Thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

1.1. Lý do chọn đề tài Khái quát hóa (KQH) là một trong những khả năng tư duy, có vai trò to lớn trong việc lĩnh hội tri thức dưới dạng biểu tượng chung, kí hiệu, ngôn ngữ và khái niệm Năng lực KQH nếu được quan tâm phát triển tốt sẽ có tác dụng lớn, giúp con người hiểu được bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng, khám phá cuộc sống và khoa học một cách hiệu quả hơn. Riêng đối với trẻ mầm non (MN), đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi, khả năng KQH có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc lĩnh hội các tri thức khoa học ở trường phổ thông, là một trong những chỉ số để đánh giá sự sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Đối với trẻ MN, vui chơi là một trong những nhu cầu tự nhiên, cần thiết. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo (MG) là hoạt động vui chơi, và đồ chơi (ĐC )là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ thực hiện hành động chơi. Trong đó, đồ chơi học tập (ĐCHT) là ĐC có nội dung, và có luật chơi cụ thể, nên giáo viên (GV) có thể sử dụng ĐCHT để hướng trẻ vào những hoạt động theo ý đồ của mình nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Chính vì thế, ĐCHT giúp trẻ có khả năng nắm vững và tiếp thu có hiệu quả các giờ học. Nó còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc hình thành và phát triển các yếu tố của tư duy nói chung và khả năng KQH nói riêng. Bởi qua ĐCHT trẻ được hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng phân nhóm, phân loại các sự vật, hiện tượng theo những tiêu chí nhất định. Qua đó, vốn kinh nghiệm về thế giới xung quanh của trẻ ngày càng trở nên phong phú. Từ đó, các khái niệm ngày càng được chính xác và mở rộng hơn. Như vậy, sẽ giúp GV đạt được mục tiêu là phát triển khả năng KQH cho trẻ trong lớp. Hiện nay, vấn đề sử dụng ĐCHT nhằm phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN được GV đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, theo điều tra sơ bộ về thực trạng việc GV MN sử dụng ĐC phát triển khả năng KQH cho trẻ là tương đối thấp. Mặc dù phần lớn GV MN đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển khả năng KQH cho trẻ MG. Song, hầu hết GV chỉ chú trọng đến việc cung cấp đầy đủ số lượng tri thức theo yêu cầu của chương trình mà ít quan tâm đến việc hình thành và phát triển các thao tác tư duy, đặc biệt là khả năng khái quát. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng khả năng KQH của trẻ con thấp. Với mong muốn một lần nữa khẳng định vai trò và hiệu quả tích cực trong thực tiễn của việc sử dụng ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG. Và góp một phần nhỏ trong việc hỗ trợ GV tự thiết kế ĐCHT để phát triển khả năng KQH cho trẻ lớp mình, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ở trường mầm non”.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2010 – 2011 145 THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Cẩm Tú (SV năm 4, Khoa GD Mầm non) GVHD: ThS Nguyễn Thị Anh Thư 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Khái quát hóa (KQH) là một trong những khả năng tư duy, có vai trò to lớn trong việc lĩnh hội tri thức dưới dạng biểu tượng chung, kí hiệu, ngôn ngữ và khái niệm Năng lực KQH nếu được quan tâm phát triển tốt sẽ có tác dụng lớn, giúp con người hiểu được bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng, khám phá cuộc sống và khoa học một cách hiệu quả hơn. Riêng đối với trẻ mầm non (MN), đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi, khả năng KQH có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc lĩnh hội các tri thức khoa học ở trường phổ thông, là một trong những chỉ số để đánh giá sự sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Đối với trẻ MN, vui chơi là một trong những nhu cầu tự nhiên, cần thiết. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo (MG) là hoạt động vui chơi, và đồ chơi (ĐC )là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ thực hiện hành động chơi. Trong đó, đồ chơi học tập (ĐCHT) là ĐC có nội dung, và có luật chơi cụ thể, nên giáo viên (GV) có thể sử dụng ĐCHT để hướng trẻ vào những hoạt động theo ý đồ của mình nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Chính vì thế, ĐCHT giúp trẻ có khả năng nắm vững và tiếp thu có hiệu quả các giờ học. Nó còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc hình thành và phát triển các yếu tố của tư duy nói chung và khả năng KQH nói riêng. Bởi qua ĐCHT trẻ được hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng phân nhóm, phân loại các sự vật, hiện tượng theo những tiêu chí nhất định. Qua đó, vốn kinh nghiệm về thế giới xung quanh của trẻ ngày càng trở nên phong phú. Từ đó, các khái niệm ngày càng được chính xác và mở rộng hơn. Như vậy, sẽ giúp GV đạt được mục tiêu là phát triển khả năng KQH cho trẻ trong lớp. Hiện nay, vấn đề sử dụng ĐCHT nhằm phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN được GV đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, theo điều tra sơ bộ về thực trạng việc GV MN sử dụng ĐC phát triển khả năng KQH cho trẻ là tương đối thấp. Mặc dù phần lớn GV MN đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển khả năng KQH cho trẻ MG. Song, hầu hết GV chỉ chú trọng đến việc cung cấp đầy đủ số lượng tri thức theo yêu cầu của chương trình mà ít quan tâm đến việc hình thành và phát triển các thao tác tư duy, đặc biệt là khả năng khái quát. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng khả năng KQH của trẻ con thấp. Với mong muốn một lần nữa khẳng định vai trò và hiệu quả tích cực trong thực tiễn của việc sử dụng ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG. Và góp một Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 146 phần nhỏ trong việc hỗ trợ GV tự thiết kế ĐCHT để phát triển khả năng KQH cho trẻ lớp mình, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ở trường mầm non”. 1.2. Mục đích yên cứu Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận, và nhận thức của GVMN về ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường MN thuộc Quận Tân Bình, TP HCM. Từ đó, chúng tôi thiết kế và thử nghiệm một số ĐCHT giúp phát triển khả năng KQH cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN, qua đó góp phần nâng cao khả năng KQH cho trẻ, đồng thời góp phần chuẩn bị tâm thế sẵn cho trẻ học tập và tiếp nhận tốt những kiến thức ở chương trình phổ thông. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG lớn (5-6 tuổi) 1.3.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ MG lớn (5-6 tuổi) và tại các Trường MN 9, Trường MN 11 và Trường MN 12 ở Quận Tân Bình, TP HCM 1.4. Giả thuyết nghiên cứu Chúng tôi cho rằng nếu GVMN biết thiết kế ĐCHT phù hợp để giúp trẻ phát triển khả năng KQH thì sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển nhận thức, đặc biệt là phát triển tư duy cho trẻ. 1.5. Mục đích yêu cứu Để đạt được mục tiêu trên, người thực hiện đề tài phải: 1 Xây dựng một số khái niệm công cụ của đề tài, tổng hợp và hệ thống hóa 1 số vấn đề lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2 Khảo sát, thống kê, tổng hợp ý kiến của Ban Giám hiệu (BGH) và GVMN để nắm được nhận thức của họ về vấn đề đang nghiên cứu. 3 Thiết kế và thử nghiệm ĐCHT theo mục đích đã đề ra. 1.6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Chúng tôi chỉ thiết kế ĐCHT ở hoạt động vui chơi và ở góc học tập của trẻ tại các trường MN 9, MN 11, MN 12 thuộc Quận Tân Bình, TP HCM. Thử nghiệm tại trường MN 9. 1.7. Phương pháp nghiên cứu Người thực hiện đề tài sử dụng các nhóm phương pháp sau: 1 Nghiên cứu lý luận; 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng phương pháp quan sát, điều tra anket, đàm thoại, thử nghiệm; 3 Sử dụng phương pháp thống kê toán học. 2. Cơ sở lí luận 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do tầm quan trọng nên có không ít công trình bàn về KQH và ý nghĩa của nó. Năm học 2010 – 2011 147 J. Piaget: nghiên cứu ở giai đoạn từ 2 - 6 tuổi, KQH được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của các thao tác tư duy. G. Bruner: nghiên cứu KQH và vai trò của nó ở các mức độ khác nhau trong hoạt động trí tuệ. Thuyết hình thành các thao tác trí tuệ: nghiên cứu quá trình chuyển từ bên ngoài vào bên trong của các thao tác tư duy. Tiêu biểu cho thuyết này có các nhà tâm lý học sau: L. X. Vugotxki, A. N. Leonchev, P. Ia. Tại Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu như: Phạm Thị Hồng Nga, Phạm Thị Đức, Trần Xuân Hương, Vũ Thị Ngân, Lê Thị Thanh Nga, một số bài tập nghiệp vụ và khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên. Các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của KQH. Đặc biệt một số tác giả đã đề xuất và đưa ra được biện pháp hình thành và phát triển khả năng KQH thông qua các giờ học có chủ đích như: làm quen môi trường xung quanh, làm quen với toán, làm quen với đồ vật và thiên nhiên. Tuy nhiên các tác giả lại chưa từng đề cập tới việc thông qua hoạt động vui chơi đặc biệt là ĐCHT để phát triền khả năng này cho trẻ MG. 2.2. Cơ sở lý luận về đồ chơi học tập ĐCHT là một bộ phận của ĐC, nó là loại ĐC theo luật được sử dụng với mục đích là học tập dưới sự hướng dẫn của cô nhằm phát triển nhận thức, giúp trẻ làm quen với hình dạng, kích thước, màu sắc, khả năng định hướng, khả năng phân tích; rèn luyện sự chú ý và giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. ĐCHT có vai trò ý nghĩa to lớn trong việc phát triển đầy đủ 5 lĩnh vực của trẻ: 1 Phát triển các vận động, 2 Phát triển nhận thức trong đó có phát triển khả năng khái quát hóa, 3 Phát triển ngôn ngữ, 4 Phát triển tình cảm xã hội, 5 Phát triển thẩm mỹ. Có nhiều cách phân loại ĐCHT (dựa vào cấu tạo ĐC, dựa vào nghĩa của ĐC và sự phát triển của trẻ, dựa vào nhiệm vụ học tập được đưa ra trong ĐC, dựa vào nguyên vật liệu đề làm ĐC). Kế thừa các cách phân loại trên chúng tôi phân loại ĐCHT thành các loại sau: 1 Tranh lô tô. 2 Đồ chơi hoạt động với đồ vật. 3 Tranh in (tranh ghép hình, tranh in). 4 Bộ cờ (đôminô và các dạng cờ khác). 2.3. Vấn đề về sự phát triển khả năng KQH của trẻ 5 - 6 tuổi KQH là quá trình tư duy để nhận ra những dấu hiệu chung của một nhóm sự vật, hiện tượng (tức là đứa trẻ tìm ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng), đưa về nhóm, loại và loại trừ những điểm khác nhau giữa chúng đồng thời thể hiện chúng bằng từ ngữ. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học (N.H.Savaskin, T.E. Konnhikova, L.Giunhicova, A.V.Daparozet, F.I.Frakina), chúng tôi có thể đưa ra các mức độ phát triển KQH của trẻ MG như sau: Mức 1: KQH ngẫu nhiên (không thực hiện khái quát), trẻ chưa thực hiện KQH trong hành động cũng như trong từ ngữ. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 148 Mức 2: Trẻ biết xếp các đối tượng vào cùng một nhóm theo 1 dấu hiệu chung nào đó. Nhưng trẻ không giải thích hoặc không gọi được chính xác tên nhóm. Mức 3: Khái quát theo dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy nhất (như màu sắc) và gọi chính xác từ chỉ dấu hiệu chung của nhóm. Mức 4: KQH theo tình huống cụ thể tức là KQH theo vốn kinh nghiệm, theo kiến thức về môi trường xung quanh (Ví dụ: chức năng, công dụng của đồ vật,). Trẻ giải thích được cách lựa chọn của mình và gọi chính xác từ chỉ dấu hiệu chung của nhóm. Mức 5: KQH theo dấu hiệu bên trong bản chất, đặc trưng. Trẻ giải thích được cách lựa chọn của mình và gọi chính xác từ chỉ dấu hiệu, mối quan hệ bản chất của nhóm. 2.4. Thiết kế ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG lớn (5 - 6 tuổi) Thiết kế ĐCHT là việc hình thành ý tưởng về mục đích, cấu tạo của ĐC, hình dung cách làm, lựa chọn nguyên vật liệu, đề ra nội dung chơi, hướng dẫn cách chơi, sau đó thể hiện ý tưởng đó thành những sản phẩm ĐC cụ thể, phục vụ cho mục đích học tập nhằm phát triển nhận thức, giúp trẻ mở rộng, củng cố chính xác hóa các biểu tượng, phát triển các quá trình nhận thức và rèn luyện cho trẻ các năng lực trí tuệ. Đặc điểm ĐCHT giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển khả năng KQH - Nội dung chơi, luật chơi phải rõ ràng, dễ hiểu thu hút trẻ tích cực chơi; Đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ an toàn - Trong nội dung chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết hoặc dựa vào kết quả quan sát trực tiếp để xếp các đối tượng vào cùng một nhóm theo một dấu hiệu chung nào đó. - Nội dung chơi phải giúp trẻ phân loại, phân nhóm các sự vật, hiện tượng theo kiến thức tự nhiên chứ không theo suy luận chủ quan của riêng cá nhân trẻ. - Nội dung chơi phải giúp trẻ so sánh, phân loại các sự vật, hiện tượng theo những dấu hiệu chung bên trong hoặc bên ngoài thành nhóm hoặc loại. - Nội dung chơi đòi hỏi trẻ dựa vào kết quả quan sát, kinh nghiệm, các kiến thức đã có để nhận ra dấu hiệu chung của các sự vật, hiện tượng. - Nội dung chơi cần kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói lên cách làm của mình, hoặc giải thích lý do tại sao trẻ lại có sự lựa chọn như vậy bằng từ ngữ. 3. Khảo sát thực trạng 3.1. Mục đích khảo sát Tìm hiểu nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của ĐCHT và những hiểu biết của họ về việc phân loại ĐCHT theo mục đích giáo dục. Tìm hiểu nhận thức của GVMN về việc thiết kế ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Tìm hiểu quan điểm của BGH các trường MN về việc thiết kế ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Năm học 2010 – 2011 149 3.2. Đối tượng và khách thể khảo sát Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ khảo sát trên 25 giáo viên lớp lá của các trường: Trường MN 9, Trường MN 11, Trường MN 12 Quận Tân Bình, TP HCM. 3.3. Nội dung khảo sát Khảo sát nhận thức của GVMN về ĐCHT phát triển khả năng KQH cho trẻ MG. Những thuận lợi và khó khăn của GV trong việc thiết kế ĐCHT phát triển khả năng KQH cho trẻ MG. Tìm hiểu nội dung, hình thức của những loại ĐCHT hiện có tại các trường MN và mục đích phát triển của những loại ĐCHT này. Tìm hiểu cách thức GV tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi và hứng thú của trẻ trong khi chơi. Tìm hiểu quan điểm của các cấp quản lý về đồ chơi học tập nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG lớn 5 - 6 tuổi và việc thiết kế loại ĐCHT này. 3.4. Kết quả khảo sát thực trạng Dựa vào số liệu thu thập được, sau khi tiến hành phân tích và đánh giá từng câu hỏi, chúng tôi rút ra được các kết luận như sau: Kết quả khảo sát trên GV và BGH GV ý thức được vai trò của việc phát triển khả năng KQH cho trẻ cũng như sử dụng đồ chơi học tập để phát triển khả năng KQH cho trẻ 5 - 6 tuổi. GV bị hạn chế về kiến thức chuyên môn liên quan đến KQH nên gây ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế đồ chơi nhằm mục đích phát triển thao tác tư duy này cho trẻ. GV còn có sự nhầm lẫn và lúng túng khi tổ chức các hoạt động phát triển khả năng KQH dẫn đến chất lượng khả năng KQH của trẻ không cao. BGH đều cho rằng, việc sử dụng ĐCHT để phát triển khả năng KQH cho trẻ 5 - 6 tuổi là rất cần thiết. Tuy nhiên, họ lại chưa quan tâm đầy đủ đến việc khuyến khích GV tận dụng các nguyên vật liệu mở để làm ĐCHT nhằm phát triển khả KQH cho trẻ. Môi trường đồ chơi ĐC trong lớp nghèo nàn chỉ là những bộ xếp hình, gài nút, các loại hình khối và qua quan sát cách hướng dẫn cho trẻ chơi của GV thì chúng tôi thấy cách hướng dẫn đó không hướng đến mục đích phát triển khả năng KQH cho trẻ. Do đó, việc thiết kế và hướng dẫn GV cách tổ chức cho trẻ chơi với các mẫu ĐCHT phát triển khả năng KQH của đề tài là hết sức cần thiết và thiết thực, cung cấp cho GVMN một nguồn tham khảo bổ ích. Dựa theo thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thiết kế ĐCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ 5 - 6 tuổi ở chương 3. 4. Thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 -6 tuổi và thử nghiệm sản phẩm 4.1. Thiết kế đồ chơi học tập giúp trẻ phát triển khả năng KQH Đồ chơi số 1: NGÔI NHÀ KÌ DIỆU Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 150 Mục đích yêu cầu:1 Phát triển khả năng KQH về hình dạng cho trẻ thông qua việc tìm và phân loại hình dạng. 2 Phát triển khả năng nhanh nhẹ, và tính kỉ luật khi tham gia chơi trò chơi. Luật chơi: Cô bật nhạc cho hai đội thi đua. Dừng nhạc đội nào phân loại các khối hình đúng và nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Hướng dẫn cho trẻ chơi: Ở đây chúng tôi tổ chức cho trẻ chơi theo 2 cách có mức độ từ dễ đến khó. Cách 1: Đưa tiêu chí phân loại phân loại theo các dạng hình khối: hình lập phương, hình khối tam giác, hình trụ, hình khối chữ nhật. Cho trẻ đại diện lên lấy thẻ hình trong rổ và giơ lên cho các bạn trong nhóm cùng thấy. Mỗi thành viên trong nhóm phải lần lượt chạy thật nhanh lên thò tay vào ngôi nhà và sờ lấy ra một khối xốp. Quan sát và phân loại đúng vị trí của thẻ hình. Sau thời gian một đoạn nhạc đội nào phân loại được nhiều hình hơn, đội đó sẽ chiến thắng. Cách 2: Không đưa tiêu chí phân loại. Trẻ phải tự thảo luận và phân loại các hình khối trong nhà. Mở rộng: Có thể thay đổi hình trong thẻ và thay đổi chủ đề: tìm và phân loại các đồ vật, phân loại hoa quả Đồ chơi số 2: ĐU QUAY CÁC CON VẬT Mục đích yêu cầu: 1 Phát triển khả năng KQH trong việc tìm và phân loại các con vật trong cùng nhóm. 2 Phát triển khả năng quan sát, khả năng suy luận, phán đoán để tìm ra các con vật có cùng mối quan hệ. 3 Củng cố kiến thức về các nhóm động vật. Luật chơi: Chơi theo cá nhân hoặc chơi theo từng cặp. Người chơi sẽ tìm con vật trên đu quay phân loại chúng theo từng nhóm. Sau thời gian đồng hồ cát chấm dứt bạn nào phân nhóm chính xác nhất và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng. Hướng dẫn tổ chức chơi: Ở đây chúng tôi tổ chức cho trẻ chơi theo 3 cách có mức độ từ dễ đến khó: Cách 1: Cô đưa tiêu chí phân loại theo các nhóm: nhóm gia súc, nhóm gia cầm, nhóm côn trùng, nhóm động vật sống trong rừng. Trẻ quan sát, suy nghĩ và thảo luận để tự phân nhóm các con vật theo tiêu chí cô yêu cầu. Sau đó, giải thích cách phân nhóm và đặt tên cho nhóm. Năm học 2010 – 2011 151 Cách 2: Không đưa tiêu chí: Trẻ tự phân loại theo kinh nghiệm. Sau đó trẻ cũng phải giải thích được lý do phân loại và đặt tên cho nhóm đã phân. Cách 3: Tìm con vật khác: Trẻ quan sát và tìm những con vật mà trẻ cho là khác so với các con vật còn lại rồi loại chúng ra. Sau đó trẻ phải nói được tại sao lại loại những con vật đó. Và đặt tên cho nhóm các con vật còn lại. Mở rộng: ĐC có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi và chơi với nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ để phát triển khả năng KQH chúng ta có thể lồng ghép để dạy toán, dạy kể chuyện sáng tạo cho trẻ. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng cho nhiều chủ đề khác như: chủ đề gia đình (tìm và phân loại các đồ vật trong gia đình), chủ đề thực vật (phân loại hoa, quả), chủ đề phương tiện giao thông Đồ chơi số 3: LOTO NGUYÊN NHÂN - HẬU QUẢ Mục đích: 1 Phát triển khả năng KQH cho trẻ thông việc phân loại tổng hợp các hình ảnh có cùng mối quan hệ. 2 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.3 Phát triển óc quan sát, phân tích. Luật chơi: Tổ chức chơi theo cá nhân hoặc nhóm. Người chơi phải phân loại các thẻ hình theo nhóm các sự việc. Sau đó, giải thích và đặc tên được cho nhóm các sự việc đã phân loại. Ví dụ: Nhóm tai nạn giao thông, nhóm thiên tai lũ lụt, nhóm ô nhiễm môi trường. Hướng dẫn cho trẻ chơi: Ở đây chúng tôi tổ chức cho trẻ chơi theo 3 cách có mức độ từ dễ đến khó. Cách 1: Cô đưa tiêu chí phân loại các thẻ hình theo các nhóm sự vật: nhóm tai nạn giao thông, nhóm, ô nhiễm môi trường, nhóm thiên tai lũ lụt. Yêu cầu trẻ quan sát thật kỹ các bức tranh trên thẻ và phân loại các thẻ hình theo nhóm các sự việc mà cô yêu cầu. Sau đó, trẻ sẽ giải thích và đặt tên cho nhóm các sự việc mà trẻ phân loại. Cách 2: Cô không đưa tiêu chí phân loại. Cách 3: Tìm hình khác: Ở đây, cô sẽ hướng dẫn trẻ tìm những hình ảnh mà trẻ cho là khác so với các hình còn lại và loại chúng. Sau đó, trẻ cũng phải giải thích được lý do trẻ loại bỏ và đặt tên cho các hình còn lại. Mở rộng: Có thể thay đổi nhiều chủ đề cho trẻ chơi. Chủ đề hoa quả: phân loại hoa quả, chủ đề gia đình: phân loại đồ dùng trong gia đình. Đồ chơi số 4: QUẢ ĐỊA CẦU NGỘ NGHĨNH Mục đích yêu cầu: 1 Phát triển khả năng KQH cho trẻ thông việc phân loại và tổng hợp các con vật theo môi trường sống. 2 Phát triển khả năng quan sát cho trẻ. 3 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.4 Củng cố những kiến thức về môi trường sống của các loài động vật. Luật chơi: Tổ chức chơi thi đua theo nhóm. Trong thời gian một đoạn nhạc, người chơi phải nhanh chóng phân loại cách thẻ hình theo tiêu chí nhất định. Đội nào gắn được nhiều con vật nhanh đúng và giải thích được sẽ là đội chiến thắng. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 152 Hướng dẫn trẻ chơi: Cách 1: Cô đưa tiêu chí phân loại theo môi trường sống của các con vật. Cô cho trẻ xem phim về một số động vật, trò chuyện về môi trường sống của và đặc điểm đặc trưng của chúng. Chia lớp thành 2 đội. Khi nghe hiệu lệnh lần lượt từng thành viên trong đội chọn một thẻ hình và chạy thật nhanh lên gắn vào quả cầu theo đúng môi trường sống của các con vật. Cách 2: Cô không đưa tiêu chí phân loại mà để trẻ tự phân loại theo suy nghĩ của trẻ. Nhưng sau khi trẻ phân loại xong, cô phải yêu cầu trẻ giải thích và đặt tên cho các nhóm trẻ đã phân loại. Mở rộng: Có thể thay chủ đề khác cho trẻ chơi chẳng hạn chủ đề phương tiện giao thông. Đồ chơi số 5: KHU VƯỜN BÍ ẨN Mục đích yêu cầu: 1 Phát triển khả năng KQH thông qua hành động tổng hợp - so sánh các dấu hiệu chung của các nhóm đối tượng. 2 Phát triển khả năng suy luận, phán đoán cho trẻ. 3 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc kể chuyện sáng tạo để giải thích lý do chọn các đối tượng. Luật chơi: Tổ chức chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm. Người chơi phải phân nhóm các con vật theo một tiêu chí nhất định (Nguồn thức ăn, môi trường sống, đặc điểm hình dáng). Sau thời gian của một đoạn nhạc bạn nào hay nhóm nào phân loại xong trước và giải thích được lý do nhân loại nhóm đó sẽ thắng cuộc. Hướng dẫn cho trẻ chơi: Mỗi nhóm sẽ được phát một sơ đồ đường đi và hình các con vật: con cá sấu, con cáo, con hổ, con cò, con trăn, con nai, con ngựa, con voi, Cách1: Cô đưa tiêu chí phân loại theo các nhóm: động vật nguy hiểm (động vật ăn thịt), động vật không nguy hiểm, các loài chim. Cách 2: Không đưa tiêu chí phân loại trước mà để trẻ tự suy nghĩ và phân loại theo ý thích của trẻ. Sau khi phân loại xong các nhóm phải giải thích được tại sao lại sắp xếp các hình thành các nhóm như vậy. Sau đó, sẽ kể một câu chuyện sáng tạo để nói lên lý do chọn và sắp xếp các hình như vậy. Mở rộng: Có thể thay đổi chủ đề cho trẻ chơi như chủ đề thực vật, chủ đề phương tiện giao thông Đồ chơi số 6: KHUNG HÌNH KÌ DIỆU Mục đích yêu cầu: 1 Phát triển khả năng KQH cho trẻ. 2 Phát triển khả năng trí tuệ đặc biệt là thao tác phân tích - tổng hợp, so sánh. Luật chơi: Trẻ chọn hình và loại bỏ hình mà trẻ cho là khác so với các hình còn lại. Sau đó phải lý giải được lý do chọn hình và đặt tên nhóm hình còn lại
Tài liệu liên quan