Luật pháp - Bài 9: Quan hệ pháp luật

CÁC NỘI DUNG CHÍNH I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN LOẠI CÁC QHPL. 1. Khái niệm và đặc điểm của QHPL. 2. Phân loại các QHPL. II. CẤU TRÚC CỦA QHPL. 1. Chủ thể. 2. Nội dung. 3. Khách thể. III. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPL. 1. Quy phạm pháp luật. 2. Chủ thể. 3. Sự kiện pháp lý.

pdf22 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật pháp - Bài 9: Quan hệ pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9 QUAN HỆ PHÁP LUẬT ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương CÁC NỘI DUNG CHÍNH I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN LOẠI CÁC QHPL. 1. Khái niệm và đặc điểm của QHPL. 2. Phân loại các QHPL. II. CẤU TRÚC CỦA QHPL. 1. Chủ thể. 2. Nội dung. 3. Khách thể. III. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPL. 1. Quy phạm pháp luật. 2. Chủ thể. 3. Sự kiện pháp lý. I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN LOẠI CÁC QHPL. 1. Khái niệm và đặc điểm của QHPL. QHPL là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện trên cơ sở điều chỉnh của các quy phạm pháp luật và các sự kiện pháp lý tương ứng, trong đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, được nhà nước đảm bảo và bảo vệ. QUAN HỆ XH VÀ QUAN HỆ PL Quan hệ Xã hội Quan hệ Pháp luật I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN LOẠI CÁC QHPL 1. Khái niệm và đặc điểm của QHPL. Các đặc điểm cơ bản của QHPL: Thứ nhất, quy phạm pháp luật là cơ sở của QHPL. Thứ hai, QHPL mang tính ý chí. Thứ ba, tính chất thượng tầng của QHPL. Thứ tư, các bên tham gia QHPL có các quyền & nghĩa vụ pháp lý nhất định. I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN LOẠI CÁC QHPL. 2. Phân loại các quan hệ pháp luật.  - Căn cứ vào tiêu chí các ngành luật, QHPL được phân thành các QHPL: hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự, HN&GD, kinh tế, đất đai...  - Căn cứ vào chức năng của PL, QHPL được phân thành các QHPL điều chỉnh và các QHPL bảo vệ.  - Căn cứ vào mức độ cụ thể và theo cơ cấu chủ thể, QHPL được phân thành: các QHPL cụ thể và các QHPL chung. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. Cấu trúc của 1 QHPL bao gồm các bộ phận: 1. Chủ thể của QHPL. 2. Nội dung của QHPL 3. Khách thể của QHPL. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật. a. Khái niệm và điều kiện trở thành chủ thể QHPL. * Khái niệm: Chủ thể QHPL là những bên tham gia QHPL, có các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định pháp luật. * Điều kiện chủ thể: II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. Năng lực chủ thể Năng lực pháp luật Năng lực hành vi II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật. a. Khái niệm và điều kiện trở thành chủ thể QHPL. - Năng lực pháp luật: là khả năng của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của NN. NLPL của cá nhân do NN quy định. Nó xuất hiện từ khi cá nhân sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết. - Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào các QHPL. Căn cứ để xác định mức độ NLHV của cá nhân bao gồm: Độ tuổi; khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi; và một số điều kiện cụ thể khác tùy thuộc vào từng loại QHPL. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 1. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. B. CÁC LOẠI CHỦ THỂ CỦA QHPL. Chủ thể QHPL Cá nhân Công dân Người nước ngoài Người không có quốc tịch Tổ chức NN, cqNN, Tổ chức KT Tổ chức XH Pháp nhân II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật. b. Các loại chủ thể của QHPL. • Công dân: • là loại chủ thể phổ biến của hầu hết các QHPL. • có năng lực chủ thể (bao gồm NLPL và NLHV) • Người nước ngoài, người không có quốc tịch: • Được xác định theo những điều kiện áp dụng đối với công dân. Tuy nhiên, trong 1 số lính vực nhất định, năng lực chủ thể bị hạn chế. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật. b. Các loại chủ thể của QHPL.  Các tổ chức:  + Nhà nước nói chung cũng là 1 tổ chức, là chủ thể QHPL (là chủ thể đặc biệt tham gia vào nhiều loại QHPL về tài chính, đất đai, các QHPL quốc tế...).  + Các cơ quan NN với tư cách là pháp nhân công quyền, thay mặt NN tham gia vào các QHPL theo quy định của PL.  + Các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có thể trở thành chủ thể QHPL. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật. b. Các loại chủ thể của QHPL.  Pháp nhân:  Điều kiện trở thành pháp nhân theo PL VN:  + Được cqNN có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;  + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  + Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;  + Nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập và phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ những hành động của mình.  Ngoài ra, để hoạt động bình thường, pháp nhân còn phải có trụ sở để giao dịch, giải quyết các vấn đề có liên quan. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 2. Nội dung của quan hệ pháp luật.  a. Quyền pháp lý của chủ thể * Quyền pháp lý của chủ thể: là khả năng xử sự (hành vi) của các chủ thể QHPL được quy phạm pháp luật quy định và được nhà nước đảm bảo thực hiện. * Đặc điểm quyền chủ thể: - Được hành động trong khuôn khổ do PL xác định trước. - Có khả năng yêu cầu bên kia của QHPL thực hiện nghĩa vụ của họ. - Có khả năng yêu cầu cqNN có thẩm quyền thực hiện sự cưỡng chế cần thiết đối với bên kia. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 2. Nội dung của quan hệ pháp luật. b. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể * Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: là hành vi xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật định trước, mà một bên của QHPL đó phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác. * Đặc điểm của nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: - Phải thực hiện những hành vi nhất định theo quy định của QPPL tương ứng nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể khác; - Phải kiềm chế không thực hiện một số hành vi nhất định theo quy định PL . - Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các quy định của PL. II. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT. 3. Khách thể của QHPL * Khái niệm: Khách thể của QHPL là những gì mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia vào các QHPL, là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần. * Hình thức của khách thể QHPL bao gồm: - Tài sản vật chất (tiền, vàng, nhà ở, xe máy, các loại hàng hóa); - Những lợi ích phi vật chất (sức khỏe, danh dự, nhân phẩm...); - Hành vi của các chủ thể QHPL... III. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPL. QHPL chỉ xuất hiện, thay đổi, hay chấm dứt khi có những căn cứ nhất định. - Có QPPL tương ứng điều chỉnh. - Có sự tham gia của chủ thể QHPL. - Có sự kiện pháp lý. III. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPL.  1. Quy phạm pháp luật QPPL là cơ sở cho sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các QHPL tương ứng. Thiếu QPPL thì sẽ không có QHPL. Ngược lại, thông qua các QHPL, thì các QPPL sẽ được thực hiện trong đời sống.  2. Chủ thể tham gia QHPL Điều kiện: phải có năng lực chủ thể (bao gồm NLPL & NLHV)  3. Sự kiện pháp lý III. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPL.  3. Sự kiện pháp lý  a. Khái niệm sự kiện pháp lý.  - là những hoàn cảnh, tình huống, điều kiện của đời sống thực tế được nhà làm luật gắn với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL cụ thể khi chúng xảy ra.  Lưu ý: + Không phải tất cả các sự kiện thực tế xảy ra đều là sự kiện pháp lý. Sự kiện thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý chỉ khi nào PL xác định rõ điều đó. + Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh 1 QHPL hoặc nhiều QHPL. + Trong nhiều trường hợp, phải có nhiều sự kiện pháp lý mới làm phát sinh QHPL. III. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPL.  3. Sự kiện pháp lý  b. Phân loại sự kiện pháp lý:  * Theo dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành hành vi và sự biến: - Hành vi (Khái niệm). + Hành vi là hành động hoặc không hành động. + Hành vi được phân thành 2 loại là hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. - Sự biến (Khái niệm). Phân loại thành sự biến tuyệt đối và sự biến tương đối. + Sự biến tuyệt đối. + Sự biến tương đối. III. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPL.  3. Sự kiện pháp lý  b. Phân loại sự kiện pháp lý: * Căn cứ vào tính chất có thể phân thành: - Sự kiện pháp lý đơn nhất (chỉ có một sự kiện pháp lý). - Sự kiện pháp lý phức hợp (cần nhiều sự kiện pháp lý mới có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL). * Căn cứ vào hậu quả pháp lý mà sự kiện pháp lý đem lại, có thể phân thành: - Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL. - Sự kiện pháp lý làm thay đổi QHPL. - Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL.
Tài liệu liên quan