Tào liệu môn học Luật kinh tế

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT KINH TẾ I. Vai trò của pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, một trong những yêu cầu cơ bản là phải quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Bởi vì yêu cầu khách quan do nền kinh tế thị trường đặt ra đối với pháp luật thể hiện ở mức độ khái quát như sau: - Trong một nền kinh tế thị trường văn minh, việc bảo đảm sự thống nhất hài hòa giữa kinh tế và xã hội là một yêu cầu khách quan. - Nói đến nền kinh tế thị trường là nói đến đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế và đa lợi ích; từ đó yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm bình đẳng và công bằng. - Tự do, năng động, sáng tạo và nhạy bén là những yêu cầu khách quan và là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Nhưng gắn liền với các yêu cầu đó là nguy cơ làm xuất hiện tình trạng vô chính phủ, tùy tiện làm ăn gian lận. Vì vậy cần phải đề cao vai trò của pháp luật để hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng thiếu lành mạnh đó. Tóm lại: Nền kinh tế thị trường đòi hỏi pháp luật kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Tạo ra các tiền đề pháp lý vững chắc để ổn định các quan hệ kinh tế, làm cho mọi thành phần kinh tế, mọi công dân yên tâm, chủ động huy động mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm lực kinh tế vào hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ. 2. Tạo ra một cơ chế pháp lý đảm bảo một cách có hiệu quả sự bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế. 3. Đấu tranh phòng và chống một cách có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, của mọi công dân và người tiêu dùng.

pdf35 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tào liệu môn học Luật kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Bài giảng Luật kinh tế 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT KINH TẾ I. Vai trò của pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, một trong những yêu cầu cơ bản là phải quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Bởi vì yêu cầu khách quan do nền kinh tế thị trường đặt ra đối với pháp luật thể hiện ở mức độ khái quát như sau: - Trong một nền kinh tế thị trường văn minh, việc bảo đảm sự thống nhất hài hòa giữa kinh tế và xã hội là một yêu cầu khách quan. - Nói đến nền kinh tế thị trường là nói đến đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế và đa lợi ích; từ đó yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm bình đẳng và công bằng. - Tự do, năng động, sáng tạo và nhạy bén là những yêu cầu khách quan và là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Nhưng gắn liền với các yêu cầu đó là nguy cơ làm xuất hiện tình trạng vô chính phủ, tùy tiện làm ăn gian lận. Vì vậy cần phải đề cao vai trò của pháp luật để hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng thiếu lành mạnh đó. Tóm lại: Nền kinh tế thị trường đòi hỏi pháp luật kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Tạo ra các tiền đề pháp lý vững chắc để ổn định các quan hệ kinh tế, làm cho mọi thành phần kinh tế, mọi công dân yên tâm, chủ động huy động mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm lực kinh tế vào hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ. 2. Tạo ra một cơ chế pháp lý đảm bảo một cách có hiệu quả sự bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế. 3. Đấu tranh phòng và chống một cách có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, của mọi công dân và người tiêu dùng. II. Khái niệm – đối tượng – chủ thể – phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế 1. Khái niệm của Luật kinh tế: Luật kinh tế tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế: 3 a- Quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. b- Quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp c- Quan hệ phát sinh trong nội bộ một doanh nghiệp. 3. Chủ thể của Luật kinh tế: là các tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện theo quy định, tham gia vào các quan hệ pháp luật do luật kinh tế điều chỉnh. Vậy chủ thể của Luật kinh tế bao gồm: - Các doanh nghiệp - Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - Các chủ thể khác. 4. Phương pháp điều chỉnh: a- Phương pháp bình đẳng b- Phương pháp quyền uy. CHƯƠNG II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH I. Quy chế pháp lý về doanh nghiệp 1. Khái niệm Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 4 Vậy kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 2. Về thành lập doanh nghiệp: a- Điều kiện về vốn: + Đối với một số lọai hình doanh nghiệp: pháp luật đòi hỏi khi thành lập các chủ sở hữu doanh nghiệp phải có mức vốn đầu tư phù hợp với vốn pháp định mà nhà nước quy định cho các lọai hình ngành nghề đó. Ví dụ như các ngành nghề về ngân hàng, bảo hiểm b- Điều kiện về chủ thể: Pháp luật đòi hỏi chủ thể khi đứng ra thành lập doanh nghiệp, góp vốn hay tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu mà pháp luật quy định gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi, đồng thời tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà pháp luật quy định khác, đòi hỏi chủ thể phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh. c- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Về nguyên tắc chung công dân được phép tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước và toàn xã hội, nhà nước quy định một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. Pháp luật cấm họat động kinh doanh một số ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an tòan xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy họai tài nguyên, phá hủy môi trường. 3. Về đăng ký kinh doanh: 3.1. Về trình tự đăng ký kinh doanh: 1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. 2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận 5 đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật doanh nghiệp. 3.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với từng lọai hình doanh nghiệp: a. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. 2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. 3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. b. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. 2. Dự thảo Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên. 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. c. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn 6 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. 2. Dự thảo Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây: a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. d. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. 2. Dự thảo Điều lệ công ty. 3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây: a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền. 7 Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. 3.3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; 2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật doanh nghiệp; 3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật doanh nghiệp; 4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; 5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. 3.4. Cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. 3.5. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 1. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi. 2. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 8 3. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả phí. 3.6. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh 1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo nội dung giấy chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 2. Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh; cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh và phải trả phí theo quy định của pháp luật. 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này. 3.7. Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. 2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. 9 4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó. 5. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện do Chính phủ quy định. 4. Về đăng báo: 1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên doanh nghiệp; b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; c) Ngành, nghề kinh doanh; d) Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; đ) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; e) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; g) Nơi đăng ký kinh doanh. 2. Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định 5. Về thủ tục giải thể: 10 Các doanh nghiệp có thể giải thể theo các quy định của pháp luật. Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà nhà nước quy định các trường hợp giải thể doanh nghiệp. Điều kiện, thủ tục, trình tự tiến hành giải thể theo quy định của pháp luật. 6. Về phá sản doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế – khi lâm vào tình trạng phá sản sẽ được giải quyết theo các quy định của luật phá sản ở Việt Nam. II. Phân loại doanh nghiệp: Có nhiều cách phân loại khác nhau: 1- Căn cứ vào chủ thể kinh doanh: chia thành 2 loại: + Pháp nhân kinh doanh + Cá nhân kinh doanh 2- Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp: có 2 loại: + Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn + Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn 3- Căn cứ vào hình thức sở hữu tài sản của doanh nghiệp: + Doanh nghiệp nhà nước + Doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh + Doanh nghiệp tư nhân + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài II. Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp A. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔ NG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 1.Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. 11 2. Đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  Số lượng thành viên của công ty: từ 2 đến 50 thành viên  Tính chịu trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ty và công ty  Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty được thực hiện theo quy định của pháp luật.  Có tư cách pháp nhân.  Không được quyền phát hành cổ phiếu. 3.Cơ cấu tổ chức quản lý công ty a. Hội đồng thành viên - Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần. - Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. - Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. - Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. b. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định khác, c. Ban kiểm soát Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. 4. Vốn và chế độ tài chính trong công ty: 12  Các thành viên công ty phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết khi thành lập công ty.  Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn của mình trong những trường hợp nhất định.  Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc tòan bộ phần vốn góp của mình cho người khác.  Công ty được tăng và giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.  Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi. B. CÔNG TY TNH H MỘT THÀNH VIÊN 1. Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 2. Đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu  Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật.  Có tư cách pháp nhân.  Không được quyền phát hành cổ phiếu. 3 Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. a. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức - Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số ngườ