Quá trình quốc tế hóa đang phát triển manh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều quốc gia. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và không thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu.
Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực (đặc biệt kể từ khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO) và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hóa thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu.
Những năm gần đây, thị trường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công phát triển rực rỡ của các sản phẩm trong nước và việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hóa như: dầu thô, dệt may, nông sản, thủy hải sản, giày da, thủ công mỹ nghệ… sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu,… đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn. Một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu chính là mặt hàng dệt may. Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới và đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển…góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.
28 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của tổng công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: MỞ ĐẦU
Quá trình quốc tế hóa đang phát triển manh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều quốc gia. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và không thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu.
Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực (đặc biệt kể từ khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO) và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hóa thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu.
Những năm gần đây, thị trường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công phát triển rực rỡ của các sản phẩm trong nước và việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hóa như: dầu thô, dệt may, nông sản, thủy hải sản, giày da, thủ công mỹ nghệ… sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu,… đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn. Một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu chính là mặt hàng dệt may. Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới và đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển…góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng dệt may của các nước khác mà đặc biệt là của Trung quốc, do chất lượng, mẫu mã…Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành may mặc Việt Nam cũng như trong khu vực trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm may mặc, mở rộng thị trường là một tất yếu giúp giải quyết thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của “May 10”, giúp doanh nghiệp tìm được đoạn thị trường và đối tác phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Mặt hàng của tổng công ty được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như: xuất khẩu sang Mỹ với kim ngạch đạt 514 triệu USD (7/2010), tăng 9% so với tháng 6 và tăng 15,87% so với tháng 7/2007; sang EU với kim ngạch đạt 197 triệu USD(7/2010), tăng 11,4% so với tháng 6 và tăng 22,9% so với tháng 7/2007; xuất khẩu sang Nhật Bản với kim ngạch đạt 78 triệu USD (7/2010), tăng 33,75% so với tháng 6 và tăng 20,88% so với cùng kỳ năm 2009,… Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chính, một thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty cũng như cho các doanh nghiệp khác của nước ta khi xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu của “May 10”sang thị trường Nhật Bản hiện tại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt chịu tác động của thảm họa sóng thần, động đất và thảm họa hạt nhân xảy ra liên tiếp trong tháng 3 vừa qua ở Nhật.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhận rõ được những khó khăn, cơ hội, thách thức cũng như những sức ép canh tranh đối với tổng công ty May 10, phòng kinh doanh chúng tôi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh: “Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của tổng công ty May 10” nhằm giúp Tổng công ty mở rộng và đứng vững trên thị trường Nhật Bản tiềm năng nhưng cũng nhiều khó khăn trong giai đoạn này.
Phần II: NỘI DUNG
I. Giới thiệu về Tổng công ty may 10 và sản phẩm xuất khẩu
1.1 Giới thiệu về công ty
( Thông tin chung.
Tổng công ty May 10 - Công ty Cổ phần là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) thuộc Bộ Công Nghiệp.Công ty là công ty cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Graco 10 có vốn điều lệ 54 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, 49% cổ phần còn lại được bán cho người lao động.
Tên gọi: Tổng công ty May 10 - Công ty Cổ phần
Tên giao dịch quốc tế : GARMENT 10 CORPORATION - JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính : Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: 103 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận. TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84)(04)38276923 - (84)(04)38276396.
Fax: (84)(04)38276925.
Email: ctmay10@garco10.com.vn
Website: http:// www.garco10.com.vn.
Một số giai đoạn phát triển của Công ty
Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc, và được tổ chức từ năm 1946, phục vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trường Việt Bắc, khu 4, khu 3 và Nam Bộ.
Từ năm 1947 đến năn 1949, việc may quân trang không chỉ được tiến hành ở các chiến khu mà còn được tiến hành ở nhiều nơi khác như: Nho Quan- Ninh Bình, Hà Đông, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Ngãi…Để đảm bảo bí mật, các cơ sở sản xuất đều được đạt tên theo bí số của quân đội như: X1, X30,AK1, AM1, CK1, BK1…Các đơn vị này chính là tiền thân của xưởng May 10 hợp nhất sau này.
Năm 1952, xưởng may X1 ở Việt Bắc được đổi tên thành xưởng May 10 mang bí số X10.
Năm 1956, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, xưởng may X40 (Thanh hoá) và những đồng chí thợ may của ngành quân nhu ở Nam Bộ và Chiến khu 5 Việt Bắc được lệnh chuyển ra Hà nội sát nhập với xưởng May 10 lấy tên là xưởng May 10 đặt tại Hội Xá thuộc Bắc Ninh cũ nay là Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội với diện tích 20ha. Xưởng May 10 được xây dựng với 546 cán bộ công nhân viên chuyên may quân phục quân đội .
Tháng 2 năm 1961, Cục Quân Nhu - Tổng Cục Hậu cần tiến hành bàn giao xưởng May 10 cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp May 10.
Năm 1975, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động sản xuất của công ty. Công ty chuyển dần sang sản xuất các mặt hàng phục vụ dân dụng và xuất khẩu ra nước ngoài với thị trường chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.
Ngày 14 – 11 – 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 1090/TCLD về chuyển đổi mô hình tổ chức từ Xí nghiệp May 10 lên thành Công ty May 10 thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Và đến ngày 1/1/2005, Công ty May 10 được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần May 10 theo quyết định số 105/QĐ-BCN kí ngày 1/5/2004 của Bộ Công Nghiệp.
Kể từ ngày 26/3/2010, Công ty cổ phần May 10 đổi tên thành Tổng công ty may 10 – Công ty cổ phần.
( Lĩnh vực kinh doanh
+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may.
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác
+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân
+ Đào tạo nghề.
+ Xuât nhập khẩu trực tiếp.
( Sứ mạng và giá trị cốt lõi
+ Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
+ Tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Công ty.
+ Đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
+ Vì lợi ích của mỗi thành viên và cộng đồng.
+ Xây dựng Công ty trở thành một điển hình văn hóa Doanh nghiệp.
1.2 Giới thiệu về sản phẩm dệt may thâm nhập thị trường Nhật bản và đặc điểm của sản phẩm
Trên thị trường nội địa dòng sản phẩm chính của công ty là các mặt hàng áo sơ mi cao cấp với thương hiệu Phanraon dành cho nam và Cleopatre dành cho nữ.
Trên thị trường nước ngoài, công ty tập trung vào 5 mặt hàng mũi nhọn đó là áo sơ mi, quần âu, áo Jacket, bộ complete và áo vest. Các mặt hàng này đều thuộc dòng sản phẩm trung cấp và đã được người tiêu dùng trong nước cũng như ở một số thị trường như: EU, Bỉ, Hàn Quốc… đánh giá khá tốt về mặt chất lượng.
Mặt hàng áo sơ mi nam là mặt hàng mà công ty có nhiều kinh nghiêm sản xuất nhất và được nhiều thị trường xuất khẩu tin dùng. Bên cạnh đó, công ty ngày càng mở rộng sản xuất những sản phẩm có giá trị cao hơn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn như bộ complete và áo vest.
Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của những đơn đặt hàng gia công của phía đối tác nước ngoài công ty cũng sản xuất thêm một số mặt hàng khác như váy, áo phông, áo jilê…
( Áo sơ mi.
Áo sơ mi là mặt hàng truyền thống và có nhiều lợi thế của công ty, gồm cả sơmi nam và sơmi nữ.
Sơmi nam:Tên Sản Phẩm: Phanraon classic-kd2, Mã Sản Phẩm: Pharaon class-kd2, Giá Sản Phẩm: 160.000 đồng, chi tiết sản phẩm: Vải kẻ dọc, cộc tay, cổ hơi ngang, bản cổ to.
Sơmi nữ: Tên Sản Phẩm: cleopatre, Mã Sản Phẩm: cleopatre-237/09, Giá Sản Phẩm: 259.000 đồng , Chi Tiết Sản Phẩm: Sơ mi nữ dài tay, vải kẻ màu đen. Hai túi ngực có nắp, nẹp thân trái phối vải đen,chiết thân trước và thân sau. cổ đức có chân. Tổng Công ty đã có uy tín trong sản xuất các loại áo sơmi nam các chất cotton. Mặt hàng áo sơ mi vẫn luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty trong những năm qua giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm lên đến hơn 60.000 nghìn USD chiếm hơn 65% giá trị các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Mỹ là thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất với 50% giá trị xuất khẩu.
( Quần âu
Mặt hàng quần âu hiện đang là một trong những mặt hàng có mức tiêu thụ khá tốt.
xuất khẩu mặt hàng này. Loại sản phẩm này bao gồm:
- Quần âu nam. Tên Sản Phẩm: Q.âu nam-pharaon, Mã Sản Phẩm: PHARAON- ts2, Giá Sản Phẩm: 249.000 đồng. Chi Tiết Sản Phẩm: quần âu cổ điển nam cao cấp: 1 ly, thân trước có hai túi chéo, hai túi hậu bổ cơi. kiểu dáng trẻ trung, sang trọng.chất liệu: 50% polyester; 50% wool.lót cạp có sợi cao su giúp người mặc khi cho áo trong quần mà cử động mạnh vẫn giữ được nếp áo.
- Quần âu nữ. Tên Sản Phẩm: Q.âu nữ, Mã Sản Phẩm: 185/08, Giá Sản Phẩm: 230.000vnđ, Chi Tiết Sản Phẩm: Quần thời trang nữ, vai tuysi màu đen. thân trước có hai túi chéo, miệng túi xếp hai viền cơi.
Công ty cũng đã tìm kiếm được khá nhiều khách hàng lớn như: Hà Lan, Đan mạch, Pháp, Thuỵ Điển.
Khách hàng Châu Á có những đánh giá khá tích cực về mặt hàng này. Tiềm năng tiêu thụ mặt hàng này của công ty trên thị trường Nhật Bản là rất lớn khi mà kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2010 đạt 78 triệu USD (7/2010), tăng 33,75% so với tháng 6 và tăng 20,88% so với cùng kỳ năm 2009. Công ty nên có những giải pháp để có thể khai thác nhiều hơn nữa tiềm năng thị trường này.
( Áo Jacket
Mặt hàng áo Jacket đang duy trì được mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên trên một số thị trường mà Tổng công ty đã xuất khẩu năm 2010. Thuộc chủng loại này, Tổng công ty chỉ sản xuất áo dành cho nữ. Tên Sản Phẩm: măng tô nữ, Mã Sản Phẩm: LJK263/09, Giá Sản Phẩm: 1.000.000 đồng, chi tiết sản phẩm: vải dạ kẻ karô, cổ cao, thân trước có hai hàng cúc,thân trước và sau được bổ tạo eo,hai túi, áo có đai
( Bộ Complete và áo Vest.
- Dành cho nam: tên Sản Phẩm: veston-2, mã sản phẩm: ves-2, giá sản phẩm: 1.608.000, chi tiết sản phẩm: được sử dụng chất liệu tuysi pha len,
- Dành cho nữ: tên sản phẩm: veston-5, mã sản phẩm: cleo-vkr, giá sản phẩm: 1.050.000 đồng, chi tiết sản phẩm: chất liệu tuysi pha len màu vàng nân, có chấm kẻ chìm, cổ hình chữ K, hai khuy.Bộ gồm 01 áo, 01 váy, 01 quần.
Đối với hai dòng sản phẩm này, mức tăng trưởng trên thị trường là khá khiêm tốn thể hiện ở một số thông tin như: mặt hàng bộ complete trong giai đoạn 2005-2008 số đơn hàng xuất khẩu trực tiếp nào sang thị trường Nhật rất ít mà hầu hết là tiêu dùng trong nước. Còn mặt hàng áo Vest giá trị xuất khẩu trực tiếp vào thị trường này hàng năm cũng chỉ khoảng 20.000 - 30.000USD.
Điều này có thể lý giải điều này là do sản phẩm bộ Complete và áo khoác là các sản phẩm có đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, tay nghề cao.
Mặt hàng bộ complete có sự tăng trưởng mạnh mẽ do sự tăng trưởng trở lại của thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu năm 2009 lên đến 10.668 nghìn USD, tăng gần 40% so với năm 2005.
Trong tương lai, công ty nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm này để tăng cường khả năng tiêu thụ trên thị trường Nhật bản. Vì đây là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nên việc tăng cường kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đem lại cho công ty một khoản lợi nhuận lớn và ổn định.
II. Giới thiệu về thị trường hàng dệt may ở Nhật Bản và lý do chọn thị trường Nhật Bản.
2.1 Thông tin về thị trường Nhật Bản
2.1.1 Môi trường tự nhiên
( Vị trí: Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.
( Tổng diện tích: Trên đất liền: 377906,97 km², rông thứ 60 trên thế giới. Lãnh hải: 3091 km².
( Tự nhiên: Theo lý thuyết đĩa lục địa (plate tectonics), Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 đĩa lục địa là Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và biển Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm. Xét về mặt địa chất học, như vây là rất trẻ.
( Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất.
( Địa hình: Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương. Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.
2.1.2 Môi trường kinh tế - chính trị
( Về kinh tế
Nhật Bản hiện là một trong các nước có chỉ số lạm phát thấp nhất thế giới
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973)khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,… Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6% và đến năm 2010 Nhật Bản vẫn là một siêu cường quốc kinh tế.
( Về chính trị
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ (ưu việt nhất).
Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện với 512 ghế và Thượng viện với 252 ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm, mỗi 3 năm được bầu lại một nửa. 2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990.
Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn.
( Văn hóa trời trang ở Nhật Bản
Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của các công ty sản xuất kinh doanh may mặc Nhật Bản đã phát triển theo hai xu hướng chính:
- Xu hướng thứ nhất: ngày nay người tiêu dùng các sản phẩm may mặc đang tìm kiếm các loại hàng không đắt tiền.
- Xu hướng thứ 2: các sản phẩm có giá trị cao như sơ mi mặc được ngay không cần là sau khi giặt và phơi khô sản xuất và kinh doanh hàng may mặc tại thị trường Nhật Bản một cách thành công trước sự cạnh tranh của hàng nhập ngoại.
Thị trường hàng tiêu dùng Nhật Bản phát triển theo hai xu hướng tạo nên sự phân chia thị trường người tiêu dùng. Hàng được sản xuất với công nghệ cao, giá trị cao vẫn là lĩnh vực mà các nhà sản xuất Nhật Bản chiếm thế mạnh. Hàng may mặc thông thường thì phụ thuộc vào nhập khẩu (từ các nước Châu á của chính các công ty Nhật Bản hoặc các nhà sản xuất nước ngoài).
Xét về mặt chất lượng hàng hoá, Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân trên một sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hoá hỏng. Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra các tiêu chuẩn độ bền và chất lượng cao cho những hàng hoá công nghiệp và tạo ra yêu cầu mà các sản phẩm khác nhau nhưng cùng chủng loại phải tuân theo.
Người tiêu dùng đang cố gắng giảm bớt chi tiêu cho quần áo trong giai đoạn thảm họa kép, họ lựa chọn các sản phẩm có giá cả hợp lý.
Về màu sắc, các tiêu chuẩn khác nhau về màu sắc cũng tồn tại ở Nhật Bản, dựa trên sự kết hợp các tiêu chuẩn truyền thống với các ảnh hưởng của phương tây.
Ngày nay người tiêu dùng hàng may mặc ở Nhật Bản khá khó tính, đặc biệt về mốt thời trang. Công ty cần phải nắm bắt, dự đoán được xu hướng thời trang, phải cung ứng một cách kịp thời những sản phẩm hợp m