Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo tại trường Đại học Xây dựng miền Trung

Tóm tắt: Chất lượng giáo dục – đào tạo, một chủ đề luôn luôn nóng hổi mà bất kỳ nhà quản lý giáo dục đào tạo nào cũng phải quan tâm giải quyết. Quan niệm thông thường về “chất lượng giáo dục” đã khiến nhiều lúc nhiều nơi có những nhận định chưa thật sự công bằng về thực trạng hoạt động của một số bộ phận nào đó. Chúng tôi, thông qua bài viết này, mong muốn chia xẻ những yếu tố về chất lượng giáo dục – đào tạo tại trường Đại học Xây dựng Miền Trung nhằm có một cách nhìn đầy đủ hơn về giáo dục – đào tạo như một hoạt động vĩnh hằng của nhà trường nói riêng, của xã hội nói chung.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo tại trường Đại học Xây dựng miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 1 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG TS. Trần Xuân Thực Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Chất lượng giáo dục – đào tạo, một chủ đề luôn luôn nóng hổi mà bất kỳ nhà quản lý giáo dục đào tạo nào cũng phải quan tâm giải quyết. Quan niệm thông thường về “chất lượng giáo dục” đã khiến nhiều lúc nhiều nơi có những nhận định chưa thật sự công bằng về thực trạng hoạt động của một số bộ phận nào đó. Chúng tôi, thông qua bài viết này, mong muốn chia xẻ những yếu tố về chất lượng giáo dục – đào tạo tại trường Đại học Xây dựng Miền Trung nhằm có một cách nhìn đầy đủ hơn về giáo dục – đào tạo như một hoạt động vĩnh hằng của nhà trường nói riêng, của xã hội nói chung. Từ khóa: Chất lượng, giáo dục, định hướng. 1. Khái quát về chất lượng Khi bàn đến chất lượng theo nghĩa rộng, nhiều nhà giáo dục thường đặt nó trong bộ đôi phạm trù “số lượng-chất lượng” hay gọn hơn, cặp phạm trù “lượng - chất” với quy luật về sự biết đổi của chúng. Dưới đây chúng tôi xin trao đổi một số cách tiếp cận về chất lượng trong các hoạt động xã hội: - Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó; hay đơn giản, chất lượng là cái tốt nhất. Điều này chỉ có thể hiểu được, cảm nhận được nếu so sánh với những sự vật có cùng những đặc tính với sự vật đang được xem xét. Đây là cách tiếp cận tiên nghiệm về chất lượng. - Chất lượng được xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được. Điều đó có nghĩa là chất lượng có thể được đo lường khách quan và chính xác. Một sự vật có thuộc tính nào đó “cao hơn” cũng có nghĩa là nó “tốt hơn” và do đó cũng “đắt hơn”. Cách tiếp cận này gọi là cách tiếp cận dựa trên sản phẩm khi xem xét chất lượng. - Chất lượng được xem như sự phù hợp với nhu cầu. Các sản phẩm và dịch vụ được “sản xuất” một cách chính xác với những “đặc tính kỹ thuật” đã định; mọi sự lệch lạc đều dẫn đến giảm thấp chất lượng (mặc dù vẫn đề cập đến dịch vụ). - Chất lượng được xác định bằng tý số thành tựu/ giá cả: thành tựu của một giá cả chấp nhận được và sự phù hợp ở một chi phí chấp nhận được. Đây là cách tiếp cận dựa trên giá trị về chất lượng. - Chất lượng là sự phù hợp với mục đích. Chất lượng được xem xét đơn giản chỉ trong con mắt của người chim ngưỡng sự vật hoặc sử dụng chúng và được coi như mức độ của sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Đó là sự tiếp cận dựa trên người sử dụng, khách hàng đối với chất lượng. Trong thực tế hiện nay các cơ sở giáo dục - đào tạo, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý, giảng viên, luôn luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục - đào tạo. Mọi người đều Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 2 ngầm hiểu rằng, thực chất chất lượng của toàn bộ hệ thống giáo dục phụ thuộc vào kết quả học tập của sinh viên tốt nghiệp về vấn đề nhận thức, như mức độ, độ sâu, khối lượng và ý nghĩa, giá trị khoa học của sự chuyển tải những tri thức, kỹ năng, Xu thế hiện nay của mối quan tâm về chất lượng giáo dục - đào tạo là sự tập trung chú ý ngày càng tăng đối với kết quả tống thể ở các cơ sở giáo dục, dù đó là trường đại học hay các cơ sở giáo dục - đào tạo tư thục, dân lập. Xu thế này đã phản ánh tình hình và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở chuyên môn khác. 2. Xác định chất lượng trong giáo dục và đào tạo Việc xem xét chất lượng trong giáo dục và đào tạo đồng thời từ hai khía cạnh: các cấp độ tại đó chất lượng giáo dục - đào tạo được xem xét từ chính sách giáo dục đào tạo đến quá trình học tập và sự khác nhau giữa chất lượng thiết kế; Chính sách giáo dục đào tạo có thể phân biệt ở các cấp độ: chính sách quản lý ở cấp ngành, thiết kế giáo dục - đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo, chương trình giáo trình, thực hiện các bài giảng, giảng viên, sinh viên. Sự khác nhau giữa chất lượng thiết kế được thể hiện bởi sự xác định, lập kế hoạch, sự thích nghi và triển khai có hiệu quả những nội dung đã được lập kế hoạch. Bảng dưới đây sẽ minh họa khái niệm này, với lưu ý rằng có sự phân biệt giữa giáo dục đào tạo chính quy (truyền thống) và giáo dục đào tạo không chính quy. Bảng: Một số thành tố chất lượng trong giáo dục - đào tạo Cấp độ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Giáo dục đào tạo chính quy Giáo dục đào tạo không chính quy Giáo dục đào tạo chính quy Giáo dục đào tạo không chính quy 1. Chính sách - Cân đối các nhu cầu giáo dục - đào tạo - Hoàn thiện việc cung ứng giáo dục - đào tạo - Xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị sử dụng nguồn lực - Chiến lược đào tạo của đơn vị sử dụng nguồn lực - Theo dõi, điều tiết chính sách giáo dục - Hiệu quả của các chi phí đào tạo - Hiểu biết về sự tác động của các xu thế mới đến nhu cầu đào tạo để có sự điều chỉnh phù hợp 2. Quản lý, Tổ chức - Quản lý hợp lý - Phục vụ phi tập trung - Giúp đỡ, hỗ trợ người học - Phân phối chi phí hiệu quả - Phân phối nhanh chóng, theo khách hàng - Cẩn trọng, linh hoạt và nhanh chóng về những hỗ trợ quản lý - Sự chấp nhận chất lượng với “khách hàng” 3. Thiết kế - Tổ chức nội bộ - Chính sách cán bộ - Phục vụ kinh doanh, dịch vụ - Kiểm soát, quản lý uy tín - Các hoạt động của nhà trường - Quản lý các nguồn tài chính - Sự tăng lên của trình độ phục vụ Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 3 Cấp độ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Giáo dục đào tạo chính quy Giáo dục đào tạo không chính quy Giáo dục đào tạo chính quy Giáo dục đào tạo không chính quy 4. Chương trình giáo dục - đào tạo - Xây dựng và thích nghi nội dung - Sự gắn kết nội tại - Sự phù hợp - Sự gắn kết giữa nhu cầu và đào tạo - Sự lựa chọn hình thức đào tạo đúng đắn - Tuân thủ chương trình với thiết kế và mục tiêu đã được xác định - Các khóa học đáp ứng nhu cầu - Phản hồi của “khách hàng” - Quản lý dự án 5. Đầu ra và sự phân phối khóa trình - Sách giáo trình - Tài liệu tham khảo - Sự cân đối của kiến thức và kỹ năng - Sự hoàn tất khóa học 6. Giáo viên, cán bộ giảng dạy, cán bộ huấn luyện - Có tay nghề cao - Có khả năng làm việc ngoài xã hội - Có tay nghề cao - Có khả năng làm việc ngoài xã hội - Duy trì sự thành thạo - Cập nhật - Đào tạo lại - Có năng lực tư vấn 7. Sinh viên, người được huấn luyện - Thái độ mở đối với sự học - Sự phân loại đánh giá từ ban đầu - Có khả năng học tập liên tục - Sự thành đạt của sinh viên - Sự cải thiện kết quả, thành tựu học tập 3. Chất lượng và sự phù hợp của nội dung giáo dục - đào tạo tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Hầu hết các đề cương chương trình của các bậc học, ngành học hiện nay của Nhà trường đều quan tâm đến tính chất ứng dụng của môn học so với ngành học. Đối với những chương trình đào tạo chuyên nghiệp bậc đại học, cao đẳng, nơi mà nhu cầu phản biện từ xã hội cao hơn, thì kỳ vọng về hiệu quả phải đạt được trong quá trình xây dựng đề cương đối với cán bộ, giảng viên phải sâu sắc và xứng tầm, chủ yếu phải là: - Có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực phụ trách giảng dạy; - Có khả năng minh chứng, ủng hộ cho những luận điểm với những sự kiện, số liệu hoặc những ý tưởng có giá trị; - Có tầm nhìn mới để trình bày, tư tưởng mới, cách tiếp cận mới; - Đáng tin cậy đối với người học. Kiến thức về bộ môn của mỗi giảng viên là một vấn đề, nhưng sự phù hợp giữa nội dung khung chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo là rất quan trọng. Trong đào tạo tập trung chính quy tại nhà trường, có thể xác định được cái gì là tốt nhất đối với người học sẽ luôn được phát huy và được xem xét về mặt chính sách. Trong giáo dục đào tạo không chính quy, thì quan điểm “người Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 4 sử dụng” sẽ nổi trội hơn so với giáo dục - đào tạo từ ban đầu. Nhà trường luôn quan điểm rằng: Những khóa học được đánh giá có chất lượng cao sẽ phải là những khóa học hướng tới thậm chí đạt đến tính phù hợp, tính thực tiễn với khả năng thực hành và ứng dụng cao, tính liên kết cao giữa các môn học trong bậc học. Ngoài ra, chương trình còn tạo dựng nguồn cảm hứng (truyền cảm, biểu cảm, gợi cảm), năng động, bổ sung và cập nhật nhiều thông tin hữu ích; xây dựng giải pháp chuyển tải nhiều hơn so với nội dung trong chương trình. 4. Dạy học và đào tạo có hiệu quả tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Nội dung không phải là khía cạnh duy nhất để thực hiện một chương trình đào tạo tạo nên chất lượng người học. Những đặc trưng chất lượng khác có tác động tích cực chẳng hạn như tính tương tác, tính năng động, kinh nghiệm giảng dạy, phong cách của mỗi giảng viên, cán bộ huấn luyện, Hiệu quả của quá trình dạy học từ giảng viên của nhà trường luôn được quan tâm, đó là “sự cam kết chặt chẽ và động cơ lành mạnh” trong quá trình giảng dạy, định hướng sinh viên tự học, tự nghiên cứu, và chắc chắn đó là một trong những nhân tố quyết định đến kết quả của giáo dục, trong đó sự hỗ trợ cho động cơ bên trong của người giảng viên và cách tiếp cận của họ phải luôn được duy trì hoặc nâng cao. Giảng viên nhà trường luôn gắn bó mật thiết với sự cam kết về “thái độ nghề nghiệp” bao gồm những hành vi đạo đức (chẳng hạn không đối xử với người học bằng những cách thức thiếu tôn trọng họ, không biểu hiện thiên kiến về giới tính, văn hóa vùng - miền,); lòng mong muốn có sự cải tiến thường xuyên; sự cởi mở đối với các thông tin phản hồi, luôn luôn gần gũi với sinh viên để tạo ra một hình ảnh tốt nhất về chất lượng đào tạo của nhà trường. Giảng viên nhà trường luôn thể hiện sự thành thục về khả năng chuyển tải những tri thức và những kỹ năng bằng cách “dịch” chúng thành các tư tưởng khái niệm có thể hiểu được đối với người học; kích thích sự hứng thú của người học đối với bộ môn để chuẩn bị cho người học có khả năng học tập suốt đời. Những khả năng này được đánh giá tốt hơn và đáng tin tin cậy hơn so với việc đánh giá sự thành thục về bộ môn. Kết hợp hai sự thành thục này sẽ tạo nên quá trình đóng góp đáng kể vào việc lĩnh hội có chất lượng ở người học. Giảng viên nhà trường luôn thể hiện phong cách dạy học nhằm mang lại kết quả học tập tốt nhất cho sinh viên. Họ có thể soạn ra một loạt các phong cách dạy học có ích cho sự học tập của người học vì chúng nâng cao, thúc đẩy khả năng học tập theo những cách khác nhau. Nhưng mặt khác, họ cũng có những quy tắc cơ bản cho phong cách dạy học đạt kết quả. Một số đặc điểm cần phải loại trừ, chẳng hạn như gây nhàm chán, lặp đi lặp lại, ngạo mạn hoặc xa cách người học, không vững vàng hoặc không có khả năng thuyết phục, và trong thực tiễn, những đặc trưng cho phong cách dạy học được người học tiếp thu hiệu quả và do đó họ đánh giá cao và hoan nghênh như: - Phong cách giao tiếp xuất sắc; Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 5 - Luôn nhiệt tình và tận tụy trong công việc; - Có khả năng truyền đạt chương trình, giáo trình, bài giảng ở cấp độ đúng đắn và sát với đối tượng lĩnh hội kiến thức; - Có sáng kiến và có khả năng đáp ứng những thông tin phản hồi từ phía người học một cách nhanh chóng và hiệu quả; - Biết động viên và chịu khó phát huy với các ý tưởng; - Hào hứng và có đầu óc hài hước; Dạy học là một quá trình tương tác diễn ra trong những bối cảnh nhất định đặc biệt khi giảng dạy tại giảng đường, chất lượng dạy học gắn liền với kết quả của quá trình giao tiếp hai chiều. Ngoài ra, giảng viên nhà trường luôn quan tâm đến một số “khía cạnh thực hành và ứng dụng” ảnh hưởng đến chất lượng lĩnh hội, chẳng hạn như: - Giảng viên phải luôn tôn trọng bản chất và khối lượng công việc của bộ môn phân công; - Logic của chương trình, bài giảng phải rõ ràng sáng sủa đối với người học; - Giảng viên phải luôn tôn trọng nội quy (chẳng hạn thời khóa biểu, giờ giấc, quy trình làm việc trên lớp); - Giảng viên phải luôn hiểu rõ người học mong muốn cái gì; - Giảng viên phải có hành vi xử lý đúng mực với những hoạt động học tập và nghiên cứu của người học. Tất nhiên, đây là một số nét điển hình, mà thiếu chúng là triệu chứng của sự không có chất lượng. 5. Kết luận Do tác động của sự thay đổi ngày càng nhanh kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa thì nhu cầu đào tạo chất lượng ngày càng cao để phù hợp với thực tiễn đặt ra. Trước tình hình đó, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung phải tổng kết thực tiễn theo định kỳ, bắt kịp vào xu thế hội nhập, xác định việc thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu thiết thực trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả cho khu vực.
Tài liệu liên quan