Đô thị hóa Thanh Hóa

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTH như sau: Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị.

doc17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đô thị hóa Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÔ THỊ HÓA THANH HÓA. Khái niệm đô thị hóa: Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTH như sau: Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao. II. Đặc điểm của đô thị hóa Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính: - Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị - Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân vượt quá 5 triệu người. - Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt. 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỈNH THANH HÓA. Vị trí địa lý Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh:Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². Dân số. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.[8] Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 người, dân số thành thị là 354.880 người Kinh tế Công nghiệp Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2%, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6%. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 6 khu công nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân Khu công nghiệp Hoàng Long Hiện tại khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Nông nghiệp Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha... Lâm nghiệp Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ. Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim... Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có vườn quốc gia Cúc Phương, phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam cókhu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn. Ngư nghiệp Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt. Dịch vụ Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. III. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THANH HÓA. - Tính đến nay, toàn tỉnh có 33 đô thị, trong đó có 1 thành phố loại II, 2 thị xã loại IV, 24 đô thị là thị trấn huyện lỵ loại V, 6 thị trấn công nghiệp, dịch vụ loại V, dân số trên 400.000. Cụ thể: Phía đông có đô thị du lịch Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ ven biển. Phía tây đang hình thành các đô thị động lực (Thạch Quảng, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lam Sơn, Sao Vàng, Yên Cát, Bãi Trành...) gắn kết với tuyến đường Hồ Chí Minh. Phía nam là khu kinh tế ven biển Nghi Sơn nằm trong vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ, đây là một động lực chính để phát triển đô thị, kinh tế – xã hội trong tương lai, đã bước đầu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Phía bắc là các đô thị: Bỉm Sơn, Nga Sơn, Vân Du, Kim Tân, Bá Thước. TP Thanh Hóa là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Những năm gần đây, đi xa có dịp trở về nhiều người là con em sinh ra lớn lên ở thành phố Thanh Hóa, kể cả kiều bào ở nước ngoài không khỏi bồi hồi trước những đổi thay của thành phố mình, quê hương mình. Nhiều công trình kiến trúc mới được cải tạo, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới nối thành phố với các khu công nghiệp, nhà máy, khu du lịch... tiền đề bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. Ảnh một góc thành phố Thanh Hóa - Tuy nhiên tỷ lệ đô thị hóa của Thanh Hóa rất thấp chỉ đạt 13,5%, đứng thứ 58/63 tỉnh, thành. - Trong giai đoạn 2001-2011, tuy tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh tăng chậm nhưng việc phát triển hệ thống đô thị của tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả. Hệ thống đô thị đã đóng vai trò là trung tâm phát triển kinh tế toàn tỉnh, là trung tâm phát triển công nghiệp, xây dựng, tiểu-thủ công nghiệp, chuyển giao công nghệ, phát triển thương mại du lịch, thu hút vốn đầu tư xây dựng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP Thanh Hóa, các thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, từng bước tạo bộ mặt khang trang cho đô thị. Một số đô thị lớn và Khu Kinh tế Nghi Sơn đã bước đầu đảm đương vai trò động lực phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cùng với đó, công tác quy hoạch chung cho tất cả các đô thị đã được thực hiện khá tốt, bảo đảm việc quản lý và định hướng phát triển đô thị. Điển hình như các đô thị mới có quy mô lớn như: Nghi Sơn, Lam Sơn-Sao Vàng, Ngọc Lặc, Vân Du, Bãi Trành, Thạch Quảng, Bà Triệu... Quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị cũng đã được lập từ 60 đến 80% tại các đô thị lớn đã có quy hoạch chung, đối với các huyện lỵ đều đã lập quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm, một số nơi đã lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp. Công tác quản lý đô thị đã có nhiều tiến bộ, chính quyền các đô thị đã quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa ở phố, phường, góp phần hình thành đô thị văn minh, cải thiện vệ sinh môi trường; trong đó, chính quyền và các ngành quản lý đã tích cực trong công tác phân loại đô thị, như lập hồ sơ, thủ tục để TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II, hay việc đề nghị thành lập, công nhận 9 đô thị mới.   Điểm nhấn mang tính đột phá của quá trình đô thị hóa ở Thanh Hóa là: - Sự hình thành, quy hoạch và phát triển của các khu công nghiệp,.:;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;tìm bỏ các khu công nghiệp ở thanh hóa vào - Quá trình đô thị hoá ở Thanh Hóa gắn liền với việc di dời, giải toả, tái định cư trên diện rộng: Như: đã thực hiện đề án đưa 6 xã thành phường với 31 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng. Từ đó làm gia tăng tỉ lệ dân đô thị. Quan tâm các quy hoạch lớn như khu đô thị trung tâm mới thành phố, quảng trường trung tâm, khu đô thị bắc cầu Hạc, nam Đông Hương, khu vực Hàm Rồng ... - Xây dựng và quy hoạch hệ thống đường giao thông ngày càng khang trang và có chất lượng, trong đó đã và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm như đại lộ Đông Tây, đại lộ nam Sông Mã, quốc lộ 47, tuyến ngã ba Voi đi Sầm Sơn, dự án tiêu úng Đông Sơn. Bỏ Hình ảnh đường giao thong mới xây ở gân lễ môn vào Ngoài ra, hệ thống các đô thị loại V hiện có cũng như các trung tâm cụm xã, thị tứ đang từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và phát triển. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐỚI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ THANH HÓA. Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà quá trình đô thị hóa mang lại. Cụ thể: S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Nguy cơ). Phân tích SWOT nhằm đánh giá một cách có phân tích về những ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế xã hội của dân cư đô thị Thanh Hóa. Điểm mạnh : - Điểm mạnh lớn nhất của quá trình ĐTH là nó đã chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy hay các khu đô thị. Hiện nay, Thanh hóa đã hình thành nên các khu Công nghiệp lớn và đã tạo được việc làm cho một số lượng lớn người dân trong tỉnh làm việc tại các nhà máy, phân xưởng, đặc biệt là những cư dân đô thị gần đó:…………………………………………………………………………………………………………………………………………cóp trên mạng bở các khu công nghiệp ở thanh hóa vào.đặc biệt xem nó thu hút và tạo việc làm cho bao nhiêu lao động.lấy ngắn gọn ý chính từng khu thui. Thu nhập do việc làm tại các khu công nghiệp này mang lại cho người lao động tương đối cao, thậm chí là cao hơn so với công nhân viên chức nhà nước. Ví dụ thực tế mà chúng tôi đã tìm hiểu được về mức lương mà của công nhân tại công ty Việt Nhật là: bình quân khoảng 3 triệu trên tháng, và có thể lên hơn nữa, tùy theo số lượng sản phẩm mà họ làm ra. Trích phỏng vấn chị Trần Thị Thùy, nhân viên công ty may Việt Nhật sống tại xã quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa cho biết: “ Trước kia, khi chưa có sự xuất hiện của công ty may Việt Nhật thì chị ở nhà chăm con, cuộc sống gia đình phụ thuộc hoàn toàn về phía người chồng làm công nhân tại nhà máy Điện Cơ. Nhưng từ khi nhà maý may Việt Nhật được xây dựng và tuyển dụng, chị đã xin vào làm việc. Hiện tại, nguồn thu nhập của chị đã đóng một phần quan trọng trong cải thiện cuộc sống gia đình, chăm lo cho con cái” Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp đã tạo cho người dân sống ven khu công nghiệp bắt đầu chuyển qua các nghề kinh doanh dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy và khu đô thị. tạo ra nguồn thu nhập như: + Dịch vụ nhà trọ: Ví dụ: đưa ra hình ảnh một khu trọ ở Gân khu công nghiệp Lễ môn. Nhớ bỏ hình ảnh rồi nói đâylà ở Lễ môn. nêu về thu nhập từ cho thuê trọ của họ. Nếu không có thì tìm hiểu xem gia một phòng trọ là bao nhiêu. + Bán hàng: lây hình ảnh bán hàng trước khu công nghiệp. - Cho nên có thể nói, ĐTH là cơ sở để giảm đói nghèo. Về mặt xã hội. - Đồng thời với nó là hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cao, để phù hợp với quá trình đô thị hóa. Qua đó, giúp cư dân đô thị Thanh Hóa có một cuộc sống an toàn và đảm bảo, tốt hơn. Cụ thể: Cùng với quá trình đô thị hóa thì hệ thống cơ sở hạ tầng như : điện, đường, trường, trạm được xây dựng và nâng cấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó ở thành phố Thanh Hóa hiện nay: + Hệ thống đường giao thông được tu sửa và quy hoạch khang trang và chất lượng, không chỉ giúp dân cư trong khu vực thành phố mà các cư dân của các vùng khác tham gia giao thông một cách thuận lợi, an toàn.  Lễ Môn. 1. Vị trí: Nằm ở phía Đông + Hệ thống điện cũng hiện đại và an toàn. => Khi đó, người dân sẽ được hưởng những dịch vụ về tài chính, y tế và giáo dục tốt, giao thông đi lại thuận tiện hơn. nhất. Nhóm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số hộ ở xã quảng Tâm, Thành phố Thanh hóa, một xã đã mới được lên thành thị về tác động của nó trên một số lĩnh vực: Lĩnh vực Tác động Tốt Như cũ Xấu 1. Đường giao thông ü 2. Hệ thống điện ü 3. Môi trường ü 4.Cơ hội về việc làm ü 5. Đường giao thông ü - Khi người dân có cơ hội về việc làm, có nguồn thu nhập ổn định thì cuộc sống gia đình họ được cải thiện, đồng thời cơ hội học tập của con em họ cũng cao hơn.Thực tế, đã cho thấy tỉ lệ trẻ em đi học ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn. Điểm yếu: -Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội thiếu thốn, quá tải, không đảm bảo an toàn. - vấn đề giao thông đô thị, nạn tắc nghẽn và chi phí thời gian, tài chính cho việc đi lại. -Vấn đề thiếu việc làm cho lực lượng lao động gốc( thường là loại lao động đòi hỏ kỹ năng tay nghề cao hơn) và cho cả những người lao động mới nhập cư từ nông thôn, thường là trẻ và không có tay nghề. - Vấn đề nhà ở và các tiện nghi vệ sinh nơi ở. Sự bất bình đẳng xã hội trong vấn đề nhà ở: ở nhiều đô thị của tỉnh Thanh Hóa, tổng quỹ nhà ở trên thực tế không thiếu so với tổng số dân. Song khoảng cách giữa các nhóm xã hội xét theo chỉ báo số lượng và chất lượng nhà ở thì ngày một lớn. - Sự hình thành các khu nhà ổ chuột/ các khu cư trú bất quy tắc mà cư dân sinh sống chủ yếu ở đây chủ yếu là tầng lớp nghèo khổ của đô thị và dân mới nhập cư từ nông thôn. Nạn lấn chiếm đất đai. -Các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống đô thị, cũng như của quá trình đô thị hóa.Ở các đô thị lớn của tỉnh, đã xuất hiện các vấn đề xã hội như: mại dâm, ma túy,trộm cắp… - Quá trình đô thị hóa gắn liền với việc quy hoạch đất nông nghiệp và chuyển một số xã nông thôn lên phường, thị trấn, việc quy hoạch đó, làm cho một số hộ gia đình làm nông nghiệp bị mất ruộng, nguồn thu nhập chính của họ. Và họ có thể rơi vào tình trạng nghèo, khi họ không biết sử dụng số tiền từ việc đền bù. Ví dụ: Với việc quy hoạch xây dựng khu Công nghiệp và mở rộng đường giao thông, một số hộ nông dân ở quảng Thành đã mất đất canh tác. Hình ảnh…………………………………………………………………………………………………………………………………………………. - Khi các nhà máy, khu công nghiệp và khu đô thị được mọc lên thì đồng nghĩa với nó là khí thải, rác thải và tiếng ồn xuất hiện theo. Nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến môi trường sống và qua đó sẽ ảnh hưởng đến người dân đô thị . Ví dụ: Theo phản ánh của người dân thì tình trạng nhiều nhà máy thuộc khu công nghiệp (KCN) Lễ Môn thuộc xã Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa xả chất thải ra môi trường chưa qua xử lý, gây ô nhiễm trầm trọng đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây ảnh hưởng đến hàng trăm người dân thuộc thôn 5 và thôn 8. Ông Hồ Như Thiện (thôn 5, xã Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa) cho biết: Hầu như  không có ngày nào là không có nước thải từ KCN chảy ra mương này. Nước thải màu đen ngòm, sủi bọt, bốc mùi thối cứ thế tuồn ra sông. Nhất là những ngày trở trời, mùi bốc lên kinh khủng !. Cũng theo ông Thiện, cách đây mấy năm về trước sông Thống Nhất (Sông tiêu nước cho KCN Lễ Môn - PV)  rất nhiều cá tôm, nhưng bây giờ do ô nhiễm trầm trọng nên hầu như không còn ! Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nguyên nhân là do các nhà máy đóng trong KCN Lễ Môn chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực chế biến nông sản, hàng đông lạnh, sản xuất đá, gạch ngói.. Nhiều cơ sở vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn hoặc thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường gây ô nhiễm trầm trọng. Điển hình gây ô nhiễm môi trường phải kể đến Nhà máy Chế biến đá Nam Thái Sơn Ngay như "người hàng xóm" của Nhà máy Nam Thái Sơn là Nhà máy Gạch men cao cấp VICENZA, cũng diễn ra tình trạng tương tự. - ĐTH với việc quy hoạch, đưa một số xã trở thành thành thị, nó đã khiến một số hộ đã nghèo nay càng nghèo hơn, do khi lên thành phố thì họ phải chịu đóng góp và chi tiêu theo chuẩn chung của khuc vực thành thị. Như về giá điện, nước, thuế… Cơ hội: Tuy nhiên, dù có nhìn nhận trên bất kỳ góc độ nào thì ĐTH cũng mang lại những cơ hội rất lớn cho người dân đô thị: + Cơ hội lớn nhất có thể thấy đó là mang lại việc làm cho người dân. Họ được làm việc trong những nhà máy, khu công nghiệp nơi chính họ đã sinh ra và lớn lên. Hiện nay, và tương lai, Thanh Hóa đã, đang thu hút rất nhiều các dự án và đồng thời việc quy hoạch mở rộng các khu công nghiệp, nhà máy trên địa bàn thì người dân Thanh Hóa nói chung và dân thành thị nói riêng sẽ có cơ hội việc làm là rất lớn. Ví dụ : Các dự án đã và đang đăng kí đầu tư như :  Hiện nay, đã có 30 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, trong đó 20 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty Yotsuba của Nhật Bản, Công ty Đông Lượng Việt Nam của Đài Loan; một số công ty nước ngoài đang triển khai xây dựng; thu hút gần 3000 lao động làm việc tại khu công nghiệp. Với Những ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da xuất khẩu, chế biến nông lâm thủy sản, chế tạo lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông, sản xuất phần mềm, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, thủ công mỹ nghệ truyền thống.  Đây là những ngành nghề không đòi hỏi trình độ lao động cao vì vậy sẽ tạo việc làm cho số lượng lớn lao động, đặc biệt là những lao động trong các gia đình nghèo. - ĐTH làm cho hệ thống dịch vụ và khu vui chơi xuất hiện nhanh chóng. Và kết quả là người dân ở đô thị sẽ được hưởng những dịch vụ tốt, tiếp xúc với những thông tin bổ ích và có những chỗ để giải tỏa Stress sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Về Thách thức: ĐTH cũng kéo theo rất nhiều thách thức đối với xã hội nói chung và đời sống người dân địa phương nói riêng. - Thách thức đầu tiên là sẽ tạo ra áp lực về dân số ở các khu đô thị: Hiện nay, các khu công nghiệp nhà máy, đã và đang thu hút không chỉ lao động trong khu vực mà còn cả lao động ở, các vùng lân cận. chính vì vậy, trong hiện tại và tương lai, ở khu vực đô thị của thanh hóa sẽ tăng nhanh về tỉ lệ dân sinh sống ( cả dân bả địa và dân nhập cư) Qua đó, sẽ làm này sinh nhiều vấn đề về an sinh xã hội cần phải giải quyết như: nhà ở, môi trường, trật tự an ninh xã hội… - Khi đời sống được nâng lên, mọi người đều lo việc kiếm tiền khiến mối quan hệ làng xóm bắt đầu rạn nứt. Một số phong tục truyền thống bắt đầu bị phá bỏ và cùng với nó là các tệ nạn xã hội xuất hiện nhanh chóng. => Trên đây là toàn bộ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà ĐTH đã và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của dân cư đô thị Thanh Hóa. Tất nhiên một hiện tượng mới xuất hiện, tồn tại và phát triển bao giờ cũng có những mặt tốt và mặt không tốt. Vấn đề của chúng ta là phải phân tích một cách sâu sắc hiện tượng đó để trong quá trình phát triển của nó mặt tốt được bọc lộ hết còn mặt không tốt thì hạn chế tối đa. Nói tóm lại, quá tình ĐTH đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể tới mọi mặt của đời sống xã hội như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tới các vấn đề về thất nghiệp, việc làm, trình độ, sức khoẻ, an ninh, môi trường của người dân đô thị Thanh Hóa. GIẢI PHÁP *cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho dân cư đô thị Tỉnh thanh hóa cần phải đẩy mạnh công tac xóa đói giảm nghèo, thông qua các chương trình hổ trợ việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người dân đô thị, đăc biệt là nhóm dân nghèo và thu nhập thấp ở các đô thị. Phát triển bền
Tài liệu liên quan