Bài tập ngân hàng chương 3: Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN : 1. Thế nào là kiểm soát đặc biệt. Việc đặt các TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có ý nghĩa gì? 2. Bằng những quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam, hãy chứng minh một trong các mục tiêu của pháp luật ngân hàng là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. 3. Hiểu thế nào là TCTD ? So sánh TCT D với các tổ chức kinh doanh khác. Tại sao TCTD lại thường được thành lập dưới hình thức là công ty cổ phần ? 4. Hiểu thế nào là TCTD nước ngoài ? TCTD nước ngoài muốn thực hiện hoạt động ngân hàng tại Việt Nam có thể được thành lập dưới hình thức nào ?

pdf8 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ngân hàng chương 3: Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ngân hàng chương 3: Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng I. CÂU HỎI TỰ LUẬN : 1. Thế nào là kiểm soát đặc biệt. Việc đặt các TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có ý nghĩa gì? 2. Bằng những quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam, hãy chứng minh một trong các mục tiêu của pháp luật ngân hàng là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. 3. Hiểu thế nào là TCTD ? So sánh TCTD với các tổ chức kinh doanh khác. Tại sao TCTD lại thường được thành lập dưới hình thức là công ty cổ phần ? 4. Hiểu thế nào là TCTD nước ngoài ? TCTD nước ngoài muốn thực hiện hoạt động ngân hàng tại Việt Nam có thể được thành lập dưới hình thức nào ? 5. So sánh TCTD ngân hàng và TCTD phi ngân hàng ? Lý giải sự khác biệt đó. 6. Trình bày các điều kiện để được thành lập TCTD, tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng ? So sánh hai điều kiện này và rút ra nhận xét, giải thích. 7. Đối tượng nào bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ? TCTD nước ngoài khi lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hay không ? 8. Trình bày trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt. Kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt mà TCTD được áp dụng thủ tục không khôi phục lại tình trạng hoạt động bình thường thì TCTD sẽ được xử lý như thế nào ? 9. Khi nào thì TCTD được coi là lâm vào tình trạng phá sản ? So sánh dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản của TCTD với doanh nghiệp. Giải thích vì sao lại có sự khác biệt đó ? 10. Có ý kiến cho rằng hiện nay NHNN còn bao đỡ cho các ngân hàng quá nhiều ( bằng chứng là đến hiện nay chưa có ngân hàng nào phá sản). mặt khác khi chúng ta đã gia nhập WTO do đó cần phải tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, trong đó các ngân hàng nước cũng như ngân hàng Việt Nam cần được đối xử bình đẳng với nhau. Anh ( chị) hãy bình luận ý kiến trên. 11. Anh(chị )hiểu gì về chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các TCTD. Vấn đề này có hoàn toàn giống với chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không ? Sự khác nhau đó là gì ? Giải thích vì sao ? 12. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành của một TCTD. 13. TCTD có thể huy động vốn thông qua những cách thức nào ? Trình bày từng cách thức đó. 14. Vì sao TCTD phi ngân hàng lại không được huy động tiền gửi ngắn hạn ? 15. Sự khác nhau giữa tiền gửi có kì hạn, không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm là gì ? Vì sao phải phân ra làm nhiều loại tiền gửi như vậy ? 16. Bảo hiểm tiền gửi là gì ? Pháp luật ngân hàng quy định ra sao về vấn đề này.(đối tượng phải tham gia bảo hiểm, đối tượng được hưởng bảo hiểm, điều kiện hưởng bảo hiểm, mức hưởng) 17. Tại sao phápluật ngân hàng lại quy định đối tượng được chi trả bảo hiểm chủ yếu là các cá nhân, ngoài ra còn có tổ hợp tác, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh mà không có công ty TNHH và công ty cổ phần ? 18. Theo anh (chị), mức chi trả bảo hiểm tiền gửi như hiện nay đã hợp lý hay chưa, anh(chị ) có kiến nghị gì ? 19. Có ý kiến nên đưa ngoại tệ vào danh mục tiền gửi được chi trả bảo hiểm nhằm tránh sự phân biệt đối xử, thế nhưng hiện nay các nhà làm luật vẫn không đồng ý với ý kiến này. Anh(chị) suy nghĩ thế nào về vấn đề này. 20. So sánh hai phương thức huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Theo anh(chị) phương thức huy động vốn nào hiệu quả hơn ? Vì sao ? 21. Thế nào là hoạt động cấp tín dụng của TCTD ? Trình bày các phương thức cấp tín dụng ? 22. Tại sao pháp luật ngân hàng lại quy định TCTD không được trực tiếp kinh doanh bất động sản ? 23. Tại sao TCTD chỉ được dùng vốn các tổ chức tín dụng chỉ được phép sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần mà không được sử dụng vốn huy động ? 24. II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH : 1) Công ty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công ty ấy thuê tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính. 2) TCTD nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt nam chỉ được thành lập dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3) Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác. 4) Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi. 5) Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với tổ chức hoạt động ngân hàng khi mất khả năng thanh toán. 6) Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi. 7) Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi. 8) Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi. 9) TCTD không được trực tiếp kinh doanh bất động sản. 10) Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân, hộ gia đình. 11) TCTD chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. 12) Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 13) Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt 14) Ban kiểm soát đặc biệt được quyền yêu cầu NHNN cho tổ chức tín dụng vay khoản vay đặc biệt 15) Công ty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng 16) TCTD không được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. 17) Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn. 18) TCTD được dùng vốn huy động được để góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. 19) TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD cho vay. 20) TCTD phi ngân hàng không đươc làm dịch vụ thanh toán. III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG : 1. Tổng công ty đầu tư xây dựng X chuyên thực hiện những dự án, công trình lớn, cần thời gian lâu dài, vì thế công ty rất cần nguồn vốn dài hạn. Trong khi đó, để vay được ngân hàng nguồn vốn này thì lại cần nhiều điều kiện. Do đó, công ty đã có kế hoạch sẽ thành lập riêng một TCTD trực thuộc để huy động vốn phục vụ đầu tư xây dựng. Theo anh( chị) kế hoạch trên của công ty có thực hiện được không khi đứng trên góc độ pháp luật, nếu được anh( chị) hãy tư vấn cho công ty cách thực hiện. 2. Để tăng cường vốn tự có, công ty tài chính A đã thực hiện các hoạt động sau : a) Phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn khác nhau để huy động vốn : 3tháng, 6 tháng, 1 năm. Nhận tiền gửi 1 năm dưới dạng tiết kiệm có thưởng. c) Tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng khi gửi tiền bằng đồng USD và vàng. d) Thực hiện chương trình khuyến mãi : ‘gửi tiền được bảo hiểm’. Theo đó khách hàng nào gửi tiền trên 1 tỷ đồng sẽ được công ty mua bảo hiểm nhân thọ. Hỏi, trong các hoạt động trên hoạt động nào được phép và không được phép thực hiện ? Vì sao ? 3. Theo báo cáo của ngân hàng Y về tình hình kinh doanh của mình, Giám đốc chi nhánh NHNN nơi ngân hàng đặt trụ sở đã lập kiến nghị đặt ngân hàng Y vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và gửi lên Thống đốc NHNN. Thống đốc đã xem xét và ra quyết định kiểm soát đặc biệt với nội dung như sau : - Đặt ngân hàng Y vào tình trạng KSĐB do tổ chức này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. - Thời hạn kiểm soát đặc biệt là 3 năm. - Thành lập Ban KSĐB gồm 3 ông là : + Trần Văn A- Vụ trưởng Vụ tín dụng NHNN. + Nguyễn Minh B – Cán bộ phòng quản lý các TCTD ( ông này chồng của bà Phạm Thị C- là kiểm soát viên của ngân hàng Y). + Bùi Văn D- Thành viên Ban kiểm soát ngân hàng X. Quyết định KSĐB trên đã được gửi cho toàn bộ các chi nhánh NHNN còn lại, cơ quan công an, cơ quan báo pháp luật. Trong quá trình thực hiện việc KSĐB, Ban kiểm soát đã ra những quyết định sau đây : - Chỉ đạo Giám đốc TCTD phân loại nợ hợp lý để lập kế hoạch thanh toán. - Đình chỉ quyền điều hành của phó giám đốc ngân hàng Y do phát hiện ông này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để phê duyệt nhiều hợp đồng cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng. - Miễn nhiệm và đình chỉ công tác đối với trưởng phòng tín dụng NH. - Tham gia vào Hội đồng tín dụng và đình chỉ việc giải ngân cho một số hợp đồng tín dụng đã ký kết. - Yêu cầu ngân hàng Z cho ngân hàng Y vay đặc biệt để nhằm phục hồi khả năng thanh toán của ngân hàng Y. Anh(chị) hãy nhận xét về các hành vi trên của Thống đốc NHNN và Ban kiểm soát đặc biệt.