Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự

+ Luật tố tụng là một ngành luật độc lập + khoa học luật tố tụng hình sự là một ngành khoa học. Khái niệm: tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng hình sự, của các cơ quan khác và các tổ chức cá nhân có liên quan. Góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh và kịp thời mọi hành vi phạm tội.

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Bài 1: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự I. Khái niệm: ( luật tố tụng là gì?) + Luật tố tụng là một ngành luật độc lập + khoa học luật tố tụng hình sự là một ngành khoa học. Khái niệm: tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng hình sự, của các cơ quan khác và các tổ chức cá nhân có liên quan. Góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh và kịp thời mọi hành vi phạm tội. Giải thích: + tố tụng hình sự là 1 quá trình hoạt động + do các chủ thể có thẩm quyền, có liên quan + nhằm giải quyết các vụ án hình sự + theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định + phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi phạm tội. Khái niệm: Luật Tố tụng hình sự là 1 ngành độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm giải quyết đúng đắn vụ án, bảo vệ được lợi ích của nhà nước , của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Luật hình sự điều chỉnh theo phương pháp quyền uy ( giữa nhà nước với người phạm tội) Luật tố tụng hình sự điều chỉnh các quan hệ xã hội ( giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự) Khi các cơ quan tổ chức tham gia vào việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì các cơ quan tổ chức, cá nhân phải áp dụng luật tố tụng hình sự ( tội phạm là 1 hành vi. Vụ án hình sự là 1 vụ việc do các hành vi vi phạm pháp luật của tội phạm gây ra) Khái niệm: Khoa học luật tố tụng hình sự là 1 ngành khoa học xã hội. nghiên cứu các khái niệm, các quan điểm, các tổ chức pháp lý, đối với các vấn đề của luật tố tụng hình sự. ** lưu ý: khoa học luật tố tụng hình sự không trực tiếp quy định cụ thể mà chỉ nghiên cứu, phân tích các hoạt động pháp luật tương ứng. **Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự: bao gồm các quy phạm pháp luật hình sự và cả 1 số vấn đề vượt ra ngoài giới hạn của sự điều chỉnh bằng pháp luật. **Quá trình giải quyết tố tụng hình sự có nhiều giai đoạn. nhưng cơ bản bao gồm các giai đoạn sau: SƠ ĐỒ: khởi tố à điều tra à truy tố à xét xử sơ thẩm à xét xử phút thẩm à thi hành án. ègiai đoạn đầu luôn là tiền đề của giai đoạn sau. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ được: + thời điểm phát sinh khác nhau. + không phải bất kỳ vụ án hình sự nào cũng trãi qua các quá trình trên. + nhưng đại đa số phải trãi qua sơ đồ trên ( không có vụ án nào bỏ qua giai đoạn trước à để đưa ra xét xử và thi hành án. Mà không qua giai đoạn điều tra, truy tố …) Các giai đoạn có vai trò khác nhau à xác định nhiệm vụ của từng chủ thể. Mục đích nhằm xác định vai trò của chủ thể. Mỗi giai đoạn thì chủ thể của từng giai đoạn có những nhiệm vụ khác nhau và đặc điểm khác nhau. VD: giai đoạn khởi tố: xác định có vụ việc phạm tộià ( khởi tố) Giai đoạn điều tra: cơ quan điều tra khởi tố vụ án à kết thúc từ lúc cơ quan điều tra kết thúc điều traà xác định được ai là người phạm tội ( điều tra) Luật tố tụng hình sự bao gồm: đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. à phương pháp điều chỉnh có tính đặc thù: là phương pháp phối hợp- chế ước. + Phối hợp trong quá trình điều tra chống tội phạm à xác định ai là người phạm tội . + Chế ước. II. Nhiệm Vụ Luật Tố Tụng Hình Sự: Lưu ý: phải xác định được những nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự có những nhiệm vụ cơ bản sau: + 1 là: quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố xét xử và thi hành án hình sự. + 2 là: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. + 3 là: quy định, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng của các cơ quan tổ chức và công dân khác có liên quan. + 4 là: quy định các vấn đề về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. + 5 là: thông qua hoạt động tố tụng hình sự nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm ( là nghĩa vụ được bổ sung trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). + 6 là: nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm ( được bổ sung trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) à đây là nhiệm vụ cũng rất quan trọng) ** lưu ý: nhiệm vụ của tố tụng hình sự khác Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự không quy định về 1 vấn đề gì cả. chỉ có luật mới có quy định *Chú ý: nhiệm vụ của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự là khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án ( còn xác định, xử lý người phạm tội). là mục đích chứ không phải là nhiệm vụ của tố tụng hình sự) - điều tra, truy tố, xét xử CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH : -Nhiệm vụ của TTHS là xác định tội phạm và xử lý tội phạm èSAI. Vì nhiệm vụ của TTHS là khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án **Ghi chú: xác định tội phạm và xử lý tội phạm=>mục đích (phải xác định nhiệm vụ đúng thì mới xác định được biện pháp) III. Nguyên Tắc Của Luật Tố Tụng Hình Sự: ( việc xác định nguyên tắc là vô cùng quan trọng) + Nguyên Tắc Cơ Bản Của Luật Tố Tụng Hình Sự: là những phương châm định hướng chi phối toàn bộ hoặc 1 số hoạt động tố tụng hình sự và được các văn bản pháp luật hình sự ghi nhận, theo đó những nguyên tắc của luật tố tụng hình sự không chỉ làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động tố tụng hình sự mà còn là những định hướng cơ bản cho cả hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nhằm tạo dựng quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xé xử và thi hành án, được vận hành 1 cách đồng bộ thống nhất trong phạm vi toàn quốc, nhằm tổ chức động viên các cơ quan, tổ chức và đông đảo nhân dân tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự cũng như điều tra phòng chống tội phạm. 1>Nguyên Tắc Đảm Bảo Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa: trong tố tụng hình sự. cơ sở pháp lý để xác định là những quy định tại điều 12 hiến pháp 1992 và điều 3 luật tố tụng hình sự. ** Nội Dung Cơ Bản: *Nguyên Tắc 1: hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành theo đúng qui định về căn cứ trình tự thủ tục chức năng, thẩm quyến, nhiệm vụ , quyền hạn đã được Bộ Luật Tố Tụng Hình Sư quy định. Khi có những căn cứ mà Luật Tố Tụng Hình Sự qui định, hoạt động Tố Tụng Hình Sự phải do các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành, phải do những người tiến hành tố tụng tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. TD: đối với cơ quan điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự ( cảnh sát hình sự hoặc quân đội ), nằm trong Bộ Công An,Bộ Quốc Phòng => thuộc Chính Phủ. Nhưng tổ chức và hoạt động phải theo Luật Tố Tụng Hình Sự quy định, chứ không phải tuân theo tổ chức quy định do Bộ Công An quy định… 2. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Tòa Án: những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, các quy định về trình tự ,thủ tục về các giai đoạn tố tụng phải được tuân thủ, không thể đảo ngược việc bắt đầu hoặc kết thúc một giai đoạn tố tụng, không phải do ý muốn chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mà phải theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, các chủ thể của tố tụng hình sự chỉ được hành động theo đúng yêu cầu của pháp luật hình sự trong phạm vi mà pháp luật tố tụng hình sự cho phép. (Bắt người phạm tội quả tang à mọi công dân, mọi người có quyền bắt người phạm tội quả tang.) Theo quy định: hành vi phạm tội trộm cắp quả tang phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Thời điểm bắt người phạm tội quả tang được tính từ khi cơ quan có thẩm quyền lập biên bản bắt người phạm tội quả tang hay tính từ lúc 1 công dân đã bắt người có hành vi phạm tội à cần nghiên cứu kỹ. 3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cũng như những biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòng chống tội phạm nhất thiết phải tuân theo những quy định của pháp luật đảm bảo cưỡng chế chỉ áp dụng đối với kẻ phạm tội, nghiêm cấm xử phạt đối với người vô tội. 4. Tất cả các quyết định của cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Tòa Án đều dựa trên cơ sở của luật hình sự và luật tố tụng hình sự VN ( chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội à theo tinh thần của luật) * điều kiện: 1 là những quy định của luật 2 là nguyên thức của người tham gia tiến hành tố tụng. * điều kiện khác: 2> Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân: ở chương V và điều 4 LTTHS đây là cơ sở pháp lý của nguyên tắc này Xác định: cơ sở pháp lý, nội dung của nguyên tắc này, ý nghĩa của nguyên tắc này Cơ sở pháp lý: dựa trên nền tảng là hiến pháp 1992, điều 4 bộ luật tố tụng hình sự. Cơ sở thực tiễn: ** Nội dung cụ thể của nguyên tắc này: + Trong tố tụng hình sự, những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm cá nhân là phải tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân của những người tham gia tố tụng và những người có liên quan, không được hạn chế hoặc xâm hại 1 cách trái pháp luật các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến Pháp và Luật quy định. Người tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp tố tụng nói chung và các biện pháp cưỡng chế nói riêng đã được áp dụng kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó. Nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa. Trách nhiệm đảm bảo của người tham gia tố tụng thuộc về những cá nhân của những người trực tiếp tiến hành tố tụng. TD: trong giai đoạn điều tra à thuộc về điều tra viên. Viện kiểm sát à kiểm sát viên... è nhưng đây chưa phải là quy định năng động à không phải tất cả điều tra viên hoặc tất cả kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm mà chính là những người được phân công cụ thể trong quá trình thực hiện tố tụng, trong từng giai đoạn cụ thể. - Trong tố tụng hình sự yêu cầu đặt ra đối với thủ thưởng điều tra viên, kiểm sát viên phải thường xuyên kiểm tra xem thực tiễn vụ việc đó sẽ áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự như thế nào? TD: người tiến hành tố tụng phải xem xét đánh giá vụ việc xem coi phải áp dụng biện pháp nào theo quy định của luật hình sự - Trong tố tụng hình sự phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về căn cứ trình tự, thủ tục, thẩm quyền, áp dụng các biện pháp cưỡng chế. ** lưu ý: biệt pháp khám người, khám nơi ở cần phải áp dụng theo trình tự. thủ tục. à khám người khi không cần có lệnh à trường hợp người đó phạm tội quả tang. - Trong trường hợp người phạm tội là nữ, người thực hiện khám là nam.Nếu có trường hợp cấp thiết thì người nam vẫn được quyền khám người của người nữ ( nếu không rơi vào trường hợp cấp thiết là vi phạm pháp luật.) - Trong quá trình tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng được quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân, vì vậy, để bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm những quy định về căn cứ, về thủ tục, về trình tự, về thẩm quyền. Đặc biệt là đối với những biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự là giai đoạn xét xử. + Khi thực hiện chức năng xét xử, đòi hỏi Tòa án phải coi bị cáo là những người phạm tội mà không phải là những người có tội. + Tương tự trong giai đoạn điều tra, truy tố, Cơ Quan Điều Tra và Viện Kiểm Sát phải coi những người bị bắt, người bị nghi thực hiện tội phạm, bị can là những người bị nghi phạm tội nhưng không thể coi là người có tội ( giai đoạn này họ chỉ là người bị nghi phạm tội chứ không được xem họ là người có tội) - Nghiêm cấm mọi hành vi hạn chế hoặc xâm hại trái pháp luật các quyền cơ bản của công dân, cụ thể như những hành vi mớm cung, bức cung, nhục hình, mọi hành vi hạn chế hoặc xâm hại trái pháp luật các quyền cơ bản của công dân, đều bị xử lý theo định của pháp luật, kể cả việc xử lý hình sự ( hiện nay vai trò của Viện Kiểm Sát quá lớn. không có cơ quan nào giám sát Viện Kiểm Sát à hướng tới sẽ có sự thay đổi trong lĩnh vực này. Có thể sẽ thành lập các tòa án khu vực) à nhằm tránh định kiến đối với người bị nghi là người phạm tội.) Nguyên tắc muốn có hiệu quả trên thực tế là cả 1 quá trình để tránh có sự phân biệt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Cơ sở pháp lý: điều 52 Hiến pháp 92; điều 5 Luật tố tụng hình sự 2003; điều 8 Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân. ** lưu ý: bộ luật tố tụng hình sự không phải là cơ sở pháp lý khi xử lý người phạm tội à mà phải là bộ luật hình sự . mà bộ luật hình sự chỉ là cơ sở cho việc tiến hành giải quyết vụ án hình sự biện pháp tạm giam đối với người già yếu và phụ nữ có thai. Nội dung cụ thể: + 1 là: bình đẳng trong vấn đề xử lý và xác nhận hậu quả pháp lý, bất cứ người nào phạm tội dù họ là ai cũng phải xử lý theo quy định của Bộ Luật Hình Sự nước CHXHCN VN. Pháp luật không có quy định riêng về trình tự, thủ tục, căn cứ giải quyết đối với những cá nhân cụ thể, tài sản và địa vị xã hội không mang lại đặc quyền trước Tòa án và pháp luật. + 2 là: bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ tố tụng hình sự, mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia tố tụng hình sự. + 3 là: mọi người điều phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình trước Tòa án trên cơ sở những điều khoản do Bộ Luật Hình Sự quy định. + 4 là: các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hoạt động theo một trình tự, thủ thục thống nhất, đối với các vụ án, theo quy định của pháp luật, không có sự ưu tiên hoặc hạn chế đối với bất kỳ bị can, bị cáo nào vì lý do giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần hoặc địa vị xã hội ( đây là 1 trong những nguyên tắc chung nhất trong việc áp dụng bộ luật tố tụng hình sự) ** lưu ý: người tham gia tố tụng hình sự có quyền như nhau được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự à đối với những người không có khả năng bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa cho họ. còn đối với người có khả năng tự bào chữa thì họ có quyền tự bào chữa. à đây là sự thể hiện bảo vệ quyền lợi như nhau cho những chủ thể tham gia tố tụng hình sự. Hoặc đối với người có chức trách trong tôn giáo thì có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trúà chứ không thể áp dụng biện pháp tạm giam à do đặc thù vùng miền vá tín ngưỡng tôn giáo à mang vấn đề rất nhạy cảm. 3. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án: Cơ sở pháp lý: tại điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Nội dung cụ thể: + 1 là: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án 1 cách khách quan toàn diện và đầy đủ làm rõ những chứng cứ xác định có tội, xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. + 2 là: trong quá trình tố tụng hình sự điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm không được thiên vị cảm tình cá nhân, phải thu thập đánh giá chứng cứ của vụ án trên tất cả các phương diện, cân nhắc kỹ mọi tình tiết có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. + 3 là: mọi tình tiết thu được trong quá trình điều tra xét xử đều được đánh giá trên cơ sở pháp lý để rút ra kết luận về vụ án. + 4 là: trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, bị can, bị cáo có quyền nhưng không bị buộc phải chứng minh là mình vô tội, luật tố tụng hình sự không buộc bị can, bị cáo phải khai đúng sự thật. à Các cơ quan như: điều tra, viện kiểm sát, tòa án có quyền áp dụng mọi biện pháp được hiểu là tất cả các biện pháp, nguyên tắc mà bộ luật tố tụng hình sự quy địnhè về việc thu thập chứng cứ. TD: cơ quan công an có thể dùng biện pháp nghiệp vụ của mình để thu thập thông tin có liên quan đến vụ án, nhưng sau đó phải chuyển hóa bằng các phương pháp được định trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. * Mục đích: nhằm xác định vụ án 1 cách khách quan, trung thực sự thật của vụ án. Cơ sở pháp lý được hiểu ( của nội dung 3 là): trước hết xác định hành vi của 1 người phạm tội. phải chứng minh được hành vi của người đó về mặt khách quan đã xâm hại đến quan hệ nào do bộ luật hình sự quy định. 4. Nguyên tắc bảo đảm việc tham gia tố tụng hình sự của các tổ chức và mọi công dân: - Cơ sở pháp lý: tại điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 - Nội dung: đảm bảo sự tham gia của các tổ chức và cá nhân về việc tham gia tố tụng hình sự theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. **Lưu ý: nghiên cứu kỹ phần giáo trình 5. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: điều 11 Luật 2003 bổ sung người bị tạm giữ. à có 3 đối tượng: + Người bị tạm giữ. + Bị can + Bị cáo à đối với chủ thể vừa nêu trên là những người bị nghi là phạm tội Nhưng có những người liên quan như: người bào chữa viên luật sưà là đương nhiên. Lưu ý: + Luật Tố Tụng Hình Sự: người bào chữa là đại diện hợp pháp cho cho bị can, bị cáo nếu là người chưa thành niên thì được. + Còn đối với người thành niên thì phải là bào chữa viên nhân dân (bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra để bào chữa cho bị cáo) 6. Nguyên tắc không ai bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án: - 1 số tài liệu gọi đây là nguyên tắc suy đoán vô tội à tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được các nhà làm luật VN công nhận mà chỉ gọi theo nguyên tắc trên vì: gọi như thế này mới đầy đủ ý nghĩa của nó. à bởi vì theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì Tòa án mới có quyền phán quyết về 1 tội mà người phạm tội phải chịuècòn đối với người VN: người bị kêu án là có tội nhưng có quyền kháng cáo và do đó thì người bị kêu án đó vẫn chưa được xem là có tội ( vì còn chờ xét xử lại) theo đó họ chưa bị xét là có tội thì những quyền cơ bản của họ vẫn được giữ=>như quyền bầu cử … 7. Nguyên tắc giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự: - Cơ sở pháp lý: quy định tại điều 28 bộ luật tố tụng hìn sự **Hướng dẫn làm bài tập: Đầu tiên phải xác định: -Cơ sở pháp lý -Nội dung: (liên hệ thực tế các nguyên tắc)è là 1 trong tiêu chí cơ bản để đánh giá *Nội dung trong trường hợp này là nội dung như thế nào? Xét hoạt động xét xử, tiến hành xét xử: hội đồng số lượng thẩm phán sẽ ít hơn hội thẩm -Ý nghĩa 8. Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ( trang 71 bài giảng) - Cơ sở pháp lý: điều 16 bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 130 Hiếp pháp 1992 9. Nguyên tắc chế độ xét xử ( trang 70 bài giảng): có hội thẩm tham gia ( điều 33 bộ luật tố tụng hình sự) Toà án quân sự (có hội thẩm quân nhân) Toà án dân sự (có hội thẩm nhân dân) IV>Chủ Thể Của Tố Tụng Hình Sự VN: còn gọi là các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: Toà án, Viện kiểm sát, các cơ quan điều tra ( trang 91 bài giảng) Chủ thể của cơ quan, tổ chức tố tụng hình sự VN gồm những cơ quan tên gọi sau: Hệ thống tố tụng: xét hỏi, tranh tụngèchi phối địa vị pháp lý của chủ thể đó 1>Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án è Văn bản Quy phạm pháp luật có chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này Ghi chú: ***Cơ quan điều tra có phải là cơ quan tư pháp hay không? èTheo lý luận: còn đang tranh cãi chưa xác định rõ, nên xác định rõ mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và cơ quan tư pháp. Cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ **Viện kiểm sát và Toà án có phải là cơ quan tư pháp hay không? èĐúng theo quy định của BL TTHS (công an cơ quan điều tra, Toà án, Viện kiểm sát (điều 33 BLTTHS) 2> Những người tiến hành tố tụng hình sự: Công an: thủ trưởng điều tra viên (điều 33 BLTTHS), Viện kiểm sát ( điều 33 bộ luật tố tụng hình sự) viện kiểm sát, tòa án ( thư ký tòa án) 3> Những người tham gia hoạt động tố tụng hình sự: ( điều 48 bộ luật tố tụng hình sự, trang 118 bài giảng) 1. Các cơ quan tiến hành tố
Tài liệu liên quan