Đề cương môn tài chính tiền tệ

- Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và việc biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách chôi chảy. Mặt khác khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để tái sản xuất kinh doanh.

doc39 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn tài chính tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ, TÍN DỤNG VÀ TÀI CHÍNH 2. Vai trò và chức năng của tiền tệ. a. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở 3 mặt sau: Thứ nhất: - Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng “ người ta không thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó”. - Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và việc biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách chôi chảy. Mặt khác khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để tái sản xuất kinh doanh. - Tiền tệ chở thành công cụ duy nhất và không thể tiếu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy nó là công cụ không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. Thứ hai: - Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia và còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. - Cùng với ngoại thương, ta quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy và trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quan hệ quốc tế, nhất là các mối quan hệ nhiều mặt giữ các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển cho su thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước. Thứ ba: - Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế - xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi các nhân tổ chức cơ quan… đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiện tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng sử lý và giải tỏa mói ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia và trong phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Khi nền kinh tế hàng hóa còn tồn tại và tiền tệ còn duy trì thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. b. Chức năng của tiền tệ. * Là đơn vị đo lường giá trị. - Tiền tệ được dùng để đo lường giá trị các hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trí của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như đo trọng lượng của một vật bằng kg, đo chiều dài một vật bằng m. Đây là một trong những chức năng quan trọng. Xét quá trình trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đưa ra trao đỏi, A, B, C thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá đều có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau. Đó là: Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B. Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C. Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B. Tương tự, nếu có mười mặt hàng đưa ra trao đổi, chúng ta phải biết 45 giá để có thể trao đổi hàng này lấy 1 hàng hóa khác, với 100 mặt hàng chúng ta cần tới 4950 giá… theo công thức tổng quát tính số cặp N phần tử = N ( N - 1 ) / 2. Nếu trong nền kinh tế có tiền tệ là môi giới, thì người ta định giá bằng đơn vị tiền tệ cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có bao nhiêu hàng hóa đưa ra trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Vậy là việc dùng tiền bằng đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi hàng hóa, giảm được chi phí trong trao đổi do giảm được số giá cần xem xét. * Là phương tiện cần trao đổi. - Tiền tệ là phương tiện cần trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khản nợ cả trong và ngoài nước. Việc dungf tiền làm phương tiện trao đổi đa năng cao hiệu quả của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp (hàng đổi hàng). Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao. Bởi vì, người mua, bán phải tìm được những người trùng hợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. - Tiền tệ làm môi giới trung gian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng hóa mà họ cần. Bởi vậy người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động. * Là phương tiện dự trữ về mặt giá trị. - Tiền tệ là nơi chứa sức mua hàng hóa trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó. - Chức năng này là quan trọng, vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai. - Tất nhiên, tiền không phải duy nhất là nơi chứa đựng giá trị, mà các tài sản khác cũng là nơi chứa giá trị như cổ phiếu, thương phiếu… Nhưng tiền là tài sản có tính lỏng cao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổi, nó không cần phải chuyển đổi thành bất cứ cái già khác với mục đích mua hàng hóa hoặc chi trả tiền dịch vụ. CHƯƠNG 2:HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 15,Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Trong nhưng năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một động lực quan trọng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan . Hết năm 2008 ghi nhận mức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỉ lục với hơn 64 tỉ USD vốn đăng ký là 11 tỉ USD vốn đã giải ngân. Đây là thành tích ấn tượng của Việt Nam trong năm 2008,tuy nhiên thực trạng Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ít rủi ro hơn các nguồn vốn đầu tư gián tiếp như vốn vay nước ngoài và đầu tư chứng khoán do đặc thù của nó là tính linh động không cao. Trong năm 2008 Việt Nam đã nhận được làn sóng các cam kết FDI ở mức kỷ lục cao nhất trong nhiều năm gần đây. Điều này giúp cho Việt Nam cân bằng khoản thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng đột biến trong năm nay , thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm mới. Tuy nhiên thực trạnh nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam không chỉ toàn màu hồng. Nếu khảo sát kỹ hơn con số 64 tỷ USD vốn FDI đăng ký cấp mới năm 2008,số vốn diieeuf lệ của các dự án chỉ là 15,429 tỷ USD,bằng khoảng 25,6%.Như vậy phần vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài dự định phải đi vay để tài trợ cho các dự án của mình chắc chắn sẽ là rất lớn. Điều này nảy sinh một trở ngại là sẽ có những dự án mà nhà đầu tư chỉ đăng ký và xin giấy phép cũng như cấp đất sau đó sẽ vay vốn của các tổ chức tài chính Việt Nam để thực hiện dự án.Nếu nhà đầu tư sau đó lẩn tránh hoặc không đủ lực để thực hiện dự án ,thì hậu quả để lại cho các ngân hàng là là rất nặng nề. Quan sát cơ cấu FDI mấy năm gần đây chúng ta thấy nguồn vốn này tập chung rất lớn vào lĩnh vực bất động sản và đi vào những dự án lớn (với quy mô trên 1 tỷ USD). Citibank ước tính vốn FDI liên quan đến các dự án bất động sản hiện nay chiếm đến ¼ tổng vốn giải ngân . Tuy nhiên thị trường bất động sản là một thị trường nhạy cảm và hay biến động theo chu kỳ ,cho nên bất động sản hay đi vào các chu kỳ tăng nóng rồi giảm mạnh(cuối 2007 và năm 2008 đã xảy ra điều này).Cùng với sự đóng băng trên thị trường bất động sảnđược dự đoán trong năm 2009 chắc chắn nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực này sẽ giảm ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2009. Thực tế rằng làn sóng nguồn vốn FDI chủ yếu là do việc cấp phép cho một số dự án đại quy mô. Ghi nhận trong tháng 7 tháng đầu năm 2008,có 8 dự án chiếm đến 75% tổng nguồn vốn FDI được đăng ký. Trong đó có tới sáu dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có quy mô lớnđó là:dự án phát triển khu đô thị mới của Brunei ở Phú Yen, một khu phức hợp dân cư và đại học của Malaysia ở TP.HCM,hai khu nghỉ mát ở Bà Rịa- Vũng Tàu và một khu nghỉ mát ở kiên Giang. Thực tế là nguồn vốn FDI được giải ngân của Việt Nam trong năm 2009 phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi các dự án này. Tuy nhiên thực tiễn trong thời gian qua về tiến trình giải ngân của các nhà đầu tư bất động sản ở Việt Nam và các nơi khác cho thấy việc coi toàn bộ số vốn này sẽ dược triển khai là quá lạc quan.Bên cạnh đó với thực trạng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì khả năng các dự án trên bị đình hoãn hoặc giảm bớt quy mô đầu tư là hoàn toàn có thể xảy ra.Do đó Việt Nam không thể chắc chắn rằng khi các dự án có được triển khai thì có thực sự được giải ngân nguồn vốn FDI ở quy mô lớn như thế hay không. Hơn nữa bất động sản là một lĩnh vực không trực tiếp tạo ra hàng xuất khẩu vốn là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm gần đây,mặc dù các khu nghỉ mát và khách sạn sẽ thu hút được du khách nước ngoài đến Việt Nam và mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể tuy nhiên điều này đòi hỏi Việt Nam phải có một chiến lược lâu dài và đồng bộ liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác.Ngoài ra lĩnh vực bất động sản không phải là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm.Một điều thực sự lo lắng là FDI đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm và công nghiệp nhẹ,hai ngành cung cấp rất nhiều việc làm cũng như tạo tiềm năng phát triển cho các ngành công nghiệp phụ trợ,chỉ đạt tổng cộng 2 tỷ USD so với 2,7 tỷ trong năm 2007. Như vậy có thể sơ bộ kết luận nguồn vón FDI của Việt Nam hiện nay dang thiếu một sự định hướng và điều tiết mạnh mẽ từ chính phủ. Việc thiếu các chính sách định hướng nguồn vốn FDI khiến cho nguồn vốn này không thể phát huy tối đa hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể khẳng định nguồn vốn FDI vẫn là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiên hay và trong nhiều năm nữa.Tuy nhiên công tác quản lý và định hướng nguồn vốn này nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nó cũng như hạn chế các mặt tiêu cực đòi hỏi một chiến lược sáng suốt của chính phủ Việt Nam. FDI năm 2010 và triển vọng năm 2011 (02-11-2010) TCTC Online - Năm 2010 kinh tế Việt Nam tiếp tục có bước hồi phục mạnh hơn. Trong bức tranh chung đó, khu vực có vốn FDI đã đóng góp phần quan trọng. Tuy nhiên, những thách thức và yếu kém của khu vực FDI bộc lộ rõ trong năm 2010 cũng đã làm đậm nét hơn nhu cầu phải tái cấu trúc nền kinh tế.  Thành tựu khu vực FDI năm 2010 Số liệu thống kê của 2/3 chặng đường năm 2010 cho thấy, vốn FDI thực hiện 8 tháng đầu năm 2010 ước đạt 7,25 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Đây là một tín hiệu tốt, phản ánh sự quan tâm đến thị trường Việt Nam ngay trong giai đoạn kinh tế thế giới phục hồi chậm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 8 tháng đầu năm. Xuất khẩu của khu vực FDI kể cả dầu thô ước đạt 23,94 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực FDI (không  kể dầu thô) ước đạt 20,65 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm, khu vực FDI xuất siêu 1,59 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,16 tỷ USD. Nếu không tính xuất khẩu dầu thô, khu vực FDI nhập siêu 1,7 tỷ USD, chiếm 19,7% giá trị nhập siêu cả nước. Đây là mức nhập siêu không lớn so với quy mô xuất khẩu của cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp FDI vẫn thu hút nhiều lực lượng lao động, với quy mô khoảng hơn 300 lao động/doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm lao động có tay nghề của các doanh nghiệp FDI vẫn gặp khó khăn nhất định, thậm chí việc huy động lao động phổ thông, làm việc có năng suất trong môi trường công nghiệp cũng không phải là dễ. Theo các báo cáo nhận được, trong 8 tháng đầu năm 2010, cả nước có 658 dự án đăng ký mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT), tổng số vốn đăng ký là 10,79 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khá cao trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Nó cho thấy, các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đây phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số vốn dưới 20 triệu USD. Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2010, chỉ có 143 dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 0,787 tỷ USD, bằng 14,2% số vốn và 53% số dự án so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,577 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ 2009. Con số khiêm tốn này phản ánh khung cảnh kinh tế thế giới vẫn còn trong khó khăn và sự cạnh tranh đầu tư vào Việt Nam vẫn còn là điều phải suy nghĩ. Điều đáng lưu ý là, trong khi một số nhà đầu tư còn e dè vì môi trường đầu tư còn nhiều khó khăn cả về luật pháp và cơ sở hạ tầng, thì một đánh giá chung của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF 2010/2011 vừa qua cho thấy, thứ hạng cạnh tranh quốc gia GCI của Việt Nam đã tăng 16 bậc, đạt thứ 59 trong 137 quốc gia được so sánh, tức là xếp ở nửa hạng trên. Cũng trong luồng thông tin thuận chiều này, Việt Nam chính thức gia nhập Nhóm các nền kinh tế có thu nhập trung bình với tổng thu nhập quốc dân GNI bình quân đầu người đạt trên 1000 USD/người. Theo lĩnh vực đầu tư, thì công nghiệp chế biến chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với trên 3,7 tỷ USD vốn đăng ký, với 265 dự án đầu tư được cấp mới với tổng số vốn cấp mới là 3 tỷ USD và 102 lượt dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với tổng số vốn tăng thêm là 645 triệu USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây rõ ràng là một hướng ưu tiên cần phát huy, đồng thời cũng cần xem xét kỹ lưỡng, có bao nhiều dự án đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao. Công nghiệp năng lượng chiếm vị trí thứ 2, với 6 dự án đầu tư được cấp phép trong 8 tháng đầu năm trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,94 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng đầu năm. Kinh doanh bất động sản vẫn duy trì ở vị trí  thứ 3 với 2,39 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm, chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng đầu năm. Cũng ghi nhận rằng, số cấp phép mới chiếm tỷ lệ lớn với 16 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 2,36 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng phải kể thêm tình trạng chưa thuận lợi một số địa phương khi xem xét đã phải rút giấy đăng ký kinh doanh, do các nhà đầu tư chậm “vào” Việt Nam để triển khai dự án. Thêm vào đó, cũng có tình trạng dự án đăng ký vốn FDI là chủ yếu, nhưng khi triển khai lại dùng mọi cách để thu hút vốn trong nước (như bán căn hộ, bán một phần dự án chưa xây xong,... để lấy tiền triển khai dự án chính). Theo đối tác đầu tư, trong 8 tháng đầu 2010, có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng  thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,92 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2010. Kenya lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam với 1 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có tổng vốn đầu tư đăng ký là 16 triệu USD. Cũng cần nhấn mạnh là, nhiều đối tác đầu tư quan trọng đã có bước chuyển mạnh mẽ trong thực hiện dự án, như các đối tác Nhật Bản, Tây Âu, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nền kinh tế.  Bảng 1: FDI 8 tháng đầu năm 2010 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 8 tháng năm 2009 8 tháng năm 2010 So cùng kỳ 1 Vốn thực hiện triệu USD 7,000 7,250 103.6% 2 Vốn đăng ký triệu USD 13,206 11,577 87,7% 2.1.    Cấp mới triệu USD 7,654 10,790 141,0% 2.2.    Tăng thêm triệu USD 5,552 787 14,2% 3 Số dự án 3.1.    Cấp mới dự án 732 658 89.9% 3.2.    Tăng vốn lượt dự án 268 143 53.4% 4 Xuất khẩu 4.1.    Kể cả dầu thô triệu USD 18,930 23,964 126.6% 4.2.    Không kể dầu thô triệu USD 14,763 20,651 139.9% 5 Nhập khẩu triệu USD 15,577 22,370 143.6%  - Theo địa bàn đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 8 tháng đầu 2010 với 2,23 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP. HCM, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,15 tỷ USD, 1,25 tỷ USD và 1 tỷ USD. Trong số các dự án cấp mới trong 8 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án lớn được cấp phép là: Dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD. Nhìn chung năm 2010, trong điều kiện khó khăn, phục hồi chậm của kinh tế thế giới, khu vực FDI vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, phục vụ tốt cho quá trình khôi phục kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, đứng ở tầm cao năm 2010, cũng có thể nhận thấy một số thách thức, khó khăn và yếu kém của khu vực kinh tế FDI trước yêu cầu phát triển bền vững và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới.  Thách thức và yếu kém khu vực FDI năm 2010  Chất lượng nguồn vốn FDI chưa cao: Khi nói vốn FDI, người ta thường nhấn mạnh đó là nguồn bổ sung vốn quan trọng trong tổng nguồn vốn, nhất là trong giai đoạn khởi động nền kinh tế. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, một mặt tổng nguồn vốn FDI thực hiện ở Việt Nam đã đạt mức trên 10 tỷ USD (với số vốn bên ngoài chuyển vào trên 8 tỷ USD) là con số lớn, chiếm khoảng ¼ tổng vốn đầu tư cả nước. Nếu so sánh tỷ lệ này với các nước trong vùng, hay với Trung Quốc và các nước khu vực thì đó là tỷ lệ nguồn vốn FDI lớn (chỉ thua Singapore). Tuy nhiên, các nguồn vốn này thường được dành cho đầu tư các dự án thuộc loại “gia công”, cho nên dù tạo ra đến 45% giá trị sản lượng sản phẩm công nghiệp, nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực FDI trong công nghiệp lại chỉ đạt 40% MVA, chưa tạo nên hiệu quả vượt trội tương ứng.  Góp phần vào việc tăng nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm:   Các doanh nghiệp FDI đã tạo nên giá trị xuất khẩu lớn (kể hay không kể dầu khí), chiếm trên dưới 50% giá trị xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, các doanh nghiệp FDI mới tạo ra được nhiều bán thành phẩm (như lắp ráp máy tính, trong mạng lưới sản xuất toàn cầu). Đồng thời, trong điều kiện Việt Nam tham gia WTO và ký các Hiệp định tự do thương mại, các doanh nghiệp FDI ngày càng hướng cả vào thị trường gần 100 dân có thu nhập đang lên của Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp FDI cũng góp phần vào việc tăng nhập siêu, do cơ chế “gia công” còn lớn, tỷ lệ “nội địa hóa” còn thấp, điển hình như công nghiệp ô tô.  Thực hiện chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý còn ít: Khi thu hút vốn FDI, nhiều nhà hoạch định chính sách, nhiều ngành và địa phương hy vọng, cùng với tăng nguồn vốn, mở mang thị trường, các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý cho người Việt Nam. Tuy nhiên thành quả trong lĩnh vực này rất khiêm tốn. Do cách thức sản xuất theo công đoạn trong mạng lưới toàn cầu, mà nhà đầu tư còn giữ phần lớn bí quyết công nghệ, nên cán bộ và công nhân Việt Nam vẫn còn rất thụ động. Việc chuyển giao công nghệ rất ít và việc truyền bá kinh nghiệm quản lý cũng gần như không có gì. Đây là vấn đề đòi hỏi nỗ lực của cả các nhà khoa học và quản lý Việt Nam phải vươn lên để học hỏi trong công việc, từng bước vươn lên. Kinh nghiệm trong xây dựng các công trình lớn, khai thác dầu khí, điện, than... đáng để mở rộng, trong khi các kinh nghiệm trong gia công hàng hóa còn  rất khiêm tốn.  Mở rộng thu hút lao động, nhưng đào tạo người lao động còn chưa tương xứng: Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp FDI thu hút khoảng 2 triệu lao động làm việc trực tiếp và hàng triệu lao động trong các khâu gián tiếp khác. Tuy nhiên, có tình trạng thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI còn nặng về lao động có giá nhân
Tài liệu liên quan