Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm cóc đỏ (Lumnitzera Littorea (Jack) voigt.)

TÓM TẮT Đề tài tiến hành khảo sát nồng độ các chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA và thời gian xử lí thích hợp cho sự ra rễ của cành giâm Cóc đỏ. Góp phần cung cấp các dẫn liệu cho việc khôi phục và bảo tồn loài cây Cóc đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA có tác dụng trong việc kích thích sự ra rễ của cành giâm Sau 8 tuần thí nghiệm, cành giâm Cóc đỏ được xử lí với IBA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 77,78 % ở nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút; cành giâm Cóc đỏ được xử lí với NAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 82,22 % ở nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 30 phút. Sự hình thành rễ ở cành giâm phụ thuộc vào số lá hiện có, số chồi hiện có trong tương quan tỉ lệ thuận.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm cóc đỏ (Lumnitzera Littorea (Jack) voigt.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 208 NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN CÀNH GIÂM CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA (JACK) VOIGT.) Mai Thị Kim Yến (Sinh viên năm 4, Khoa Sinh học) GVHD: ThS Quách Văn Toàn Em TÓM TẮT Đề tài tiến hành khảo sát nồng độ các chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA và thời gian xử lí thích hợp cho sự ra rễ của cành giâm Cóc đỏ. Góp phần cung cấp các dẫn liệu cho việc khôi phục và bảo tồn loài cây Cóc đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA có tác dụng trong việc kích thích sự ra rễ của cành giâm Sau 8 tuần thí nghiệm, cành giâm Cóc đỏ được xử lí với IBA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 77,78 % ở nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút; cành giâm Cóc đỏ được xử lí với NAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 82,22 % ở nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 30 phút. Sự hình thành rễ ở cành giâm phụ thuộc vào số lá hiện có, số chồi hiện có trong tương quan tỉ lệ thuận. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loài cây chính thức của rừng ngập mặn (RNM). Cóc đỏ đã được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” từ năm 1996 và gần đây nhất là năm 2007. Ở Việt Nam, Cóc đỏ có ở Phú Quốc, Rạch Giá - Kiên Giang, Côn Đảo nhưng số lượng không nhiều. Ở RNM Cần Giờ tìm thấy hơn 30 cá thể ở tiểu khu 7, hai quần thể Cóc đỏ phân bố tập trung và tái sinh tự nhiên ở tiểu khu 4 và tiểu khu 14. Để góp phần tạo nguồn cây giống phục vụ cho công tác phục hồi loài cây đang có nguy cơ tuyệt chủng này, đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo cây con từ hạt. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống từ hạt chưa thật hiệu quả do gặp nhiều khó khăn trong việc thu hái và bảo quản hạt. Do vậy nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành là hướng nghiên cứu cần được quan tâm, và đó là lí do chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.)”. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất và vườn ươm thí nghiệm Thời gian: Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013. Địa điểm: Vườn Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Vườn Sưu tập thực vật RNM Cần Giờ. Trước khi tiến hành thực địa thu mẫu cần chuẩn bị các dụng cụ như: kéo cắt cành chuyên dụng, xô đựng nước bên dưới đáy có xốp hút nước để bảo quản và dựng đứng cành giâm, bình phun để phun nước lên lá trong quá trình vận chuyển để giữ cành giâm Năm học 2012 - 2013 209 được tươi và bịch nilon màu đen để che chắn tránh ánh sáng trong quá trình vận chuyển cành giâm về. Chuẩn bị các hóa chất: IBA và NAA. Vườn ươm thí nghiệm được thiết kế với kích thước 4m x 3m x 2,5m, xung quanh được che chắn kín bằng nilon, bên trong sử dụng gạch ống phân thành các lô thí nghiệm. Vườn ươm được lắp đặt hệ thống phun sương tự động. Đảm bảo nhiệt độ trung bình trong ngày: 27-290C, độ ẩm: khoảng 90-95% và cường độ chiếu sáng khoảng 1000 –1500 lux. 1.2.2. Phương pháp thực địa Tiến hành thu mẫu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Chọn cây cắt cành phải không có hoa, không có quả và đường kính gốc cây chọn cành từ khoảng 40 mm đến 60 mm.Cành lấy làm mẫu là cành bánh tẻ và không có chồi. 1.2.3. Phương pháp xử lí mẫu và bố trí thí nghiệm Bảng 1. Bố trí các nghiệm thức thí nghiệm Hóa chất Nồng độ Thời gian xử lí Nghiệm thức Số lần lặp lại Số cành giâm Tổng số cành giâm 20 giây 1 3 15 45 1000 ppm 60 giây 2 3 15 45 20 giây 3 3 15 45 500 ppm 60 giây 4 3 15 45 15 phút 5 3 15 45 100 ppm 30 phút 6 3 15 45 15 phút 7 3 15 45 50 ppm 30 phút 8 3 15 45 15 phút 9 3 15 45 IBA 10 ppm 30 phút 10 3 15 45 Đối chứng Nước cất 30 phút 11 3 15 45 15 phút 12 3 15 45 100 ppm 30 phút 13 3 15 45 15 phút 14 3 15 45 50ppm 30 phút 15 3 15 45 15 phút 16 3 15 45 NAA 10 ppm 30 phút 17 3 15 45 Cành giâm sau khi đưa về vườn trường sẽ được cắt bỏ phần ngọn khoảng 2-3 cm, để lại 3 lá ở ngay phần ngọn; cắt xéo 450 ở phần gốc tạo cành giâm có chiều dài khoảng 15 – 20 cm. Xử lí hóa chất xong thì cắm cành giâm vào cát đã được tưới ẩm. 1.2.4. Theo dõi một số yếu tố ảnh hưởng đến cành giâm Theo dõi số lá hiện có, số chồi hiện, số chồi mới hình thành, sự ra rễ và biến đổi cấu tạo giải phẫu cành giâm. 1.2.5. Phương pháp xử lí số liệu Tất cả các số liệu được xử lí bởi phần mềm Stagraphic Plus 3.0. 2. Kết quả và biện luận 2.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến cành giâm Cóc đỏ Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 210 2.1.1. Số lá hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động IBA qua 8 tuần Bảng 2. Số lá hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động IBA qua 8 tuần Thời gian theo dõi thí nghiệm Nghiệm thức Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần 1 3,00±0,00 2,60±0,10 1,58±0,14 0,73±0,13 0,40±0,12 2 3,00±0,00 2,04±0,10 1,24±0,14 0,69±0,13 0,49±0,12 3 3,00±0,00 1,84±0,10 1,51±0,14 0,80±0,13 0,42±0,12 4 3,00±0,00 2,16±0,10 1,20±0,14 0,80±0,13 0,51±0,12 5 3,00±0,00 2,22±0,10 1,80±0,14 1,20±0,13 1,02±0,12 6 3,00±0,00 2,42±0,10 1,89±0,14 1,36±0,13 1,11±0,12 7 3,00±0,00 2,53±0,10 2,02±0,14 1,58±0,13 1,27±0,12 8 3,00±0,00 2,38±0,10 1,71±0,14 1,33±0,13 1,22±0,12 9 3,00±0,00 2,47±0,10 1,09±0,14 0,84±0,13 0,84±0,12 10 3,00±0,00 2,36±0,10 1,22±0,14 1,00±0,13 0,87±0,12 11 3,00±0,00 2,58±0,10 1,58±0,14 1,11±0,13 0,71±0,12 Qua 8 tuần thí nghiệm số lá hiện có giảm, cụ thể: Trong 2 tuần đầu hầu hết tất cả các nghiệm thức (trừ nghiệm thức 3) đều đảm bảo số lá hiện có lớn hơn 2 hay số lá rụng vào khoảng 1 lá. Ở tuần thứ 4, số lá hiện có giảm mạnh ở các nghiệm thức. Số lá hiện có cao nhất ở nghiệm thức 7 (nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút) không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức 5 và 6 nhưng khác biệt ý nghĩa so với các nghiêm thức còn lại. Sau 8 tuần thí nghiệm, số lá giảm rất ít. Số lá hiện có ở nghiệm thức 6, 7, 8 nhiều hơn nghiệm thức đối chứng và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức 1, 2, 3 và 4. Cho thấy, khi xử lí IBA cành giâm không có khả năng giữ lá, sau 8 tuần thí nghiệm số lá hiện có cao nhất ở nghiệm thức 5, 6, 7, 8 (trung bình từ 1 đến 1,5 lá). Số lá hiện có cao nhất ở nghiệm thức 7 (nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút). Nồng độ IBA quá cao (1000 ppm và 500 ppm) gây rụng lá nhiều. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nghiệm thức Số lá h iệ n có Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần Hình 1. Số lá hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động IBA qua 8 tuần Năm học 2012 - 2013 211 2.1.2. Số chồi hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động IBA qua 8 tuần Bảng 3. Số chồi hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động IBA qua 8 tuần Thời gian theo dõi thí nghiệm Nghiệm thức Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần 1 0,00±0,00 0,09±0,08 0,08±0,08 0,09±0,08 0,11±0,08 2 0,00±0,00 0,13±0,08 0,13±0,08 0,13±0,08 0,16±0,08 3 0,00±0,00 0,22±0,08 0,22±0,08 0,22±0,08 0,24±0,08 4 0,00±0,00 0,33±0,08 0,33±0,08 0,33±0,08 0,38±0,08 5 0,00±0,00 0,75±0,08 0,76±0,08 0,76±0,08 0,76±0,08 6 0,00±0,00 0,89±0,08 0,89±0,08 0,89±0,08 0,89±0,08 7 0,00±0,00 0,76±0,08 0,78±0,08 0,80±0,08 0,80±0,08 8 0,00±0,00 0,62±0,08 0,62±0,08 0,62±0,08 0,67±0,08 9 0,00±0,00 0,33±0,08 0,33±0,08 0,40±0,08 0,40±0,08 10 0,00±0,00 0,44±0,08 0,44±0,08 0,47±0,08 0,50±0,08 11 0,00±0,00 0,11±0,08 0,20±0,08 0,18±0,08 0,20±0,08 Sau 2 tuần thí nghiệm, ở tất cả các nghiệm thức cành giâm đều có sự hình thành chồi mới. Số chồi mới hình thành cao nhất ở nghiệm thức 6 không khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức 5 và 7 nhưng khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Số chồi ít nhất có ở nghiệm thức 1, 11. Sau 4 tuần thí nghiệm ở các nghiệm thức hầu như có số chồi mới tăng, cao nhất ở nghiệm thức 6, không khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức 5, 7 nhưng khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Sau 8 tuần thí nghiệm, số chồi tăng và cao nhất ở nghiệm thức 7 (nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút). Điều đó cho thấy khi xử lí IBA không kích thích sự tạo thành chồi mạnh ở cành giâm Cóc đỏ. Sau 8 tuần thí nghiệm sự hình thành chồi cao nhất ở các nghiệm thức 5, 6 và 7. Tuy nhiên, trung bình số chồi hình thành chỉ khoảng 1 chồi. Trong đó nghiệm thức 7 (nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút) có số chồi mới hình thành cao nhất. 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nghiệm thức Số c hồ i h iệ n có Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần Hình 2. Số chồi hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động IBA qua 8 tuần Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 212 2.1.3. Tỉ lệ ra rễ của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động của IBA qua 8 tuần 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nghiệm thức T ỉ l ệ ra r ễ (% ) Hình 3. Tỉ lệ ra rễ của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động của IBA Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ ra rễ cao nhất lần lượt ở nghiệm thức 7 (nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút) không khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức 5, 8 nhưng khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 11 (đối chứng) có tỉ lệ ra rễ thấp. Trong quá trình thí nghiệm cho thấy khi xử lí cành giâm với IBA nồng độ 1000 ppm và nồng độ 500 ppm đều làm cành giâm có tỉ lệ chết cao hơn. Tỉ lệ ra rễ cao nhất (77,78 %) khi xử lí cành giâm Cóc đỏ với IBA ở nồng độ 50 ppm, thời gian 15 phút. 2.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến cành giâm Cóc đỏ 2.2.1. Số lá hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA qua 8 tuần Bảng 4. Số lá hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA qua 8 tuần Thời gian theo dõi thí nghiệm Nghiệm thức Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần 11 3,00±0,00 2,58±0,11 1,58±0,14 1,11±0,16 0,71±0,15 12 3,00±0,00 2,62±0,11 2,09±0,14 1,02±0,16 0,84±0,15 13 3,00±0,00 2,25±0,11 1,49±0,14 0,98±0,16 0,73±0,15 14 3,00±0,00 2,24±0,11 1,96±0,14 1,02±0,16 0,91±0,15 15 3,00±0,00 2,27±0,11 1,76±0,14 0,89±0,16 0,82±0,15 16 3,00±0,00 2,61±0,11 2,16±0,14 1,44±0,16 1,31±0,15 17 3,00±0,00 2,69±0,11 2,20±0,14 1,93±0,16 1,67±0,15 Khi xử lí NAA, sau 8 tuần thí nghiệm số lá hiện có cao nhất ở nghiệm thức 17 (nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 30 phút) không khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức 14, 16 nhưng khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại và đối chứng (nghiệm thức 11). Năm học 2012 - 2013 213 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 11 12 13 14 15 16 17 Nghiệm thức S ố lá h iệ n có Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần Hình 4. Số lá hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA qua 8 tuần 2.2.2. Số chồi hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA qua 8 tuần Xử lí cành giâm Cóc đỏ với NAA thì số chồi hiện có tăng. Sau 2 tuần thí nghiệm, ở hầu hết các nghiệm thức cành giâm đều có sự hình thành chồi, tuy nhiên số chồi mới hình thành trên cành giâm là không cao. Sau 8 tuần thí nghiệm số chồi hiện có cao ở nghiệm thức 16, 17 và khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Số chồi cao nhất ở nghiệm thức 17 (nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 30 phút) khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức 16 và các nghiệm thức còn lại. Bảng 5. Số chồi hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA qua 8 tuần Thời gian theo dõi thí nghiệm Nghiệm thức Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần 11 0,00±0,00 0,11±0,08 0,20±0,08 0,17±0,08 0,20±0,08 12 0,00±0,00 0,09±0,08 0,27±0,08 0,29±0,08 0,36±0,08 13 0,00±0,00 0,29±0,08 0,31±0,08 0,27±0,08 0,31±0,08 14 0,00±0,00 0,07±0,08 0,42±0,08 0,27±0,08 0,38±0,08 15 0,00±0,00 0,36±0,08 0,27±0,08 0,22±0,08 0,33±0,08 16 0,00±0,00 0,40±0,08 0,58±0,08 0,51±0,08 0,62±0,08 17 0,00±0,00 0,35±0,08 0,53±0,08 0,73±0,08 0,93±0,08 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 11 12 13 14 15 16 17 Nghiệm thức Số c hồ i h iê n c ó Ban đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần Hình 5. Số chồi hiện có của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 214 2.2.3. Tỉ lệ ra rễ của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động của NAA qua 8 tuần 0 20 40 60 80 100 11 12 13 14 15 16 17 Nghiệm thức T ỉ l ệ ra r ễ (% ) Hình 6. Tỉ lệ ra rễ của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA Tỉ lệ ra rễ cao nhất ở nghiệm thức 17 (nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 30 phút), nghiệm thức 16 (nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 15 phút). Trong đó nghiệm thức 17 không có sự sai khác ý nghĩa so với nghiệm thức 16 nhưng sai khác ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức xử lí với NAA có tỉ lệ ra rễ cao hơn so với đối chứng (nghiệm thức 11). Tỉ lệ ra rễ cao nhất (82,22 %) khi xử lí cành giâm Cóc đỏ với NAA ở nồng độ 10 ppm, thời gian 30 phút. Nghiệm thức 16 Nghiệm thức 17 Hình 7. Sự ra rễ của cành giâm Cóc đỏ dưới tác động NAA 2.3. Ảnh hưởng của số lá hiện có trên cành giâm Cóc đỏ đến tỉ lệ ra rễ Tỉ lệ ra rễ tỉ lệ thuận với số lá hiện có, số lá càng nhiều thì tỉ lệ ra rễ càng tăng. Cành giâm có từ 2 lá trở lên thì có tỉ lệ ra rễ cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với cành giâm rụng hết lá. Điều này cho thấy sự hiện diện của lá có vai trò trong tổng hợp các chất hữu cơ và sản sinh chất nội sinh kích thích sự ra rễ ở cành giâm. 2.4. Ảnh hưởng của số chồi hiện có trên cành giâm Cóc đỏ đến tỉ lệ ra rễ Cành giâm có số chồi từ 2 trở lên thì có tỉ lệ ra rễ cao và khác biệt ý nghĩa so với cành giâm không chồi. Từ đó cho thấy mối tương quan tỉ lệ thuận giữa tỉ lệ ra rễ với số chồi. Sự xuất hiện của chồi sẽ tạo điều kiện sản sinh chất nội sinh kích thích sự ra rễ. Năm học 2012 - 2013 215 2.5. So sánh khả năng ra rễ của cành giâm Cóc đỏ dưới sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA Chất kích thích sinh trưởng có tác động trong sự hình thành rễ. Qua quá trình thí nghiệm cho thấy nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 11) có tỉ lệ ra rễ thấp nhất. Điều đó cho thấy cành giâm được xử lí chất kích thích sinh trưởng thì có khả năng ra rễ tốt hơn so với cành giâm không xử lí chất kích thích sinh trưởng. 2.6. Sự biến đổi cấu tạo giải phẫu phần ra rễ ở cành giâm Cóc đỏ Quan sát cho thấy vùng phân sinh của rễ của cành giâm Cóc đỏ xuất phát từ vùng phát sinh libe-gỗ của thân sau khi giâm cành khoảng 3 đến 4 tuần. Ở các tuần tiếp theo vùng phân sinh rễ sẽ tiếp tục kéo dài và chui ra khỏi phần vỏ cành giâm. Hình 7. Giải phẫu thân ở gốc cành giâm Cóc đỏ tại vị trí ra rễ 1. Biểu bì 2. Nhu mô 3. Libe 4. Tầng phát sinh Libe- gỗ 5. Gỗ 6. Tủy 7. Vùng phân sinh của rễ 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA có tác dụng trong việc kích thích sự ra rễ của cành giâm. Cả IBA và NAA đều có tác dụng kích thích ra rễ trong thời gian từ tuần 3 đến tuần 4 của quá trình thí nghiệm. Sau 8 tuần thí nghiệm, cành giâm Cóc đỏ được xử lí với IBA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 77,78 % ở nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút. Cành giâm Cóc đỏ được xử lí với NAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 82,22 % ở nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 30 phút. 1 2 3 5 6 4 1 3 4 6 5 7 1 2 3 4 6 5 5 6 4 3 1 2 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 216 Sự hình thành rễ ở cành giâm phụ thuộc vào số lá hiện có, số chồi hiện có trong tương quan tỉ lệ thuận. 3.2. Kiến nghị Cần tiến hành giâm cành ở các đoạn cành giâm khác nhau nhằm tận dụng cành giâm và biết được khả năng ra rễ ở đoạn cành giâm nào là tốt nhất. Cần tiến hành giâm cành ở điều kiện thể nền khác nhau để tìm được thể nền tốt nhất cho giâm cành. Tiến hành khảo sát nồng độ và thời gian xử lí các hóa chất khác tác động đến sự ra rễ cành giâm Cóc đỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Danh (2012), Bước đầu nghiên cứu nhân giống vô tính cây Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd) và cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) bằng phương pháp giâm cành, luận văn tốt nghiệp ngành Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trang 8 - 18, 57 - 58. 2. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, trang 4 - 23, 75 - 95. 3. Trần Diệu Hương (2010), Bước đầu nghiên cứu nhân giống vô tính cây Hoàng lan (Cananga odorata (Lamk) Hook.F.& Thomson) bằng phương pháp giâm cành, luận văn tốt nghiệp ngành Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trang 46 - 47, 14 - 19. 4. Trần Công Khánh (1981), Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp. 5. Bùi Trang Việt (2000), Sinh lí thực vật đại cương, phần II phát triển, NXb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 7 - 9, 26 - 29, 81 - 97.
Tài liệu liên quan