Xu thế điện hạt nhân: Thế giới vẫn phân cực

Điện hạt nhân đã có lịch sử50 năm, đóng góp to lớn cho sựphát triển kinh tế- xã hội của nhiều quốc gia và góp phần bảo vệmôi trường. Tuy nhiên, quan điểm của con người hiện vẫn chia thành hai cực : ủng hộvà chống đối. Bức tranh điện hạt nhân toàn cầu Theo thống kê của Cơquan Năng lượng Nguyên tửQuốc tế(IAEA), vào cuối năm 2002, toàn thếgiới có 441 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động. Những nhà máy này cung cấp 16% tổng sản lượng điện toàn cầu năm 2002, hay 2.574 tỷKWh. Trong năm 2002, cũng đã có thêm sáu nhà máy Điện Hạt Nhân được đưa vào hoạt động thương mại, trong đó có bốn ởTrung Quốc, một ởCH Séc và một ởHàn Quốc. Bảy nhà máy Điện Hạt Nhân khác đã được khởi công xây dựng trong năm 2002, trong đó có sáu ở Ấn Độ, một ởCHDCND Triều Tiên, đưa tổng số nhà máy đang được xây dựng trên toàn thếgiới là 32.

pdf7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu thế điện hạt nhân: Thế giới vẫn phân cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xu thế Điện Hạt Nhân : Thế giới vẫn phân cực Điện hạt nhân đã có lịch sử 50 năm, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quan điểm của con người hiện vẫn chia thành hai cực : ủng hộ và chống đối. Bức tranh điện hạt nhân toàn cầu Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), vào cuối năm 2002, toàn thế giới có 441 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động. Những nhà máy này cung cấp 16% tổng sản lượng điện toàn cầu năm 2002, hay 2.574 tỷ KWh. Trong năm 2002, cũng đã có thêm sáu nhà máy Điện Hạt Nhân được đưa vào hoạt động thương mại, trong đó có bốn ở Trung Quốc, một ở CH Séc và một ở Hàn Quốc. Bảy nhà máy Điện Hạt Nhân khác đã được khởi công xây dựng trong năm 2002, trong đó có sáu ở Ấn Độ, một ở CHDCND Triều Tiên, đưa tổng số nhà máy đang được xây dựng trên toàn thế giới là 32. Trong năm 2002, cũng đã có bốn nhà máy Điện Hạt Nhân ngừng hoạt động, với hai ở Bulgaria và hai ở Anh. Việc mở rộng hiện tại cũng như triển vọng tăng trưởng Điện Hạt Nhân trung và dài hạn tập trung ở châu Á. Trong tổng số 32 lò phản ứng hiện đang được xây dựng trên toàn thế giới, 19 nằm tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên. Ở châu Á, năng lực và công suất Điện Hạt Nhân là lớn nhất ở Nhật (54 nhà máy) và Hàn Quốc (18 nhà máy). Cả hai nước này đều thiếu tài nguyên năng lượng và sự lo ngại về an ninh năng lượng cũng như việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng đã làm cho việc xây dựng các nhà máy Điện Hạt Nhân mới càng trở nên cạnh tranh hơn về kinh tế. Tại Tây Âu, có 146 lò phản ứng. Civaux-2 của Pháp là lò mới nhất gia nhập vào mạng lưới Điện Hạt Nhân từ năm 1999. Cùng với sự nâng cấp và mở rộng, tổng công suất chắc chắn sẽ vẫn ở gần mức hiện nay mặc dù Bỉ, Đức và Thuỵ Điển đã quyết định loại bỏ Điện Hạt Nhân. Khả năng lớn nhất đối với công suất mới nằm tại Phần Lan. Vào tháng 5/2002, Quốc hội Phần Lan phê chuẩn ''quyết định trên nguyên tắc'' của chính phủ về xây dựng nhà máy ĐHN thứ năm. Tháng 9/2002, Công ty TVO mời thầu. Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô (cũ ), mới độc lập, có 68 nhà máy Điện Hạt Nhân đang hoạt động và thêm mười nhà máy đang được xây dựng. Tại Nga, có 30 nhà máy Điện Hạt Nhân và ba nhà máy khác đang được xây dựng . Không có nhà máy Điện Hạt Nhân mới nào được triển khai tại Mỹ kể từ năm 1978 mặc dù nhiều nhà máy, đã ngừng hoạt động, được tái khởi động kể từ năm 1998. Trọng tâm của năm 2002, 2003 là gia hạn giấy phép và cải tạo. Chính sách năng lượng mới của Mỹ, được tuyên bố vào tháng 5/2001, ủng hộ mở rộng năng lượng hạt nhân. Tháng 2/2002, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ tuyên bố Chương trình Điện Hạt Nhân 2010, với mục tiêu sẽ có một nhà máy Điện Hạt Nhân mới đi vào hoạt động ở nước này trước cuối năm 2010. Chiến lược này còn bao gồm cả sự chấp thuận của Tổng thống Mỹ George W. Bush, tiếp tục phát triển địa điểm đổ chất thải hạt nhân ở dãy núi Yucca, bang Nevada. Quốc hội Mỹ cũng đã phê chuẩn việc này. Ở Canada, việc mở rộng sản xuất Điện Hạt Nhân ngắn hạn có thể diễn ra dưới hình thức tái khởi động một vài hoặc tất cả tám nhà máy (trong tổng số 22 nhà máy) hiện đã bị đóng cửa. Tại châu Phi, có hai nhà máy Điện Hạt Nhân đang hoạt động và cùng nằm ở Nam Phi. Tại Mỹ La tinh, có sáu nhà máy, chia đều cho ba nước Argentina, Brazil và Mexico. Chống đối và ủng hộ Lithuania hiện là nước có tỷ trọng Điện Hạt Nhân cao nhất thế giới (80,1%), tiếp đến là Pháp (78%), Slovakia (65,4%) và Bỉ (57,3%). Điện Hạt Nhân cung cấp nguồn năng lượng rẻ tiền, thay thế điện năng được sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch. Nó có thể cung cấp điện năng với giá thấp hơn 50-80% so với các nguồn năng lượng truyền thống, giải quyết tình trạng thiếu điện cũng như thoả mãn nhu cầu gia tăng trong tương lai. Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân thực sự không phát thải khí nhà kính, góp phần kiềm chế nạn ấm hoá toàn cầu và thay đổi khí hậu. Tuy các nhóm chống Điện Hạt Nhân cho rằng không có mức phóng xạ an toàn song theo TS vật lý Travis Norsen của Mỹ, các nguồn phóng xạ lớn đều là tự nhiên và có mặt ở khắp mọi nơi: Con người liên tục phơi nhiễm với phóng xạ từ các tia vũ trụ ở tầng trên của khí quyển và các nguyên tố phóng xạ tự nhiên trong lòng đất. So với những nguồn này, phóng xạ từ nhà máy ĐHN không đáng kể. Mức bức xạ trung bình hàng năm mà người Mỹ phơi nhiễm là 360 millirem, trong đó 300 millirem có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên chẳng hạn như radon. Trái lại, con người chỉ nhận được 0,01 millirem phóng xạ mỗi năm do sống cách nhà máy Điện Hạt Nhân 15m. Ngay cả một chiếc máy bay cũng làm cho con người tiếp xúc 3 millirem mỗi năm trong khi mức phơi nhiễm từ X-quang trong y học là 20 millirem mỗi năm. Các nhóm chống đối cũng cho rằng các nhà máy Điện Hạt Nhân tạo ra chất thải phóng xạ gây chết người, vì vậy họ kịch liệt phản đối việc vận chuyển chúng, đặc biệt là nhóm Hoà Bình Xanh. Trong khi đó, những người ủng hộ, đặc biệt là các nhà khoa học, cho rằng chất thải phóng xạ không phải là một điểm yếu mà là một đặc thù của năng lượng hạt nhân. So với lượng thải khổng lồ của nhiên liệu hoá thạch vào khí quyển, lượng chất thải hạt nhân là nhỏ, không đáng kể và có thể cất giữ mà không gây nguy hại cho con người và môi trường. Phần lớn nhiên liệu đã qua sử dụng được giữ lại nhà máy. Chất thải ở mức cao được xếp trong thùng thép dày chống ăn mòn và đặt sâu trong lòng đất - nơi có kiến tạo ổn định, và được theo dõi cẩn thận. Các nhà khoa học khẳng định rằng các khu chôn cất đó an toàn trong hàng thiên niên kỷ, cho tới khi có... công nghệ xử lý được mọi người chấp nhận. Trong suốt bốn thập kỷ qua, ngành công nghiệp hạt nhân thế giới đã thực hiện trên 20.000 chuyến hàng với hơn 50.000 tấn vật liệu hạt nhân (chất thải, nhiên liệu qua sử dụng và nhiên liệu mới) song chưa hề gây rò thoát phóng xạ, thậm chí cả khi có tai nạn. Những quy định quốc gia và quốc tế khắt khe đòi hỏi việc vận chuyển phải sử dụng những thùng chứa đặc biệt có lớp vỏ thép dày, chịu được va chạm mạnh và chống được đập phá. Do có năng lượng khổng lồ trong khối lượng nhiên liệu uranium nhỏ nên nhiên liệu hạt nhân cần vận chuyển rất ít. Trái lại, những chuyến hàng nhiên liệu hoá thạch là một gánh nặng của vận tải quốc tế với mối đe doạ môi trường, nhất là hiểm hoạ tràn dầu. Mặc dầu vậy, những lo ngại trên của các nhà chống đối năng lượng hạt nhân vẫn tiếp tục hình thành nên các chính sách của một số chính phủ. Chẳng hạn, vào tháng 2/2002, Quốc hội Đức đã thông qua đề nghị sửa đổi Luật Năng lượng Hạt nhân, bao gồm cả loại bỏ các nhà máy ĐHN. Luật này cấm xây dựng cũng như vận hành các nhà máy Điện Hạt Nhân mới, hạn chế thời gian hoạt động của các nhà máy ĐHN xuống còn 32 năm. Tháng 1/2003, Quốc hội Bỉ cũng thông qua dự luật hạn chế thời gian hoạt động của nhà máy ĐHN xuống còn 40 năm. Trong cuộc trưng cầu dân ý về những sáng kiến chống hạt nhân năm 2003, người Thuỵ Sĩ đã ủng hộ phương án giữ các nhà máy ĐHN. 80% người Thuỵ Điển muốn duy trì hoặc mở rộng ĐHN. Gần 3/4 dân chúng Nhật Bản ý thức được giá trị năng lượng hạt nhân. EU mới và sự... lộn xộn về chính sách hạt nhân Cách đây hai ngày, thêm mười nước đă gia nhập EU với hy vọng sự hợp nhất về kinh tế, chính trị và xă hội với các quốc gia láng giềng sẽ mang lại thịnh vượng và ổn định. Tuy nhiên, điều khiến cho không ít người châu Âu an tâm là các nước này cũng sẽ gia nhập vào Câu lạc bộ Hạt nhân lớn nhất thế giới. Cam kết và Hiệp ước Euratom EU bị ràng buộc bởi một cam kết phát triển ''ngành hạt nhân hùng mạnh'' có khả năng cung cấp điện năng cần thiết để nâng cao mức sống của người dân. Cam kết này dựa trên Hiệp ước Euratom được kư cách đây 47 năm mà nhiều người nói rằng đă lỗi thời, mẫu thuẫn và nên loại bỏ. Tuy nhiên, Hiệp ước này, nhằm thiết lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu, chắc chắn sẽ không biến mất trong ngày một ngày hai. Trên thực tế, nó là hiệp ước sẽ được giữ lại theo Hiến pháp châu Âu. Euratom được soạn thảo trong những năm 1950 và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực điện hạt nhân vào thời điểm đó. Những vấn đề này bao gồm bảo vệ công nhân và công chúng khỏi phóng xạ, cung cấp vật liệu để phát triển ngành điện hạt nhân, bảo vệ vật liệu hạt nhân để ngăn không cho nó được sử dụng cho các mục đích quân sự trái phép và các khía cạnh chung - như nghiên cứu và phổ biến thông tin. Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều tiết siêu quốc gia trong ba lĩnh vực trên. Tuy nhiên, Euratom không đề cập tới an toàn khi vận hành các nhà máy điện hạt nhân cũng như việc lưu trữ chất thải phóng xạ, hoặc các cơ sở xử lư chất thải. Do vậy, các khía cạnh này thuộc trách nhiệm của... các nước thành viên. Các phản ứng cũ, cách giải quyết mới ? Quyết định của châu Âu giữ nguyên hiện trạng năng lượng hạt nhân đă làm cho chính sách năng lượng hạt nhân của nó vốn đă lộn xộn nay càng trở nên lộn xộn hơn. Năm nước thành viên mới, không có các nhà máy điện hạt nhân (Ba Lan, Estonia, Latvia, Malta và Síp) sẽ bị ràng buộc về mặt luật pháp để tăng cường phát triển ngành này trong khi một số thành viên mới khác lại đối mặt với vấn đề trái ngược. Slovenia, Slovakia, Hungary, Lithuania và Cộng hoà Séc phụ thuộc vào điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước. Tuy nhiên, các nước EU đă gây áp lực lớn đ̣i hai trong số năm nước trên đóng cửa các l ̣ phản ứng cũ "kiểu Xô-viết" để đảm bảo rằng chúng không gây ra một vụ tai nạn bi thảm như Chernobyl. Euratom ra đời vào năm 1957 khi nhiều người c̣n nghi ngờ địa vị của điện hạt nhân với tư cách là công nghệ tương lai. Trong nhiều năm, Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu đă tài trợ trên 55 tỷ euro cho lĩnh vực nghiên cứu điện hạt nhân cũng như cho vay hàng trăm triệu euro nhằm giúp các nước thành viên xây dựng và cải tiến nhà máy điện hạt nhân của họ. Kết quả là EU dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân. EU mở rộng hiện có 156 l ̣ phản ứng, sản xuất 32% tổng sản lượng điện của khối. Tỷ lệ này cao hơn Bắc Mỹ, Nhật Bản hoặc Nga. Tuy nhiên, phần lớn các l ̣ò phản ứng đang được vận hành ở châu Âu đều đă cũ do chúng đă sản xuất điện trong khoảng 22 năm qua. Đặc biệt, kể từ khi tai nạn Chernobyl ở Ukraina xảy ra cách đây 18 năm, nhiều nước đă không cò ̣n hứng thú đối với công nghệ này. Chỉ có Pháp và Phần Lan đang dự tính xây dựng các l ̣ò hạt nhân mới trong khi Đức, Thuỵ Điển, Bỉ và Tây Ban Nha dự định loại bỏ điện hạt nhân. Italia đă làm điều đó. Benjamin Görlach thuộc Viện Chính sách Môi trường châu Âu và quốc tế ở Berlin nhận xét: ''T́inh trạng trên đă làm cho Euratom trở thành một loại... hoá thạch chính trị, mất đi hầu hết lư do tồn tại của nó''! Thay thế Euratom ? Nhà phân tích năng lượng châu Âu Antony Froggatt ở London đă so sánh vai tr ̣ của Euratom với vai tr ̣ của Liên Xô (cũ ). Nước Áo, quốc gia chống hạt nhân mạnh nhất ở châu Âu, đang vận động thay thế Euratom bằng một hiệp ước ''trung lập về công nghệ'' mà, theo đó, các nước châu Âu không ưu đăi đặc biệt một phương pháp cung cấp năng lượng nào. Kế hoạch của Áo đă nhận được sự ủng hộ của Ai-len, Luxembourg, Đan Mạch, Đức, Thuỵ Điển, Estonia, Nghị viện châu Âu và khoảng 100 nhóm môi trường. Tuy nhiên, quyết định từ bỏ Euratom sẽ không dễ dàng. Ngành điện hạt nhân châu Âu ủng hộ Hiệp ước Euratom. Trong khi đó, các quốc gia hạt nhân như Anh thừa nhận sẽ có lợi nếu cải tổ song lại có sự bất đồng lớn về việc cải tổ như thế nào. Ngoài việc thúc đẩy năng lượng hạt nhân, Euratom đặt ra các tiêu chuẩn an toàn nhằm bảo vệ sức khoẻ của công nhân và công chúng. Đây chính là mâu thuẫn quyền lợi đă đeo bám nỗ lực đóng cửa các l ̣ phản ứng cổ "kiểu Xô-viết" của EU. Để giảm nguy cơ tai nạn, EU khuyến khích Lithuania đóng cửa l ̣ phản ứng Ignalina 1 và 2; Slovakia đóng cửa hai l ̣ phản ứng Bohunice 1 và 2. Tuy nhiên, mặc dù EU đă đầu tư 355 triệu USD và hứa hẹn thêm 375 triệu nữa song bốn l ̣ trên vẫn đang hoạt động. Ignalina 1 sẽ đóng cửa vào năm 2005. Tuy nhiên, vào tuần trước, Lithuania khăng khăng rằng sẽ không thể đóng cửa l ̣ phản ứng này v ́ì những lý do an toàn. Ignalina 2 sẽ bị đóng cửa vào năm 2009 trong khi Bohunice 1 và 2 sẽ bị đóng của vào năm 2006 và 2008. Tuy nhiên, thời hạn trên có thể bị tŕì hoăn. Minh Sơn
Tài liệu liên quan