Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay

Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) ngày nay đang tác động lan tỏa vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội nhân loại, từng phút, từng giờ tác động mạnh mẽ đến hết thảy các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Hoạt động xuất bản trong nước với những đặc thù riêng có trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng cũng đang chịu một sức ép lớn từ CMCN 4.0 với những thay đổi không chỉ ở phạm vi, quy mô, phương thức mà còn là sự thay đổi căn bản về tính chất hoạt động. CMCN 4.0 cũng đang đặt ra một số yêu cầu cấp bách đối với công tác đào cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay, đó cũng chính là nội dung mà bài viết hướng tới.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 24 - Tháng 6 - 201898 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA XUẤT BẢN VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH HIỆN NAY ĐỖ THỊ QUYÊN Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) ngày nay đang tác động lan tỏa vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội nhân loại, từng phút, từng giờ tác động mạnh mẽ đến hết thảy các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Hoạt động xuất bản trong nước với những đặc thù riêng có trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng cũng đang chịu một sức ép lớn từ CMCN 4.0 với những thay đổi không chỉ ở phạm vi, quy mô, phương thức mà còn là sự thay đổi căn bản về tính chất hoạt động. CMCN 4.0 cũng đang đặt ra một số yêu cầu cấp bách đối với công tác đào cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay, đó cũng chính là nội dung mà bài viết hướng tới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, xuất bản, phát hành, đào tạo cán bộ Abstract The 4th industrial revolution (4th IR) is now squeezing into every corner of human society in every minute, every hour, having a strong impact on all sectors of the socio-economic field at the global level. Domestic publishing activities with specific characteristics in the cultural and ideological domain are under a great pressure from 4th IR with movements not only happening in scope, scale, method but also in the base of the operation nature. 4th IR also shows some urgent requirements for personnel training in the publishing field, which is the content that the article is aimed at. Keywords: Industrial Revolution 4.0, publication, release, staff Training CMCN 4.0 với những thành tựu của công nghệ nền tảng và công nghệ ứng dụng đã và đang có những tác động lớn trên phạm vi toàn cầu. Những thay đổi mang tính đột phá có sức lan tỏa toàn cầu diễn ra với tốc độ chóng mặt làm chao đảo phương thức hoạt động truyền thống của đại đa số các ngành nghề/lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Sự xuất hiện của Uber, Grap trên thị trường dịch vụ vận tải đã làm cho ngành vận chuyển hành khách và taxi truyền thống trở nên khốn khó, có nguy cơ phá sản. Facebook, mạng xã hội lan tỏa mọi nơi, mọi lúc từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, không phân biệt lãnh thổ, khu vực, biên giới quốc gia đã làm cho ngành báo chí truyền thống vốn đầy sức mạnh truyền thông có lúc cũng trở tay không kịp. Các ngành nghề trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng không phải là ngoại lệ, đang chịu sự tác động sâu sắc của cuộc CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là số lượng, phạm vi, quy mô, phương thức mà còn là sự thay đổi căn bản về tính chất hoạt động. Không loại trừ lĩnh vực văn hóa tư tưởng và yếu tố đặc thù, CMCN 4.0 như một cuộc cách mạng lan tỏa và kết nối, không giới hạn đối tượng, phạm vi ảnh hưởng và tốc độ tác động đối với các ngành công nghiệp văn hóa hiện nay. Sự bùng nổ và phát triển mạnh cả về phạm vi, qui mô và tính chất hoạt động của các ngành Công nghiệp văn hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã cho thấy sự tác động và ảnh hưởng sâu sắc của cuộc CMCN 4.01. Số 24 - Tháng 6 - 2018 99 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI 1. Hoạt động xuất bản và tác động của CMCN 4.0 Xuất bản phẩm là dạng sản phẩm văn hóa tinh thần có những đặc tính riêng2. Sự khác biệt ở chỗ xuất bản phẩm vừa là sản phẩm văn hóa tinh thần, vừa là sản phẩm vật chất. Tuy nhiên, giá trị nội dung tư tưởng của xuất bản phẩm là giá trị cốt lõi, xuyên suốt; giá trị vật chất chỉ là vỏ bề ngoài bao bọc để chuyển tải giá trị nội dung của sản phẩm. Giá trị vật chất bên ngoài có ý nghĩa làm tăng hàm lượng giá trị bên trong của xuất bản phẩm nhờ có sự hỗ trợ tích cực của khoa học, kỹ thuật và công nghệ (đối với xuất bản phẩm in trên giấy truyền thống). Nhờ có công nghệ nền tảng và công nghệ ứng dụng hiện nay, xuất bản phẩm có những tính năng khác biệt và nổi trội hơn hẳn các sản phẩm vật chất thông thường khác, xuất bản phẩm có thể được sản xuất, phổ biến và tiêu dùng cùng lúc/trực tiếp dựa trên những nền tảng công nghệ và môi trường internet. Chúng có thể thỏa mãn nhu cầu thụ hưởng tại chỗ và tức thì của công chúng. Dựa trên nền tảng công nghệ và internetkết nối vạn vật, tác giả có thể trực tiếp sáng tạo và đưa xuất bản phẩm đến công chúng, nhà xuất bản, công ty sách có thể trực tiếp chuyển các xuất bản phẩm đến khách hàng Đó là đặc tính gần như là duy nhất của xuất bản phẩm mà các sản phẩm khác hầu hết không có. Các rào cản về thời gian và khoảng cách địa lý trong việc sản xuất và thụ hưởng xuất bản phẩm giờ đây trở nên bị vô hiệu hóa, thậm chí cả rào cản về ngôn ngữ cũng không còn là thách thức quá lớn đối với nhân loại với sự hỗ trợ của công cụ dịch tự động vô cùng tiện ích. Xuất bản là hoạt động đặc thù trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Điều 1 Luật Xuất bản quy định: “Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm”. Như vậy, xuất bản là một hoạt động văn hóa. “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.3. Xuất bản còn là một hoạt động truyền thông với các công cụ truyền thông đa chiều vô cùng tiện ích (bao gồm tính năng của loại hình xuất bản phẩm truyền thống in trên giấy và loại hình xuất bản phẩmđiện tử); Xuất bản đồng thời là hoạt động kinh tế - tạo ra hiệu quả kinh tế từ việc xuất bản, phát hành và phổ biến tri thức thông qua các xuất bản phẩm trong xã hội. Dù ở phương diện nào, hoạt động xuất bản đều hướng tới mục đích thỏa mãn tốt nhu cầu xuất bản phẩm cho nhân dân cả nước, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/ TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Điểm khác biệt của hoạt động xuất bản với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa thông thường chính là quy trình sản xuất, phổ biến (lưu thông/trao đổi, mua bán) và tiêu dùng/thụ hưởng xuất bản phẩm có thể diễn ra trực tiếp, đồng thời cùng lúc dựa trên nền tảng công nghệ và môi trường internet. Các nhà xuất bản, các công ty, nhà sách ngày nay có thể xuất bản và bán trực tiếp xuất bản phẩm cho công chúng theo số lượng đơn hàng yêu cầu (có thể mỗi lần chỉ 01 bản hoặc nhiều bản), công chúng cũng có thể đặt đơn hàng và nhận ngay sản phẩm sau khi đặt hàng và thanh toán (download bản mềm cuốn sách xuống máy tính/ thiết bị điện tử cá nhân). Bỏ qua các công đoạn in chế bản truyền thống phức tạp, chiếm nhiều thời gian, tốn kém nguồn lực vật chất và công sức người lao động, sách điện tử ra đời không những góp phần làm trong sạch môi trường, bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo tính tiện ích trong thỏa mãn nhu cầu về sách và phát triển tri thức của con người. Người sử dụng/thụ hưởng xuất bản phẩm không mất chi phí thời gian vật chất, phương tiện và sự rủi ro đi lại để đến các nhà sách, trung tâm sách truyền thống tìm mua, thỏa mãn nhu cầu Nhìn từ góc độ kỹ thuật, việc xuất bản, phát hành điện tử và tiêu dùng/thụ hưởng trực tiếp các xuất bản phẩm phù hợp tuyệt đối với công nghệ trong môi trường internet kết nối vạn vật. Số 24 - Tháng 6 - 2018100 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Hoạt động xuất bản có thể giúp công chúng thực hiện việc mua bán, thanh toán, nhận xuất bản phẩm (sở hữu) và thụ hưởng tại chỗ đúng nghĩa. Tuy nhiên ở góc độ quản lý, việc bảo hộ bản quyền sách vẫn còn đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời của các cơ quan quản lý chức năng. Công nghệ xuất bản, công nghệ kinh doanh phát triển đòi hỏi công nghệ và năng lực quản lý, điều hành phải thay đổi và phát triển phù hợp. Đối với hoạt động xuất bản, tác động của CMCN 4.0 đã và đang tạo ra những thay đổi lớn mang tính đột phá, những khác biệt căn bản trong hoạt động của các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành hiện nay. CMCN 4.0 tạo nên những nền tảng căn bản cho quá trình phát triển của xuất bản truyền thống sang xuất bản hiện đại: Công nghệ in trên giấy sang công nghệ xuất bản điện tử, xu hướng xuất bản trực tiếp trong môi trường internet, phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức kinh doanh trực tuyến, từ hoạt động tạo nội dung và phân phối nội dung sang hoạt động tạo ra các dịch vụ nội dung trên phạm vi toàn cầu; Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng sách và bản quyền trên toàn cầu ít bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khách quan, chủ quan; rút ngắn khoảng cách và thời gian tạo ra tác phẩm, gắn kết tác giả với bạn đọc, tác phẩm đến thị trường Ngành công nghệ xuất bản hiện nay xuất hiện và song hành tồn tại 3 mô hình đặc trưng như: Mô hình truyền thống tập trung vào công nghệ in ấn và tạo ra tác phẩm in truyền thống/ sách giấy trên thị trường đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng truyền thống của người đọc. Đây là mô hình hoạt động khá phổ biến từ trước cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam với hệ thống trên 60 nhà xuất bản, gần 1500 cơ sở in và 15000 công ty, nhà sách lớn nhỏ, phủ khắp trên cả nước. Các đầu sách đa dạng về hình dáng, kích thước, màu sắc có mặt trên thị trường được bày bán đa dạng phong phú trong các nhà sách/trung tâm phát hành sách truyền thống phủ khắp các tỉnh thành phố trên phạm vi toàn quốc. Mô hình này còn bao gồm cả các gian trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sách giấy trên các Website bán hàng hoặc sử dụng các trang mạng xã hội để giới thiệu và bán sách của nhà xuất bản, công ty/nhà sách cũng khá hiệu quả. Mô hình kết hợp giữa các phương tiện truyền thông nhằm tạo nội dung và phân phối nội dung trên các kênh, mạng lưới truyền thông; sử dụng hiệu quả mạng xã hội. Chuỗi quá trình từ ý tưởng sáng tạo đến tiếp thị, phân phối, khách hàng luôn luôn có thể được thích nghi với các công nghệ mới và môi trường kinh doanh. Tất cả những người tham gia trong chuỗi giá trị phải được tham gia thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dựa trên nền tảng Internet. Người sử dụng phương tiện truyền thông cũng có thể trao đổi ý tưởng cho mọi người, không chỉ chia sẻ các kênh truyền thông xã hội mà còn có thể biên soạn hoặc thậm chí tạo ra các sản phẩm truyền thông của riêng mình trên nền tảng nội dung có sẵn. Các nhà xuất bản cần xây dựng chiến lược sản phẩm và tạo ra các dịch vụ hướng tới nhu cầu đa dạng của khách hàng, thu thập thông tin để quản lý tốt sản phẩm sáng tạo. Mô hình tạo ra các dịch vụ nội dung dựa trên nền tảng và khách hàng (cung cấp dịch vụ nội dung để tạo ra các tác phẩm phái sinh như tác phẩm điện ảnh, kịch, trò chơi, chương trình truyền hình, giải trí). Mô hình này, trên thế giới hiện nay phát triển rất mạnh, song ở Việt Nam chưa có nhiều. Trên thực tế đã có một số ít tác phẩm văn học (truyện, tiểu thuyết) được chuyển thể sang dạng kịch sân khấu, truyền hình hoặc phim điện ảnh như phim Sóng ở đáy sông được chuyển thể từ tiểu thuyết Sóng ở đáy sông của nhà văn Lê Lựu; phim Vợ chồng A Phủ được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài; Mẹ vắng nhà được chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi có tên Người mẹ cầm súng; Bộ phim Chị Dậu được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố; Bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy thể hiện trung thành nguyên tác ba tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao như Chí Phèo, Lão Hạc và Trăng sáng; Bộ phim Bến không chồng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dương Hướng; bộ phim Thời xa vắng được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu; Đừng Số 24 - Tháng 6 - 2018 101 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI đốt của biên kịch và đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh được chuyển thể từ cuốn nhật ký bán chạy nhất năm 2006 của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm; Tuổi thơ dữ dội của tác giả Phùng Quán được biên kịch và đạo diễn bởi NSƯT Nguyễn Vinh Sơn; bộ phim Mùa len trâu (Biên kịch và đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh) được xây dựng dựa trên hai truyện Một cuộc đời bể dâu và Mùa len trâu trong tập Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, Trọng tâm của mô hình này là tăng sự sử dụng của khách hàng bằng các dịch vụ nội dung ngày càng tăng (thay vì các sản phẩm và số lượng bản in hoặc phiên bản điện tử xuất bản phẩm) và tăng cường kết nối với khách hàng và đối tác. Các Hội chợ sách trong nước và quốc tế ngày càng được tổ chức thường xuyên, tạo điều kiện cho các tập đoàn xuất bản, in, phát hành ngoài nước, các đơn vị trong nước như nhà xuất bản, cơ sở in, công ty, nhà sách có điều kiện quảng bá, giới thiệu, trao đổi mua bán sách, bản quyền sách, thúc đẩy các dịch vụ nội dung sách phát triển mang lại những giá trị/chuỗi giá trị mới trong các ngành công nghiệp văn hóa và văn minh tiêu dùng văn hóa hiện nay. Dựa trên nền tảng và phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, công nghệ xuất bản và công nghệ kinh doanh có sự chuyển biến về mô hình và quy trình xuất bản, sự xuất hiện sách điện tử và các thiết bị đọc sách điện tử, phương thức xuất bản mới, sử dụng kênh truyền thông đa phương tiện, công nghệ quản lý, quản trị nhà xuất bản, quản trị mạng lưới bán hàng Nhu cầu thị hiếu và sự thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ bán hàng của nhà xuất bản, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường thay đổi, đòi hỏi các quy trình tác nghiệp phải thay đổi cho phù hợp, không chỉ đòi hỏi sự thay đổi của các quy trình hoạt động trong môi trường internet mà ngay cả các quy trình tác nghiệp truyền thống cũng đòi hỏi thay đổi để kịp thời thích ứng với tình hình và bối cảnh mới. CMCN 4.0 đã tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của hoạt động xuất bản hiện nay. Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ cán bộ quản lý và làm nghề chính là năng lực chuyên môn, bên cạnh sự đòi hỏi cao về năng lực ngoại ngữ và tin học để có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và chuyên môn tương ứng với các vị trí việc làm trong các nhà xuất bản, các doanh nghiệp phát hành. Việc tách bạch khâu in (vốn được coi đơn thuần là khâu công nghệ, kỹ thuật) như lâu nay cũng cần phải nhìn nhận thấu đáo, khi mà hoạt động xuất bản trong bối cảnh CMCN 4.0 với các nền tảng Dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật thì xuất bản trực tiếp sẽ là một tất yếu khách quan. Từ đó công nghệ quản lý từ quản lý nhà nước đến quản trị nhà xuất bản và quản trị doanh nghiệp phát hành cũng phải thay đổi. Nhân lực điều hành và trực tiếp thực hiện các công việc trên cần được đào tạo mới, đào tạo lại nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng các yêu cầu của hoạt động thực tiễn đặt ra. 2. Yêu cầu đối với công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay Đối với công tác đào tạo - khâu then chốt quyết định chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của ngành và xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0, cần có sự đổi mới mạnh mẽ: - Thứ nhất, cập nhật điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với những thay đổi và phát triển của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xuất bản, phát hành trong hoạt động thực tiễn và xu hướng phát triển chung của ngành công nghiệp xuất bản thế giới. + Xây dựng nội dung, mục tiêu chương trình đào tạo phải gắn với chuẩn đầu ra và vị trí việc làm của nhà tuyển dụng. Một mặt, bổ sung những môn học/học phần mới vào chương trình đào tạo, thay thế cho những môn học/nghiệp vụ cũ, lạc hậu không còn đáp ứng trong thực tiễn công tác. Mặt khác, trong từng môn học/học phần cụ thể của chương trình đào tạo cần thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn xuất bản. + Trong chương trình đào tạo cần chú trọng chương trình thực tập nghề nghiệp cho sinh viên. Xây dựng nội dung, yêu cầu của chương trình thực tập đảm bảo tính khoa học, phù hợp gắn kết mục tiêu đào tạo của nhà trường với Số 24 - Tháng 6 - 2018102 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp; đảm bảo thời lượng của chương trình thực tập, để người học có đủ thời gian học/thực hành thực tế công việc chuyên môn; thao tác, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn trong thực tiễn. + Đối với các môn học/học phần trong chương trình đào tạo, khi thiết kế đề cương/ bài giảng hoặc giáo trình cần hướng tới mục tiêu đào tạo nghề, tăng cường khả năng làm nghề của người học; Tăng cường thời lượng thảo luận, bài tập tình huống trên lớp, bài tập thực hành trực tiếp tại cửa hàng, doanh nghiệp của các môn học trong chương trình đào tạo. + Trong những điều kiện nhất định, xây dựng/thiết kế chương trình đào tạo cần tham khảo và dựa trên một số khung chương trình đào tạo chuẩn quốc tế cùng lĩnh vực nhằm tạo sự đồng bộ về yêu cầu kiến thức kỹ năng, loại hình cán bộ, vị trí việc làm của các chương trình đào tạo; cơ hội tuyển dụng của doanh nghiệp và việc làm của người học sau khi ra trường trên thị trường tuyển dụng lao động trong và ngoài nước. - Thứ hai, phương pháp giảng dạy và đánh giá năng lực sinh viên cần được chú trọng trong từng môn học đến tổng thể chương trình đào tạo. Các hoạt động đào tạo tập trung theo hướng đào tạo ứng dụng, đào tạo kỹ năng làm nghề, thao tác nghề nghiệp bên cạnh việc người học được tiếp cận hệ thống cơ sở lý luận nghiệp vụ của ngành đào tạo. Gắn kết hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường với doanh nghiệp - nơi sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo của nhà trường. Thu hút sự tham gia và cống hiến của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng trong hoạt động của nhà xuất bản, các đơn vị phát hành; Đối với thời lượng thực hành, xử lý tình huống thực tế trong mỗi môn học/học phần trong chương trình đào tạo cần tranh thủ sự tham gia đào tạo của các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp trực tiếp tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, kết quả học tập của người học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. - Thứ ba, phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Câu lạc bộ định hướng nghề nghiệp, Câu lạc bộ truyền thông của nhà trường tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng tăng cường kỹ năng mềm giúp sinh viên có nhận thức đầy đủ và định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường. Mặt khác sinh viên có khả năng tự xây dựng kế hoạch, lộ trình, chủ động thời gian học tập và tốt nghiệp ra trường cũng như khả năng tự định lượng và trau dồi những kiến thức kỹ năng cơ bản, cần thiết của ngành đào tạo, không bỡ ngỡ, lúng túng với công việc thực tế sau khi tốt nghiệp. - Thứ tư, một trong những yêu cầu của công tác đào tạo trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay, đồng thời là yếu tố mang tính điều kiện then chốt cho sự thành công của công tác đào tạo chính là đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và giảng viên trình độ cao. Họ là trung tâm có tính quyết định mọi hoạt động của nhà trường (từ việc xây dựng chương trình đào tạo, xác định đúng mục tiêu đào tạo, thiết kế nội dung chương trình đào tạo sát hợp với thực tiễn nhu cầu vị trí việc làm xã hội cần) Trong đó, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng, thầy phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn cho người học. Giảng viên phải luôn có ý thức tự học hỏi, trao dồi và cập nhật kiến thức, nâng
Tài liệu liên quan