Nghiên cứu lựa chọn các công nghệ xử lý
nước thải đô thị thích hợp trước hết nhằm bảo
đảm yêu cầu vệ sinh, đảm bảo sự phát triển
bền vững, đồng thời phù hợp với điều kiện
kinh tế -xã hội nước ta hiện nay. Thực hiện
được nhiệm vụ này cũng chính là tạo tiền đề
để chúng ta hướng đến một trường phái Việt
trong lĩnh vực xử lý nước thải đô thị.
Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn
ra với tốc độ nhanh. Để đáp ứng yêu cầu phát
triểnvà bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân, trong những
năm gần đây việc đầu tư cho thoát nước và vệ
sinh đô thị quy mô tương đối lớn đã được
quan tâm, trước hết là ở các thành phố lớn và
các đô thị du lịch.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý nước thải đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý nước thải đô thị
Nghiên cứu lựa chọn các công nghệ xử lý
nước thải đô thị thích hợp trước hết nhằm bảo
đảm yêu cầu vệ sinh, đảm bảo sự phát triển
bền vững, đồng thời phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Thực hiện
được nhiệm vụ này cũng chính là tạo tiền đề
để chúng ta hướng đến một trường phái Việt
trong lĩnh vực xử lý nước thải đô thị.
Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn
ra với tốc độ nhanh. Để đáp ứng yêu cầu phát
triển và bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân, trong những
năm gần đây việc đầu tư cho thoát nước và vệ
sinh đô thị quy mô tương đối lớn đã được
quan tâm, trước hết là ở các thành phố lớn và
các đô thị du lịch. Trong vấn đề này, muốn
đầu tư có hiệu quả thì phải lựa chọn được giải
pháp công nghệ xử lý nước thải thích hợp.
Nhưng trả lời được câu hỏi như thế nào là
công nghệ thích hợp cũng không đơn giản,
bởi thích hợp là một khái niệm mở và có tính
mềm dẻo, không cứng nhắc. Theo quan điểm
của chúng tôi, khi nói đến công nghệ thích
hợp dành cho các nước nghèo, các nước
đang phát triển đã bao hàm trong đó là giải
pháp công nghệ đơn giản, giá thành thấp, phù
hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Nguyên tắc để lựa chọn
Để lựa chọn các giải pháp công nghệ thích
hợp xử lý nước thải ở nước ta hiện nay, cần
dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: 1) Phù hợp với
điều kiện tự nhiên của từng khu vực, từng đô
thị; 2) Phù hợp với thành phần, tính chất của
nước thải; 3) Phù hợp với điều kiện kinh tế -
xã hội và từng đô thị; 4) Kết hợp trước mắt và
lâu dài - Đầu tư xây dựng theo khả năng về tài
chính, nhưng luôn bám sát một dây chuyền
công nghệ hoàn chỉnh nhằm từng bước hoàn
thiện công nghệ hiện đại trong tương lai. Dưới
đây sẽ lần lượt phân tích từng nguyên tắc.
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm của đô thị ở nước ta là tập trung
phần lớn ở vùng đồng bằng, do đó cần quan
tâm tới 4 vùng đặc trưng: Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH); Ven biển miền Trung (VBMT);
Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL).
Về nhiệt độ: Nhìn chung, nhiệt độ trung bình
hàng năm tương đối cao (trừ vùng ĐBSH vào
mùa đông), thích hợp với công nghệ xử lý sinh
học, đặc biệt là sinh học tự nhiên và công
nghệ xử lý sinh học kỵ khí.
Về lượng mưa và bốc hơi: ĐBSH và ĐBSCL
có lượng mưa hàng năm cao, còn ngược lại,
ở vùng VBMT và ĐNB có lượng mưa ít, lượng
bốc hơi lớn, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung
Bộ với lượng mưa hàng năm rất thấp; song
với cả hai trường hợp, nhu cầu sử dụng nước
thải sau xử lý cho nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản là rất lớn. Do vậy, việc xử lý nước
thải bằng tự nhiên hoặc kết hợp giữa xử lý tự
nhiên và nhân tạo, việc sử dụng lại nước thải
sau xử lý phải được coi là hướng ưu tiên.
Về thổ nhưỡng: Vùng ĐNB, đặc biệt là VBMT
phần lớn là cát, rất thuận lợi cho việc áp dụng
công nghệ xử lý nước thải bằng các bãi thấm,
trong khi đó, vùng ĐBSH và ĐBSCL lại có
nhiều thuận lợi để áp dụng công nghệ hồ sinh
học.
Thành phần, tính chất nước thải
Thành phần, tính chất nước thải đô thị ở nước
ta khác xa so với nước thải ở các thành phố
hiện đại của các nước công nghiệp phát triển
bởi 3 lý do chính: 1) Mức sống trung bình của
xã hội trong các đô thị còn thấp nên lượng
chất thải hữu cơ theo đầu người không cao; 2)
Hầu hết các nhà đều có bể tự hoại (cho dù
hoàn thiện hay chưa hoàn thiện), do đó trước
khi xả vào cống, nước thải cũng đã được xử lý
một phần bằng sinh học kỵ khí; 3) Mạng lưới
thoát nước ở đô thị nước ta chưa hoàn thiện,
về mùa khô nước thải đọng lại trong cống rất
lâu, do vậy, trên thực tế cho dù không mong
muốn cũng đã xảy ra một quá trình xử lý kỵ
khí tương tự như trong bể tự hoại. Vì những lý
do này dẫn đến có một số đặc trưng: 1) Nồng
độ nhiễm bẩn thấp hơn nhiều so với nước thải
ở các nước công nghiệp phát triển. ở những
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, BOD5 thường là 150-200 mg/l trong khi
ở các đô thị khác là 100-150 mg/l; 2) Nồng độ
các chất rắn lơ lửng (SS) thường dao động rất
lớn: về mùa khô rất thấp nhưng khi có mưa lại
tăng đột ngột, thậm chí cao hơn hàng chục
lần; 3) Nồng độ NH3 và H2S cao. Cho nên,
trong xử lý nước thải nếu lựa chọn giải pháp
xử lý bằng sinh học tự nhiên sẽ thuận lợi hơn
so với sinh học nhân tạo.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Việc thu phí thoát nước sẽ là yêu cầu tất yếu,
sớm hay muộn cũng phải thực hiện. Nhìn
chung, ở nước ta, tỷ lệ người có mức thu
nhập trung bình và thấp vẫn chiếm đa số trong
cư dân đô thị. Với những khoản chi hàng
tháng (điện, nước sạch, rác thải) đối với một
hộ gia đình đã là một áp lực và một khi phí
thoát nước được thực hiện đầy đủ thì áp lực
đó càng lớn hơn. Vì vậy, giải pháp công nghệ
xử lý nước thải trong giai đoạn này trước hết
phải đảm bảo mục tiêu quan trọng là giá thành
thấp để những người có thu nhập trung bình
và thấp có thể trả được và sẵn sàng trả chi phí
thoát nước. Để đạt được mục tiêu này cần lưu
ý tới các vấn đề sau:
- Ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý bằng tự
nhiên, chỉ khi nào không có điều kiện áp dụng
giải pháp này mới tính đến các giải pháp khác:
Công nghệ xử lý bằng tự nhiên giúp hạ giá
thành vì việc sử dụng thiết bị, đặc biệt là thiết
bị nhập khẩu là không đáng kể; hầu như
không tiêu thụ năng lượng điện hoặc nếu có
thì ở mức độ rất ít; vận hành đơn giản, không
đòi hỏi công nhân kỹ thuật trình độ cao.
- Tiêu chuẩn, mức độ vệ sinh và yêu cầu chất
lượng nước thải sau xử lý: Việc đảm bảo mức
độ vệ sinh là một quá trình nâng dần từ thấp
đến cao, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và
mức sống xã hội. Hiện nay, các tiêu chuẩn vệ
sinh môi trường liên quan đến xử lý nước thải
và xả nước thải vào môi trường tự nhiên còn
chưa đồng bộ, có những điểm còn mâu thuẫn.
Thậm chí, có một vài chỉ tiêu không thể đạt
được trong trạm xử lý tiêu chuẩn (normal).
Theo chúng tôi, mức độ vệ sinh của nước thải
cần xử lý trong giai đoạn hiện nay và 5-10
năm tới chỉ nên giới hạn ở giai đoạn xử lý
cacbon (treatement carbonic), nghĩa là BOD5
= 30-40 mg/l, Nitơ = 40 mg/l. Nếu khai thác
điều kiện pha loãng của môi trường tiếp nhận,
có thể dẫn nước đi xa hơn để tránh xả vào
nguồn nước thô trong hệ thống cấp nước và
những khu vực đông dân cư, các bãi tắm...
Việc dừng lại ở mức này sẽ tiết kiệm được
nhiều chi phí vận hành (cụ thể là năng lượng
điện) so với quá trình xử lý nitơ. Tuy nhiên, dù
yêu cầu xử lý chỉ giới hạn ở mức này, nhưng
với những người thiết kế có kinh nghiệm, vẫn
có thể làm cho chất lượng nước xử lý đạt mức
cao hơn nếu biết khai thác hợp lý hiện tượng
anoxic (thiếu không khí).
- Tái sử dụng nước thải sau xử lý: Đây là vấn
đề cũng nên quan tâm vì nó góp phần làm
giảm giá thành xử lý.
Kết hợp hài hoà giữa trước mắt và lâu dài
Khái niệm lâu dài cần được hiểu là khi nền
kinh tế của đất nước đã phát triển, các điều
kiện kinh tế - kỹ thuật đã đáp ứng đủ, mức
sống xã hội ngày càng cao, do đó yêu cầu vệ
sinh cũng cao hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là khi
lựa chọn các kiểu công trình được coi là thích
hợp với giai đoạn trước mắt, thì về lâu dài nếu
muốn nâng cao yêu cầu vệ sinh hay mở rộng
quy mô thì sơ đồ dây chuyền công nghệ của
trạm xử lý sẽ vẫn có thể tận dụng được,
không gây ra lãng phí.
Một số công nghệ thích hợp trước mắt
Thật khó có thể đưa ra những dây chuyền
công nghệ được xem như là những thiết kế
mẫu, vì thế ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến
những thiết bị (hay công trình) được coi là
chìa khoá trong dây chuyền đó.
Hồ sinh học
Có rất nhiều kiểu, nhiều loại hồ được thiết kế
tuỳ theo từng điều kiện cụ thể. Kiểu hồ phổ
biến nhất là hồ Facultator (hiếu - kỵ khí). Với
nước thải có nồng độ nhiễm bẩn thấp (BOD5
dưới 200 mg/l) và mức độ yêu cầu xử lý
BOD5 giới hạn ở 30 mg/l thì không cần có hồ
kỵ khí phía trước và hồ Maturation (hồ làm
sạch bổ sung) ở phía sau nếu không xét đến
yếu tố khử trùng.
Trong điều kiện khí hậu nước ta, với tiêu
chuẩn thải nước trung bình 150-180
l/người/ngày, có thể ước tính sơ bộ, với diện
tích hồ là 1,2 ha có thể phục vụ cho 10.000
người sử dụng. Cần lưu ý là hiện nay trong
một số công trình, các chuyên gia nước ngoài
thường tính theo tiêu chuẩn của các quốc gia
có nhiệt độ trung bình hàng năm thấp, nên
diện tích yêu cầu quá lớn, đến mức không cần
thiết.
Ở những vùng có độ bốc hơi lớn, gió mạnh thì
chiều sâu làm việc của hồ nên lấy 1,8-2 m.
Trong thực tế, khi xem xét áp dụng công nghệ,
thường người ta lấy lý do hồ sinh học chiếm
diện tích đất lớn để từ chối giải pháp công
nghệ này.
Bãi thấm
Có rất nhiều loại, nhiều kiểu, đòi hỏi người
thiết kế phải nghiên cứu lựa chọn cho phù hợp
với tình hình cụ thể. Khi áp dụng bãi thấm cần
lưu ý: ở những vùng mưa nhiều nên sử dụng
kiểu bãi thấm có hệ thống thu để khắc phục
hiện tượng nước quá tải trong mùa mưa; ở
những vùng có khí hậu khô (khu vực Nam
Trung Bộ) nên áp dụng kiểu hồ thấm (chứa và
thấm dần trong suốt mùa khô); phải xử lý sơ
bộ nước thải khi đưa vào bãi thấm và phải có
thiết bị xử lý bùn (có thể áp dụng các loại: Bể
tự hoại, bể lắng 2 vỏ Imhoff, hồ kỵ khí có nắp
đậy).
Các công trình xử lý sinh học nhân tạo vận
hành đơn giản
Khi không có điều kiện để áp dụng các loại xử
lý sinh học tự nhiên tất yếu phải nghĩ đến các
công trình sinh học nhân tạo, trước hết phải
lựa chọn các kiểu đơn giản trong vận hành:
- Hồ sinh học tiếp khí nhân tạo (aeroted
lagoon): Loại này không cần bể lắng và cũng
không cần xử lý bùn riêng biệt, nhưng nhược
điểm của nó là sử dụng nhiều năng lượng. ở
những khu vực có nhiều gió nên nghiên cứu
sử dụng năng lượng gió để chạy các máy
khuấy, chỉ khi nào không có gió mới sử dụng
năng lượng điện. Giải quyết được bài toán
năng lượng thì đây sẽ trở thành loại công trình
rất tiết kiệm.
- Mương ôxy: Hiện nay có hai kiểu chính là
kiểu Pasver sử dụng khi công suất nhỏ và kiểu
Carrousel sử dụng khi công suất lớn. Khi áp
dụng mương ôxy, không cần bể lắng đợt I và
cũng không cần xử lý bùn riêng. Mương ôxy
thực sự tối ưu khi nồng độ nhiễm bẩn cao và
yêu cầu mức độ xử lý cũng cao, còn trường
hợp ngược lại thì phải cân nhắc kỹ.