập vành đai an toàn dịch bệnh,cung cấp sản phẩm
sạch bảo đảm an toàn vệ sinh là vấn đề cấp bách
Theo thanh tra có 3620 cơ sở giết mổ(267 lò,3353 điểm giết
mổ)trên 28 tỉnh thành trên cả nước(2002)có 11%cơ sở đạt yêu cầu
về vệ sinh,5%cơ sở cần phải khắc phục,36%cơ sở chưa đạt yêu
cầu.
Đi đôi với việc sản xuất sạch là việc bảo vệ môi trường.Nước
thải lò mổ không chỉ là nỗi lo của chủ sản xuất,của người dân trong
vùng mà còn là mối quan tâm của cả cộng đồng,gây ô nhiễm nặng
nề môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.
Qua nghiên cứu thực trạng của 1số lò mổ, điểm giết mổ,dựa
vào quy trình chế biến chúng tôi có đưa ra quy trình xử lý nước thải
nhằm bảo đảm việc phát triển bền vững cho các cơ sở chế biến
này.
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Quy trình giết mổ:
• chuồng nuôi nhốt
Máy gây choáng,máy trụng
• Máy cắt tiết
• Máy đánh lông
Yêu cầu lò mổ
1. Điểm giết mổ phải ở nơi cao ráo thoáng mát, xa khu dân
cư và công trình 500m
2. Nước sử dụng phải sạch, đủ dùng trong tất cả các khu
của điểm giết mổ. Nước thải, chất thải phải qua xử lí
trước khi đưa vào hệ thống thoát chung.
3. Điểm giết mổ phải có cán bộ thú y xem xét tình trạng
dịch bệnh trước khi đưa vào giết mổ
4. Lối ra vào nhà xưởng giết mổ, chế biến phải có hố sát
trùng bằng hoá chất, nơi vệ sinh tắm rửa và thay quần
áo cho người giết mổ
2.Xử lí chất thải lò mổ:
2.1 Đặc trưng của chất thải lò mổ:
Sản phẩm của các lò mổ gia cầm gồm có thịt
,mỡ,lông,móng,da….(chân lông có chứa dịch)
Nước thải rất giầu các chất hữu cơ:protein, lipit,các aa,N-
amon,peptid,các acid hữu cơ,BOD5 tới 7500mg/lvà COD
khoảng9200mg/l.Nguồn N-amin cao, nhưng các nguồn dinh dưỡng
khác đặc biệt là nguồn phosphat lại thấp, vì vậy trong quá trình xử
lý nước thải bằng biện pháp sinh học cần bổ sung thêm nguồn dinh
dưỡng.
Nước thải từ các phân xưởng giết mổ,chế biến,nước rửa thiết
bị,nước vệ sinh,nước làm sạch khí, nước ngưng ở lò hơi,…
Quy trình công nghệ xử lý nước thải cũng giống các xí nghiệp
thực phẩm khác: qua giai đoạn xử lý sơ bộ và xử lý sinh học.Xử lý
sinh học nên kết hợp cả ba biệ pháp:kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí để
loại tất cả các chất bẩn hứu cơ cũng như nitrat.
2.2 Xử lí chất thải rắn:
Chất thải rắn gồm những chất được giữ lại ở hệ
thống song chắn rác:lông,da…Ở chuồng thu nhận:nước
phân nước rửa chuồng trại…
Lông gia cầm được đưa vào hầm ủ để làm phân bón.
Nước phân và nước rửa chuồng được đưa vào hầm
bioga để thu nhận nhiên liệu.Tỉ lệ C/N dao động từ 20/1
-40/1.
2.3 Xử lí nước thải:
Gồm những chất còn lại cùng với nước thải được xử lí
qua các giai đoạn sau:
*Xử lí sơ bộ:hớt váng dày 8 – 12 mm thực hiện trên
lưới thẳng có khoảng cách giữa các ray 2 -4mm được
thực hiện trên sàn cố định .Các dây thép nhỏ hoăc tấm
tôn được đặt cố định trên sàn chuyển đông liên tục.Rây
tốt loại bỏ 50-80%SS và 10 – 30 % BOD5 .
Loại bỏ mỡ thường được thực hiện trong thiết bị loại
mỡ kiểu bơm không khí .Nó cho phép loại bỏ được 30 –
40% chất béo .
* Xử lý hoá lý :Nước thải đã hớt váng và ray được làm
kết bông để tách cục vón. Thương dùng phương pháp
tuyển nổi bằng không khí hoà tan .Kết bông được tạo
nên ở điều kiện trung tính bằng clorua sắt,polyme
hôẳctng môi trường axit và cho thêm lignosulfonat.Nếu
ta muôn thu hồi protein đã kết bông hiệu quả làm giẩm
BOD5 từ 70 -80 % và ss đến 90%
2.3 Xử lý nước thải:
*Xử lý sinh học : tuỳ theo yêu cầu xử lý nước thải có
thể thực hiện bằng kỹ thuật bùn hoạt tính aeroten có tải
trung bình hoặc nhỏ.
Bằng kỹ thuật màng sinh học bám trên các bao nhựa
ở các lọc sinh học với dòng ngược hoặc xuôi,sau khi
nước thải đã xử lý sơ bộ cẩn thận .
Trường hợp nước thải quá đặc cần xử lý kị khí trước khi
xử lý hiếu khí (aeroten hoặc lọc sinh học)
Trường hợp xử lý thường xuyên và kết hợp thuận lợi
,nước thải lò mổ được pha loãng với nước thải đô thj rồi
đưa vào xử lý hiếu khí .
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải lò mổ gia cầm.
a, Xử lý sơ bộ
Nước thải được tập trung vào máy ly tâm tách hai buồng có
diện tích bề mặt là 4.8m2 và dung tích 4m3.Nhiệm vụ chủ
yếu là tách mỡ khỏi nước. Thời gian lưu là 55 ph.Trước khi
chuyển nước thải sang bể xử lý sinh học nước sau ly tâm
vào bể cân bằng có dung tích 95m3 và bổ sung thêm nguồn
dinh dưỡng và muối khoáng cần thiết.
b, Xử lý sinh học nước thải(thiếu khí và hiếu khí)
Xử lý nớc thải bằng bùn hoạt tính có cung cấp oxy.Quá trình
phản nitrat hoá thực hiện trong bể thiếu khí 38m3.Phân phối
70%nước thải vào bể hiếu khí và 30% vào bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí, phân huỷ sinh học theo đập tràn hai
ngăncó bổ sung không khí(hình dưới)
Bể có đập tràn(bể sục khí- hiếu khí) có các thông số thiết kế
như sau:
Dung tích: 1347m3
Lưu lượng nước 51m3/ngày hay 2.13m3/h
thải thô cao nhất:
Tải BOD5: 125kg/ngày(~0.9kg/m3)
Chất rắn huyền phù: 6.7kg/m3
Tải BOD5 của bùn: 0.14kg/kg.ngày
Lượng O2 cung cấp cho bể sục: 30.7kg/h
Nước thải quay vòng từ phần hiếu khí trở lại phần thiếu khí, nhiệm vụ
của giai đoạn hiếu khí là oxy hoá amon thành nitrit, sau đó chúng bị phản
nitrat trong thành phần thiếu khí. Bổ sung thêm 30% nước thải làm nguồn
cacbon.
Bể xử lý thiếu khí có các thông số kỹ thuật như sau:
Dung tích: 38m3
Lưu lượng nước thải tối đa: 15.3m3/ngày hay 0.64m3/h
Tải BOD5 của nước thải thô: 53.6kg/ngày
Tải BOD5 của nước đầu ra phần thiếu khí : 0.9kg/ngày
Chất rắn huyền phù trong nước: 6.7kg/m3
Tải BOD5 của bùn : 0.21kg/ngày
Tải BOD5 của nước 1.4 kg/ngày
Bể lắng bổ sung( lắng 2) được thực hiện trong bể lắng kiểu Dormund
với nước ra ở tâm theo dạng thẳng đứng có kích thước như sau:
Dung tích 18.1m3
Diện tích bề mặt: 11.3m2
Lưu lượng dòng chảy mặt: 0.18m3/m2.h
Thời gian lưu: 8.5 h
Giữa lò mổ gia súc và lò mổ gia cầm có
nhiều thành phần các chất giống nhau nhưng tỉ
lệ các chất khác nhau.
Tỉ lệ mỡ của lò mổ gia cầm nhỏ hơn nhiều
so với lò mổ gia súc.Do vậy nếu áp dung
phương pháp trên thì khâu tách mỡ bằng
phương pháp ly tâm là không khả thi.Ta có thể
hớt váng mỡ gia cầm bằng pp hớt váng như
trên.
Qua hệ thống XLNT có các chỉ số như bảng(xí
nghiệp giết mổ Oberding)
Chỉ tiêu Nước thải thô(nước vào) Nước thải xử lý(nước ra)
Tỉ lệ nước sx,m3
pH
Độ dẫn điện ms/cm
Clorit mg/l
CRqua lọc mg/l
BOD5 mg/l
COD mg/l
TOC mg/l
Mỡ mg/l
Acid hữu cơ mg/l
Nito hữu cơ mg/l
Nito amon mg/l
H2S mg/l
Phospho TS mg/l
Phospho vô cơ mg/l
Độ cứng mgCaCO3/l
Độ kiềm mmol/l NaOH
1.9-2.1
5.3-8.9
2.8-6.1
11-390
160-580
1800-7400
2400-9600
1180-3400
115-300
1500-4000
61-350
230-1120
0-20
1.6-5.3
1.0-5.0
35.6-125
30-70
1.9-2.1
7.2-7.6
3.1-4.5
60-480
<0.1
25-40
200-300
90-130
1-25
9-300
7-15
270-700
0
0.2-0.9
0.1-1
89-195
43-60
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây là những biện pháp xử lí nước thải
một cách triệt để và khoa học. Tuy nhiên những
lò giết mổ hiện nay rất ít sử dụng các biện pháp
này để xử lý nước thải vì chi phí cao, lợi nhuận
thấp, khó thu hồi vốn… mà chủ yếu là thải trực
tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Vì vậy nhà nước phải có quy định và chính
sách phù hợp để khuyến khích đầu tư vào xử lý
nước thải.
Tài liệu tham khảo:
1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học –
Lương Đức Phẩm
2. Kĩ thuật môi trường –
3.Dai Phat thanh - Truyen hinh Ha Noi
(HaNoiTV).htm
4. KHOA HOC PHO THONG.htm