Xu thế và giải pháp giảng dạy tiếng Anh trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Tóm tắt Những năm gần đây, tiếng Anh ngày càng đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giúp cho quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng nhanh hơn. Vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh, sinh viên (HS, SV) và người dân trở nên vô cùng cấp thiết. Bởi vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất quan tâm đẩy mạnh việc dạy tiếng Anh trong trường học để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, qua đánh giá việc dạy, học tiếng Anh ở nước ta trước đây và hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Trước yêu cầu mới, khi nhân loại bước vào thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là cuộc cách mạng 4.0), đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng dạy và học tiếng Anh ở nước ta trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp, gợi mở xu thế mới trong dạy và học tiếng Anh nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu thế và giải pháp giảng dạy tiếng Anh trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH VĔN HÓA - NGHỆ THUẬT - THỂ DỤC THỂ THAO 79Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 Xu thế và giải pháp giảng dạy tiếng Anh trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam Trends and solutions to English teaching in the era of Industry 4.0 Revolution in Vietnam Đặng Thị Minh Phương Email: phuongdhsd@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 18/01/2019 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 02/11/2019 Ngày chấp nhận đĕng: 31/12/2019 Tóm tắt Những nĕm gần đây, tiếng Anh ngày càng đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giúp cho quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng nhanh hơn. Vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh, sinh viên (HS, SV) và người dân trở nên vô cùng cấp thiết. Bởi vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất quan tâm đẩy mạnh việc dạy tiếng Anh trong trường học để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, qua đánh giá việc dạy, học tiếng Anh ở nước ta trước đây và hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Trước yêu cầu mới, khi nhân loại bước vào thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là cuộc cách mạng 4.0), đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng dạy và học tiếng Anh ở nước ta trong những nĕm qua. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp, gợi mở xu thế mới trong dạy và học tiếng Anh nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Từ khóa: Thực trạng dạy và học tiếng Anh; Cách mạng công nghiệp 4.0; giải pháp; xu thế trong việc dạy và học tiếng Anh. Abstract In recent years, English has increasingly played an important role in Vietnam’s development process and been the bridge that boosts up the country’s integration into the world. Therefore, teaching and learning English have become increasingly important and extremely urgent demands in Vietnam. In order to do that, the Party, State, and the Government have been focusing on promoting English teaching in schools to meet the requirements in the integration period. However, the evaluations of English teaching and learning outcomes over the past years in our country have shown many limitations and inefficiencies. Facing with new challenges and demands in the time when humans are progressing the Industry 4.0 Revolution, it is important to re-evaluate the process of English teaching and learning in our country over the years to find out problems and new trends and then propose solutions to achieve higher efficiency in English teaching and learning English in the new era. Keywords: Situation of teaching and learning English; Revolution 4.0; solutions; trends in teaching and learning English. Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Vĕn Độ 2. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên 1. TIẾNG ANH - CHÌA KHÓA HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0) là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Khi áp dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 vào việc dạy và học tiếng Anh sẽ tạo ra sự thay đổi cĕn bản, khác biệt so với phương pháp dạy truyền thống, giúp cho giảng viên (GV) và HS, SV chủ động hơn trong việc tiếp cận với các nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả công nghệ thông minh để áp dụng trong việc dạy và học tiếng Anh. Việc nghiên cứu đánh giá và đưa ra các xu thế và giải pháp trong việc dạy, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 80 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 học tiếng Anh thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm đạt hiệu quả cao hơn là một đòi hỏi cấp thiết và tất yếu. Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới với 53 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, với hơn 400 triệu người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ và hơn 1 tỷ người dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh còn được dùng như một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations), Nhóm G8... Trong giao dịch quốc tế, tiếng Anh cũng được sử dụng nhiều hơn bất kỳ thứ tiếng nào khác. Nhiều quốc gia coi tiếng Anh là “chìa khóa” mở ra sự hội nhập và phát triển đất nước, đơn cử như Singapore... Đất nước Singapore, dưới thời của Thủ tướng Lý Quang Diệu (giai đoạn từ 1965- 1990) đã nhanh chóng phát triển thần kỳ và trở thành một trong bốn con rồng châu Á. Thành tựu đó được xuất phát từ việc định hướng của ông lấy tiếng Anh làm nền tảng để phát triển đất nước. Trong bộ “Hồi ký Lý Quang Diệu”, ông viết: “Chúng tôi nhận ra rằng tiếng Anh phải là ngôn ngữ ở nơi làm việc và là ngôn ngữ chung. Là một cộng đồng giao thương quốc tế, chúng tôi sẽ không kiếm sống được nếu chúng tôi dùng tiếng Malay, tiếng Hoa hay tiếng Tamil.”[1]. Ông Lý Quang Diệu cũng cho rằng: “Tiếng Anh đóng vai trò như một ngôn ngữ làm việc, giúp ngĕn chặn những xung đột nảy sinh giữa các sắc tộc với nhau và đã đem lại cho chúng tôi ưu thế cạnh tranh, vì đó là ngôn ngữ giao dịch, đàm phán và là ngôn ngữ của khoa học, kỹ thuật quốc tế.” [1]. Từ tầm nhìn về việc chọn ngôn ngữ tiếng Anh để phát triển đất nước đã giúp cho Singapore nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo nền tảng đưa nền kinh tế ở đảo quốc này có sự phát triển thần kỳ: “Không có nó, chúng tôi sẽ không có nhiều công ty đa quốc gia trên thế giới cũng như hơn 200 ngân hàng hàng đầu thế giới ở Singapore. Và người dân chúng tôi sẽ không được tiếp cận với máy tính và Internet quá dễ dàng như vậy” [1]. Sự phát triển của Singapore là bài học cho nhiều quốc gia học tập, trong đó có Việt Nam. Đầu những nĕm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam tuy không tuyên bố chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nhưng trên thực tế cũng đã đưa môn học tiếng Anh vào dạy trong khối trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng. Sau này, môn học tiếng Anh tiếp tục được đưa vào dạy ở cấp tiểu học. Cùng với sự phát triển của đất nước, tiếng Anh ngày càng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân quan tâm hơn. Cụ thể nĕm 2008, Chính phủ triển khai một đề án mang tính chiến lược quốc gia về dạy và học ngoại ngữ, đó là đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Ngày 22/12/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2080/QĐ-TTg “Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025” {2}. Đề án định hướng “Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ với hệ thống học liệu điện tử phù hợp mọi đối tượng để người học có thể học ngoại ngữ, tiếp cận tiếng bản ngữ mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, đặc biệt trong phát triển kỹ nĕng nghe và kỹ nĕng nói. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để GV, HS, SV cùng học ngoại ngữ. Bảo đảm nĕng lực ngoại ngữ và nĕng lực sư phạm của đội ngũ GV ngoại ngữ, GV dạy các môn khoa học, môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo.” [2]. Đề án đặt mục tiêu “Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao nĕng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tĕng cường nĕng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào nĕm 2025.” [2]. Qua những chỉ đạo, quyết sách về vấn đề này để thấy rằng Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhận thấy tiếng Anh là chìa khóa để Việt Nam hội nhập với thế giới, tiền đề để phát triển đất nước và đang làm quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo thực hiện để phổ cập, nâng cao trình độ tiếng Anh cho người dân. 2. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH HIỆN NAY Hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường thuộc các cấp học đã được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, qua đánh giá việc dạy và học tiếng anh đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế khiến cho kết quả đạt chất lượng thấp. Trình độ tiếng Anh của HS, SV chưa đáp ứng được yêu cầu đang chiếm tỉ lệ rất cao. HS, SV hổng nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và tình trạng “học trước quên sau” rất phổ biến. LIÊN NGÀNH VĔN HÓA - NGHỆ THUẬT - THỂ DỤC THỂ THAO 81Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 Ngay đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã được triển khai trong nhiều nĕm qua, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia đánh giá kém hiệu quả và không đạt mục tiêu đề ra. Nhiều đánh giá cho rằng đề án ngoại ngữ quốc gia bao nĕm nay vẫn chỉ tập trung đào tạo tiếng Anh “chết”, chỉ thi viết về từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu, người học yếu về kỹ nĕng thực hành. Điều này, cũng được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (trong phiên trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 16/11/2016) thẳng thắn thừa nhận: “Đề án dạy học ngoại ngữ không đạt mục tiêu” [3]. Tìm hiểu về thực trạng học tiếng Anh của SV, thấy rằng còn một số lượng lớn SV thiếu kiến thức tiếng Anh cơ bản lẫn chuyên ngành. Tình trạng này đã và đang diễn ra ở hầu hết các khối ngành từ kỹ thuật đến xã hội, nhân vĕn và những ngành nhiều hay ít khi tiếp xúc với tiếng Anh. Theo báo cáo tại hội thảo tiếng Anh tĕng cường (TATC) theo lộ trình đề án 2020, tổ chức ngày 23/12/2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh nĕm học 2014-2015 với 2.113 SV cho thấy chỉ 80 SV đạt trình độ B1 (tương đương bậc 3 trong khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam), 342 đạt trình độ bậc 2,457 đạt trình độ bậc 1. Còn lại, có tới 1.246 sinh viên dưới bậc 1 (chiếm 58,97%)”. Thực trạng này cũng đang diễn ra ở nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay [4]. Còn theo số liệu khảo sát tại 18 trường đại học ở Việt Nam của Vụ Giáo dục Đại học cho thấy SV nĕm nhất chỉ đạt ở mức 220÷245/990 điểm TOEIC (tiêu chuẩn của Cục Khảo thí Hoa Kỳ). Với mức điểm này, các nhà nghiên cứu cho rằng: Sinh viên phải cần tới 360 giờ đào tạo để đạt được mức đạt yêu cầu từ 450÷500 điểm TOEIC. Đây cũng là mức điểm đủ tiêu chuẩn mà các nhà tuyển dụng lao động coi là mức tối thiểu để họ chấp nhận tuyển dụng. Nguyên nhân chất lượng dạy và học tiếng Anh thấp: Một là: Thiếu GV dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, nhiều giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn, nhất là GV ở cấp học phổ thông. Hai là: Thời lượng và chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, sách giáo khoa, giáo trình thiết kế bài giảng chưa hợp lý, cách truyền đạt, phương pháp dạy cấp phổ thông, thậm chí giáo trình ở bậc cao đẳng, đại học cũng chỉ nghiêng về sách giáo khoa phần tập đọc, viết từ vựng, ngữ pháp, HS, SV ít được luyện nghe, nói nên phần đông không giao tiếp bằng tiếng Anh được. Ba là: Ở các trường không chuyên ngành đào tạo về ngoại ngữ, điểm thi đầu vào của SV không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn về khả nĕng tiếng Anh. Bốn là: Nhiều HS khi còn học tại các trường trung học phổ thông không chú trọng học tiếng Anh dẫn đến kết quả là vốn tiếng Anh rất thấp, do đó, trong quá trình học SV gặp trở ngại lớn với môn học này. Nĕm là: Một số SV chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tiếng Anh. Điều này dẫn đến một thực tế là SV chưa chú tâm học tập hoặc học đối phó, không xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp cũng như sự cần thiết của việc học và vận dụng nó. Vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh trong HS, SV cần phải thay đổi để có những phương pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng ngoại ngữ này là điều rất cần thiết. 3. MỘT SỐ XU THẾ DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH MỚI Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ngày càng sâu rộng và có sự ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung, trong đó dạy và học tiếng Anh nói riêng. Hiện nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực giáo dục (gọi chung là hệ thống giáo dục ngoài nhà nước) đã chủ động đón đầu xu thế, dành nhiều kinh phí để đầu tư các ứng dụng công nghệ cao tiên tiến, hiện đại nhất để việc dạy và học tiếng Anh đạt hiệu quả cao. Đơn cử như Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup có 2 công ty thành viên là Apax Leaders và Apax English phát triển chuỗi trung tâm dạy tiếng Anh. Để bắt kịp với xu thế mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tập đoàn Egroud đã lựa chọn con đường phát triển giáo dục dựa trên nền tảng công nghệ. Tìm hiểu chuỗi trung tâm Apax Leaders, chúng tôi thấy công ty này đang thực hiện một cuộc cách mạng, đặt trọng tâm vào việc nâng tầm sứ mệnh và nhiệm vụ của việc đào tạo ngoại ngữ. Khác với nhiều trung tâm tiếng Anh hiện nay, Apax Leaders không chỉ dừng lại ở việc giúp học viên sử dụng được môn ngoại ngữ này mà Apax còn chú trọng dạy tiếng Anh cho học viên với tâm thế người dẫn đầu và đào tạo để mỗi học sinh có thể trở thành công dân toàn cầu theo phương châm “English for future leaders”. Điểm nổi bật của việc dạy tiếng Anh ở Apax Leaders đó là việc áp dụng phương pháp 3T (viết tắt của Textbook - Teacher - Technology). Cụ thể, Textbook (giáo trình) của Apax Leaders được thiết kế bởi các chuyên gia Mỹ hàng đầu, được điều chỉnh để phù hợp với các học viên châu Á. Do đó, giáo trình Apax không chỉ đảm bảo các vấn NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 82 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 đề về chuyên môn ngôn ngữ mà còn chứa đựng nhiều kiến thức về vĕn hóa bản địa. Chữ T thứ hai - Teachers, đội ngũ giáo viên của Apax Leaders được lựa chọn dựa trên nhiều tiêu chí khắt khe. Chữ T cuối cùng - Technology, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng. Tại Apax Leaders, các giáo trình đều được ứng dụng công nghệ dạy học trên nền tivi cảm ứng, giúp duy trì chất lượng và tạo trải nghiệm gây hứng thú giúp các học viên học tốt hơn. Học sinh của Apax Leaders được học với hệ thống công nghệ hiện đại bao gồm bảng tương tác tại các lớp học, hệ thống học trực tuyến E-learning cho phép hỗ trợ học viên và phụ huynh cùng tự học linh hoạt và dễ dàng; trường quay thu nhỏ Apax Studio (ứng dụng công nghệ Chroma Key đầu tiên) để học viên tự tin thực hiện dự án tư duy sáng tạo (CTP). Bên cạnh đó, Apax Leaders còn áp dụng phương pháp đào tạo STEAM trong việc dạy tiếng Anh. Đây là một xu hướng trong giáo dục ở Việt Nam vì tính khác biệt hiệu quả của nó. Tại lớp học STEAM của Apax Leaders, học sinh học khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Hoạt động trải nghiệm tại không gian STEAM, giúp học viên phát triển kỹ nĕng và kiến thức tiếng Anh toàn diện. Thông qua quá trình học các kiến thức khác, tiếng Anh của học viên được tiếp nhận tự nhiên hơn và hình thành nền tảng ngôn ngữ vững chắc như một công cụ chính thức để tư duy và làm việc cho các em sau này. Thông qua các phương pháp này, học sinh của Apax Leaders không chỉ giỏi tiếng Anh toàn diện với bốn kỹ nĕng nghe - nói - đọc - viết mà còn phát huy tối đa nĕng lực sáng tạo, thực hành để nuôi dưỡng đam mê và định hướng tương lai. Vì vậy, không có gì lạ khi Công ty Apax Leaders đã nhanh chóng phát triển chuỗi trung tâm Apax Leaders và thu hút rất đông người học. Theo số liệu, hiện nay Apax Leaders đã phát triển được hơn 60 trung tâm ở nhiều tỉnh, thành trong nước, với hơn 60.000 học viên [5]. Kết quả này cho thấy xu hướng dạy và học tiếng Anh áp dụng công nghệ đang đem lại hiệu quả tích cực. Tìm hiểu thêm các tổ chức, doanh nghiệp dạy tiếng Anh khác ở nước ta, cho thấy nhiều tổ chức đã nghiên cứu đưa ra các phương pháp giáo dục hiện đại tiên tiến kết hợp với ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh đạt được những kết quả tốt nhất. Như hệ thống Anh vĕn Hội Việt - Mỹ VUS đã nghiên cứu, áp dụng một số phương pháp giáo dục nổi trội hiện nay vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục của mình tại Việt Nam. Đó là: + Học tập kết hợp Phương pháp kết hợp cách học truyền thống tại lớp và các bài học trực tuyến giúp học viên tĕng cơ hội tiếp xúc Anh ngữ và tận dụng thời gian tự học tiếng Anh. Hiện chương trình Anh ngữ Thiếu nhi SuperKids của VUS đang sử dụng giáo trình Everybody Up (Second Edition) của NXB Đại học Oxford để giảng dạy. + Học tập qua các dự án và vận động kết hợp Cách học hiệu quả nhất là kết hợp vận động tư duy và thể chất, hợp tác, thảo luận và khám phá. Xu hướng học tập qua các dự án và vận động kết hợp giúp học viên phát triển các kĩ nĕng xã hội như làm việc nhóm, thảo luận, tư duy phản biện, thuyết trình... Với chương trình Anh ngữ Thiếu niên Young Leaders, bên cạnh các nội dung học mang tính tương tác cao, học viên được thỏa sức sáng tạo cũng như dần hoàn thiện các kỹ nĕng mềm qua các dự án học tập tại lớp. Qua đó, các em có ý thức chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, học cách làm việc cùng tập thể, đúc kết trải nghiệm và từ đó áp dụng hiệu quả cho bản thân. + Học từ thế giới thực Một trong những yêu cầu của việc học tiếng Anh là sau khi học, học sinh có thể sử dụng các kiến thức và kỹ nĕng thực tế vào đời sống, học tập và công việc. Hiện VUS là hệ thống Anh ngữ đầu tiên đưa Perspectives (NXB National Geographic xuất bản) vào sử dụng trong nội dung giảng dạy của chương trình Anh ngữ Thiếu niên Young Leaders. Với đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp cùng nội dung học tập mang tính truyền cảm hứng cao, các bạn học viên tuổi teen dần hình thành sự tự tin, có những cái nhìn đa chiều về thế giới và xây dựng cho bản thân tư duy có tính chiến lược. Tất cả sẵn sàng cho các em một nền tảng vững chắc sẵn sàng bước ra thế giới. + Cá nhân hóa chương trình học Phương pháp cá nhân hóa chương trình học là một trong những xu hướng đáng quan tâm và được số lượng lớn người học chú ý. Với chương trình Anh ngữ giao tiếp iTalk của VUS, người học chủ động thiết kế nội dung, thời gian biểu và lộ trình học phù hợp với thời gian, nhu cầu và trình độ của bản thân bằng tài khoản trực tuyến cá nhân. Nhờ đó, học viên người lớn dù bận rộn vẫn có thể cải thiện khả nĕng Anh ngữ, đảm bảo tiến độ học tập của mình. Mỗi chương trình học dành cho mỗi đối tượng học viên sẽ phù hợp với các phương pháp và xu hướng giáo dục khác nhau. Để có thể xây dựng cho học viên một nền tảng Anh ngữ vững chắc, cần tận dụng tối đa ưu điểm và lợi ích của công nghệ vào giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất. Hệ thống Anh Vĕn Hội Việt - Mỹ VUS đã sớm áp dụng những cải tiến này vào hầu hết các chương trình Anh ngữ dành cho mọi lứa tuổi. Nĕm 2018, LIÊN NGÀNH VĔN HÓA - NGHỆ THUẬT - THỂ DỤC THỂ THAO 83Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 VUS đã được công nhận bởi Tổ chức Đánh giá chất lượng đào tạo và dịch vụ NEAS cũng như Kỷ lục Việt Nam với hơn 100.000 học viên đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế như Cambridge, IELTS, TOEFL iBT [6]. 4. KINH NGHIỆM DẠY TIẾNG ANH CỦA GIẢNG VIÊN Nắm bắt xu thế dạy và học tiếng Anh đang thay đổi không ngừng, có thể thấy bản thân giáo viên cần phải thay đổi tư duy và phương pháp dạy học tiếng Anh của mình để bắt nhịp với thời đại. Muốn vậy giảng viên phải: + Tự trau dồi kiến thức Do ý thức được việc thông tin cập nhật liên tục, GV đã không để kiến thức của mình
Tài liệu liên quan