Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

1. Mở đầu Trong văn đàn Việt Nam hiện đại nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng, Nam Cao là người đến sau và phải trải qua nhiều thăng trầm ông mới khẳng định được vị trí của mình. Để có được điều ấy, Nam Cao chọn một lối đi, cách khám phá, góc nhìn riêng về đối tượng. Viết về những người trí thức tiểu tư sản hay người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Nam Cao không chỉ quan tâm đến câu chuyện về đói khổ mà ông còn phát hiện ra một vấn đề hết sức đau đớn và nhức nhối là ý thức cá nhân của con người bị phủ nhận một cách tuyệt đối. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này là truyện ngắn Chí Phèo. Trong đó, ý thức cá nhân thể hiện ở việc Chí Phèo – nhân vật trung tâm của truyện bị cộng đồng đẩy ra khỏi thế giới loài người, quyết không cho hắn có bất cứ một cơ hội nào được quay trở lại làm người.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 75-79 Ý THỨC CÁ NHÂN TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO Nguyễn Thị Khánh Ly Trường Cao đẳng Sơn La E-mail: nguyenkhanhly83@gmail.com Tóm tắt. Qua kiệt tác Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cách sâu sắc vấn đề ý thức cá nhân, cụ thể là nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người. Đây cũng một trong những biểu hiện của ý thức cá nhân trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Từ khóa: Ý thức cá nhân, Nam Cao, Chí Phèo, quyền làm người. 1. Mở đầu Trong văn đàn Việt Nam hiện đại nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng, Nam Cao là người đến sau và phải trải qua nhiều thăng trầm ông mới khẳng định được vị trí của mình. Để có được điều ấy, Nam Cao chọn một lối đi, cách khám phá, góc nhìn riêng về đối tượng. Viết về những người trí thức tiểu tư sản hay người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Nam Cao không chỉ quan tâm đến câu chuyện về đói khổ mà ông còn phát hiện ra một vấn đề hết sức đau đớn và nhức nhối là ý thức cá nhân của con người bị phủ nhận một cách tuyệt đối. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này là truyện ngắn Chí Phèo. Trong đó, ý thức cá nhân thể hiện ở việc Chí Phèo – nhân vật trung tâm của truyện bị cộng đồng đẩy ra khỏi thế giới loài người, quyết không cho hắn có bất cứ một cơ hội nào được quay trở lại làm người. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây đến ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao Từ xa xưa con người ta sinh ra đã có ý thức cá nhân. Đó là ý thức sự khác biệt về tính cách, tài năng, vẻ đẹp. . . riêng của mỗi người. Tuy nhiên phải đến khi giai cấp tư sản ra đời, phát triển gắn với sự hình thành và phát triển của sản xuất hàng hóa, tư hữu về tư liệu sản xuất, nhất là cuộc cách mạng tư sản Pháp thì chủ nghĩa cá nhân gắn với một ý thức cá nhân hoàn toàn mới mới thực sự ra đời. Ý thức cá nhân khi đó không còn đơn giản là ý thức về sự khác biệt của bản thân mà là ý thức về sự độc lập, tự chủ, tự do và bình đẳng của mỗi người. Điều đó có nghĩa 75 Nguyễn Thị Khánh Ly là, tất cả mọi người đều có quyền: tự làm chủ lấy mình, không bị phụ thuộc vào ai; tự do về tư tưởng, ngôn luận, cư trú. . . trước pháp luật; bình đẳng trước quốc gia và xã hội, có nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau. Ở thời kì Trung đại, người Việt Nam chưa biết đến tư tưởng này. Phải đợi đến những năm đầu thế kỉ XX, khi mà văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp theo gót chân xâm lược tràn vào Việt Nam, chúng ta mới được biết đến một thứ tư tưởng cá nhân hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với văn hóa truyền thống là tư tưởng cá nhân tư sản. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cá nhân mới, họ thấy cá nhân mình có sức mạnh, có khả năng thay đổi vận mệnh của mình, có quyền được khẳng định bản thân, được tôn trọng, được sống thật với lòng mình, được tự do phát triển nhân cách và tài năng. . . Tất cả những tư tưởng đó đã xung đột và đi đến phá vỡ tư tưởng phong kiến cổ truyền. Tư tưởng cá nhân không chỉ làm thay đổi diện mạo đời sống văn hóa mà còn ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến văn học Việt Nam. Nó trở thành một trong những động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng như sự phát triển phong phú, đa dạng và rực rỡ của văn học, đặc biệt là giai đoạn 1930 – 1945. Đóng góp một phần quan trọng cho văn học giai đoạn này là dòng văn học hiện thực phê pháp trong đó có nhà văn Nam Cao. 2.2. Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo 2.2.1. Tiếng chửi của Chí Phèo ở đoạn văn mở đầu tác phẩm – một ẩn số đầy thách thức Ý thức cá nhân được thể hiện tập trung qua nhân vật trung tâm của tác phẩm là Chí Phèo và ngay từ đầu tác phẩm đã được làm nổi bật lên qua đoạn văn ngắn ghi lại tiếng chửi của hắn. Tiếng chửi của một thằng say rượu nào có ý nghĩa gì nhưng làm sao tiếng chửi ấy lại cứ khiến người đọc thấy nhức nhối. Người ta thấy đối tượng của tiếng chửi ấy đi từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ chung chung trừu tượng đến cụ thể: “trời”, “đời”, “cả làng Vũ Đại”, “cha đứa nào không chửi nhau với hắn”, “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”. Hắn đã chửi tất cả, không trừ một bất cứ một đối tượng nào nhưng lạ lùng thay, đáp lại tiếng chửi ấy là một sự im lặng tuyệt đối. Một bên là cá nhân người đang ra sức chửi, một bên là khoảng vắng lặng vô cùng. Hai sự đối lập ấy tạo ra một khoảng cách, rào cản vô hình tách Chí Phèo và cộng đồng người ra thành hai thế giới khác nhau, không thể xâm nhập. Vậy điều gì đã tạo nên khoảng cách không thể kéo gần kia? Có điều gì ẩn dấu sau tiếng chửi đau đớn, khắc khoải của kẻ say? Điều này được dần hé mở ở những đoạn văn tiếp theo ghi lại cuộc hành trình cô độc, mệt mỏi của một kẻ suốt đời tìm đường trở về kiếp con người. 2.2.2. Cuộc hành trình đơn độc của ý thức cá nhân Cuộc hành trình ấy bắt đầu từ cội nguồn xuất thân cô độc của Chí Phèo. Ngay từ khi sinh ra hắn đã bị chính cha mẹ của mình phủ nhận quyền làm con. Đấy là vào một “buổi sáng tinh sương” nọ, Chí Phèo đột ngột xuất hiện trong trạng thái “trần truồng và 76 Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không”. Cái quyền tối thiểu nhất của một con người sinh ra trong cõi đời này là được biết ai đã sinh ra mình nhưng Chí Phèo đã bị tước mất. Hắn xuất hiện như một kẻ lạc loài bị đẩy ra ngoài rìa xã hội: không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không thước đất cắm dùi, thậm chí không cả quê hương, bao bọc đứa trẻ ấy chỉ là một số không khổng lồ. Hắn lớn lên nhờ vào sự cưu mang của những người dân lương thiện, nhưng điều đó cũng chẳng được lâu, hắn sớm rơi vào cảnh phải đi làm thuê, làm mướn để tồn tại. Nhưng có lẽ tháng ngày đó lại là những ngày hạnh phúc của Chí Phèo bởi dù là hèn mọn nhưng người ta cũng đã thuê hắn như thuê một con người. Vậy mà chặng đường ấy vất vả nhưng bình an ấy chẳng được bao lâu. Tất cả kết thúc vào cái năm hắn hai mươi tuổi, đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Ở vào lúc con người ta bắt đầu ý thức, khát khao về tình yêu chân chính và hạnh phúc lứa đôi thì Chì Phèo lại bị con quỷ dâm dục là bà ba nhà Bá Kiến xâm phạm lòng tự trọng cá nhân và khiến hắn bị cướp đi quyền tự do của con người. Chí Phèo đã buộc phải đi ở tù. Tác giả không kể lại những tháng ngày Chí Phèo đi tù mà chỉ miêu tả kết quả của quãng đời ấy là hắn đã bị tước đi cái hình dạng của một con người đến mức mới đầu người làng Vũ Đại “chẳng ai biết hắn là ai”. Bởi vì cái đầu hắn giờ đã “trọc lốc”, răng thì “cạo trắng hớn”, mặt thì “đen mà rất câng câng”, hai mắt “gườm gườm”, chiếc quần nái đen thì chẳng ăn nhập gì với cáo áo tây vàng, lại càng tỏ ra kệch cỡm với “cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông thầy tướng cầm chùy”. Bộ dạng ấy dự báo một tâm hồn đã thay đổi. Và quả đúng như thế: “Hắn về hôm trước hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa cho đến xế chiều . Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi”. Nhưng mà Chí Phèo không phải là đối thủ của một kẻ như Bá Kiến – bốn đời làm tổng lý, lại làm chánh tổng, bá hội tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kì nhân dân đại biểu, “khét tiếng cả trong hang huyện”. Bằng bản chất cáo già, Bá Kiến đã dễ dàng điều khiển được Chí Phèo, biến hắn thành tay sai cho mình. Và từ ấy, thay vì đi bên rìa cuộc sống con người, Chí Phèo đã bị đẩy hẳn vào vực thẳm của loài vật. Cùng với những cơn say triền miên, bản thân Chí Phèo còn không nhận ra chính mình: “cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi?”. Trên khuôn mặt ấy chỉ ghi dấu những tàn tích của những lần rạch mảnh chai “ăn vạ”, “ức hiếp”, “phá phách”, “đâm chém”, “mưu hại”. Tuổi của Chí Phèo được đánh dấu bằng sẹo vằn, ngang không thứ tự còn tâm hồn được đánh dấu bằng những mảnh cắt đã bán cho quỷ dữ. Cái hiện hữu mà mỗi người vẫn có để người ta biết mình tồn tại là cái thẻ ghi biên tuổi, Chí Phèo cũng không có. Người làng Vũ Đại đã đẩy hắn ra ngoài bằng cách khai hắn vào hạng dân lưu tán, lâu năm không về làng. Tất cả quá khứ đã quá mờ nhạt và xa xôi trong kí ức của Chí Phèo. Giờ đây đối với hắn chỉ là những cơn say triền miên, mênh mông, vô tận. Hắn bị người ta tước đi nhân hình, nhân tính đến mức không còn ý thức được sự tồn tại ở đời của chính mình, không biết rằng mình đã là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cả làng Vũ Đại, ai cũng sợ và tránh hắn bởi vì người ta đã không coi hắn là một 77 Nguyễn Thị Khánh Ly con người. Nhưng hình như trong sâu thẳm cõi tiềm thức kia, Chí Phèo vẫn thèm được giao tiếp bởi thế cho nên hắn chửi như “người say rượu hát”. Đến đây ta hiểu được ẩn ý của đoạn văn đầu tiên khi Chí Phèo hiện lên trước mắt người đọc như là một ẩn số đầy thách thức. Hóa ra sự im lặng kia thể hiện thái độ từ chối, không chấp nhận của tập thể con người và hóa ra tiếng chửi kia là kết quả của sự bất hạnh khi mà nhân hình, nhân tính bị tước đoạt, của nỗi uẩn ức khi mà khát khao giao tiếp bị cự tuyệt. Chủ nhân của tiếng chửi ấy đau đớn khi rơi vào hoang mạc cô đơn ở chính nơi mà hắn đã được tìm thấy và lớn lên. Tiếng chửi kia chính là tiếng kêu cứu nhức nhối nhất về quyền được làm người. Nhưng may mắn thay, trên cuộc hành trình đơn độc ấy, Chí Phèo đã nhìn thấy chút ánh sáng ở phía cuối con đường và người thắp lên nguồn sáng đó là Thị Nở. Mặc dù là một người đàn bà xấu xí lại còn dở hơi, nhà nghèo lại còn có dòng giống mả hủi nhưng đây lại là kẻ duy nhất ở thế giới người không quay lưng lại với Chí Phèo. Thị không sợ, không nhìn Chí Phèo như một con quỷ dữ mà lại còn thấy có thể mang lại tình thương cho hắn. Tất cả những điều rất bình dị ấy đã giúp cho bản chất người tưởng như đã bị vùi lấp dưới bùn nhơ trỗi dậy và khiến cho Chí Phèo thấy mình có thể hi vọng xác lập lại quyền làm người của mình. Tuy nhiên cá nhân Thị Nở chưa đủ khả năng để chống lại sức mạnh của một tập thể người đã quyết coi Chí Phèo là quỷ dữ, đã nhất định phủ nhận giá trị là người của Chí Phèo. Niềm tin vừa nhóm lên đã bị dập tắt, khát vọng vừa nảy nở đã lụi tàn. Cánh cửa trở về thế giới loài người vừa hé mở đã đóng sập trước mắt. Con đường phía trước trở nên tối tăm và bế tắc. Ý thức về khát vọng làm người trở lại cũng là khi Chí Phèo ý thức được nỗi tuyệt vọng và đau đớn của việc bị phủ nhận tuyệt đối quyền làm người. Càng khát khao trở lại thế giới loài người, Chí Phèo càng cảm thấy bế tắc. Chí Phèo đã bị đẩy vào “tình huống nghiệt ngã, tưởng như một nghịch lý cuộc đời: Muốn tồn tại thì phải lưu manh. Muốn sống thì phải chết” (Đỗ Ngọc Thống). Chí Phèo – một kẻ đã bị xã hội vô nhân đạo tước đoạt triệt để trên mọi phương diện từ nhân hình đến nhân tính giờ đây lại chính là người tự quyết định tước đoạt đi sự sống của mình. Ngay từ lúc đôi chân của cõi tiềm thức đưa Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình cũng chính là lúc Chí Phèo khẳng định được ý thức về quyền được làm người của mình. Chí Phèo chết đi nhưng nỗi khắc khoải: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” lại chưa bao giờ dứt. Đó là một bi kịch đầy đau đớn của một con người nhìn thấy giá trị người của mình bị cướp mà không làm thế nào lấy lại được. Còn nhiều vấn đề còn phải bàn thêm sau cái chết của Chí Phèo nhưng có một sự thật là trong hoàn cảnh ấy, chỉ có cái chết mới giúp Chí Phèo ở lại bên kia ranh giới của cõi người, giúp hắn được làm người và cũng giúp cho người đọc tin tưởng ở giá trị vĩnh hằng của những con người lương thiện. 78 Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao 3. Kết luận Không ngừng trăn trở về sự sống của con người, Nam Cao luôn luôn cố gắng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để ý thức cá nhân của mỗi người đều được khẳng định. Mặc dù trong thế giới quan của mình khi đó, Nam Cao vẫn chưa chỉ ra được một đường hướng thỏa đáng để ý thức cá nhân có thể giải phóng ra khỏi tấn bi kịch của thời đại. Nhưng với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã lấy tình yêu thương, sự trân trọng quyền con người để sáng tạo nên một hình tượng nghệ thuật có “tiềm năng vươn từ điển hình tới siêu mẫu” (theo Đặng Anh Đào – [2]) và khiến cho Chí Phèo trở thành một kiệt tác nghệ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lại Nguyên Ân, 2008. Phạm trù chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây trong sự lí giải của Phan Khôi. Tham luận Hội thảo khoa học “Lý luận văn học Việt Nam thế kỷ XX”, Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Đinh Trí Dũng, 1992. Bi kịch tự ý thức – Nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao, in trong Nghĩ tiếp về Nam Cao. Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. [3] Lương Hồng Quang, 1999. Dân trí và sự hình thành văn hóa cá nhân. Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [4] Bích Thu (tuyển chọn và giới thiệu), 1999. Nam Cao tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Personal rights as expressed Chi Pheo by Nam Cao The character in the masterpiece Chi Pheo express their deep feelings regarding personal issues. Specificly, the pain and despair of Chi Pheo was presented when he was not allowed to express what were felt to be personal rights. This is one example of the expression of personal values that were expressed in works by Nam Cao before the August Revolution. 79