Đề cương ôn tập môn Luật hình sự

Câu 1. Khái niệm về luật hình sự. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự . - Khái niệm : + Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ,là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người thực hiện tội phạm bằng việc quy định phạm vi những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm cũng như các vấn đề liên quan đến việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt . - Đối tượng : + Là các quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuất hiện khi người phạm tội thực hiện một tội phạm đã được luật hình sự quy định - Phương pháp điều chỉnh : +Luật hình sự có phương pháp điều chỉnh đặc trưng là sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh quan hệ PLHS : Phương pháp “ Quyền uy”

doc111 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT HÌNH SỰ MỤC LỤC Câu hỏi.. Trang Câu 1. Khái niệm về luật hình sự. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự . - Khái niệm : + Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ,là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người thực hiện tội phạm bằng việc quy định phạm vi những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm cũng như các vấn đề liên quan đến việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt . - Đối tượng : + Là các quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuất hiện khi người phạm tội thực hiện một tội phạm đã được luật hình sự quy định - Phương pháp điều chỉnh : +Luật hình sự có phương pháp điều chỉnh đặc trưng là sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh quan hệ PLHS : Phương pháp “ Quyền uy” Câu 2.Vị trí của luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội có tầm quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (Đ.1 ,Đ.8 BLHS) - Luật hình sự điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuất hiện do người này thực hiện tội phạm - Nhà nước phải áp dụng các biện pháp khác nhau do mức độ nguy hiêm của các hành vi nhằm trừng phạt đồng thời giáo dục người vi phạm và phòng ngừa vi phạm .Biện pháp pháp luật hình sự là cần thiết nhằm đảm bảo cho pháp luật và trật tự chung được tôn trọng . Câu 3.Nhiệm vụ của Luật hình sự - Bảo vệ chế độ XHCN ,bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,các tổ chức ,bảo vệ trật tự pháp luật XHCN . - Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm - Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật ,ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm . Câu 4 Khoa học luật hình sự - Khái niệm :Là một ngành khoa học pháp lý ,một bộ phận của khoa học pháp lý nói chung. - Nhiệm vụ : + Nghiên cứu cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc xây dựng và không ngừng bổ sung ,hoàn thiện PLHS +Nghiên cứu và tổng kết kinh ngiệm thưc tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm ,kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự +Nghiên cứu toàn diện những vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự ,nghiên cứu các quy phạm ,các chế định của luật hình sự về tội phạm ,CTTP,cơ sở TNHS =>qua đó ,xây dựng hệ thống lí luận khoa học của luật hình sự ,góp phần làm cho hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự tiến hành đúng đắn và có hiệu quả bảo vệ chế độ chính trị ,trật tự an toàn xã hội,tính mạng ,sức khỏe ,danh dự nhân phẩm ,quyền về tài sản của công dân ,tăng cường pháp chế XHCN . + Nghiên cứu lịch sử xây dựng PLHS ,tìm ra kinh nghiệm tốt kế thừa để hoàn thiện luật hình sự hiện hành . - Phương pháp luận của khoa học Luật hình sự : chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Câu 30: Các luật sửa đổi BLHS năm 1985 Có 4 lần sửa đổi bổ sung: 1989( sửa 27 Điều) 1991 – 26 điều 1992 – 17 điều 1997 – bỏ sung 31 điều hoàn toàn mới Cùng với nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam=> yêu cầu phải có sự đổi mới chính sách hình sự Câu 31: Sự cần thiết phải sửa đổi BLHS năm 1985 - Tiếp cận tư tưởng pháp lý tiến bộ trên thế giới: công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế. Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do của con người là những giá trị cao quý nhất được pháp luật bảo vệ, trong đó có LHS - Đổi mới PLHS là nhân tố cơ bản để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền vì PLHS chính là những căn cứ pháp lý để đấu tranh phòng chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những người có hành vi phạm tội - Đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cơ sở xã hội mới ( sơ với thời kì quan lieu bao cấp trước đây) - BLHS năm 1985 đã cho thấy những nhược điểm khá rõ rệt phải được khắc phục - Thay đổi BLHS dựa trên những thành tựu mới về lý luận LHS hiện đại, cũng như những quy tắc và các quy phạm được từa nhận chung của pháp luật quốc tế=> thay đổi BLHS=> nâng cao uy tín của VN. Câu 32: Những tư tưởng chỉ đạo cơ bản của việc sửa đổi BLHS năm 1985 Đảm bảo được sự thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng về chính sách hình sự chung Phải dựa trên các căn cứ xác thực của việc tổng kết thực tiễn đấu tranh chống tội phạm nói chung và thực tiễn áp dụng PLHS hiện hành nói riêng. BLHS năm 1999 phải thể hiện được rõ sự kết hợp 2 yếu tố - tính dân tộc và tính hiện đại. Phải thể hiện rõ tinh thần chủ động đấu tranh chống và ngăn ngừa tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật BLHS 1999 phải thể hiện rõ sự kết hợp giữa quy định các chế tài hình sự với các biện pháp khác( kinh tế, quản lý giáo dục) Thể hiện các nguyên tắc tiến bộ dân chủ của nhà nước trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền. Câu 33: Những điểm mới chủ yếu về hệ thống của BLHS năm 199: Phần chung bao gồm 4 chương mới: C IV “thời hiệu truy cứu TNHS, miễn TNHS”, C VII “quyết định hình phạt”, VII “ thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt”, IX “xóa án tích”, bỏ VIII. Phần các tội phạm bao gồm 4 chương mới: C XIV,XIX, XX. Toàn bộ các tội xâm phạm an ninh quốc gia được chuyển sang các chương tương ứng của BLHS. Đã có sự phân bố lại số lượng các chương được đánh theo số thứ tự của toàn Bộ luật Ở một chừng mực nhất định đã có sự sắp xếp lại từng chương riêng biệt theo chế định độc lập hoặc khái niệm cơ bản của luật hình sự. Câu 34: Những điểm mới chủ yếu về đạo luật hình sự trong BLHS năm 1999. Loại trừ: Quy phạm của luật hình thức ( tố tụng hình sự ) Quy định có tính chất tùy tiện “trừ trường hợp luật quy định khác” trong quy phạm về hiệu lực của điều luật làm xấu đi tình trạng của người phạm tội mà trước đây đã tồn tại trong các quy phạm tương ứng của BLHS năm 1985. Sửa đổi lại chết định về hiệu lực của đạo luật hình sự tại Điều 7 bằng việc cụ thể hơn các quy phạm lien quan đến hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự trong các trường hợp không có lợi và có lợi cho người phạm tội. Câu 35: Những điểm mới chủ yếu về tội phạm trong bộ luật hình sự 1999 Phân loại tội pham từ 2 nhóm Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng thành 4 nhóm: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trước đây, theo khoản 1 Điều 15 BLHS 1985, một người có hành vi chuẩn bị thực hiện một tội phạm nghiêm trọng (có mức hình phạt cao nhất quy định trong luật từ trên 5 năm tù trở lên) phải chịu trách nhiệm hình sự, nay theo quy định của Điều 17 BLHS 1999, một người có hành vi chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng (có mức hình phạt cao nhất quy định trong luạat từ trên 7 năm tù trở lên, chung thân hoặc tử hình) mới phải chịu trách nhiệm hình sự Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo hướng nhân đạo hơn của Khoản 5 Điều 69 Bộ luật Hình sự. Nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 1 số loại tội phạm. Sửa đổi, bổ sung về một số tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế , tác tội phạm về môi trường và quản lý đất đai , sửa đổi, bổ sung các loại tội phạm về lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều 19 BLHS 1985 không loại trừ trách nhiệm hình sự của bất cứ ai có hành vi không tố giác tội phạm đối với các tội đã được liệt kê cụ thể trong luật. Tuy nhiên, Điều 22 BLHS 1999 đã quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ, chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tôị an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng. Câu 36. Những điểm mới chủ yếu về hình phạt và quyết định hình phạt trong BLHS 1999 Hạn chế quy định hình phạt tử hình trong một số hình phạt, cụ thể là 08 loại tội phạm cụ thể (Tội hiếp dâm- Điều 111, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản- Điều 139, tội Buôn lậu- Điều 153, tội Làm, tang trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, công trái giả- Điều 180, tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy- Điều 197, tội Chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy- Điều 221, tội Đưa hối lộ- Điều 289 và tội Phá hủy vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự- Điều 334) Về quyết định hình phạt, 1 tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định mới : “Người phạm tội lập công chuộc tội” và “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, hoạc tập hoặc công tác.”. Theo quy định của Điều 46 BLHS 1999, các trường hợp phạm tội khi bị chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác hoặc phạm tội do nghiệp vụ non kém không còn được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa Trong chương V BLHS 1999 (quy định về hình phạt) có sự thay đổi về cơ cấu của hệ thống hình phạt. Hình phạt cải tạo ở đơn vị kỉ luật quân đội được loại bỏ và bổ sung một hình phạt mới là trục xuất, hình phạt này có thể áp dụng với tính cách là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung (Điều 32). Hình phạt tiền được quy định một cách cụ thể hơn trong Điều 30 BLHS 1999. Điều luật này chỉ rõ trong những trường hợp nào phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính và trong trường hợp nào được áp dụng là hình phạt bổ sung. Ngoài ra, điều luật còn quy định một nội dung mới về phương pháp thi hành hình phạt tiền là tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do tòa án áp dụng trong bản án. Câu 37. Những điểm mới chủ yếu về các biện pháp tha miễn trong BLHS 1999 Trước đây trong pháp luật HS VN, miễn trách nhiêm HS chưa được nhà làm luật ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập nhưng trong thực tế và một số văn bản pháp lý đã ghi nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như “tha miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn tố”, “tha bổng bị cáo”, “miễn nghị cho bị cáo”, “miễn hết cả tội” Qua thực tiễn áp dụng, chế định miễn TNHS đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong BLHS năm 1999, chế định miễn TNHS được ghi nhận tại các Điều 19, 25, 69, 80, 289, 290 và 314. Theo đó, các quy định về miễn TNHS bao gồm hai loại: quy định có tính chất bắt buộc, tức là dứt khoát “được miễn TNHS” và quy định có tính chất tuỳ nghi, tức là “có thể được miễn TNHS” Câu 38: Những điểm mới trong Phần các tội phạm BLHS 1999? - Quy định trực tiếp hình phạt bổ sung tại các khoản cuối cùng của 177 điều của đại đa số các điều tương ứng với mỗi tội phạm cụ thể khi xây dựng các CTTP trong BLHS 1999 ( trừ 3 chương: XI, XIII, XXIV) chứ không quy định tại các điều cuối cùng của mỗi chương như trong BLHS 1985. - Xây dựng 1 chương mới hoàn toàn mà trong đó tội phạm hóa một loạt các hành vi xâm hại môi trường là Chương XVII “ Các tội phạm về môi trường”. - Phi tội phạm hóa đối với một số hành vi mà trước đây BLHS 1985 quy định là tội phạm như: + Tội chống phá Nhà nước XHCN (Điều 86) + Tội phá hủy tiền tệ ( Điều 98) + Tội lạm sát gia súc ( Điều 184) + Tội sản xuất hoặc buôn bán rượu. thuốc lá trái phép (Điều 183) - Loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi 13 CTTP trên tổng số 40 CTTP mà trước đây BLHS 1985 có quy định hình phạt này. Câu 39: Khái niệm và số lượng (hệ thống) các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam? Khái niệm: Là những tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản được thể hiện trong PLHS (thực định), cũng như trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng PLHS thông qua 1 hay nhiều quy phạm (hoặc chế định) của nó. Các nguyên tắc của LHS là nền tảng chủ yếu của hoạt động sáng tạo và áp dụng pháp luật trong đấu tranh phòng và chống tội phạm. Số lượng: Mặc dù các nguyên tắc của LHS vẫn chưa được ghi nhận chính thức trong BLHS Việt Nam với tính chất là 1 chế định riêng biệt, nhưng thông qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng PLHS ở nước ta, chúng ta có thể xác định 7 nguyên tắc cơ bản sau đây: + Nguyên tắc pháp chế + Nguyên tắc bình đẳng trước PL + Nguyên tắc công minh + Nguyên tắc nhân đạo + Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm + Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi + Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân Câu 40: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế? a) Nội dung cơ bản: - Bất kì 1 hành vi nào chỉ bị coi là tội phạm và bị trừng phạt bằng chế tài pháp lý hình sự và các hậu quả pháp lý hình sự khác của việc thực hiện hành vi đó chỉ và phải do BLHS quy định. - Địa vị pháp lý- các quyền và nghĩa vụ của người phạm tội đã được miễn trách nhiệm hình sự hoặc không bị truy cứu TNHS do hết thời hiệu, của người bị kết án đã được miễn hình phạt hoặc không phải chấp hành bản án do hết thời hiệu cũng như của người đã chấp hành xong hình phạt và đã được xóa án tích không thể bị hạn chế so với địa vị của những công dân khác không có án tích. - Việc thực hiện PLHS nhất thiết phải trên cơ sở tuân thủ, chấp hành và áp dụng nghiêm chỉnh và nhất quán các quy phạm PLHS. - Tuyệt đối không được áp dụng LHS theo nguyên tắc tương tự. b) Sự thể hiện trong BLHS: - Đoạn 2 Điều 1: BLHS quy định tội phạm và hình phạt với người phạm tội. - Điều 2: Chỉ người nào phạm 1 tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS. - Khoản 1 Điều 23: Khi hết thời hạn do BLHS quy định thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS, c) Ý nghĩa: - Góp phần cụ thể hóa trong BLHS nguyên tắc Hiến định. - Phù hợp với tư tưởng tiến bộ của nhân loại “không có tội phạm, không có hình phạt nếu điều đó không được luật quy đinh”. - Chống lại nguyên tắc tương tự - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vô pháp luật, tùy tiện, xâm phạm các quyền và tự do của công dân. Câu 41: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS 1999 và ý nghĩa của nguyên tắc bình đẳng trước LHS? a) Nội dung cơ bản: - Những người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm 1 cách bình đẳng trước LHS không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội, và tình trạng tài sản. b) Sự thể hiện trong BLHS: - Đoạn 1 khoản 2 Điều 3: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.” c) Ý nghĩa: - Góp phần cụ thể hóa nguyên tắc Hiến định ( Điều 52) - Phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. - Như là thành quả của cuộc đấu tranh chống lại tình trạng đặc quyền, đặc lợi và bất bình đẳng của nền tư pháp hình sự với bản chất đàn áp và dã man của chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay phát xít. Câu 42: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc công minh. a) Nội dung cơ bản: - Hình phạt, các biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác được áp dụng với người phạm tội phải phù hợp với: + Tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra + Động cơ, mục đích phạm tội + Mức độ lỗi + Tính chất nguy hiểm cho xã hội + Nhân thân người phạm tội - Không người phạm tội nào có thể phải chịu TNHS 2 lần về cùng 1 tội phạm. b) Sự thể hiện trong BLHS năm 1999: Nội dung cơ bản của nguyên tắc này có thể nhận thấy tại các quy phạm: + Đoạn 2 và 3 khoản 2 Điều 3: “ nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,, khoan hồng đối với người tự thú,tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại” + Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội có thể được miễn TNHS nếu đã thể hiện sự ăn năn hối cải bằng việc thực hiện những hành vi nhất định theo luật định (khoản 2 Điều 25) + Hệ thống hình phạt (Điều 29 – 35) + Điều 45 – 54 (Điều 46: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS, Điều 48: Các tình tiết tăng nặng TNHS, Điều 54: Miễn hình phạt) c) Ý nghĩa: - Phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự công bằng của pháp luật. - Thể hiện trong Công ước quốc tế đã nêu bằng các quy định cấm kết án hoặc trừng phạt 2 lần đối với cùng 1 tội phạm (điểm 7 Điều 15) Câu 43: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo. Nội dung cơ bản: - Hình phạt, các biện pháp tư pháp và chế định pháp lý hình sự khác được áp dụng với người phạm tội không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác, hạ thấp nhân phẩm của con người. - Trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự mà thiếu dù chỉ là 1 trong 5 đặc điểm của tội phạm - thiếu 1 trong 5 điều kiện của TNHS, thì hành vi ấy không phải là tội phạm, người thực hiện hành vi ấy không phải là chủ thể của tội phạm, do đó TNHS được loại trừ. - Mức độ TNHS của người phạm tội là : người có năng lực TNHS hạn chế, người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ, người đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo được giảm nhẹ hơn so với người bình thường phạm tội. Sự thể hiện trong BLHS năm 1999: - Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù hoặc gia đình giám sát, giáo dục (đoạn 3 khoản 2 Điều 3) - Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn,khi có đủ điều kiện do luật định thì xóa án (khoản 5 Điều 3) - Các trường hợp tuy về hình thức là sự gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự nhưng không bị BLHS coi là tội phạm: khoản 4 Điều 8, các Điều 11 – 13, khoản 1 Điều 15, đoạn 1 Điều 16. - Miễn TNHS do người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm (khoản 1 Điều 19) - Miễn TNHS (Điều 25), miễn hình phạt (Điều 54), các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46), quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định (Điều 47) - Các điều từ 57 – 63, các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 68 – 77) Ý nghĩa: - Góp phần cụ thể hoá trong BLHS các quy định của Hiến pháp năm 1992 - Phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự nhân đạo của pháp luật đã được thể hiện trong 2 văn bản quốc tế của Liên hợp quốc (Tuyên ngôn nhân quyền, Công ước quốc tế) Câu 44: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm. Nội dung cơ bản: - Những người phạm tội phải chịu TNHS theo các quy định của Luật hình sự, nếu không có các căn cứ luật định để miễn TNHS hay miễn hình phạt thì họ phải chịu hình phạt hoặc các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự khác do BLHS quy định. Sự thể hiện trong BLHS năm 1999: - Mọi hành vi phạm tội phải được xử lý công minh theo đúng pháp luật (khoản 1 Điều 3) - BLHS được áp dụng với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam (khoản 1 Điều 5) - Người vi phạm các điều kiện hợp pháp của Phòng vệ chính đáng và Tình thế cấp thiết đều phải chịu TNHS (khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 17) - Người phạm tội phải chịu TNHS trong một loạt các trường hợp do BLHS quy định là say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác (Điều 14) - Chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (đoạn 2 Điều 17), phạm tội chưa đạt (đoạn 2 Điều 18), hành vi tự ý chấm dứt tội phạm đã có đủ yếu tố cấu thành của 1 tội phạm khác (đoạn 2 Điều 19). Ý nghĩa: - Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với 2 nguyên tắc pháp chế và bình đẳng trước pháp luật. - Phản ánh rõ nguyên tắc xử lý trong pháp luật hình sự Việt Nam: mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. - Thể hiện phương châm: Không bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội. Câu 45: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm do lỗi. Nội dung cơ bản: - Không ai có thể phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như về việc gây nên hoặc đe doạ thực tế gây thiệt hại cho các lợi ích được bảo vệ bởi PLHS mà không phải do lỗi của mình. - Hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể không có lỗi đối với việc đó (do những lý do khác nhau như họ bị mắc bệnh tâm thần hay do bất khả kháng) thì không bị coi là tội phạm và chủ thể không phải chịu TNHS. Sự thể hiện trong BLHS năm 1999: - Nghiêm trị người cố ý gây hậu quả nghiêm trọng (đoạn 3 khoản 2 Điều 3) - Tính chất lỗi của hành vi trong khái niệm tội phạm (khoản 1 Điều 8) - Chế định lỗi (các điều từ 9 – 12) - Chế định tái phạm (Điều 49) - Trong một loạt các Cấu thành tội phạm cơ bản mà dấu hiệu bắt buộc của chúng được nhà làm luật xây dựng trên cơ sở các hình thức lỗi (các Điều 98, 99, 104, 105, 106) Ý nghĩa: - Nguyên tắc có lỗi xuất phát từ chức năng giáo dục của ngành luật hình sự. Chức năng này không thể thực hiện khi truy cứu TNHS một người mà họ không có lỗi. - Chỉ được phép buộc tội chủ quan mà không được phép buộc tội khách quan (truy cứu khách quan = truy cứu TNHS chỉ căn cứ vào hành vi khách quan mà không xét đến lỗi (chủ quan) của chủ thể). Câu 46: Nội dung
Tài liệu liên quan