Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin và sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam

I. MỞ ĐẦU Nguyễn Ái Quốc bắt gặp Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin (viết tắt là Luận cƣơng V.I. Lênin) vào ngày 16 - 17/71920. Luận cƣơng V.I. Lênin đã tác động mạnh mẽ, đƣợc Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào xây dựng đƣờng lối cách mạng Việt Nam. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu vận dụng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin vào xây dựng đƣờng lối cách mạng Việt Nam. Qua đó, cho thấy công lao to lớn của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tƣ cách là ngƣời “khai sáng”, vạch đƣờng cho cách mạng Việt Nam.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin và sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |160 SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA CỦA V.I. LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TS. Đinh Văn Viễn Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Bài viết trình bày về nội dung Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và phân tích sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc. Từ khóa: Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo. . I. MỞ ĐẦU Nguyễn Ái Quốc bắt gặp Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin (viết tắt là Luận cƣơng V.I. Lênin) vào ngày 16 - 17/71920. Luận cƣơng V.I. Lênin đã tác động mạnh mẽ, đƣợc Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào xây dựng đƣờng lối cách mạng Việt Nam. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu vận dụng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin vào xây dựng đƣờng lối cách mạng Việt Nam. Qua đó, cho thấy công lao to lớn của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tƣ cách là ngƣời “khai sáng”, vạch đƣờng cho cách mạng Việt Nam. II. NỘI DUNG 2.1. Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa (viết tắt là Luận cương) của Lênin là một trong những văn kiện đƣợc V.I. Lênin viết xong vào tháng 6, 7/1920 để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, họp từ ngày 19/7 đến 07/8/1920; ngay sau đó, bản Luận cương này đã đƣợc đăng trên tạp chí Quốc tế cộng sản số 11, ngày 14/7/1920; và trên báo Nhân đạo (L’Humanité) - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ra ngày 16 và 17/7/1920. Bản tiếng Anh văn kiện này có tựa đề “Draft Theses on National and Colonial Questions For The Second Congress Of The Communist “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 161| International” đƣợc Lênin soạn vào ngày 5/6/1920, đƣợc in trong Tuyển tập Lênin do Nhà xuất bản Tiến bộ in tại Mátxcơva năm 1965, trang 144-1511. Luận cƣơng của Lênin gồm 12 luận điểm chính: 1) Quan điểm tƣ sản về vấn đề dân tộc; 2) Quan điểm dân tộc của giai cấp vô sản; 3) Bối cảnh quốc tế để giải quyết vấn đề dân tộc của giai cấp vô sản; 4) Quốc tế Cộng sản phải xây dựng một liên minh giữa giai cấp vô sản toàn thế giới với các dân tộc bị áp bức bóc lột và thuộc địa; 5) Nền chuyên chính vô sản của nƣớc Nga Cộng hòa Xô viết là con đƣờng duy nhất đúng đối với các dân tộc bị áp bức, bóc lột, và thuộc địa; 6) Cần phải có một liên minh chặt chẽ hơn nữa giữa những ngƣời lao động của các dân tộc cũng nhƣ tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nƣớc nƣớc Nga Xô viết; 7) Liên bang là một hình thức quá độ để hoàn thành quá trình thống nhất những ngƣời lao động của các quốc gia khác nhau. Tính khả thi hình thức liên bang; 8) Nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản là giúp liên bang này phát triển xa hơn nữa; 9) Chính sách dân tộc của Quốc tế Cộng sản phải trực tiếp ủng hộ các phong trào các mạng của các dân tộc thuộc địa; 10) Chuyên chính vô sản không nên chỉ dừng lại trong phạm vi một dân tộc mà cần phải phát triển thành hệ thống thế giới; 11) 6 điểm cần lƣu ý đối với các dân tộc và nhà nƣớc chậm tiến; 12) Không thể nào có các chiến thắng tuyệt đối trƣớc chủ nghĩa tƣ bản nếu giai cấp vô sản và quần chúng lao khổ của tất cả các nƣớc và các dân tộc trên khắp thế giới không tự nguyện phấn đấu cho liên minh, sự thống nhất2. Trong 12 luận điểm mà Lênin nêu trong bản Luận cương thì luận điểm thứ 11 liên quan trực tiếp đến các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc mà Việt Nam là một trong số đó. Quan điểm dân tộc của Lênin đã kế thừa quan điểm giải phóng giai cấp của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848, vì “để giải phóng chính mình giai cấp vô sản gần nhƣ không còn con đƣờng nào khác ngoài con đƣờng bạo lực cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này, những ngƣời vô sản không mất gì cả ngoài xiềng xích nô lệ trói buộc họ. Ngƣợc lại, giai cấp vô sản còn có thể giành đƣợc cả một thế giới về mình”3. Hơn nữa, Lênin không chỉ đã kế thừa thành công trên phƣơng diện lý luận quan điểm này trong tác phẩm Luận cương mà còn biến nó trở thành hiện thực thông qua thực tiễn cách 1 Hiện nay, bản tiếng Anh có trên trang mạng theo đƣờng link: (https://www.marxists.org/ archive/lenin/works/1920/jun/05.htm). Bản tiếng Việt đƣợc in trong Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.197-206; bản điện tử tại đƣờng link: ( vankien.dangcongsan.vn/Uploads/2018/6/3/6/LENINTOANTAP_TAP41.pdf) 2 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.197-206. 3 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.646. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |162 mạng ở Nga đầu thế kỷ XX và Lênin đã đề ra chƣơng trình hành động cho các đảng cộng sản là phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi Nhƣ vậy, Luận cương không chỉ đã giải quyết thành công trên phƣơng diện lý luận các vấn đề có liên quan của phong trào giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa đối với các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc trong đó có Việt Nam đầu thế kỷ XX. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp. Tuy nhiên, điều mà Nguyễn Ái Quốc quan tâm nhất lúc bấy giờ là lực lƣợng nào ủng hộ việc giải phóng dân tộc của nhân dân các dân thuộc địa nhƣ Việt Nam. Tƣ tƣởng của Lênin trong Luận cương không chỉ đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề bấy lâu nay đang ra sức kiếm tìm của chàng thanh niên yêu nƣớc họ Nguyễn mà còn làm cho Nguyễn Ái Quốc trở nên phấn khởi, cảm động. Luận cƣơng của Lênin chính “là cầu nối đƣa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin”4 và là bƣớc ngoặt quan trọng nhất trong quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỷ XX. Ngƣời đã tìm thấy ở bản Luận cương con đƣờng duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam là con đƣờng cách mạng vô sản. Ngƣời khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”5. Từ đó, Ngƣời hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế Cộng sản. Chính Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tƣ và Lênin6. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đƣờng lối cách mạng cho Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo những quan điểm của Lênin vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam, trong đó có sự vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng trong Luận cƣơng của Lênin. 2.2. Sự vận dụng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam Sự vận dụng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa (viết tắt là Luận cương) của Lênin vào việc xây dựng đƣờng lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc đƣợc tập trung thể hiện: a. Về vấn đề dân tộc Một là, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. 4 Lại Quốc Khánh (2005), Hồ Chí Minh với sơ thảo lần thứ nhất những luận cƣơng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội nhân văn Việt Nam, T-XXI, số 1, tr.81. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.562. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.304. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 163| Trên cơ sở lòng yêu nƣớc và chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc xác định: Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Khát vọng độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam đã sớm đƣợc Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”7. Năm 1930, trong Chính cương vắn tắt của Đảng Nguyễn Ái Quốc xác định mục tiêu cách mạng: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn toàn độc lập”8. Cách mạng tháng Tám thành công, Ngƣời thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trƣớc toàn thế giới: “Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã là một nƣớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”9. Khi Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, nền độc lập và chủ quyền dân tộc bị đe doạ, Ngƣời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ”10. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc, Ngƣời khẳng định chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Không có gì quý hơn độc lập tự do thực sự là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hai là, đoàn kết quốc tế, phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. Vấn đề đoàn kết giữa cách mạng giữa các nƣớc trên thế giới đƣợc Lênin đề cập trong nội dung thứ 4 và thứ 6 của Luận cương. Nội dung thứ 4 nêu nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản: “làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nƣớc gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung”11, bởi vì “chỉ sự gần gũi ấy mới đảm bảo việc chiến thắng chủ nghĩa tƣ bản”12. Một cách logic tự nhiên, có thể nhận thấy, sự “gần gũi” này chính là sự đồng cảm do cùng chung cảnh ngộ, sự giống nhau khi vô sản và nhân dân lao động ở các nƣớc đều bị tƣ sản, đế quốc, áp bức, bóc lột. 7 Trần Dân Tiên (1994), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.44. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.1. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.3. 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.534. 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.99. 12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.199. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |164 Sự “gần gũi” này chính là cơ sở cho chính sách đoàn kết mà nội dung 6 của Luận cương nhắc đến: “thực hiện sự đoàn kết chặt chẽ nhất tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nƣớc Nga Xô viết”13. Chính trên cơ sở sự “gần gũi”, sự đồng cảnh ngộ này để rồi tập hợp vào mặt trận đoàn kết chống kẻ thù chung. Từ nhận thức đúng về tình hình ở phƣơng Đông, Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, “ngƣời ta sẽ không thể làm gì đƣợc cho ngƣời An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”14. Từ đó, Ngƣời kiến nghị về cƣơng lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản là: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi,... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”15. Nhƣ vậy, xuất phát từ thực tiễn và truyền thống dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với ý nghĩa là chủ nghĩa yêu nƣớc và tinh thần dân tộc chân chính. Theo Ngƣời, đó là một động lực to lớn góp phần đƣa sự nghiệp cách mạng giải phóng thuộc địa đi tới thắng lợi. Ba là, kết hợp nhuần nhuyễn việc giải quyết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân. Nội dung thứ 2 bản Luận cƣơng của Lênin đề cập đến sự phân biệt lợi ích giai cấp bị áp bức với lợi ích nhân dân chung chung, phân biệt rõ dân tộc bị áp bức với dân tộc đi áp bức. Nội dung thứ 10 bản Luận cƣơng của Lênin đề cập đến việc phân biệt chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hòa bình tiểu tƣ sản và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Ngƣời viết: “Sự nghiệp của ngƣời bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành đƣợc chút ít thắng lợi trong một nƣớc nào đó,... thì đó cũng là thắng lợi cho cả ngƣời An Nam”16. Theo Nguyễn Ái Quốc, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội và “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”17. Nếu chỉ xóa bỏ áp bức dân tộc mà không xóa bỏ bóc lột và áp bức giai cấp thì 13 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.200. 14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.513. 15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.513. 16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.250. 17 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.441. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 165| nhân dân lao động vẫn cực khổ. Chỉ có thiết lập đƣợc chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất mới xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột; chỉ có thiết lập đƣợc một nhà nƣớc thực sự của dân, do dân, vì dân mới bảo đảm tự do, hạnh phúc cho nhân dân. “Nếu nƣớc độc lập mà dân không đƣợc hƣởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”18. Vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng của Lênin vào điều kiện Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ vấn đề đặt ra trƣớc mắt không phải là làm ngay một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà trƣớc hết phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, sau đó mới có điều kiện tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đƣợc thể hiện trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng, trong đó Ngƣời khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn là: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Giữa hai giai đoạn đó gắn bó chặt chẽ, không tách rời nhau. Bốn là, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, độc lập dân tộc còn phải hiểu là độc lập cho dân tộc mình, đồng thời là độc lập cho tất cả các dân tộc. Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhƣng Nguyễn Ái Quốc không quên nghĩa vụ quốc tế. Ngƣời luôn khẳng định sự ủng hộ nhiệt tình đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới và chủ trƣơng bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nƣớc mà góp phần vào thắng lợi chung cho cách mạng thế giới. b. Về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc Nguyễn Ái Quốc xác định các nội dung cơ bản: Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Qua đọc Luận cƣơng của Lênin. Ngƣời khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đƣờng giải phóng chúng ta”19. Theo Nguyễn Ái Quốc: Trong thời đại ngày nay, muốn cứu nƣớc, giải phóng dân tộc không có con đƣờng nào khác con đƣờng cách mạng vô sản. Con đƣờng cách mạng vô sản theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức là cách mạng dân tộc - dân chủ ) và tiến dần từng bƣớc “đi tới xã hội cộng sản”; Lực lƣợng cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc; Lực lƣợng lãnh 18 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.64. 19 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.562. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |166 đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản; Phƣơng pháp cách mạng là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân; Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế. Nhƣ vậy, vƣợt qua sự hạn chế của các nhà yêu nƣớc đƣơng thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết Mác - Lênin và lựa chọn con đƣờng cách mạng vô sản. Đó là con đƣờng cách mạng đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phải liên minh giai cấp, phải bằng phương pháp bạo lực cách mạng. Vấn đề Đảng cầm quyền đƣợc Lênin nhắc đến trong nội dung thứ 2 của Luận cương. “Đảng Cộng sản, ngƣời đại diện tự giác của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tƣ sản, ngay cả trong vấn đề dân tộc”20. Nội dung thứ 10 của Luận cương: “Các quốc gia hoàn toàn tƣ bản chủ nghĩa đã có các đảng công nhân thực sự là đội tiên phong của giai cấp vô sản”21, nhiệm vụ trƣớc tiên và quan trọng nhất của các Đảng này là “phải đấu tranh chống sự xuyên tạc của bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn tiểu tƣ sản và bọn hòa bình chủ nghĩa, đối với quan niệm và chính sách của chủ nghĩa quốc tế”22. Tiếp thu tƣ tƣởng của Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “trƣớc hết phải có Đảng cách mệnh”. Theo Ngƣời, “cách mệnh trƣớc hết phải làm cho dân giác ngộ”, “phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”; “Cách mệnh phải hiểu phong trào cách mệnh thế giới, phải bầy sách lƣợc cho dân” và theo Ngƣời “... sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng cách mệnh”. Vai trò của Đảng là: “Trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản khắp mọi nơi”23. Ngƣời còn chỉ rõ: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công... Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”24. 20 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 198. 21 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.203. 22 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.203. 23 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.89. 24 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 167| Nguyễn Ái Quốc xác định động lực to lớn và lực lƣợng nòng cốt của cách mạng là liên minh công - nông, lực lƣợng của cách mạng giải phóng dân tộc là lực lƣợng toàn dân, cách mạng là sự nghiệp chung của dân chúng. “Một điều phải chú ý đặc biệt là vai trò của giai cấp tƣ sản nói chung tại các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc không giống vai trò của giai cấp tƣ sản tại các nƣớc tƣ bản. Giai cấp tƣ sản dân tộc có thể tham gia tích cực vào cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ”25. Ngƣời nhấn mạnh, vì dân tộc cách mệnh thì chƣa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thƣơng đều nhất trí chống lại cƣờng quyền do bị áp bức mà sinh ra cách mạng, ai bị áp bức càng nặng, lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết. Do đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tƣ bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông”26. Theo Ngƣời, Việt Nam là một quốc gia ở phƣơng Đông, có chung một dân tộc, một dòng máu, chung phong tục, chung lịch sử và truyền thống, tiếng nói... Ở Việt Nam, các giai cấp trong xã hội chƣa phân chia sâu sắc nhƣ trong xã hội các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây. Do đó, tất cả các lực lƣợng ấy cần đƣợc tập hợp dƣới ngọn cờ giải phóng dân tộc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ đ
Tài liệu liên quan