Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng TC của DN, so sánh với DN tiêu biểu cùng ngành và với chỉ tiêu trung bình ngành Chỉ ra thế mạnh và bất ổn, đề xuất những biện pháp Q.trị TC đúng và kịp thời để sử dụng vốn có hiệu quả. Nội dung phân tích bao gồm Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính PT khái quát tình hình tài chính DN PT các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của DN PT báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN

ppt39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH D.NGHIỆP Nhiệm vụ PT tình hình tài chính DN Làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng TC của DN, so sánh với DN tiêu biểu cùng ngành và với chỉ tiêu trung bình ngành Chỉ ra thế mạnh và bất ổn, đề xuất những biện pháp Q.trị TC đúng và kịp thời để sử dụng vốn có hiệu quả. Nội dung phân tích bao gồm Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính PT khái quát tình hình tài chính DN PT các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của DN PT báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN I. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Balance sheet); - Báo cáo kết quả kdoanh (Income statement); - Báo cáo lưu chuyền tiền tệ (statement of Cash flows); - Thuyết minh các báo cáo tài chính (Explaination of financial statements) Vì sao phải giới thiệu Hthống BC tài chính? Vì hệ thống báo cáo TC có vị trí quan trọng trong báo cáo hàng năm của DN 1. Bảng cân đối kế toán - Còn gọi là bảng tổng kết tài sản, nó khái quát tình hình tài chính DN tại một thời điểm nhất định - Là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên trong và bên ngoài DN - Cơ cấu BCĐKT gồm 2 phần bằng nhau: Tsản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên TS (Nợ phải trả + VCSH) - Ví dụ: Bảng CĐKT rút gọn như sau: Bảng CĐKT rút gọn như sau 2. Báo cáo kết quả kinh doanh Phản ánh Tnhập của DN qua từng thời kỳ kinh doanh Còn gọi là BC thu nhập hay BC lợi tức – là Bcáo Tchính tổng hợp về Kquả KD Nội dung Bcáo Tnhập là cụ thể hóa công thức DTHU - CHI PHÍ = LỢI NHUẬN Ví dụ: Bcáo Tnhập rút gọn của 1 DN Bảng Bcáo Tnhập (rút gọn) Đvt: Tr.đ KHOẢN MỤC Năm trước Năm nay Doanh thu 51.000 52.500 Giá vốn hàng bán 38.250 39.862 Lãi gọp 12.750 12.638 Chi phí bán hàng 5.100 5.314 Chi phí quản lý 2.550 2.896 Lợi nhuận trước thuế 5.100 4.338 Thuế thu nhập (32%) 1.632 1.388 Lợi nhuận sau thuế (Lãi ròng) 3.468 2.950 Trả cổ tức 3.118 2.000 Lợi nhuận giữ lại 350 950 3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Còn gọi là Bcáo ngân lưu (BCNL) hay Bcáo lưu kim, là báo cáo tài chính được nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của DN BCNL thể hiện tiền vào, tiền ra của DN BCNL được tổng hợp bỡi 3 dòng NL ròng từ 3 hoạt động của DN: + Hoạt động SX KD + Hoạt động đầu tư + Hoạt động tài chính Có 2 PP lập BCNL: trực tiếp và gián tiếp PP trực tiếp có KL tính toán lớn, công việc nhiều nên dễ gây thiếu só. Vì vậy, PP gián tiếp thường được lựa chọn Cách lập bảng BCNL theo PP gián tiếp Dòng NL từ hoạt động kinh doanh: + Bắt đầu từ lợi nhuận ròng + Điều chỉnh các khoản thu chi không dùng tiền mặt như: khấu hao, Lãi lỗ do đánh giá lại TS, do thay đổi tỷ giá... + Điều chỉnh các khoản thay đổi trong tài sản lưu động Dòng NL từ hoạt động đầu tư Dòng NL từ hoạt động TC như: Vay và trả nợ vay, trả cổ tức... Tổng NL ròng = Tiền mặt tồn cuối kỳ - Tiền mặt tồn đầu kỳ (I + II + III) Để phục vụ cho việc lập bảng BCNL trước tiên ta tính sự thay đổi của bảng cân đối kế toán như sau: Sự thay đổi của bảng cân đối kế toán KHOẢN MỤC (A) Ngân lưu (1) Đầu kỳ (2) Cuối kỳ (3) Thay đối (4) = (3)–(2) Tiền mặt: 510 310 -200 Tại quỹ 120 80 -40 Gởi NH 390 230 -160 Phải thu: -431 1.273 1.704 +431 -Khách hàng -539 1.105 1.644 +539 -Khác +108 168 60 -108 Hàng tồn kho +162 3.100 2.938 -162 Tài sản cố định +100 12.040 11.940 -100 -Nguyên giá -500 13.500 14.000 +500 -Khấu hao +600 1.460 2.060 -600 Tổng Tài sản 16.923 16.892 -31 Nợ ngắn hạn +258 1.043 1.301 +258 Vay ngăn hạn +20 400 420 +20 Phải trả người bán +100 600 700 +100 Phải trả khác +138 43 181 +138 Nợ dài hạn -1.239 5.530 4.291 -1.239 Vốn chủ sở hữu +950 10.350 11.300 +950 Vốn gốp 0 10.000 10.000 0 Lợi nhuận giữ lại +950 350 1.300 +950 Tổng nguồn vốn 16.923 16.892 -31 BÁO CÁO NGÂN LƯU (pp gián tiếp) Đvt: triệu đồng I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - Lợi nhuận ròng: 2950 Điều chỉnh các khoản thu chi không bằng tiền mặt: - Khấu hao: +600 Điều chỉnh các khoản thay đổi trong tài sản lưu động: - Tăng các khoản phải thu: - 431 - Giảm hàng hoá tồn kho: +162 - Tăng các khoản phỉa trả: +238 Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh: +3519 II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ: - Đầu tư tài sản cố định: - 500 Ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư: - 500 III. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - Vay ngắn hạn: + 20 - Chi trả nợ vay dài hạn: - 1239 - Chi trả cổ tức: - 2000 Ngân lưu ròng từ hoạt động tài chính: - 3219 TỔNG NGÂN LƯU RÒNG (I + II + III) - 200 4.Thuyết minh các báo cáo tài chính Đây là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của những nội dung thay đổi về Tsản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể hiện hết được. Những điều cần diễn giải thường là: - Đặc điểm doanh nghiệp: giới thiệu tóm tắt Dnghiệp; -Tình hình khách quan trong kỳ kinh doanh đã tác độnh đến hoạt động của doanh nghiệp; - Hình thức kế toán đã và đang được áp dụng; - Phương thức phân bổ chi phí, đặc điểm khấu hao, tỉ giá hối đoái được dùng để hạch toán trong kỳ; - Sự thay đổi trong đầu tư, Tsản Cđịnh, vốn chủ sở hữu; - Tình hình thu nhập của nhân viên; - Tình hình khác. II. PT khái quát tình hình tài chính DN 1.PTchung tình hình tài chính DN: Căn cứ vào sự tăng giảm của bảng cân đối kế toán để nhận xét 2. PT tỷ suất đầu tư 2.1 Tỷ suất đầu tư chung 2.2 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn 2.3 Tỷ suất đầu tư TSCĐ 2.4 Tỷ suất đầu tư dài hạn khác 3. Tỷ suất vốn chủ sở hữu Còn gọi là tỷ suất tự tài trợ, nó cho thấy mức độ tự chủ vốn của DN. III. Ptích các Ctiêu tài chính chủ yếu của DN Các Ctiêu chủ yếu được gôm lại thành 4 nhóm: - Nhóm Ctiêu thanh toán - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn - Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận - Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán Đây là nhóm chỉ tiêu không chỉ có nhà quản trị quan tâm mà còn được sự quan tâm của chủ sở hữu, đặt biệt là của các nhà cho vay. Hệ số khái quát về tình hình công nợ - Công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình KD - Duy trì và điều khiển công nợ một cách có KH và trôi chảy là một nghệ thuật trong kinh doanh - Các Ctiêu cụ thể xem xét T.hình nầy là: Các khoản phải thu và các khoản phải trả 1.1 Các khoản phải thu (Receivables) Các khoản phải thu được Ptích qua 2 chỉ tiêu Số vòng quây càng cao tức là số ngày thu tiền càng ngắn chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt 1.2 Các khoản phải trả (Payables) Tổng quát t.hình khả năng phải tra như sau: - Khả năng trả nợ là bao gồm tất cả các nguồn có thể huy dộng để trả nợ - Nhu cầu trả nợ là các khoản nợ đến hạn trả - Hệ số này tốt nhất là bằng 1 1.2.1 Hệ số thanh toán vốn lưu động (VLĐ) Hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán này thấp, nhưng cao quá thì sẽ ứ vốn. Theo kinh nghiệm thì ở VN hệ số này từ 0,05 đến 0,07 là hợp lý 1.2.2 Hệ số thanh toán ngắn hạn - Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp. - Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ = 1 thì DN có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của DN khả quan 1.2.3 Hệ số thanh toán nhanh Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán của DN khả quan. Nhưng nếu cao quá phản ảnh tình hình tình hình vốn bằng tiền quá nhiều giảm hiệu quả sử dụng vốn 1.2.4 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thanh toán Hệ số thanh toán nhanh = Hệ số thanh toán vốn lưu động x Hệ số thanh toán ngắn hạn 2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 2.1 Số vòng quây chung - Là hệ số tổng quát về vòng quây tài sản - Nó nói lên cứ 1 đồng tài sản nói chung trong một thời gian nhất định mang lại cho DN bao nhiêu đồng DT. - Hệ số này càng cao thể hiện hiệu quả SD vốn càng cao 2.2 Số vòng luân chuyển hàng hóa - Còn gọi là số vòng quây kho hay số vòng quây hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ảnh tốc độ lưu chuyển hành hóa. - Nó nói lên chất lượng và chủng loại HH kinh doanh có phù hợp với thị trường hay không? - Số vòng quây càng cao hay số ngày của một vòng ngắn thì càng tốt. 2.3 Thời hạn thanh toán Bao gồm có thời hạn thu tiền và thời hạn trả tiền, nó nói lên hiệu quả sử dụng vốn 2.3.1 Thời hạn thu tiền (Collection period) Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ HH của DN Về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nhưng phải tùy vào trường hợp cụ thể 2.3.2 Thời hạn trả tiền (Payables period) Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết khối lượng tiền trong kỳ kinh doanh 3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của DN. Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắn tìm hiểu. Cho nên phải PT để kịp thời cung cấp thông tin theo yêu cầu. 3.1 Hệ số lãi gộp (Gross profit margin) - Lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn - Hệ số này thể hiện khả năng trang trãi Cphí - Tùy từng ngành nghề KD mà hệ số này khác nhau 3.2 Hệ số lãi ròng (Net profit margin) Là lợi nhuận sau thuế. Còn gọi là suất sinh lời của DT (ROS: Return on sales) Thể hiện cứ 1 đồng DT tạo ra được bao nhiêu Lnhuận 3.3 Suất sinh lợi của tài sản - Suất sinh lời của tài sản ROA: Return on asset - Thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng - Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả - ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và số vòng quây tài sản. Mối liên hệ này là: Suất sinh lời của TS ROA = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quây TS 3.4 Suất sinh lời của vốn chủ sơ hữu - Suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE: Return on equit - Thể hiện trong thời gian nhất định 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiều lợi nhuận cho họ 3.5 Mỗi quan hệ giữa các chỉ tiêu - Vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn của DN để hình thành nên tài sản - Cho nên suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) lệ thuộc vào suất sinh lời của TS (ROA) - Ý tưởng trên được thể hiện: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Mà Đoàn bẩy tài chính = Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Cho nên ROE = Lãi ròng Doanh thu x Doanh thu Tổng Tài sản Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu x Suất sinh lời của TS (ROA) x Đòn bẩy tài chính 4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính - Cơ cấu tài chính (Financial structure) là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn đi vay trong tổng tài sản của DN - Nhóm chỉ tiêu này gồm 4.1 Hệ số nợ so với tài sản Hệ số nợ (Debt ratio) hay tỷ số nợ là phần nợ vay trong tổng nguồn vốn 4.2 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu - Hệ số này dùng để so sánh nợ vay và vốn chủ sở hữu - Hệ số này càng cao, hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định hoạt động và kinh doanh có lãi - Hệ số này càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ 4.3 Ví dụ tính chất sinh lời của vốn chủ sở hữu với cơ cấu tài chính khác nhau -Tổng nguồn vốn 1000000 1000000 1000000 1000000 + Vay 0 200000 400000 600000 + Vốn chủ sở hữu 1000000 800000 600000 400000 -Lnhuận trước thuế và lãi vay 100000 100000 100000 100000 + Trả lãi vay 0 6000 12000 18000 + Ln trước thuế 100000 94000 88000 82000 + Thuế TN (32%) 32000 30080 28160 26240 -Lnhuận sau Thuế 68000 63920 59840 55760 -ROE: Suất sinh lời của vốn CSH (%) 6,8 8,0 10,0 14,0 Câu hỏi: Khi tỷ lệ vay vốn càng tăng, thuế thu nhập càng thấp đi, phải chăng DN đã “né tránh” thuế TN từ cơ cấu tài chính? - Thật vậy, DN trả lãi vay trước thuế thu nhập nên làm cho thuế thu nhập giảm đi - Hiện tượng đó gọi là “Lá chắn thuế” của lãi vay - Lá chắn thuế của lãi vay là khoản chênh lệch thuế tiết kiệm được do sự khác nhau về cơ cấu tài chính Công thức tính lá chắn thuế của lãi vay Theo ví dụ trên thì trường hợp không vay thì lá chắn thuế - Trường hợp vay 20%: 200000 x 3% x 32% = 1920 - Trường hợp vay 40%: 400000 x 3% x 32% = 3840 - Trường hợp vay 60%: 600000 x 3% x 32% = 5760 Lá chắn thuế của lãi vay = Số nợ vay x Lãi suất x Thuế suất BÀI GIẢNG MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT! CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA LỚP Hẹn gặp lại môn học khác.
Tài liệu liên quan