Yếu tố sinh - Xã hội học của cha mẹ bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS điều trị

TÓM TẮT Mục tiêu:Xác định các yếu tố sinh xã hội học của cha, mẹ bệnh nhi nhiễm HIV. Thiết kế nghiên cứu & phương pháp:Mô tả hàng loạt trường hợp: Phỏng vấn trực tiếp Cha, Mẹ bệnh nhi nhiễm HIV đang điều trị tại BV Nhi đồng 1, theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu: Có 125 cha hay mẹ bệnh nhi nhiễm HIV được phỏng vấn. Tuổi của bệnh nhi từ 1 đến 144 tháng, chiếm tỉ lệ cao nhất là 3 -4 tháng tuổi. Các trẻ cư ngụ rải rác khắp các tỉnh miền đông, miền tây nam bộ, Tây nguyên và nam trung bộ; 39,2% trẻ cư ngụ tại TP Hồ Chí Minh.Tuổi của cha mẹ từ 18 –40 tuổi. Trình độ học vấn của cha và mẹ đa số cấp I và II. Nghề nghiệp của cha đa số là công nhân, lái xe, thợ hồ; nghề của mẹ chủ yếu là công nhân, buôn bán nhỏ và nội trợ

pdf14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố sinh - Xã hội học của cha mẹ bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YẾU TỐ SINH-XÃ HỘI HỌC CỦA CHA MẸ BỆNH NHI NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các yếu tố sinh xã hội học của cha, mẹ bệnh nhi nhiễm HIV. Thiết kế nghiên cứu & phương pháp: Mô tả hàng loạt trường hợp: Phỏng vấn trực tiếp Cha, Mẹ bệnh nhi nhiễm HIV đang điều trị tại BV Nhi đồng 1, theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu: Có 125 cha hay mẹ bệnh nhi nhiễm HIV được phỏng vấn. Tuổi của bệnh nhi từ 1 đến 144 tháng, chiếm tỉ lệ cao nhất là 3 - 4 tháng tuổi. Các trẻ cư ngụ rải rác khắp các tỉnh miền đông, miền tây nam bộ, Tây nguyên và nam trung bộ; 39,2% trẻ cư ngụ tại TP Hồ Chí Minh.Tuổi của cha mẹ từ 18 – 40 tuổi. Trình độ học vấn của cha và mẹ đa số cấp I và II. Nghề nghiệp của cha đa số là công nhân, lái xe, thợ hồ; nghề của mẹ chủ yếu là công nhân, buôn bán nhỏ và nội trợ.Phần lớn cha hoặc mẹ của bệnh nhi đã được xác định nhiễm HIV. Tuy nhiên vẫn còn 35% cha và 23,2% mẹ chưa được xét nhiệm xác định tình trạng nhiễm HIV. Kết luận: Cần chú ý tăng cường giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về phòng chống lây nhiễm và điều trị bệnh nhân HIV cho học sinh cấp I, II và công nhân, lái xe, thợ hồ và nội trợ. Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhiễm HIV cần phải chú ý đến việc tham vấn cha me, nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV cũng như hướng dẫn điều trị tích cực trong những trường hợp Cha Mẹ đã nhiễm HIV. ABSTRACT Objective: To indentify the Bio-social factors among parents of HIV- Infected patients attending the children’s hospital Nº 1. Study design: Descriptive: interview parents of HIV-Infected patients by prepared questionnaire. Results: 125 fathers or mothers were interviewed, aged 26-42 years. The majority of patients is from HCM city (39,2%).Almost parents have education degree of high school. The majority of fathers is worker, builder and driver. Mothers are worker, saleswoman and housewife. Almost parents are confirmed HIV(+) but we don’t know about HIV-infection status of 35% fathers and 23,5% mothers. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào cuối năm 2003, UNAIDS công bố trên tòan thế giới có khỏang 37,8 triệu người nhiễm HIV, gồm 35,7 triệu người lớn và 2,1 trẻ em < 15 tuổi(6). Tại Việt Nam, kể từ trường hợp đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, tính đến năm 2005, tổng số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã đạt đến khoảng 263.000 người (Theo Bộ Y Tế Việt Nam, 2005). Dịch bệnh HIV/AIDS, đã xảy ra ở tất cả 64 tỉnh, thành của nước ta, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của người dân và triển vọng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Cứ 75 hô dân, ước tính có một hộ gia đình đã có người nhiễm HIV/AIDS (Jordan D.Ryan- Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt nam). Tại bệnh viện Hùng Vương –Tp. HCM, vào những năm trước 1995 không phát hiện trường hợp sản phụ nào nhiễm HIV. Từ 1996 đến nay, số phụ nữ mang thai tăng hàng năm một cách rõ rệt. Riêng trong năm 2003,số phụ nữ đến để khám thai hoặc để sanh là 24.601 trong đó được xét nghiệm HIV(+) là 173 trường hợp, chiếm tỉ lệ là 0,70%. Tỉ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV đã được ước lượng cho thành phố Hồ Chí Minh là 1,00%, khoảng 1/3 số trẻ được những bà mẹ bị nhiễm HIV sinh ra cũng bị nhiễm HIV sau này cũng sẽ nhập viện(8). Việc chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị nhiễm HIV phụ thuộc rất nhiều vào cha, mẹ. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố sinh xã hội học của cha, mẹ bệnh nhi trở nên cần thiết nhằm góp phần cải thiện hiệu quả điều trị cho trẻ em nhiễm HIV. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi hy vọng tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về trẻ em nhiễm HIV. Trong nghiên cứu này, mục tiêu của chúng tôi chỉ là tìm hiểu các yếu tố sinh xã hội học của cha, mẹ bệnh nhi nhiễm HIV. VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP Phương pháp Mô tả hàng loạt trường hợp. Chọn mẫu Cha mẹ của các bệnh nhi nhiễm HIV được chẩn đoán xác định dựa vào hướng dẫn chẩn đoán và xử trí người nhiễm HIV của bộ y tế – 2005, đang điều trị tại khoa nhiễm BVNĐ I. Cỡ mẫu lấy trọn (n=125) Tiêu chí loại trừ Cha mẹ bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cách thức tiến hành Phỏng vấn trực tiếp cha hoặc mẹ bệnh nhi đến nuôi bệnh tại BV Nhi đồng 1 bằng bảng câu hỏi soạn sẵn . Thời gian thực hiện Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 10/2005 đến tháng 6/2006: Chúng tôi phỏng vấn được Cha Mẹ của 125 bệnh nhi (tuổi của bệnh nhi từ 1 tháng đến 144 tháng, với tuổi trung bình là 26,73 tháng) có chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS, đang điều trị tại khoa Nhiễm–Thần kinh BV Nhi đồng 1. Các yếu tố sinh-xã hội học ghi nhận được như sau: Tỉ lệ cha mẹ của trẻ nhiễm HIV phân bố theo nơi cư ngụ Địa phương n % An Giang 6 4,8 Tp HCM 49 39,2 Long An 7 5,6 Tiền Giang 3 2,4 Bến Tre 4 3,2 BR– VTàu 5 4 Đồng Nai 8 6,4 Bình Dương 3 2,4 Bình Phước 9 7,2 Tỉnh khác 31 24,8 Phân bố tuổi của cha, mẹ bệnh nhi Hầu hết cha mẹ bệnh nhi đều thuộc lứa tuổi lao động . Trong đó, Tuổi trung bình của cha bệnh nhi là 28,7 với tuổi nhỏ nhất là 20 và lớn nhất là 42 ; Tuổi trung bình của mẹ bệnh nhi là 26,4 với tuổi nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 39. Tỉ lệ cha, mẹ bệnh nhi phân bố theo trình độ học vấn Tỉ lệ cha bệnh nhi phân bố theo trình độ học vấn Hầu hết trình độ học vấn của cha bệnh nhi là cấp I và cấp II (29,2% và 51,7%) Biểu đồ 1 : Tỉ lệ cha bệnh nhi phân bố theo trình độ học vấn ( n = 120 ) Tỉ lệ mẹ bệnh nhi phân bố theo trình độ học vấn Biểu đồ 2 : Tỉ lệ mẹ bệnh nhi phân bố theo trình độ học vấn ( n =121 ) Hầu hết trình độ học vấn của mẹ bệnh nhi là cấp I và cấp II (33,1% và 42,1%) Tỉ lệ cha, mẹ bệnh nhi phân bố theo nghề nghiệp Nghề của cha Bảng 1 : Tỉ lệ cha bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS phân bố theo nghề nghiệp ( n =122 ) Nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ(%) Công nhân 21 17,2 Nông dân 18 14,7 Lái xe 27 22,1 Thợ hồ 23 18,8 Công chức 2 1,6 Nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ(%) Buôn bán 10 8,1 Khác 21 17,2 Nghề nghiệp của cha bệnh nhi chủ yếu là lao động chân tay và nghề tự do. Nghề của mẹ Bảng 2 : Tỉ lệ mẹ bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS phân bố theo nghề nghiệp ( n =124 ) Nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ(%) Công nhân 26 20,9 Nông dân 19 15,3 Nội trợ 27 21,7 Thợ may 13 10,5 Công chức 4 3,2 Buôn bán 26 20,9 Khác 7 5,6 Nghề nghiệp của mẹ bệnh nhi chủ yếu là nội trợ, công nhân và buôn bán. Tình trạng nhiễm HIV của cha, mẹ bệnh nhi Tình trạng nhiễm HIV của cha: Bảng 3 : Tỉ lệ cha bệnh nhi phân bố theo tình trạng nhiễm HIV ( n = 125) Tần số Tỉ lệ(%) Tổng cộng 81 65 Chết 12 9,6 Chưa điều trị ARV 68 54,4 HIV (+) Đang điều trị ARV 1 0,8 Không xét nghiệm HIV 44 35 Có 35,2 % người cha không đến bệnh viện nuôi con nên không biết tình trạng nhiễm HIV. Tình trạng nhiễm HIV của mẹ: Bảng 4 : Tỉ lệ mẹ bệnh nhi phân bố theo tình trạng nhiễm HIV ( n = 125) Tần số Tỉ lệ(%) Tổng cộng 96 76,8 Chết 7 5,6 Chưa điều trị ARV 84 67,2 HIV (+) Đang điều trị ARV 5 4 Không xét nghiệm HIV 29 23,2 Có 23,2% người mẹ không đến bệnh viện nuôi con nên không biết tình trạng nhiễm HIV. BÀN LUẬN & KẾT LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi bệnh nhi nhiễm HIV từ 1 tháng đến 144 tháng. Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 3 - 4 tháng tuổi. Đây là lứa tuổi chưa tự chăm sóc được cho bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ về mọi mặt. Do đó, việc nâng cao sức khỏe cho trẻ nhiễm HIV cần phải chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ của trẻ. Cha mẹ bệnh nhi cư ngụ rải rác khắp các tỉnh miền đông, miền tây nam bộ, Tây nguyên và nam trung bộ; Tp. Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ 39,2%. Tỉ lệ này phù hợp với tỉ lệ nhiễm HIV nói chung trong cộng đồng dân cư qua các nghiên cứu trước đây(4). Nghề nghiệp của cha đa số là công nhân, lái xe, thợ hồ và nghề của mẹ chủ yếu là công nhân, buôn bán nhỏ và nội trợ với trình độ học vấn đa số là cấp I và II. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc giáo dục sức khỏe và phổ biến kiến thức về bệnh nhiễm HIV bằng những hình thức, nội dung đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với các phụ huynh có trình độ cấp I, II. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cần được chú ý ở nhóm dân cư có nghề nghiệp là lao động phổ thông. Phần lớn cha hoặc mẹ của bệnh nhi được xác định đã nhiễm HIV. Tuy nhiên, tỉ lệ Cha mẹ chưa được điều trị ARV còn rất cao : 54,4% cha và 67,2% mẹ. Bên cạnh đó, vẫn còn 35% người cha và 23,2% người mẹ chưa được xét nhiệm xác định tình trạng nhiễm HIV. Do vậy, nhằm giảm thiểu tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ Cha Mẹ chúng ta cần chú ý đến việc tham vấn nam nữ thanh niên trước khi lập gia đình cũng như hướng dẫn điều trị tích cực trong những trường hợp cha mẹ đã nhiễm HIV. Từ kết quả thu được qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của các nghiên cứu kế tiếp nhằm tìm hiểu rõ hơn về kiến thức thái độ vàthực hành chăm sóc bệnh nhi cũng như về phòng chống lây nhiễm cho thân nhân của cha mẹ bệnh nhi nhiễm HIV.
Tài liệu liên quan