Ý nghĩa của câu chủ động – Bị động qua phân tích mật độ mệnh đề

Tóm tắt Hàm lượng ý nghĩa của câu chủ động - bị động không phụ thuộc vào độ dài hay ngắn của câu mà phụ thuộc vào số lượng mệnh đề có trong câu. Phân tích diễn ngôn hiện đại có thể phân tích mệnh đề của câu chủ động - bị động để làm rõ tất cả các ý trong câu. Dựa vào những thành tựu mới nhất của ngôn ngữ học phổ quát, chúng tôi đề xuất các quy tắc phân tích mật độ mệnh đề trong câu chủ động - bị động giúp hiểu một cách tường minh ý nghĩa và từ đó có thể dễ dàng cải biến câu thuộc phạm trù này.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa của câu chủ động – Bị động qua phân tích mật độ mệnh đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 (33) - Thaùng 10/2015 20 Ý nghĩa của câu chủ động – Bị động qua phân tích mật độ mệnh đề Meanings of the active – Passive sentences in the light of analyzing proposition density ThS. Trương Văn Ánh, Trường Đại học Sài Gòn ThS. Hứa Bích Thủy Trường Đại học Bạc Liêu M.A. Truong Van Anh, Sai Gon University M.A. Hua Bich Thuy The University of Bac Lieu Tóm tắt Hàm lượng ý nghĩa của câu chủ động - bị động không phụ thuộc vào độ dài hay ngắn của câu mà phụ thuộc vào số lượng mệnh đề có trong câu. Phân tích diễn ngôn hiện đại có thể phân tích mệnh đề của câu chủ động - bị động để làm rõ tất cả các ý trong câu. Dựa vào những thành tựu mới nhất của ngôn ngữ học phổ quát, chúng tôi đề xuất các quy tắc phân tích mật độ mệnh đề trong câu chủ động - bị động giúp hiểu một cách tường minh ý nghĩa và từ đó có thể dễ dàng cải biến câu thuộc phạm trù này. Từ khóa: phân tích diễn ngôn, mệnh đề, mật độ, quy tắc Abstract The meaning contents of Vietnamese sentences do not depend on their length, but the number of their propositions. Modern discourse analysis can help analyze the sentence propositions of the active – passive sentences to make their meanings clear. In the light of the latest achievements of universal linguistics, we suggest the rules for analyzing the proposition density of the active – passive sentences helping explicitly understand the meaning and then easily transform the sentences of this category. Key words: discourse analysis, propositions, density, rule 1. Khái niệm về phân tích mệnh đề Trong ngôn ngữ học có một ngành tâm lý học tri nhận nghiên cứu những cách chúng ta tạo ra nghĩa cho diễn ngôn. Các nhà tâm lý này chủ yếu nghiên cứu cách trí tuệ con người sở hữu ngôn ngữ, cách cấu trúc và nội dung của diễn ngôn ảnh hưởng những gì được xử lý và ghi nhớ. Họ ít quan tâm đến cách ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp so với cấu trúc ngữ nghĩa của các câu và văn bản. Một khái niệm quan trọng đối với các nhà nghiên cứu là mệnh đề. Mệnh đề là một đơn vị ý kiến, một nhận định thể hiện một yêu cầu thực tế (Jay, 2003, tr.21), một đơn vị cơ bản liên quan đến sự hiểu biết và lưu giữ văn bản (Kintsch, 1974, tr.34; Kintsch & Keenan, 1973, tr.12). “Mệnh đề 21 tương ứng với động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, và liên từ (không phải danh từ hoặc đại từ)” (Covington, 2008, tr.2). Mật độ mệnh đề là một yếu tố quan trọng trong việc diễn tả hàm lượng ý vì vai trò của mệnh đề trong tìm hiểu và lưu giữ văn bản. Theo David Nunan, mệnh đề là một nhận định về một thực thể hay sự kiện nào đó. Một câu có thể có một mệnh đề duy nhất hoặc nhiều mệnh đề. Một câu đơn như “The cat ate the rat” (Con mèo ăn con chuột) có một mệnh đề duy nhất được thể hiện như sau: (ATE, CAT, RAT) (ĂN, MÈO, CHUỘT) Chỉ có phân tích mệnh đề giúp nhà nghiên cứu so sánh các văn bản mà theo cách khác thì không thể thực hiện được (David, N. 1989, tr. 55). Nhiều văn bản có cùng độ dài với cùng đề tài, nhưng có hàm lượng mệnh đề hoàn toàn khác nhau. Dù các văn bản tương đương về nội dung và cấu trúc ngữ pháp, nhưng khó nói được văn bản nào dễ đọc và dễ nhớ hơn. Chính hàm lượng mệnh đề trong câu quyết định độ khó của văn bản. Trong một thí nghiệm về ngôn ngữ, Kintsch và Keenan (1973) cho một nhóm học sinh đọc hai văn bản hầu như giống nhau về độ dài, nhưng có số lượng mệnh đề khác nhau. Kết quả cho thấy văn bản có ít mệnh đề hơn sẽ dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Tương đương ý nghĩa hay tương đương mệnh đề trong hai câu cải biến và trong hai ngôn ngữ sẽ giúp đánh giá chính xác sự nắm bắt của học viên đối với loại câu này. Hay nói cách khác, phân tích mệnh đề sẽ giúp đánh giá được sự thụ đắc ngôn ngữ ở câu chủ động – bị động. 2. Phân tích mệnh đề trong cải biến câu chủ động – bị động 2.1. Quy tắc phân tích mệnh đề Nhằm hiểu rõ ý nghĩa hơn để tiến hành cải biến câu, phân tích mệnh đề trong câu chủ động – bị động giúp nhận diện chính xác các vai trò của các thành phần câu. Nhiều tác giả ở nước ngoài đã đề ra các quy tắc phân tích mệnh đề trong câu, nhưng các quy tắc này mang tính manh mún, chưa đầy đủ. Dựa trên các loại câu đơn, câu ghép và câu phức chúng tôi đề xuất các quy tắc sau để phân tích mật độ mệnh đề trong các câu chủ động – bị động tiếng Việt và tiếng Anh. CÁC QUY TẮC PHÂN TÍCH MỆNH ĐỀ TRONG CÂU CHỦ ĐỘNG Tiếng Việt Tiếng Anh 1. ĐT, CN, BN (động từ ngoại động) 2. ĐT, CN, BNGT, BNTT 3. TG, A 4. NC/NG, A 5. VÀ, A, B (A/B = tiểu cú) 6. NHƯNG, A, B 7. VÌ VẬY, A, B 8. HOẶC, A, B 9. BỞI VÌ, A, B 10. NẾU, A, B 11. MẶC DÙ, A, B 1. V, S, O (Vt) 2. V, S, OI, OD 3. Time, A 4. PLACE/ORIGIN, A 5. AND, A, B (A/B = clause) 6. BUT, A, B 7. SO, A, B 8. OR, A, B 9. BECAUSE, A, B 10. IF, A, B 11. ALTHOUGH, A, B 22 12. KHI, A, B 13. NHƯ/BẰNG VỚI, A, B 14. NHƯ THỂ, A, B 15. NƠI/BẤT KỲ NƠI NÀO, A, B 16. ĐỂ MÀ, A, B 17. QUÁCHO ĐẾN NỔI, A, B 18. ĐT, CN, A 19. ĐT, CN, BN/PN, [A] 20. ĐT, CN, [A], BN/PN 12. WHEN, A, B 13. ASAS, A, B 14. AS IF, A, B 15. WHERE/WHEREVER, A, B 16. SO THAT, A, B 17. SOTHAT, A, B 18. V, S, A (Vt) 19 . V, S, O/C, [A] 20. V, S, [A], O/C Ghi chú: ĐT = động từ; CN = chủ ngữ; BN = bổ ngữ; BNTT = bổ ngữ trực tiếp; BNGT: bổ ngữ gián tiếp; TT = tính từ; DT = danh từ; TG = thời gian; NC = nơi chốn; NG = nguồn gốc; PN = phụ ngữ; A/B/C/D/E/F = tiểu cú. 2.2. Phân tích mật độ mệnh đề trong câu Phân tích mật độ mệnh đề mẫu của David Nunan Nunan đã tiến hành phân tích hai câu sau: 1. Romulus, the legendary founder of Rome, took the women of the Sabine by force. (David, N. 1989: 56) 2. Cleopatra’s downfall lay in her foolish trust in the fickle political figures of the Roman world. (David, N. 1989: 56) Phân tích mệnh đề của câu 1: a. (TOOK, ROMULUS, WOMEN, BY FORCE) b. (FOUND, ROMULUS, ROME) c. (LEGENDARY, ROMULUS) d. (SABINE, WOMEN) Phân tích mệnh đề của câu 2: a. (BECAUSE, A, B) b. (FELLDOWN, CLEOPATRA)= A c. (TRUST, CLEOPATRA, FIGURES)= B d. (FOOLISH, TRUST) e. (FICKLE, FIGURES) f. (POLITICAL, FIGURES) g. (PART OF, FIGURES, WORLD) h. (ROMAN, WORLD) Hai câu trên có độ dài tương đương, nhưng hàm lượng ý nghĩa của câu hai gấp đôi câu một, do mật độ mệnh đề của câu hai (8) nhiều hơn câu một (4) gấp hai lần. Điều này cho thấy hàm lượng ý nghĩa trong câu hai phức tạp hơn câu một. Phân tích mật độ mệnh đề trong câu chủ động - bị động Chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu câu chủ động - bị động tiêu biểu như sau: 1. Thomas writes a letter. A letter is written by Thomas. Mệnh đề trong câu chủ động: a. WRITE, THOMAS, LETTER Mệnh đề trong câu bị động: a. IS WRITTEN, LETTER, BY THOMAS Ý nghĩa hai câu tương tự, nhưng sự chuyển vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ, sự xuất hiện của trợ động từ BE cùng sự chuyển sang hình thức phân từ của động từ chính và giới từ BY diễn tả sự khác biệt mang tính tình thái giữa câu chủ động và câu bị động (David, N. 1989: tr. 64). 2. They watched her feed the poultry. She was watched to feed the poultry. Mệnh đề trong câu chủ động: a. WATCHED, THEY, HER b. FEED, HER, POULTRY Mệnh đề trong câu bị động: a. WAS WATCHED, SHE. b. FEED, (HER), POULTRY 23 Ngoài sự khác biệt ở tính tình thái, trong câu bị động tác thể của FEED được hiểu ngầm là HER. 3. He will make his son learn computer science. His son will be made to learn computer science. Mệnh đề trong câu chủ động: a. WILL MAKE, HE, HIS SON b. LEARN, HIS SON, COMPUTER SCIENCE c. SON, HIS Mệnh đề trong câu bị động: a. WILL BE MADE, HIS SON b. TO LEARN, (HIS SON), COMPUTER SCIENCE c. SON, HIS Sự tương đương ý nghĩa giữa hai câu được thể hiện qua các mệnh đề, ngoài trừ ba sự khác biệt nhỏ: sự chuyển vị trí của chủ ngữ mới, tính tình thái của động từ và hư từ TO được thêm vào. 4. They began to dig a tunnel. A tunnel began to be dug by them. Mệnh đề trong câu chủ động: a. BEGAN TO DIG, THEY, TUNNEL Mệnh đề trong câu bị động: a. BEGAN TO BE DUG, A TUNNEL, BY THEM Trong mẫu câu chủ động - bị động này cụm BEGAN TO đóng vai trò hỗ trợ về mặt ngữ nghĩa. DIG chuyển thành BE DUG diễn tả nghĩa bị động chính của câu. Học viên có thể hiểu lầm BEGAN là động từ thể hiện nghĩa chủ động. 5. People say that he will move to London. It is said that he will move to London. Mệnh đề trong câu chủ động: a. SAY, PEOPLE, THAT b. THAT, a, b c. WILL MOVE, HE d. TO LONDON Mệnh đề trong câu bị động: a. IS SAID, IT b. THAT, a, b c. WILL MOVE, HE d. TO LONDON Cả hai câu đều có 4 mệnh đề. Trong mẫu này sự khác biệt duy nhất là hình thức chủ động và bị động. Ý nghĩa hoàn toàn như nhau. 6. They rumoured that he lived with a young girl. He was rumoured to live with a young girl. Mệnh đề trong câu chủ động: a. RUMOURED, THEY, THAT b. THAT, a, b c. LIVED, HE, WITH A YOUNG GIRL d. GIRL, YOUNG Mệnh đề trong câu bị động: a. WAS RUMOURED, HE, TO LIVE WITH A YOUNG GIRL b. GIRL, YOUNG Mật độ mệnh đề ở câu bị động chỉ bằng phân nữa ở câu chủ động, tuy nhiên ý nghĩa hoàn toàn tương đương. 7. They think that she sold her own car. She is thought to have sold her own car. Mệnh đề trong câu chủ động: a. THINK, THEY, THAT b. THAT, a, b c. SOLD, SHE, HER OWN CAR d. CAR, HER OWN Mệnh đề trong câu bị động: a. IS THOUGHT, SHE, TO HAVE SOLD HER CAR b. CAR, HER OWN Tương tự như mẫu trước, dù động từ trong mệnh đề danh từ ở quá khứ đơn, nhưng ý nghĩa ở hai câu chủ động - bị động hoàn toàn tương đương. Ta cũng lưu ý mật độ mệnh đề ở câu chủ động gấp đôi ở câu bị động. 8. People say that money is the root of all evil. 24 That money is the root of all evil is said. Mệnh đề trong câu chủ động: a. SAY, PEOPLE, THAT b. IS, MONEY, THE ROOT OF ALL EVIL d. THE ROOT, OF ALL EVIL e. EVIL, ALL Mệnh đề trong câu bị động: a. THAT, b, e b. IS, MONEY, THE ROOT OF ALL EVIL c. THE ROOT, OF ALL EVIL d. EVIL, ALL e. IS SAID, THAT, b Ý nghĩa ở hai câu tương đồng và mật độ mệnh đề ở hai câu cũng giống nhau. Sự khác biệt ở đây là ý nghĩa chủ động và bị động qua sự xuất hiện của BE và động từ chính chuyển sang quá khứ phân từ. 9. He has let people cheat him. He has let himself be cheated. Mệnh đề trong câu chủ động: a. HAS LET, HE, PEOPLE b. CHEAT, PEOPLE, HIM Mệnh đề trong câu bị động: a. HAS LET, HE, HIMSELF b. HIMSELF, BE CHEATED Ý nghĩa tương đồng và cùng mật độ mệnh đề ở hai câu. Tân ngữ vô nhân xưng được thay bằng đại từ phản thân HIMSELF ở câu bị động với trợ động từ BE và động từ không ngôi chuyển sang dạng quá khứ phân từ. 10. Do this homework now. Let this homework be done now. Mệnh đề trong câu chủ động: a. DO, (YOU), THIS HOMEWORK, WHEN b. HOMEWORK, THIS c. WHEN = NOW Mệnh đề trong câu bị động: a. LET, (YOU), THIS HOMEWORK b. BE DONE, THIS HOMEWORK, WHEN c. HOMEWORK, THIS d. WHEN = NOW Ý nghĩa trong hai câu vẫn tương đồng, dù có sự khác biệt về mật độ mệnh đề và hình thức chủ động – bị động. 11. They will have someone cut the tree down. They will have the tree cut down. (passive 1) The tree will have to be cut down. (passive 2) Mệnh đề trong câu chủ động: a. WILL HAVE, THEY, SOMEONE b. CUT, SOMEONE, THE TREE, WHERE c. WHERE = DOWN Mệnh đề trong câu bị động 1: a. WILL HAVE, THEY, THE TREE b. (BE) CUT, THE TREE, WHERE c. WHERE = DOWN Mệnh đề trong câu bị động 2: a. WILL HAVE TO BE CUT, THE TREE, WHERE b. WHERE = DOWN Ý nghĩa trong 3 câu trên tương đương nhau. Đây là loại câu cầu khiến trong tiếng Anh. Trong câu bị động 1, trợ động từ BE được ẩn. Hai động từ tình thái được sử dụng trong câu bị động 2, nâng tổng số cụm động từ lên 5 từ. 12a. He wants others to help him. He wants to be helped. Mệnh đề trong câu chủ động: a. WANTS, HE, OTHERS b. TO HELP, OTHERS, HIM Mệnh đề trong câu bị động: a. WANTS, HE, TO BE HELPED b. (HIMSELF), TO BE HELPED Hai câu trên có ý nghĩa tương đương. Sự khác biệt là có sự xuất hiện của BE và quá khứ phân từ tạo nghĩa bị động trong câu sau. 12b. What do you think he can do? What do you think can be done by him? 25 Mệnh đề trong câu chủ động: a. DO THINK, YOU b. CAN DO, HE, WHAT Mệnh đề trong câu bị động: a. DO THINK, YOU b. CAN BE DONE, WHAT, BY HIM Qua phân tích mệnh đề ở hai câu chủ động - bị động như trên, sự nhầm lẫn giữa câu xen “do you think” và câu hỏi chính sẽ bị triệt tiêu. Tác thể trong câu chủ động là HE và bị thể là WHAT. Do vậy, việc cải biến sẽ trở nên rõ ràng. 3. Phân tích mật độ mệnh đề trong câu gợi ý cho việc tạo mẫu câu và giảng dạy Qua việc phân tích mệnh đề trong các câu, ta thấy mật độ mệnh đề ở các câu nhiều hay ít quyết định độ đơn giản hay phức tạp về ý nghĩa của các câu. Điều này tương thích với năng lực tiếp thu của các học sinh ở các trình độ khác nhau. Trong lúc giảng dạy và cho bài tập thực hành, việc chọn mẫu câu thích hợp đóng vai trò quan trọng. Mật độ mệnh đề trong câu tạo ra hàm lượng ý nghĩa của câu. Câu càng ít mệnh đề thì càng ít ý nghĩa. Khi viết sách hay giảng dạy trong lớp, người viết sách và giáo viên phải tính đến mật độ mệnh đề để truyền tải ý nghĩa phù hợp với trình độ của học sinh. Học sinh có trình độ sơ cấp, thì không thể tiếp thu tốt những câu có mật độ mệnh đề dày đặc. Điều này vượt quá năng lực của học sinh và do vậy các em sẽ hiểu một cách mơ hồ và thậm chí không hiểu được. Đối với học sinh trung học phổ thông, nếu câu có mật độ mệnh đề rất ít, ý nghĩa quá đơn giản, các em sẽ nhàm chán và không cảm thấy hứng thú khi học hoặc đọc. Chọn lọc câu có mật độ mệnh đề phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh là giúp học sinh hưởng lợi tối đa trong việc học và tự học. 4. Kết luận Hàm lượng ý nghĩa của câu chủ động - bị động không phụ thuộc vào độ dài hay ngắn của câu mà phụ thuộc vào số lượng mệnh đề có trong câu. Phân tích diễn ngôn hiện đại có thể phân tích mệnh đề của câu để làm rõ tất cả các ý trong câu. Dựa vào các quy tắc để phân tích mật độ mệnh đề trong câu chủ động - bị động giúp người học hiểu một cách tường minh ý nghĩa của câu chủ động - bị động. Điều này giúp cho việc giảng dạy và tiếp thu dạng bị động dễ dàng hơn. Khi viết sách hoặc khi giảng dạy, chúng ta phải cân nhắc sử dụng mật độ mệnh đề phù hợp để học viên dễ tiếp thu kiến thức hàm chứa trong các câu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Charmaine DeFrancesco and Kyle Perkins (2010), “An Analysis of the Proposition Density, Sentence and Clause Types, and Non- Finite Verbal Usage in Two College Textbooks”, Florida International University, USA. 2. Covington, M. A. (2008), “Idea density - A potentially informative characteristic of retrieved documents”, retrieved from Covington- 2009-Idea-Density- paper-SEC09-060.pdf 3. Kintsch, W. & Keenan, J. (1973), “Reading rate and retention as a function of the number of propositions in the base structure of sentences”, Cogntive Psychology, 5(3), 257- 274. 4. Jay, T. B. (2003), “The psychology of language”, Upper Saddle River, NJ: Pearson. 5. Kintsch, W. (1974), The representation of meaning in memory. 6. David Nunan (1989), “Introducing Discourse Analysis”, Penguin English. 7. Vineeta Chand et al (2010), “Analysis of Idea Density (AID): A Manual”, California University at Davis. Ngày nhận bài: 25/8/2015 Biên tập xong: 15/10/2015 Duyệt đăng: 20/10/2015