Luật học - Chương XI: Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi

1. Khái niệm chung Trong thực tiễn có những HV của con người xét về mặt hình thức, rất giống với một tội phạm cụ thể nào đó, tuy nhiên trong HV ấy có những tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm cho XH của HV. LHS Việt Nam gọi các tình tiết đó là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV. Như vậy, những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV là những tình tiết tồn tại trong HV và làm cho HV gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các QHXH mất đi tính nguy hiểm vốn có của nó

ppt33 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chương XI: Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XI NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI1. Khái niệm chungTrong thực tiễn có những HV của con người xét về mặt hình thức, rất giống với một tội phạm cụ thể nào đó, tuy nhiên trong HV ấy có những tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm cho XH của HV. LHS Việt Nam gọi các tình tiết đó là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV.Như vậy, những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV là những tình tiết tồn tại trong HV và làm cho HV gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các QHXH mất đi tính nguy hiểm vốn có của nóTại Điều 15 và 16 BLHS99 xác định phòng vệ chính đáng (PVCĐ) và tình thế cấp thiết (TTCT) là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV.Cần phân biệt PVCĐ và TTCT với trường hợp miễn TNHS (Điều 25 BLHS99). Trường hợp miễn TNHS là trường hợp con người đã thực hiện HV nguy hiểm cho XH đã cấu thành tội phạm cụ thể nhưng “do sự chuyển biến của tình hình mà HV phạm tội và người phạm tội không còn nguy hiểm cho XH nữa” Người PVCĐ tuy có gây ra thiệt hại nhưng là cần thiết để ngăn chặn những HV xâm hại lợi ích của XH, của bản thân người phòng vệ và của người khác. HV PVCĐ là HV có ích và là quyền tự vệ cần thiết của công dânNgười trong TTCT buộc phải gây ra thiệt hại để bảo vệ những lợi ích lớn hơn, quan trọng hơn. TTCT là HV có ích cho XH.ý nghĩa lý luận và thực tiễn của PVCĐ và TTCT: Đảm bảo cho công dân điều kiện để tự bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của mình, của XH; phát huy quyền làm chủ tập thể trong QL Nhà nước, QL xã hộiLà căn cứ pháp lý quan trọng để tiến hành các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp luật và kỷ cương XHNêu cao tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhauNgoài các trường hợp PVCĐ và TTCT, nhiều tác giả, LHS của nhiều nước còn coi những HV sau đây là HV hữu ích và không phải là tội phạm:Bắt người phạm pháp;Thi hành mệnh lệnh cấp trên;Thực hiện chức năng nghề nghiệp;Rủi ro trong sản xuất2. Phòng vệ chính đáng2.1. Khái niệm về PVCĐPVCĐ là HV của người, vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có HV xâm hại các lợi ích nội trên. PVCĐ không phải là tội phạm.PVCĐ là quyền của công dân nhưng không phải là nghĩa vụ pháp lý. Công dân có thể từ chối sử dụng quyền này với lý do nào đó. Đối với người có chức vụ, có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân thì PVCĐ là nghĩa vụ pháp lý PVCĐ không có nghĩa là công dân có quyền tự xử mà quyền xử lý các hành vi trái pháp luật là quyền của Nhà nướcQuy định quyền PVCĐ là nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh với những hành vi xâm hại các QHXH, ngăn chặn hoặc hạn chế những thiệt hại do hành vi xâm hại gây ra.Hành vi phòng vệ chỉ được coi là chính đáng khi người phòng vệ phải hành động chống trả trong những điều kiện nhất định 2.2. Điều kiện của PVCĐCác điều kiện của PVCĐ bao gồm:Điều kiện thuộc về cơ sở phát sinh quyền PVCĐĐiều kiện thụôc về nội dung của PVCĐĐiều kiện thuộc về phạm vi của PVCĐNếu trong hành vi phòng vệ của một người có đầy đủ các dấu hiệu phù hợp các điều kiện nêu trên thì hành vi phòng vệ đó được coi là chính đáng và hành vi đó không phải là phạm tội 2.2.1. Cơ sở phát sinh quyền PVCĐCơ sở làm phát sinh quyền PVCĐ là sự tấn công (xâm hại) đang xảy ra xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dânHành vi xâm hại là hành vi của con ngườiHành vi xâm hại có thể có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể;HV xâm hại có thể chỉ là một vi phạm pháp luật khác cũng là cơ sở phát sinh quyền PVCĐ, vì:Để tránh gây ra thiệt hại cho xã hội;Trong hoàn cảnh nhất định người phòng vệ khó có thể đánh giá được đó là tội phạm hay không phải là tội phạmHành vi xâm hại có thể là hành động hoặc không hành động Hành vi tấn công có thể xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Lợi ích được bảo vệ phải là lợi ích chính đángLợi ích được bảo vệ có thể là lợi ích của người phòng vệ hoặc của người khácHành vi xâm hại phải đang xảy ra (đang hiện hữu)Hành vi xâm hại coi là đang xảy ra nếu hành vi đó đã bắt đầu nhưng chưa kết thúcHành vi xâm hại được coi là đã bắt đầu nếu hành vi ấy bắt đầu gây thiệt hại hoặc đe doạ thực sự trực tiếp gây ra thiệt hại cho các lợi ích nói trên(1) Hành vi phòng vệ được thực hiện trước khi hành vi xâm hại bắt đầu gọi là phòng vệ quá sớm. Người phòng vệ quá sớm sẽ phải chịu TNHS (nếu cấu thành tội phạm cụ thể) vì điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ chưa có (2) Nếu người phòng vệ đánh giá sai lầm các tình tiết thực tế thì vấn đề TNHS được giải quyết như những trường hợp sai lầm khác.(ii) Hành vi xâm hại được coi là chưa kết thúc nếu hành vi ấy vẫn đang gây ra thiệt hại hoặc đã chấm dứt việc gây ra thiệt hại này nhưng lại tiếp tục gây ra thiệt hại khác(1) Hành vi phòng vệ được thực hiện sau khi hành vi xâm hại đã kết thúc được coi là phòng vệ quá muộn. Người phòng vệ quá muộn vẫn phải chịu TNHS (nếu cấu thành tội phạm), vì điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ không còn tồn tại (2) Nếu hành vi xâm hại đã kết thúc nhưng người phòng vệ nhầm tưởng là chưa kết thúc nên vẫn chống trả và gây ra thiệt hại thì vấn đề TNHS được giải quyết như những trường hợp sai lầm khác(3) Có thể có trường hợp hành vi phòng vệ xảy ra sau khi hành vi xâm hại đã kết thúc vẫn được coi là phòng vệ chính đáng, nếu sự phòng vệ đó đi liền ngay sau khi kết thúc sự tân công và có thể khắc phục được sự thiệt hại do hành vi tấn công gây ra2.2.2. Điều kiện về nội dung của PVCĐ Hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người có hành vi xâm hại (thiệt hại gây ra cho chính người có hành vi xâm hại). Mục đích của PVCĐ là ngăn chặn và đẩy lùi sự tấn công do đó, hành vi chống trả phải nhằm vào người có hành vi tấn công mới thực hiện được mục đích ấyNgười phòng vệ có quyền chống trả và gây ra thiệt hại cho mgười xâm hại ngay cả khi họ có biện pháp khác có thể ngăn chặn được sự xâm hại Nhằm vào người có HV xâm hại có thể là nhằm vào con người có hành vi đó hoặc nhằm vào công cụ phương tiện mà họ đang sử dụngNếu người phòng vệ thiệt hại gây ra cho người khác, (không phải người có hành vi tấn công) thì người phòng vệ phải chịu TNHS về thiệt hại đó (nếu cấu thành tội phạm)Nếu kẻ xâm hại là trẻ em hoặc người không có NLTNHS thì việc gây thiệt hại cho họ trong PVCĐ được coi là hợp pháp khi người phòng vệ không còn biện pháp nào khác 2.2.3. Điều kiện thuộc về phạm vi của PVCĐSự chống trả của người phòng vệ là sự chống trả cần thiết.Sự chống trả là cần thiết nghĩa là biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương pháp, phương tiện, thiệt hại) trong hoàn cảnh cụ thể là cần thiết để ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm hại.Để khẳng định việc phòng vệ là chính đáng thì không nên chỉ đơn thuần so sánh thiệt hại do người phòng vệ gây ra với thiệt hại do người xâm hại có thể gây ra,vì: PVCĐ không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn một sự xâm hại;Mục đích của phòng vệ chỉ có thể đạt được khi phải gây ra thiệt hại, thậm chí là thiệt hại lớn hơn thiệt hại do người xâm hại có thể gây ra;Nhiều trường hợp trên thực tế không thể so sánh được thiệt hại vì chúng thuộc các loại khác nhau;Không phải vì các lý do trên mà người phòng vệ có thể gây ra bất kỳ hậu quả nào cũng được coi là chính đáng vì thiệt hại gây ra cho người xâm hại thể hiện tính chất, mức độ của sự chống trả nên thiệt hại đó phải ở chừng mực nhất định để có thể đánh giá sự chống trả là cần thiết Cần thiết cũng không có nghĩa là kẻ xâm hại sử dụng phương tiện, phương pháp nào thì người phòng vệ cũng phải sử dụng phương tiện, phương pháp ấy, vì:Không phù hợp với thực tiễn: người phòng vệ không thể lựa chọn phương tiện, phương pháp tương đương;Không phù hợp với mục đích của PVCĐTóm lại, trong PVCĐ, biện pháp chống trả phải là biện pháp cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của HV xâm hại trong hoàn cảnh cụ thể Căn cứ để đánh giá sự cần thiết và phù hợp là:Tính chất của QHXH bị đe doạ xâm hại;Mức độ thiệt hại bị đe doạ gây ra;Sức mạnh và sự mãnh liệt của hành vi tấn công;Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp, phương tiện, công cụ mà kẻ xâm hại sử dụng;Sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ trong hoàn cảnh cụ thể ...Như vậy, sự cần thiết chỉ mang tính chất tương đối. Nếu có trường hợp không cần thiết nhưng không rõ ràng thì cũng coi như trường hợp cần thiết 2.3. Vượt quá giới hạn (VQGH) PVCĐVQGH PVCĐ là trường hợp HV chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của HV xâm hại.Theo chỉ thị 07/TATC ngày 22/12/1983 của TANDTC thì VQGH PVCĐ là những trường hợp: “...người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của HV xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó”Người có HV VQGH PVCĐ phải chịu TNHS về sự vượt quá, nếu có lỗi đối với sự vượt quá. VQGH PVCĐ là tình tiết giảm nhẹ 2.4. Phòng vệ tưởng tượng (PVTT)PVTT là trường hợp không bị tấn công thực sự nhưng lầm tưởng là có sự tấn công nên đã phòng vệ và gây ra thiệt hại.PVTT là một dạng sai lầm về sự việc. Theo nghĩa rộng thì PVTT gồm các trường hợp:Hoàn toàn không có sự tấn công nhưng lầm tưởng là có sự tấn công;Có sự tấn công nhưng nhầm lẫn người tấn công;Có sự tấn công nhưng đã sai lầm trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của sự tấn công nên đã VQGH PVCĐ;Sai lầm trong việc đánh giá thời điểm nên đã phòng vệ quá sớm hoặc quá muộnTheo nghĩa hẹp thì PVTT chỉ bao gồm 2 trường hợp đầu và đây cũng là cách hiểu được thừa nhậnNgười gây thiệt hại trong PVTT vẫn phải chịu TNHS (nếu CTTP cụ thể) 3. Tình thế cấp thiết (TTCT)3.1. Khái niệm về TTCTTTCT là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. HV gây thiệt hại trong TTCT không phải là phạm tội. (Điều 16 BLHS99)Thực chất của TTCT là hy sinh một lợi ích nhỏ hơn để cứu lấy một lợi ích lớn hơnVề phương diện XH: Hành động trong TTCT là hành động hữu íchVề phương diện pháp luật HS: Gây thiệt hại trong TTCT không phải là phạm tộiĐiều kiện để đánh giá hành động trong TTCT là hợp pháp: (i) điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm và, (ii) điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểm3.2. Điều kiện của tình thế cấp thiết3.2.1 Điều kiện thuộc về tính chất của sự nguy hiểmCơ sở làm phát sinh quyền hành động trong TTCT là sự nguy hiểm đang đe doạ các quyền và lợi ích đang được pháp luật bảo vệNguồn nguy hiểm trong TTCT rất đa dạng:Hành vi của con người;Hoạt động của súc vật;Sự cố kỹ thuật;Do thiên tai... Sự nguy hiểm đang đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của công dânSự nguy hiểm là thực tế nghĩa là sự nguy hiểm đang xảy ra, nó đã bắt đầu và chưa kết thúc. Cũng coi nguồn nguy hiểm là thực tế nếu nó chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra tức khắcNếu người gây thiệt hại để ngăn chặn trước khi nguồn nguy hiểm xảy ra hoặc sau khi nó đã kết thúc thì người đó phải chịu TNHS như trường hợp sai lầm về sự việc 3.2.2. Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểmGây thiệt hại trong TTCT là biện pháp cuối cùng và duy nhấtGây thiệt hại là biện pháp cuối cùng nghĩa là nếu còn có biện pháp nào khác không gây thiệt hại cũng ngăn chặn được nguồn nguy hiểm thì việc đã gây thiệt hại là không hợp pháp. Tuy nhiên, người khắc phục sự nguy hiểm cũng phải nhận thức được điều đó.Gây thiệt hại là biện pháp duy nhất nghĩa là chỉ có biện pháp ấy mới ngăn chặn được thiệt hạiThiệt hại gây ra trong TTCT phải luôn nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừaMục đích của TTCT là hy sinh lợi ích này để cứu lợi ích kia do vậy, nếu lợi ích hy sinh ngang bằng hoặc lớn hơn lợi ích cần bảo vệ thì không còn ý nghĩa.Trong thực tiễn, việc so sánh các lợi ích này là rất phức tạpVQGH TTCT là trường hợp gây thiệt hại rõ ràng là vượt quá yêu cầu của TTCT. Người có hành vi vượt quá phải chịu TNHS. Tuy nhiên đây là tình tiết giảm nhẹ4. Bắt người phạm phápBắt người phạm pháp là chế định của luật TTHS, nhưng việc dùng vũ lực để bắt giữ là vấn đề của LHSDùng vũ lực để bắt giữ mà chưa vượt quá phạm vi và những những biện pháp cần thiết là tình tiết loại trừ TNHSHV dùng vũ lực để bắt giữ phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH của HV phạm pháp, phù hợp với hoàn cảnh khách quan lúc bắt giữ, tính chất và mức độ chống đối của người phạm tội.5. Những trường hợp khác được loại trừ TNHS5.1. Thi hành mệnh lệnh cấp trên (MLCT) Có đôi khi việc thi hành MLCT lại gây ra HQ nguy hiểm cho xã hội. Có 2 trường hợp: (i) Lệnh của cấp trên hợp pháp và (ii) Lệnh của cấp trên không hợp pháp Nếu lệnh của cấp trên là hợp pháp: Vấn đề truy cứu TNHS đối với người thi hành mệnh lệnh không đặt ra Nếu lệnh của cấp trên không hợp pháp thì cần phân biệt 2 trường hợp: Nếu người thi hành MLCT không biết và không cần phải biết là MLCT không hợp pháp thì không phải chịu TNHS vì không có lỗiNếu người thi hành MLCT nhận thức rõ MLCT là không hợp pháp thì phải chịu TNHS (nếu CTTP)Trong quân đội, xuất phát từ quan hệ chỉ huy, phục tùng nên LHS không buộc quân nhân phải chịu TNHS về việc thi hành MLCT mà lệnh đó là không hợp phápMột số chuyên gia cho rằng quân nhân cũng phải chịu TNHS nếu họ biết việc thi hành MLCT là phạm tội nghiêm trọng 5.2. Thực hiện chức năng nghề nghiệpCó một số nghề nghiệp mà khi thực hiện có thể gây ra thiệt hại nào đó nhưng nếu việc gây thiệt hại là cần thiết, được sự đồng ý và vì lợi ích của người bị hại hoặc lợi ích của xã hội thì người gây thiệt hại không phải chịu TNHS5.3. Rủi ro trong sản xuấtTrong việc áp dụng những phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật có khi làm phát sinh những HQ nhưng nếu người áp dụng đã làm mọi cách để đảm bảo an toàn mà HQ vẫn phát sinh thì không phải chịu TNHS
Tài liệu liên quan