Biến quá trình giáo dục thành hoạt động giao tiếp

Sự phát triển của con người gắn liền với hoạt động giao tiếp. Từ thủa bình minh sơ khai của nhân loại, giao tiếp bắt đầu từ những hình ảnh, âm thanh của tự nhiên như mưa gió, cây cối, cỏ hoa, phiến đá, bờ sông Tiếp sau đó là những cử chỉ thô sơ, những nét chữ tượng hình được khắc trên cây, trên đá. Khi con người biết sử dụng ngôn ngữ như một tín hiệu giao tiếp kết hợp với những hoạt động của tự thân, lúc ấy xã hội đã bước sang một thời kì khác, đó là thời kì có sự soi rọi của ánh sáng tri thức. Tri thức gắn liền với ý thức của con người. Ý thức là nguồn gốc cơ bản của sự hình thành, phát triển yếu tố “Người” trong con người, đồng thời là nguồn gốc của sự hình thành, phát triển văn hóa, là cái tạo nên “năng lực bản chất Người” (C.Mác). Văn hóa giao tiếp thể hiện trình độ phát triển, năng lực sống của con người. Ý thức con người càng cao, xã hội càng phát triển, quan hệ giao tiếp càng phức tạp. Văn hóa giao tiếp thể hiện ở năng lực giao tiếp và kĩ năng giao tiếp được hình thành trong quá trình phát triển xã hội.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến quá trình giáo dục thành hoạt động giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 (34) - Thaùng 11/2015 39 Biến quá trình giáo dục thành hoạt động giao tiếp Make an educational process a communication activity TS. Nguyễn Thị Kim Ngân Trường Đại học Sài Gòn Ph.D. Nguyen Thi Kim Ngan Sai Gon University Tóm tắt Văn hóa giao tiếp không chỉ là nội dung của giáo dục mà còn là hoạt động giáo dục của chính nó. Giáo dục cần phải được xem xét như các hoạt động giao tiếp. Sự cởi mở, dân chủ và đối thoại hai chiều sẽ đảm bảo sự thành công trong giáo dục. Giáo dục văn hóa giao tiếp là một trong những nội dung của giáo dục và nó cũng là giải pháp hữu ích để đảm bảo hiệu quả của giáo dục. Từ khóa: giao tiếp, giáo dục, trường học, thẩm mĩ, văn hóa Abstract Communication culture is not only the content of education but also an educational activity in itself. Education needs to be considered as an educational activity. The quality of openness, democracy and dynamic dialogue will ensure the success in education. Educating communication culture is one of the contents of education and it is also a useful means to ensure the effect of education. Keywords: communication, education, school, aesthetics, culture... Sự phát triển của con người gắn liền với hoạt động giao tiếp. Từ thủa bình minh sơ khai của nhân loại, giao tiếp bắt đầu từ những hình ảnh, âm thanh của tự nhiên như mưa gió, cây cối, cỏ hoa, phiến đá, bờ sông Tiếp sau đó là những cử chỉ thô sơ, những nét chữ tượng hình được khắc trên cây, trên đá. Khi con người biết sử dụng ngôn ngữ như một tín hiệu giao tiếp kết hợp với những hoạt động của tự thân, lúc ấy xã hội đã bước sang một thời kì khác, đó là thời kì có sự soi rọi của ánh sáng tri thức. Tri thức gắn liền với ý thức của con người. Ý thức là nguồn gốc cơ bản của sự hình thành, phát triển yếu tố “Người” trong con người, đồng thời là nguồn gốc của sự hình thành, phát triển văn hóa, là cái tạo nên “năng lực bản chất Người” (C.Mác). Văn hóa giao tiếp thể hiện trình độ phát triển, năng lực sống của con người. Ý thức con người càng cao, xã hội càng phát triển, quan hệ giao tiếp càng phức tạp. Văn hóa giao tiếp thể hiện ở năng lực giao tiếp và kĩ năng giao tiếp được hình thành trong quá trình phát triển xã hội. Nói đến văn hóa giao tiếp trong nhà trường là nói đến các mối quan hệ tiếp xúc, ứng xử trong môi trường học đường (của các đối tượng giao tiếp như GV-HS, GV- GV, HS-HS, PH-GV). Như vậy, văn hóa giao tiếp trong nhà trường khá đa dạng về hình thức, về nội dung liên quan đến nhiều loại đối tượng ở môi trường học đường, liên quan đến các tình huống, hoàn cảnh cụ 40 thể. Giáo dục năng lực giao tiếp và văn hóa giao tiếp trong nhà trường là yêu cầu cấp bách, mang tính khách quan, gắn liền với sự phát triển của giáo dục và của xã hội. Khi nói đến giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường chúng ta thường nói về vấn đề làm sao, làm như thế nào để nâng cao tính văn hóa trong hoạt động giao tiếp của các đối tượng liên quan trong môi trường học đường, sao cho các hoạt động giao tiếp ấy có văn hóa hơn, tức là nâng cao tính ý thức trong giao tiếp, làm cho sự giao tiếp ấy đẹp hơn (đẹp về cử chỉ, tác phong, ngôn ngữ), làm sao để hoàn thiện kĩ năng giao tiếp tức là nâng trình độ giao tiếp lên mức độ thẩm mĩ (đẹp của hành vi, lời ăn tiếng nói). Đây là một vấn đề nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm của xã hội. Nó không chỉ là cách thức xưng hô, chào hỏi, tác phong, hành động thể hiện trình độ văn hóa của con người, mà còn thể hiện những giá trị về đạo đức và thẫm mĩ của dân tộc (xưng hô thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới). Tuy nhiên, khi nói đến giao tiếp chúng ta cần chú ý cả hai phương diện, giao tiếp bên ngoài (cử chỉ, ngôn phong, hành vi) và giao tiếp bên trong, gắn liền với đời sống tinh thần, tình cảm. Văn hóa giao tiếp thường được hiểu theo cách một (giao tiếp bên ngoài sao cho đẹp), vì vậy khi nói đến giáo dục văn hóa giao tiếp hầu như chúng ta chỉ nói về vấn đề này, ít người nói về vấn đề thứ hai (giao tiếp bên trong). Thực ra vấn đề thứ hai này rất quan trọng với giáo dục. Khái niệm văn hóa giao tiếp có thể có hai cách hiểu. Một là văn hóa giao tiếp được hiểu như tính chất văn hóa trong giao tiếp (đó là làm thế nào để giao tiếp có văn hóa, tức là vẻ đẹp của cách giao tiếp), hai là giao tiếp như là một lĩnh vực của văn hóa, như một hoạt động của con người, bao gồm tất cả các hoạt động, từ những giao tiếp đơn sơ (giao tiếp bên ngoài) đến những giao tiếp phức tạp hơn (giao tiếp bên trong). Bản chất của giao tiếp là trao đổi (hai hoặc nhiều người cùng đối thoại) thông tin, quan hệ giao lưu, ứng xử thông qua tiếp xúc giữa người với người, là một dạng hoạt động quan trọng của con người, là đối tượng mà nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Thông tin học xem đó là quá trình phát tin - nhận tin và xử lí thông tin (tính hai chiều) qua những hình thức, những phương tiện hay những kênh thông tin khác nhau. Tâm lí học nhìn nhận nó như quá trình tiếp xúc người - người, là hoạt động hình thành, phát triển và vận hành quan hệ, tâm lí và cả tính cách con người. Xã hội học cho rằng giao tiếp bao giờ cũng mang tính xã hội, dù đó có thể là giao tiếp cá nhân hay giao tiếp nhóm (giao tiếp tập thể) hoặc cộng đồng, giao tiếp trực tiếp, gián tiếp hay trung gian Triết học văn hóa và văn hóa học khẳng định giao tiếp là một hoạt động của con người mang tính Người nhất, bởi vì đó là một dạng hoạt động của ý thức nhằm góp phần trao đổi, kế thừa, bảo lưu hoặc phát triển các giá trị văn hóa đã được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử để qua đó con người có thể thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần của mình (nhận thức, sáng tạo, giao lưu). Giao tiếp văn hóa có một vị trí đặc biệt bởi vì nó chính là một thành tố thuộc về bản chất năng động của văn hóa, cái làm cho văn hóa phát triển như những giá trị liên tục (value continues), đồng thời góp phần làm cho văn hóa trở thành là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Trên những quan điểm ấy, hoạt động giáo dục cũng được xem như là một hoạt động giao tiếp (giao tiếp giữa những người tác động: GV, PH, XH... và người nhận sự 41 tác động là học sinh). Giao tiếp đòi hỏi sự đối thoại, giáo dục cũng cần đối thoại. Mục đích của giáo dục không chỉ là truyền đạt tri thức cho học sinh, giúp học sinh không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển về kĩ năng, phát triển nhân cách. Giáo dục không thể có kết quả cao nếu quan hệ ấy chỉ diễn ra một chiều và sự gắn kết thầy trò qua giao tiếp mong manh. Như vậy giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền thức mà là đối thức. Muốn giáo dục như một hoạt động giao tiếp cần có hai yếu tố. Một là trong hoạt động giáo dục phải có đối thoại, hay nói khác đi, hoạt động giáo dục phải được xem là hoạt động đối thoại (bản chất của giao tiếp là đối thoại). Hai là để đối thoại được thì bản thân tất cả những đối tượng tham gia trong họat động giao tiếp ấy phải có nhu cầu đối thoại, hoặc giả phải được kích thích, gợi mở để có nhu cầu đối thoại, phải được củng cố lòng tin để dám đối thoại. Người giao tiếp phải tự mở lòng, tự phát tin, truyền tin, tự đưa ra một tần số, một kênh giao tiếp có thể phù hợp được với làn sóng của người được giao tiếp, để người được giao tiếp có thể bắt nhịp được. Nếu những đối tượng tham gia giao tiếp không thể bắt trúng tần số, không đi cùng được trên một kênh thông tin thì xem như cuộc giao tiếp không thành công. Trong hoạt động giáo dục cũng vậy. Giáo dục nếu muốn trở thành hoạt động giao tiếp thì bản thân những người tham gia giao tiếp (GV, PH, XH, HS) phải cùng mở lòng và có nhu cầu giao tiếp. Người tác động (GV, PH, XH) phải xem việc tác động ấy là hoạt động giao tiếp bình đẳng hai chiều. Người chịu tác động (HS - đối tượng của hoạt động giáo dục) cũng phải mở lòng đón nhận cuộc giao tiếp và đủ tự tin để xem đó là cuộc đối thoại (dám nói, dám trao đổi). Điều này từ trước đến nay, trong giáo dục truyền thống là rất hiếm thấy, bởi vì, trước đây giáo dục chủ yếu là truyền đạt tri thức một chiều. Thầy nói học trò nghe, phụ huynh nói con em nghe, người lớn nói người nhỏ nghe. Và những gì họ nói là đúng, là chân lí miễn tranh luận. Vì vậy theo nếp xưa ấy, học trò không bao giờ dám đặt mình là đối tượng được đối thoại với người giáo dục. Việc để học trò mở kênh giao tiếp là rất khó và điều này phụ thuộc nhiều vào người làm công tác giáo dục. Giáo dục là hoạt động giao tiếp và hoạt động giao tiếp ấy chỉ có thể thành công khi có sự tham gia giao tiếp của HS. Đưa được HS vào hoạt động giáo dục với tư cách như một cuộc giao tiếp đối thoại hai chiều thì xem như giáo dục đã thành công được một nửa. Cần xác định giao tiếp là con đường nhanh nhất đưa đến sự chia sẻ, cảm thông và thân thiện. Mà sự thông cảm là một trong những con đường quan trọng nhất để giải quyết xung đột, đây cũng chính là mục tiêu giáo dục thế kỉ 21. Không có khả năng giao tiếp sẽ không có khả năng thông cảm. Thông qua giao tiếp con người có cơ hội hiểu nhau, đó là cơ sở của hòa bình - hữu nghị - hợp tác. Và cũng chính nhờ sự thông cảm hiểu nhau, giáo dục lúc ấy không chỉ đơn thuần là dạy tri thức mà còn là dạy người, dạy nhân cách, đạo đức. Edgar Morin, nhà triết học, xã hội học, nhân loại học hàng đầu Pháp trong cuốn “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” nói rằng: “Sự thông cảm cùng một lúc là phương tiện và mục đích của sự trao đổi giữa con người với nhau. Thế mà giáo dục nhằm mục đích làm cho con người cảm thông nhau lại hoàn toàn vắng bóng trong các giáo trình của chúng ta. Hành tinh này cần những thông cảm lẫn nhau từ mọi phía. Bởi tầm quan trọng của nó, cần có một đổi mới về tâm thức ở mọi cấp giáo dục và ở mọi giới tuổi nhằm phát triển sự thông cảm. Đó phải là công việc 42 của nền giáo dục trong tương lai”. Nếu mục đích giáo dục là mang đến cho học sinh lòng yêu cái đẹp, cái thật, lòng yêu sự tìm tòi khám phá, khơi gợi ở các em khả năng cảm nhận, biết hoài nghi thì giao tiếp là hình thức tốt nhất để làm điều ấy. Bởi lẽ nếu giáo dục chỉ tác động như là sự áp đặt một chiều thì không thể có kết qủa cao được. Một thời gian quá dài trong nền giáo dục của chúng ta tồn tại kiểu giáo dục khiến các em thụ động tiếp nhận kiến thức. Thực ra giáo dục tức là tìm cách dung hòa hai vận động trái chiều nhau. Một đằng là giúp cho từng em tìm ra con đường riêng thích hợp và một đằng là dạy cho các em những điều mà mỗi chúng ta tin là chân, thiện, mĩ. Cái khó của người làm giáo dục là không bóp nghẹt nhân cách học sinh theo kiểu áp đặt, nhưng cũng không khước từ sứ mệnh dạy dỗ các em. Mỗi một học sinh đều có cung cách riêng trong cuộc sống, cách tư duy và cách cảm nhận riêng, chúng cần phải học được cách diễn đạt và có cơ hội diễn đạt những điều chúng nghĩ và chúng muốn. Đã có khi trong quá khứ, chúng ta muốn tất cả học sinh đều chui qua cái khuôn duy nhất, muốn mọi em đều cùng học một điều, trong cùng một lúc, theo cùng một cách. Kiến thức đuợc đặt cao hơn hết thảy. Giáo dục lúc đó là truyền đạt thông tin (information) một chiều. Chân lí thuộc về người truyền đạt và bằng một cách nào đó dù là khiên cưỡng học sinh phải chấp nhận, không được đi ngược lại cái được xem là chân lí. Rốt cuộc, các em trở nên thụ động, tự ti, cánh cửa giao tiếp với nhà giáo dục bị đóng lại, lúc đó tất cả chỉ là sự áp đặt, chất lượng giáo dục toàn diện là điều không tưởng. Tất nhiên nền giáo dục kiểu này từng có thành tựu của nó. Sự khắt khe, chặt chẽ kéo con người lên tầng cao, dắt con người dù muốn hay không cũng phải tự vượt qua chính mình. Tính khắt khe và tính ngặt nghèo của nền giáo dục một chiều đã làm nên nhân tố thăng tiến mạnh mẽ cho con người trong xã hội. Song cũng có vô vàn học sinh đau khổ vì chuyện đó và thấy mình chẳng nhận được gì tốt đẹp từ đó cả. Nguyên do không vì các em thiếu tài năng, cũng không phải vì các em không có khả năng học và hiểu mọi điều, mà đó là vì sự nhạy cảm riêng và tính cách riêng của các em đã không được quan tâm, tất cả bị dồn vào trong một khuôn khổ duy nhất áp đặt chung cho tất cả. Trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 1/11/2009 có đăng ý kiến của một học sinh Việt Nam du học ở Hoa Kỳ. Em ấy cho rằng khi du học em đã thay đổi rất nhiều, được trở về với con người thật của mình. Trước đây khi học ở Việt Nam, tuy là một học sinh giỏi nhưng em sống khép kín, ít giao tiếp với bạn bè, thầy cô vì em luôn phải cố gắng là con ngoan, trò giỏi. Khi sang Hoa Kỳ, em có thể nói ra những suy nghĩ điên khùng nhất của mình mà thầy cô vẫn lắng nghe. Đặc biệt hơn, không bao giờ giáo viên la mắng học sinh rằng em nghĩ như vậy là bậy, là sai mà họ phân tích cho học sinh hiểu tại sao em nghĩ như vậy nhưng những bạn khác không nghĩ như vậy. Em có cảm giác thầy cô ở Hoa Kỳ như bạn bè của mình vì thế có thể nói tất cả mọi chuyện cho họ nghe. Nhìn lại Việt Nam, quan hệ thầy trò luôn có một khoảng cách. Ví dụ có học sinh muốn hỏi lại những điều trong bài giảng (tức là muốn đối thoại với giáo viên) thì đã bị giáo viên mắng là nãy giờ sao không nghe giảng. Tóm lại giáo viên chúng ta chưa tạo được niềm tin cho học sinh giãi bày tâm tình của mình, hay nói khác đi là chưa mở cho học sinh một kênh giao tiếp mà ở đấy học sinh và thầy cô giáo có thể đối thoại. Nhiều học sinh gây ra những lỗi lầm trong học đường một phần lớn cũng 43 là vì không có cơ hội để được giao tiếp, giãi bày tâm sự với người lớn, thầy cô. Vì thế, phát động phong trào xây dựng môi trường trường học thân thiện là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người thông qua giao tiếp. Khi thầy cô gần gũi, tôn trọng học sinh và am hiểu tâm sinh lí của học sinh thì chắc chắn học sinh sẽ tin tưởng tâm sự về những khó khăn của mình. Thầy cô lúc đó không chỉ dạy chữ mà còn là dạy người, đồng hành cùng các em trong bước đường phát triển nhân cách của mình. Con đường cho giáo dục hiện đại là con đường đối thoại bình đẳng về mặt khoa học để cùng đi tìm chân lí. “Một công trình văn hóa đích thực còn đòi hỏi nhiều hơn là sự thuộc lòng. Văn hóa chỉ bắt rễ sâu trong con người thông qua sự thức tỉnh ý thức, trí khôn và tính tò mò. Ta cần dẫn dắt đứa trẻ đến chỗ biết tự vấn, biết suy nghĩ, biết giữ khoảng cách với sự kiện, biết hành động, biết hoài nghi và biết tự mình tìm ra chân lí.” (Nicolas Sarkozy). Như vậy, khi xem giáo dục như một hoạt động giao tiếp, người làm công tác giáo dục muốn mở được cánh cửa giao tiếp của học sinh cũng có nghĩa là phải tự thân xóa bỏ biên giới của khoảng cách. Khi biên giới của sự ngăn cách được xóa bỏ, thay vào đó là sự tự do thuyết luận, bình đẳng đối thoại hai chiều thì giáo dục sẽ bước qua một hình thức khác. Hình thức giáo dục sẽ đa dạng, đa chiều, kết quả giáo dục cũng chắc chắn sẽ khác. Học sinh sẽ được trang bị ngoài tri thức còn là kĩ năng sống, là cách để làm người và sống với mọi người. Các em sẽ hiểu sự khác biệt, sự đối lập, sự phê phán chẳng những không cản trở tự do mà trái lại đó là những nguồn lực khiến cho con người cá nhân thêm phong phú. Để thực hiện được mục tiêu là giáo dục thông qua hoạt động giao tiếp, quan trọng là làm sao để học sinh dám mở lòng cùng thầy. Muốn hai bên cùng mở lòng ra, để có thể đối thoại qua lại thì cần chú ý đến kênh giao tiếp tình cảm. “Không thể dạy nghệ thuật giao tiếp tâm hồn bằng sách giáo khoa hay thu vào một mớ nguyên lí nào đó. Tiền đề quan trọng nhất của nó là sự nhạy cảm và cởi mở chân thành của chính nhà giáo dục, anh ta có sẵn sàng hiểu và chấp nhận một cái gì đó mới mẻ và chưa quen hay không.” (Kon.I.C). Trước đây, chúng ta chọn phương pháp giáo dục lấy người thầy làm trung tâm, gần đây lại chuyển sang phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Nhưng thực ra cái gọi là trung tâm ấy không phải ở thầy hay trò, người học hay người dạy, mà ở quan niệm về cách thức giáo dục. Các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, dạy học cá thể đều có một điểm chung là cho học sinh được tham gia một cách độc lập trong quá trình giáo viên truyền đạt tri thức. Đây là bản chất của giao tiếp và cũng là bản chất của giáo dục. Giáo dục hiểu là hoạt động giao tiếp không chỉ tác động vào trí mà còn tác động vào tình cảm. Sự mở lòng, sự chân thành của thầy cô giáo, các bậc phụ huynh giúp học sinh mở û lòng đón nhận và có sự giao tiếp trở lại. Chính trong quá trình giao tiếp ấy nảy sinh tình cảm, từ đó có sự chia sẻ và cảm thông đúng như ý kiến của Kon.I.C, nhà tâm lí học người Nga quan niệm: “Thế giới bên trong tâm hồn của học sinh chỉ mở ra khi gặp một tâm hồn khác, khi gặp một sự hiểu biết cảm thông”. Sự cảm thông này bộc lộ đặc biệt rõ rệt trong hình thức cao nhất của giao tiếp là nghệ thuật. Sở dĩ nghệ thuật có tác dụng lớn, tác phẩm nghệ thuật sức có tác động đến người đọc, có ý nghĩa giáo dục lớn là vì người nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ tự mở lòng ra, tự bộc bạch một cách chân thành. Sự chân thành ấy tạo nên sức lôi cuốn, tác động giáo 44 dục của tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật là mảnh đất tình cảm của con người, tác động mãnh liệt của nghệ thuật là tác động vào tình cảm, tạo ra được sự cảm thông. Về một phương diện nào đó, dạy học cũng là một nghệ thuật (không phải là nghệ thuật giảng dạy mà nghệ thuật là như một hoạt động của con người). Người thầy dùng tình cảm và sự chân thành tác động đến học sinh, giáo dục được xem như một sự giao tiếp tình cảm, nhờ đó mà hoạt động giáo dục vừa là kết tinh tình yêu và trí tuệ của người dạy học, vừa là sợi dây truyền cho học sinh sự sống mà người thầy mang trong lòng. Thầy giáo đánh thức học sinh bằng tình cảm, sự tò mò và say mê. Thầy không chỉ đứng ngoài chỉ đường cho học sinh đi mà còn đốt lên ngọn lửa trong lòng các em, khiến chúng tự nguyện thích thú bước đi trên con đường ấy. Và vì vậy giáo dục thực hiện được sứ mạng đưa con người thoát ra khỏi những biên giới của chính mình, liên kết lại với nhau. Việc biến hoạt động giáo dục thành hoạt động giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục văn hóa giao tiếp. Những chủ thể tham gia hoạt động giáo dục (thầy – trò) cũng là những chủ thể tham gia giao tiếp. Nếu văn hóa giao tiếp của những chủ thể này được nâng cao thì qúa trình giao tiếp cũng sẽ thuận lợi hơn và cũng có nghĩa là quá trình giáo dục sẽ hiệu quả hơn. Về phương diện này văn hóa giao tiếp của thầy cô có một vai trò lớn. Sự gần gũi, thân mật, thái độ dân chủ của thầy cô thể hiện trong cách xưng hô, đối xử lịch sự, có văn hóa với học sinh sẽ khuyến khích học sinh mạnh dạn bày tỏ những khó khăn, không hiểu biết của mình. Ngược lại cử chỉ, lời nói có văn hóa của học sinh thể hiện lòng “tôn sư trọng đạo” của các em, và đó là một nguồn cổ vũ lớn đối với nhà giáo dục, giúp tăng thêm lòng yêu nghề và ý chí giáo dục của thầy cô; không có nó hoạt động giáo dục không thể thành công. Tóm lại, giáo dục cần thấm nhuần nguyên lí giao tiếp nhưng giao tiếp không phải chỉ là tinh thần của giáo dục mà còn là nội dung của giáo dục (giáo dục văn hóa giao tiếp). Quán triệt nguyên lí ấy, tất cả các phương pháp giáo dục sẽ được phát huy tốt. Khơi gợi để học sinh buớc vào hoạt động giáo dục như một hoạt động giao tiếp là chìa khóa để thành công. Mục đích cao nhất của giáo dục lúc này không chỉ là mang lại sự hiểu biết mà còn là tạo sự hiểu nhau, thông cảm và chia sẻ lẫn nhau. Giao tiếp phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động giáo dục, xuyên suốt cuộc sống. Chính nhờ đó mà mọi người xích lại gần nhau hơn. Tài liệu tham khảo 1. Edgar Morin (2008), B