Xử lý tình huống môn Quản Trị Học

Qua tình huống trên, giả sử với hoàn cảnh đó, Bạn sẽ phải kết hợp giữa tư tưởng kinh doanh của người Mỹ, cùng sự đoàn kết hợp tác kinh doanh của người Trung Quốc và cũng nên có thêm tinh thần “Võ sĩ đạo” của người Nhật. Vì: Khi lâm vào cảnh khốn cùng, chỉ có 1 đồng xu dính túi. Không còn cách nào khác là phải có “máu” kinh doanh, nó sẽ giúp bạn duy trì vốn và sinh lời. Tương ứng với đó bạn sẽ được tồn tại. Đó là cách suy nghĩ và kinh doanh của người Mỹ. Để tránh rủi ro, để hạn chế thấp nhất sự thua lỗ, bạn phải biết kết hợp những sức mạnh nhỏ để tập hợp thành một sức mạnh lớn. Lúc đó bạn sẽ khó bị những đối thủ khác cùng loại trên thị trường đánh bại. Giống như cách người Trung Quốc đã dùng. Để có sự đột phá (bởi bạn đang là 1 kẻ khốn cùng), bạn cần nghĩ mình không còn cách nào khác để tồn tại ngoài việc làm kinh doanh, quay vòng vốn càng nhiều lần càng tốt để sinh thật nhiều lợi nhuận. Giống như suy nghĩ của người Nhật “Nỗ lực thì sống – không nỗ lực thì chết”.

doc8 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 6809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý tình huống môn Quản Trị Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý tình huống – Trả lời câu hỏi thảo luận Môn Quản Trị Học Chương 2: Chức năng hoạch định Tình huống 1: “CHỈ KHI CÒN MỘT ĐỒNG XU DÍNH TÚI”. Qua tình huống trên, giả sử với hoàn cảnh đó, Bạn sẽ phải kết hợp giữa tư tưởng kinh doanh của người Mỹ, cùng sự đoàn kết hợp tác kinh doanh của người Trung Quốc và cũng nên có thêm tinh thần “Võ sĩ đạo” của người Nhật. Vì: Khi lâm vào cảnh khốn cùng, chỉ có 1 đồng xu dính túi. Không còn cách nào khác là phải có “máu” kinh doanh, nó sẽ giúp bạn duy trì vốn và sinh lời. Tương ứng với đó bạn sẽ được tồn tại. Đó là cách suy nghĩ và kinh doanh của người Mỹ. Để tránh rủi ro, để hạn chế thấp nhất sự thua lỗ, bạn phải biết kết hợp những sức mạnh nhỏ để tập hợp thành một sức mạnh lớn. Lúc đó bạn sẽ khó bị những đối thủ khác cùng loại trên thị trường đánh bại. Giống như cách người Trung Quốc đã dùng. Để có sự đột phá (bởi bạn đang là 1 kẻ khốn cùng), bạn cần nghĩ mình không còn cách nào khác để tồn tại ngoài việc làm kinh doanh, quay vòng vốn càng nhiều lần càng tốt để sinh thật nhiều lợi nhuận. Giống như suy nghĩ của người Nhật “Nỗ lực thì sống – không nỗ lực thì chết”. Các cách làm trong tình huống trên có nguyên nhân sau: Người Mỹ làm như vậy bởi họ đã quá hiểu đồng tiền có thể làm được gì nên khi thấy mình chỉ còn 1$, đã chạy ngay ra đầu phố để buôn bán. Với một nền văn hoá Kinh tế thị trường phát triển sớm và luôn dẫn đầu. Người Pháp: Với văn hoá luôn pha sự lãng mạn vào cuộc sống cũng như công việc kinh doanh. Người Trung Quốc: Với nền văn hoá truyền thống lâu đời, sự đoàn kết và biết tập trung sức mạnh từ sự đơn lẻ, yếu đuối. Người Nhật: Với tinh thần “Võ sĩ đạo” đặt mình vào hoàn cảnh cực đoan, sấu nhất để nỗ lực hết sức “một sống – hai chết”. Tình huống 2: Quán phở “thôi bán”. 1. Những yếu tố làm nên sự nối tiếng của quán phở “Thôi bán”. - Chất lượng sản phẩm tốt. (hậu cần hướng vào) - Sự nổi tiếng của sản phầm cùng xây dựng được một thương hiệu riêng. (sản xuất) - Giá cả nói lên được chất lượng sản phầm. (hậu cần hướng ra) - Việc cheo tấm biển hàng ngày là một cách giúp Marketing cho sản phẩm. (marketing và bán hàng). Ý nghĩa của tên quán phở “Thôi bán”: Mỗi ngày ông chỉ làm 300 bát để bán và tên quán phở được đặt nhằm báo cho khách hàng biết quán phở đã hết nên “Thôi bán”. Con số 301 là một con số không đẹp với ông chủ quán. Bởi bát phở thứ 301 là bát phở kém chất lượng. Ông chủ quán sẽ không bao giờ làm cho khách bát phở này. Việc hạn chế làm thêm và bán lớn hơn con số 300 vẫn đảm bảo được việc thực hiện nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh, bởi: Nếu làm thêm nhưng lực không cho phép làm cho có chất lượng, nên phải làm cho sản phẩm kém chất lượng đi mới đạt được số lượng lớn hơn và đảm bảo được lợi nhuận cao hơn. Nó sẽ làm cho lượng khách hàng giảm dẫn đến việc không giữ được giá và doanh thu như trước. Tình huống 3: Chuyện xảy ra với phòng thí nghiệm wang. 1. Câu chuyện của wang nói lên tầm quan trọng của việc phân tích môi trường bên ngoài của các công ty. Đó là phải quan tâm đến các yếu tố của môi trường vi mô bên ngoài như: Khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, hàng hoá dịch vụ thay thế. Wang chỉ quan tâm đến những yếu tố của môi trường vi mô bên trong tổ chức mình. Điều này đã góp phần lớn làm wang thu nhỏ mình và phá sản. 2. Vào đầu những năm 1990, khi wang đã lâm vào tình cảnh khó khăn. Được Apple tạo điều kiện chuyển hướng kinh doanh sang một tầm cao mới. Wang cần chớp lấy thời cơ này để chuyển sang sản xuất máy tính cá nhân (bởi thị trường máy tính cá nhân lúc này đang và sẽ rất sôi nổi). Wang cần phải bắt tay hợp tác với các công ty sản xuất phần mềm nhỏ nhưng hiệu quả như word star; word perfect. Nếu wang biết chớp lấy những cơ hội này thì wang sẽ tránh khỏi phá sản và có lẽ wang giờ đây vẫn tồn tại. Chương 6: Một số vấn đề trong Quản trị học hiện đại CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THẢO LUẬN 1. Thông tin trong quản trị kinh doanh là: Những dữ liệu, số liệu được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm khám phá bản chất sự vận động của sự vật, hiện tượng nào đó. Vai trò của thông tin trong quản trị là: Nó làm tiền đề, làm cơ sở và là công cụ của quản trị, quá trình quản trị đồng thời cũng là quá trình thông tin trong quản trị. Thông tin vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ tổ chức nào, vừa là nguồn dự trữ tiềm năng đối với tổ chức đó. Thông tin đã trở thành một trong những yếu tố có ý nghĩa to lớn đối với vận mệnh kinh tế, chính trị và xã hội của nhiều quốc gia. Yêu cầu của thông tin: Thông tin phải đầy đủ, chính sách, trung thực và khách quan; Thông tin phải rõ ràng, chi tiết và được sắp xếp một cách khoa học và hệ thống; Thông tin phải được cung cấp một cách kịp thời theo yêu cầu quản trị. Phân loại thông tin: + Thông tin bên trong, thông tin bên ngoài. + Thông tin chỉ đạo, thông tin thực hiện. + Thông tin hệ thống, thông tin không có hệ thống. + Thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế. + Thông tin theo chiều ngang, thông tin theo chiều dọc. + Thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Phương pháp thu thập thông tin: + Phương pháp nghiên cứu tại bàn. + Phương pháp nghiên cứu thông tin tại hiện trường. Thông qua quan sát, phỏng vấn, phát phiếu điều tra tại chỗ. Điều tra bưu điện, qua điện thoại, qua mạng internet… 2. Quyết định quản trị là: việc đưa ra chương trình và tổ chức hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ, chính xác và phù hợp với quy luật khách quan của đối tượng quản trị. Phân loại quyết định: gồm hai loại, quyết định trực giác và quyết định có lý giải. Yêu cầu của việc ra quyết định: * Những yêu cầu chung: + Có căn cứ khoa học: là phù hợp với quy luật khách quan, dựa trên cơ sở thông tin chính xác, đầu đủ. + Thống nhất tránh mâu thuẫn và loại bỏ lẫn nhau. + Ổn định tương đối: là tránh phiền hà cho cấp thực hiện. + Đúng thẩm quyền là các quyết định đưa ra trong phạm vi quyền hạn. + Định hướng rõ ràng là làm cho dễ hiểu tránh tình trạng hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. + Thời gian là đủ để tổ chức quyết định. + Đúng thời điểm. * Các phẩm chất cá nhân cần thiết cho phép ra quyết định: + Kinh nghiệm. + Khả năng xét đoán.. + Óc sáng tạo. + Khả năng định lượng. * Nguyên nhân dẫn đến quyết định kém hiệu quả: + Thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác. + Sự bảo thủ, quá tin vào kinh nghiệm quá khứ. + Quyết định mang tính thoả hiệp. + Quyết định dựa trên cảm xúc cá nhân thiếu cơ khở khoa học. + Sự thiếu thận trọng hay quá cầu toàn. + Tầm nhìn bị hạn hẹp. Quá trình ra quyết định: gồm 8 bước. + Sơ bộ đề ra quyết định. + Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả các phương án. + Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra. + Chính thức đề ra nhiệm vụ. + Dự kiến các phowng pháp có thể có. + Xây dựng mô hình. + So sánh các phương án quyết định. + Đề ra quyết định. Phương pháp ra quyết định: + Tự quyết định dựa trên những thông tin đáng tin cậy. + Thu thập thêm thông tin để ra quyết định. + Tham khảo ý kiến người khác sau đó đề ra quyết định. + Tham khảo ý kiến tập hợp ý kiến rồi đề ra quyết đinh. + Trao đổi ý kiến tập thể và đưa ra quyết định tập thể. 3. Hãng giày Bata. a) Thông tin của hai chuyên gia gửi về đều đúng nhưng thiếu. Bởi thị trường Châu Phi đầy tiềm năng. Nhưng phải nghiên cứu sâu hơn về tập quán, nhu cầu của thị trường. Từ đó nghiên cứu ra các vật liệu phù hợp và giá cả phải hợp lý với người dùng (vì Châu Phi vốn rất nghèo). b) Nếu là giám đốc của hãng Bata, nếu thực lực của công ty cho phép sâm nhập vào thị trường mới đầy tiềm năng và thách thức bởi họ nghèo và chưa từng đi giầy. Bạn cần đưa thêm các chuyên gia khác sang thị trường này để nghiên cứu thêm về tập quán và nhu cầu của họ. Từ đó ra quyết định sản xuất sản phẩm riêng cho họ với chất liệu, kiểu dáng và giá thành hợp với họ. Có thể tổ chức sản xuất ở tại thị trường này hoặc sản xuất rồi xuất khẩu sang thị trường này. 4. Tập đoàn TL và xí nghiệp ĐQ. a) BQT tập đoàn TL đã phạm sai lầm khi ra quyết định dựa trên cảm xúc cá nhân, thiếu cơ sở khoa học. và tầm nhìn hạn hẹp. b) Bạn là giám đốc xí nghiệp ĐQ thì bạn phải giải trình với BQT tập đoàn TL rằng sẽ làm theo quyết định của BQT là mỗi tháng sẽ làm ra 1000 sản phẩm. Nhưng nếu hệ thống thiết bị mà hỏng hóc thì sẽ không chịu trách nhiệm. 5. Giám đốc xung đột với phó giám đốc. Xung đột có thể đem lại lợi ích, có thể tạo ra xung đột lớn hơn. Trong trường hợp này, bạn nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác, rồi áp dụng các phương pháp khác theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Bạn cũng không nên quên xem lại thái độ và kỹ năng làm việc cũng như giao tiếp của mình. Đôi khi việc sảy ra xung đột là từ phía giám đốc, vì vậy bạn cũng cần tìm hiểu ra nguyên nhân vì sao có xung đột đó. 6. Ví dụ minh hoạ: Dự kỳ thi ĐH khi vừa học xong THPT, bạn biết là khả năng rất khó có nhưng bạn vẫn tham gia. Lý do là suy nghĩ viển vông và muốn thử sức cho bằng bạn bè. 7. Bạn nên nhận một kết cục xấu còn hơn duy trì thực trạng tồi tệ. Bạn biết là mình không thể ước mơ xa xôi là vào học ĐH và có tấm bằng Kỹ sư. Để rồi bạn phải đánh đổi thời gian vô nghĩa của mình để theo đuổi ước mơ mà không có cơ sở. Bạn nên từ bỏ ước mơ và sự cố gắng vô ích đó để tập chung xem lại khả năng của mình rồi chọn một ngành, nghề phù hợp khác theo đúng khả năng và ý thích của bạn. 8. Cái gì phi lý thì phải lấy cái phi lý để trị: Một nhân viện trong công ty bạn đột nhiên làm việc kém hiệu quả bởi muốn được tăng lương. Giám đốc tuyển thêm một người trẻ tuổi bổ xung thêm vào bộ phận đó để học hỏi dần cách làm việc (lương của nhân viên này không được cao so với mọi người). Người nhân viên kia đã xem lại mình và phải chịu nhượng bộ với Giám đốc mình. 11. Phân loại rủi ro: Tình huống 2’: “CÔNG TY MÁY TÍNH LIÊN KẾT”. 1) Nếu là Ông Ba, theo lời gọi ý của Lãnh đạo của mình, để tìm hiểu được những tập quán kinh doanh địa phương ở Hàn Quốc thì đầu tiên cần học hỏi được càng nhanh càng tốt những nét về nền văn hóa của họ, cụ thể là: Hướng tới hoàn thiện kỹ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của họ và thực sự học cách suy nghĩ và hành động như người bản xứ. Biểu hiện bằng: tôn trọng các nguyên tắc đạo lý, niềm tin và hy vọng của người dân bản xứ. Cần phải trả lời được các câu hỏi như: Trách nhiệm của họ được biểu hiện như thế nào (bởi họ sẽ là người lao động cho mình), Cơ cấu nhà nước của họ ra sao (bởi mình đang làm ăn trên đất của họ). Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu về thị trường kinh doanh ở đó, nơi này có tiềm năng gì, nhu cầu gì, thói quen tiêu dùng, thói quen phục vụ như thế nào Và quan trọng hơn là Đối thủ cạnh tranh của ta là ai, họ như thế nào, mình sẽ có phương án cụ thể cho những bước tiến tiếp theo. Để thực hiện những yếu tố trên, Bạn sẽ tìm cho mình một người dân bản xứ mà bạn tin cậy để giới thiệu cho bạn những thắc mắc đó (tốt nhất là nhân viên của bạn trong hiện tại hoặc tương lai). Bạn cũng nên bổ xung cho mình vốn ngôn ngữ của người dân bản xứ, bởi muốn hiểu về văn hóa của họ trước hết phải biết ngôn ngữ trước, tiếp theo là tìm hiểu về thị trường và người lao động. Đây là 2 điều kiện cần để bạn tìm hiểu tập quán kinh doanh địa phương họ. 2). Khi người lao động làm việc bê trễ, bạn phát hiện ra nhưng theo phong tục của họ, bạn không được đuổi việc của họ cho dù hậu quả họ gây ra là lớn. Bạn là người lãnh đạo, bạn đang kinh doanh trên đất nước họ, bạn cần tôn trọng phong tục đó, bạn sẽ đưa ra một hình phạt khác dựa trên tìm hiểu về phong tục của họ trước (tránh trùng lặp tới những điều cấm trong phong tục của họ). Như: Trừ lương 30% với vi phạm lần 1 hoặc 50% với vi phạm lần 2. Đối với vi phạm nghiêm trọng có thể trừ toàn bộ lương và cho nghỉ phép tạm thời (có thể là 1 tháng)... 3). Nếu bạn tìm hiểu được việc sử dụng tiền khi làm việc với các viên chức nhà nước là bình thường (theo tập quán kinh doanh của người dân bản xứ) thì bạn cũng nên làm theo. Bởi nếu bạn không làm theo thì bạn sẽ là người bị thiệt, họ có thể sẽ gây trở ngại cho công việc của bạn bởi bạn không làm theo cách họ muốn. Công việc của bạn sẽ gặp rắc rối lớn.
Tài liệu liên quan