Xuất xứ và ý nghĩa các chòm sao (tử vi tây phương)

Dù còn có nhiều tranh cãi về sự chính xác của những tiên đoán, chiêm tinh học luôn được xem là thú tiêu khiển thú vị, bất chấp việc bạn có tin vào nó hay không. Thuật chiêm tinh là một môn khoa học cổ nhất của loài người và có khá nhiều truyền thuyết về nó. Chiêm tinh học bao gồm cả thiên văn học và tâm lý học. Nó được nghiên cứu và vận dụng trên khắp thế giới từ hàng ngàn năm. Bắt đầu được ghi lại trong sử sách từ thời Babylon, năm 1645 trước Công nguyên, còn lá số tử vi đến năm 410 trước Công nguyên mới thấy sử sách lưu lại. Nguồn gốc chiêm tinh học cũng đa dạng, người ta không xác định được chính xác nó đến từ đâu và từ nền văn hóa nào. Ai Cập, nước có phương pháp tính thời gian và niên lịch từ lâu đời, cùng với Hy Lạp được xem là một trong những nơi xuất phát thuật chiêm tinh. Triết gia Ptolemy ở Hy Lạp là tác giả của nhiều bài viết về chiêm tinh và thiên văn có giá trị. Rome, La Mã nơi sản sinh nhiều học giả cũng có hai vị vua gốc gác là nhà chiêm tinh đã từng ban hành những qui tắc dựa vào các chòm sao để răn dạy dân chúng. Nhiều thiên tai của kỷ nguyên này như Galileo và Copernicus đóng luôn vai trò nhà chiêm tinh và sáng lập khoa học hiện đại.

doc12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xuất xứ và ý nghĩa các chòm sao (tử vi tây phương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuất xứ và ý nghĩa các chòm sao (tử vi tây phương) Dù còn có nhiều tranh cãi về sự chính xác của những tiên đoán, chiêm tinh học luôn được xem là thú tiêu khiển thú vị, bất chấp việc bạn có tin vào nó hay không. Thuật chiêm tinh là một môn khoa học cổ nhất của loài người và có khá nhiều truyền thuyết về nó. Chiêm tinh học bao gồm cả thiên văn học và tâm lý học. Nó được nghiên cứu và vận dụng trên khắp thế giới từ hàng ngàn năm. Bắt đầu được ghi lại trong sử sách từ thời Babylon, năm 1645 trước Công nguyên, còn lá số tử vi đến năm 410 trước Công nguyên mới thấy sử sách lưu lại. Nguồn gốc chiêm tinh học cũng đa dạng, người ta không xác định được chính xác nó đến từ đâu và từ nền văn hóa nào. Ai Cập, nước có phương pháp tính thời gian và niên lịch từ lâu đời, cùng với Hy Lạp được xem là một trong những nơi xuất phát thuật chiêm tinh. Triết gia Ptolemy ở Hy Lạp là tác giả của nhiều bài viết về chiêm tinh và thiên văn có giá trị. Rome, La Mã nơi sản sinh nhiều học giả cũng có hai vị vua gốc gác là nhà chiêm tinh đã từng ban hành những qui tắc dựa vào các chòm sao để răn dạy dân chúng. Nhiều thiên tai của kỷ nguyên này như Galileo và Copernicus đóng luôn vai trò nhà chiêm tinh và sáng lập khoa học hiện đại. Ý nghĩa của các biểu tượng và tên gọi 12 chòm sao trong thuật chiêm tinh phương Tây: 1. Sao Bạch Dương (Aries, sinh từ 21/3 đến 19/4) Athamas, vua xứ Croneus có con trai Phrixus và con gái Helle với người vợ đầu Nephele. Như các vị vua khác ham mê nhan sắc, khi chán vợ, Athamas đuổi Nephele đi để cưới Ino, con gái của Cadmus vua xứ Thebes. Có 2 con với nhà vua, Ino ghen với con của Nephele và tìm cách để con mình kế vị ngôi báu. Lúc đó bắp là mùa màng chính của xứ Croneus cho người và thú vật. Ino làm cho bắp không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc rang nó lên trước khi gieo trồng đồng thời hối lộ cho nhà tiên tri được nhà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng này để ông ta nói dối rằng, hai con của Nephele chính là nguồn gốc hiểm họa. Nhà vua phải tế thần họ thì mùa màng mới trở lại. Thương con, nhưng để cứu đất nước, nhà vua theo lời khuyên này. May mắn, lo cho sự an toàn của con, Nephele đã phái một người bảo vệ đội lốt con cừu có lông bằng vàng gọi là Aries (Bạch Dương) do Thần Zeus tặng cho bà. Ngày tế lễ đến, con cừu thúc Phrixus và Helle ngồi trên lưng và bỏ chạy băng qua đại dương nhưng chẳng may Helle bị rơi chết ở biển (nơi nàng chết được gọi là Hellesponte). Phrixus sống sót và cưới con gái của vương triều Colchis. Để cám ơn Zeus, chàng tế lễ con cừu và treo bộ lông cừu ở vị trí đặc biệt tại Colchis. Còn Zeus thì treo Aries trong bầu trời để tôn vinh lòng can đảm của con vật. 2. Sao Kim Ngưu (Taurus, 20/4 đến 20/5) Zeus, chúa tể của các vị thần có tật mê phụ nữ - cả con người lẫn thần thánh. Nhưng vì bị vợ Hera theo dõi dữ quá nên ông thường đổi dạng thành thú vật để có thể đến với người đàn bà mình chọn một cách dễ dàng. Ngày nọ, Zeus để mắt đến người tớ gái xinh đẹp Europa khi nàng đang chơi đùa với bạn bè ngoài bờ biển. Để các cô gái không sợ hãi, ông biến thành con bò trắng Taurus (Kim Ngưu) và dùng vẻ đẹp của con vật làm mê mẩn Europa. Khi nàng ham chơi với con thú, xa dần bạn bè, Zeus nằm xuống cho nàng cưỡi trên lưng lao vào biển cả bất chấp lời kêu cứu của nàng. Đến đảo Crete, Zeus hiện nguyên hình, nhận Europa làm tình nhân và nàng sinh cho ông ba con trai, Zeus treo ảnh của con bò Taurus trên thiên đường, nơi đó đại diện cho tình yêu, sức mạnh và vẻ đẹp. 3. Sao Song Nam (Gemini, 21/5 đến 20/6) Chòm sao thứ 3 trong hệ sao (Zodiac) đại diện cho 2 anh em người anh hùng Hy Lạp. Castor và Pollux, một cặp song sinh mà gốc gác người cha không rõ ràng. Một truyền thuyết cho biết bà Leda, mẹ họ, có nhiều cuộc tình và sinh được 4 con Castor, Pollux, Clytemnetra và nàng Helen xinh đẹp xứ Sparta. Có sách vở nói Castor và Pollux là "con của Zeus", có sách nói họ là con của Tyndareus, chồng thật sự của Leda. Castor và Pollux là hai nhà thám hiểm và đấu sĩ tài năng. Họ thuộc nhóm chàng trai can đảm hợp tác với anh hùng Hy Lạp Jason để tuy tìm bộ lông vàng. Hai anh em cũng là đối thủ của Theseus, thành phố Athens. Theseus bắt cóc Helen đem về giam ở Athens, chờ khi Theseus đi vắng, Castor và Pollux tập kích Athens giải thoát em mình. Nhưng sau đó Castor bị giết trong trận hỗn chiến với người anh em họ Leucippidae trước sự chứng kiến của Zeus từ thiên đường. Vốn rất quý mến đôi song sinh người trần thế này, Zeus không muốn cả hai bị sa xuống Hades vì vậy ông dùng sấm sét đánh chết anh em Leucippidae rồi đưa Pollux lên thiên đường. Pollux van xin Zeus đưa cả anh mình lên trời làm thần. Zeus đồng ý và hai anh em tái hợp trong chòm sao Gemini. 4. Sao Cự Giải (Cancer, 21/6 đến 22/7) Chòm sao Cự Giải (Crab, con cua) là chòm sao đầu tiên trong hệ sao chiêm tinh được đặt bởi một vị thần thay vì Zeus. Đó là sản phẩm của Hera, Hoàng hậu và nô tì của Zeus. Trên trái đất, Crab được đặt tên ban đầu là Carcinus tức Crayfish (con tôm). Nó sống dưới nước, khổng lồ và khá hiểm ác. Crab được Hera phái đi làm hại anh hùng Hy Lạp Heracles, người bị bà căm ghét. Heracles thuộc nhóm lưu đầy Tweve Labors, bị trừng phạt vì các tội ác phạm lúc còn trẻ. Hera làm cho anh nổi cơn điên giết vợ và các con trai. Hệ quả là các vị thần buộc Heracles phải bỏ ra nhiều năm chuộc lại tội lỗi của mình. Họ bắt anh phục vụ người anh Eurystheus và người anh này thích hành hạ em mình bằng các công việc hầu như không thể thực hiện được. Không phải người bình thường, trong thời gian thụ án, Heracles chiếm lĩnh được trái tim của người dân Olympia. Tuy nhiên, Hera vẫn chưa nguôi hận thù. Ngay lúc Hera gửi con cua khổng lồ đến tấn công Heracles, anh đang phải chiến đấu với một kẻ thù khủng khiếp khác. Đó là con rắn phun lửa khổng lồ Lernian Hydra có nhiều đầu. Mỗi lần Heracles chặt đầu này nó lại mọc 2 đầu khác tại nơi bị chặt. Hera hy vọng do bận đánh nhau với Hydra, Heracles không chú ý đến Crab hoặc khi anh chú ý đến Crab, Hydra sẽ giết anh. Không may cho Crab và Hydra, Hera đã tính toán sai. Heracles giết Crab dễ dàng và tiếp tục cuộc chiến với Hydra. Chứng kiến thảm kịch, Hera thương nhớ con vật đã chết vì nhiệm vụ. Bà đặt nó trên thiên đường vào chòm sao Cự Giải để ghi nhớ sự trung thành của nó. 5. Sao Sư Tử (Leo, 23/7 đến 22/8) Cũng giống như chòm sao Cự Giải, chòm sao Sư Tử (Leo) không do Zeus đặt để mà nó đại diện cho một con ác quỷ tên Nemean Lion. Lúc đó thung lũng Nemae bị con thú gây kinh hoàng. Được giao nhiệm vụ giết con thú tưởng chừng không thể bại trận này là Heracles. Người anh độc ác Eurystheus muốn em mình đưa da con vật về thành phố để chứng minh anh ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Heracles tìm con sư tử và thử giết nó bằng cung tên, rồi sau đó bằng gươm, nhưng tên bị lớp da sư tử chặn lại, gươm thì gãy. Thế cùng, anh phải dùng sức mạnh tự thân để giết nó. Sau đó, anh lột da con sư tử và mang đến giao cho Eurystheus. Người anh hoảng sợ bỏ chạy khi thấy thi thể con sư tử. Y bảo Heracles bỏ nó bên ngoài cổng thành. Heracles dùng da sư tử làm áo khoác và dùng đầu sư tử làm mũ. Linh hồn sư tử được đặt vào bầu trời tức chòm sao Leo. 6. Sao Xử Nữ (Virgo, 23/8 đến 22/9) Chòm sao Xử Nữ Virgo là hình ảnh của một nữ thần chứ không phải thú hay người. Theo thần thoại Hy Lạp trong "Thời đại vàng", các nam thần và nữ thần sống trên trái đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi bắt đầu kỷ nguyên Olympic. Zeus là nhà cai trị khắc nghiệt của kỷ nguyên này. Ông xem con người sinh vật hạ đẳng, không phải thần và thích đối xử với con người như thú vật. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, chống lại Zeus. Anh ăn cắp cả lửa của Olympic và giao nó cho con người. Điên tiết, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus và định để ông ngồi đó mãi mãi. Nhưng việc trừng phạt Prometheus và loài người bị bỏ dở. Zeus phái Pandora, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, phụ nữ là nguồn gốc sự độc ác và rắc rối. Pandora's Box là biểu tượng cho việc con người bị hư hỏng do đàn bà và chiếc hộp chứa các con quỷ tra tấn loài người như con quỷ tham lam và con quỷ thù hận. Sau khi Pandora truy ra các con quỷ, số thần thánh còn lại trên trái đất lập tức chuyển đến thiên đường Olympus. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh, dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng. 7. Sao Thiên Xứng (Libra, 23/9 đến 22/10) Chòm sao Libra (hay Scales) đưa ta trở về những tổ tiên của người Hy Lạp. Thần thoại về chòm sao khởi nguyên từ Ai Cập nơi "Thần chết Ai Cập" dùng cái cân (Scale) để cân linh hồn của người chết. Thần chết Anubis có cái đầu giống con chó rừng. Ông và người anh em Apu canh chừng con đường dẫn đến lòng đất. Anubis cân linh hồn người chết để xem giá trị những việc họ đã làm trên trái đất. Sau đó, ông gửi các linh hồn đến vương quốc Osiris, tương đương với Thiên đường trong thế giới đương đại. Cái cân của Anubis là biểu trưng cho sự phán xét cuối cùng, vì vậy người Hy Lạp đặc trưng nó bằng chòm sao Libra. 8. Sao Thiên Yết (Scorpio, 23/10 đến 21/11) Scorpio (bò cạp) là một ác quỷ, sản phẩm của nữ thần Artemis. Bà triệu tập con thú này đến giao cho nó nhiệm vụ hủy diệt Orion, một sinh vật khổng lồ không phải người nhưng cũng chưa đạt đến mức thần thánh. Scorpio là con của Poseidon, thần biển nhưng cũng bị xem là con của Gala như đa số các người khổng lồ khác. Orion rất mạnh và xinh đẹp nhưng lại mắc một số tật như bao anh hùng Hy Lạp khác; quá tự cao tự đại nên thiếu tôn trọng thần linh. Nghe đồn ông chọc giận thần Artemis bằng cách mưu toan cưỡng hiếp một tớ gái của bà. Trong số các nữ thần, Artemis là người khó tính nhất, bà vừa là thần săn bắn vừa là thần trả thù sẵn sàng dùng bạo lực khi bà nổi giận. Bà sai một con bò cạp khổng lồ (Scorpio) đến tấn công Orion. Con vật chích Orion và giết ông. Artemis đặt Scorpio lên thiên đường để tưởng thưởng công trạng đã hoàn thành. 9. Sao Nhân Mã (Sagittarus, 22/11 đến 21/12) Chòm sao Sagittarus (Arches) là để tưởng nhớ nhân vật thần thoại Chiron, kẻ tử tế và dễ thương của dòng tộc. Chiron có hình dạng nửa người nửa ngựa. Dù đa số thành viên dòng tộc này rất bạo lực và đần độn, Chiron lại khá khôn ngoan, biết thương người và có thể dạy dỗ người khác. Anh là thần vì có mẹ là con gái của thần biển Oceanus và cha là Kronos. Chiron từng dạy học cho các anh hùng Hy Lạp Achilles và Jacson. Nổi tiếng, nhưng Chiron sống trong một hang động ở vùng nông thôn. Không may, Heracles bắn tên trúng Chiron khi anh đang ra tay tiêu diệt những con ác thú nửa người độc ác tàn phá núi rừng. Chiron dùng mọi kỹ năng y học để chữa vết thương nhưng thất bại vì mũi tên tẩm nọc độc của Lermean Hydra, con rắn nhiều đầu. Vì là thần, Chiron chỉ đau đớn chứ không chết, dù anh muốn chết. Prometheus chứng kiến thảm kịch này và tìm cách giúp anh bằng cách biến Chiron từ thần thành người để anh có thể rời mặt đất đi đến thiên đường, biểu tượng bằng chòm sao Nhân Mã. 10. Sao Dương Cưu (Capricorn, 22/12 đến 19/1) Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền. Nhưng thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần (demigo) có nửa trên là người, nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Khi Pan ra đời, nữ thần hét lên vì khiếp sợ và bỏ chạy mất trong khi Hermes thương đứa con dị dạng, đưa nó lên Olympus nơi các vị thần khác cũng thích cậu bé. Từ đó Pan trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, gánh vác trách nhiệm của cha. Anh không ở lại Olympus mà thích sống trong những bóng cây trên núi. 11. Sao Bảo Bình (Aquarius, 20/1 đến 18/2) Trong nhiều nền văn hóa cổ đại, kể cả Babylon, Ai Cập và Hy Lạp, có một vị thần tên "Thần mang nước" hay "Thần đổ nước". Nước đã cưu mang và duy trì sự sống, do đó quyền lực làm cho nước đổ xuống từ thiên đường nằm trong số quyền năng được con người cổ đại tôn kính nhất. Theo thần thoại Hy Lạp thì Zeus là "Thần mang nước". Trong cương vị chúa tể của các vị thần một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là tạo ra bão. Chòm sao Aquarius là biểu tượng cho "Thần mang nước Zeus". Một thần thoại khác lại nói đến Deucalion, người sống sót duy nhất trong trận Đại hồng thủy vào "Thời đại đồ sắt" trong thần thoại Hy Lạp. Ở thời đại này con người cũng tàn bạo như thú dữ giết chóc lẫn nhau, bất kể cha con. Lời giáo huấn của thần thánh không có giá trị gì với họ. Thất vọng, Zeus tạo ra trận lụt lớn trên trái đất, giết chết mọi người trừ Deucalion và vợ Pyrrha (trong chuyến thăm trái đất cuối cùng, Zeus thấy cặp vợ chồng này dù sống trong túp lều đơn sơ không có đủ thức ăn, vật dụng vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn chỗ ở cho mình nên ông mới cho họ sống qua trận lụt) đồng thời giúp họ tạo ra chủng tộc người mới mạnh hơn và có đạo đức. Deucalion chính là "Người mang nước" đặc trưng bằng chòm sao Aquarius. 12. Sao Song Ngư (Pisces, 19/2 đến 20/3) Chòm sao này liên kết với Aphrodite, nữ thần sắc đẹp và con trai Eros, thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp. Ngày nọ, hai người đang đi học dọc bờ sông thì con quỷ Typhon thình lình ngoi lên mặt nước định hủy diệt họ. Typhon già nua là hậu duệ của Gaia và Tartaro hoặc của Kronos và Hera. Dù cha mẹ là ai, Typhon vẫn mạnh như một Titan. Mắt tóe lửa cao chọc trời, Typhon không có ngón tay mà có 100 đầu rồng mọc lên từ bàn tay. Không có thần Olympia nào đủ mạnh để hủy diệt Typhon. Cách duy nhất là tránh khỏi y bằng cách biến hình thành thú vật như cá để bơi đi. Eros và Aphrodite cũng biến thành cá, bơi vào con sông và được hai con cá bạn cứu đưa đến nơi an toàn. Hai con cá chính là chòm sao Song Ngư có đuôi đan vào nhau để tưởng nhớ ngày chúng cứu thần sắc đẹp và thần tình yêu.