Tiếng Việt Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh là một cực quy tụ và lan toả của tiếng Việt toàn dân

TÓM TẮT Là một thành phần trong vùng “phương ngữ Nam được hình thành dần trong 05 thế kỷ gần đây” (Hoàng Thị Châu, 1989 – Tiếng Việt trên các miền đất nước, NXBKHXH, Hà Nội) tiếng Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh hiện nay đã trải qua một quá trình biến đổi và phát triển có những đặc điểm đáng chú ý do hoàn cảnh lịch sử - xã hội của thành phố quy định. Hai đặc điểm quan trọng trong số đó là lực quy tụ (convergence) và sức lan toả (pervasion) của sinh hoạt ngôn ngữ nơi đây. Điều đó cùng với tiếng Hà Nội là trung tâm của vùng phương ngữ bắc, tiếng nói của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh góp phần có hiệu quả vào việc nâng cao tính thống nhất của tiếng Việt toàn dân và làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng Việt Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh là một cực quy tụ và lan toả của tiếng Việt toàn dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH LÀ MỘT CỰC QUY TỤ VÀ LAN TOẢ CỦA TIẾNG VIỆT TOÀN DÂN BÙI KHÁNH THẾ(*) TÓM TẮT Là một thành phần trong vùng “phương ngữ Nam được hình thành dần trong 05 thế kỷ gần đây” (Hoàng Thị Châu, 1989 – Tiếng Việt trên các miền đất nước, NXBKHXH, Hà Nội) tiếng Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh hiện nay đã trải qua một quá trình biến đổi và phát triển có những đặc điểm đáng chú ý do hoàn cảnh lịch sử - xã hội của thành phố quy định. Hai đặc điểm quan trọng trong số đó là lực quy tụ (convergence) và sức lan toả (pervasion) của sinh hoạt ngôn ngữ nơi đây. Điều đó cùng với tiếng Hà Nội là trung tâm của vùng phương ngữ bắc, tiếng nói của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh góp phần có hiệu quả vào việc nâng cao tính thống nhất của tiếng Việt toàn dân và làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú. ABSTRACT Being a part of the Southern dialects founded gradually over the past 5 centuries (Hoang Thi Chau_Vietnamese Language in parts of the country, Social Science Publishing House, Hanoi), Saigon – Hochiminh city language has been going through a remarkable changing and developing process defined by the city’s historical and social contexts, in which the two most important features are the convergence and pervasion of the regional linguistic activities. Together with Hanoi language, the center of the Northern dialects and the language of the capital city, it has contributed effectively in improving the unity of the general Vietnamese language and gradually enriching the language. 1. Trong sách Ngữ pháp tiếng Việt (1965) Laurence C.Thompson khi bàn về các phương ngữ của tiếng Việt có nhắc đến ý kiến của Henri Maspéro (1912) chia tiếng Việt thành hai biến thể địa phương: nhóm tiếng miền Trung (ông gọi là nhóm Thượng An Nam: Haut Annam group) và nhóm tiếng Bắc bộ - Nam bộ (ông gọi là nhóm Bắc kì - Nam kì: Tonkinese – Cochinchinese). Xung quanh chủ đề này, từ một thế kỉ qua đã có những ý kiến thảo luận trong các sách nghiên cứu chung về tiếng Việt hoặc những bài viết bàn riêng về phương ngữ, thường là bàn về tiêu chí làm căn cứ cho sự phân chia này. Đến năm 1989 tác giả Hoàng Thị Châu trong một công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt trên cơ sở một tập hợp đặc trưng về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa đã nói rõ quan điểm của mình về vấn đề từng được bàn luận hơn ba phần tư thế kỉ. Tác giả viết “Nếu tạm gác những nét dị biệt không căn bản ở những địa phương hẹp chúng ta có thể phân chia tiếng Việt thành 3 vùng: Phương ngữ Bắc (PNB)Phương ngữ Trung (PNT)Phương ngữ Nam (PNN)”. “Phương ngữ Nam trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực nam của đất nước là một phương ngữ mới, được hình thành dần dần trong vòng 05 thế kỷ gần đây” (Hoàng T.C., 1989, tr.90). Riêng về PNN, ngoài các đặc điểm chung, chuyên luận này còn ghi rõ “PNN cũng có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn: a) Phương ngữ Quảng Nam – Quảng Ngãi khác các nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm a và ă trong kết hợp với các chung âm khác nhau. b) Dải phương ngữ từ Qui Nhơn đến Thuận Hải mang những đặc trưng chung nhất của PNN. c) Phương ngữ Nam bộ đồng nhất các vần -in, -it với –inh, -ich -un, -ut với –ung, -uc (*) TS, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh Có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như PNB, nhưng trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong hoạt động văn hóa, giáo dục sự phân biệt các phụ âm trên được duy trì rất có ý thức” (sđd, tr.95). 2. Trong “3 vùng nhỏ hơn” của PNN tiếng Việt ở Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh thuộc phương ngữ Nam bộ. Bên cạnh các đặc điểm về khu vực địa lí, về ngôn ngữ, còn có những đặc điểm đáng chú ý không kém khiến cho tiếng Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh giữ một vị trí đặc thù không chỉ về mặt ngôn ngữ học, mà cả về mặt lịch sử - văn hóa – xã hội, trong sự tác động qua lại không chỉ với PNN mà cả với toàn bộ tiếng Việt nói chung như một thực thể thống nhất hữu cơ. 2.1. Tiếng Sài Gòn đối với PNN trong diễn trình Khi xác định vùng phân bố của PNN trong tiếng Việt về mặt cấu trúc địa lí, tác giả của Tiếng Việt trên các miền đất nước dựa vào kết quả khảo sát toàn diện hiện trạng của tiếng Việt vào những thập niên cuối thế kỷ XX, tức là theo cách tiếp cận đồng đại. Nếu theo cách tiếp cận lịch đại, ta có thể xem xét PNN về mặt quá trình hình thành, tức là trong diễn trình. Diễn trình ấy khởi đầu từ năm 1471, khi biên giới Việt Nam thời bấy giờ mở rộng về phía nam qua đèo Hải Vân, không chỉ cho đến thế kỉ XVIII (1780) khi vùng đất Hà Tiên quy thuộc về Việt Nam2, mà vẫn tiếp diễn đến tận ngày nay. Và ngay cả tiếng Sài Gòn cũng nên được tiếp cận theo diễn trình. Từ khi chúa Nguyễn đặt “đồn thu thuế” (1623) cho đến thời điểm đặt phủ sở Gia Định (1698) cũng trải qua đến ba phần tư thế kỷ XVII. Và trong vòng 75 năm ấy lại có những biến cố lịch sử diễn ra: năm 1658 có biến cố Mô Xoài (tức Bà Rịa)3, biến cố Nặc Ông Nộn (1674)4 v.v. Mà biến cố lịch sử - xã hội thì luôn luôn có quan hệ với cư dân, gắn với tiếng nói là công cụ giao tiếp của cư dân. Vì vậy, câu hỏi tất yếu nảy sinh từ đây là hoạt động giao tiếp ngôn ngữ diễn ra ở Sài Gòn đang hình thành vào bước khởi đầu đó như thế nào. Nhìn trên bản đồ mở rộng lãnh thổ Việt Nam, PNN của tiếng Việt lúc bấy giờ chưa hoàn chỉnh vì vùng đất Hà Tiên ở giai đoạn này vẫn đang trên quá trình quy thuộc vào Việt Nam. Nếu về mặt lịch sử giai đoạn 1623 -1098 ”có thể mệnh danh là giai đoạn hình thành Sài Gòn” (Nguyễn Đình Đầu, sđd) thì về mặt ngôn ngữ, đó là giai đoạn tích tụ đầu tiên của tiếng Sài Gòn. Đối với PNN giai đoạn tích tụ này của tiếng Sài Gòn đồng thời vừa là sự mở rộng phạm vi hoạt động về mặt địa lí, vừa là sự khởi đầu cho một loại biến thể khác – biến thể xã hội/phương ngữ đô thị – trong PNN. 2.2. Đặc điểm của cư dân Sài Gòn trong cộng đồng cư dân của PNN. Sự kiện một sở thu thuế được thiết lập vào năm 1923 gồm 2 đồn thu thuế nhỏ ở xóm Bến Nghé và xóm Sài Gòn là dấu chỉ về sự cư trú và hoạt động kinh tế đã khá ổn định của những nhóm lưu dân Việt Nam trong vùng. Để sinh sống yên ổn, làm ăn có hiệu quả, dĩ nhiên họ đã hòa nhập, giao lưu với người bản địa vốn từng là cư dân thuộc các tiểu quốc Mạ, Stiêng (Xương Tinh) của vùng đất tiếp giáp với Sài Gòn hoặc vượt qua Sài Gòn hướng về phía Tây. Những người Khmer trong doanh trại và gia thần của phó vương Nặc Ông Nộn đặt ở Sài Gòn trong khoảng từ 1674 đến 1690 – không rõ số lượng là bao nhiêu – cũng có thể kể là một thành phần cư dân nơi đây vào thời kỳ lịch sử ấy. Một bộ phận cư dân khác cũng quy tụ quanh đây là những quân binh và gia nhân của các nhóm Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Định – những di thần nhà Minh không quy phục nhà Thanh, bỏ xứ ra đi, xin làm dân đất Việt. Họ được chúa Hiền thu nhận, “cho người đưa vào sinh sống quanh vùng Sài Gòn”, ”đa số thường tập trung vào phố chợ Mỹ Tho, Nông Nại để buôn bán” (Nguyễn Đình Đầu, sđd, tr.217). Đến năm 1698 khi Lễ thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cử vào kinh lược ”lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định..lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn; mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị” (theo Trịnh Hoài Đức, trong Gia Định thành thông chí, tập trung, tr.12), thì Phủ Gia Định đã có đến bốn vạn hộ dân. Miêu tả thành phần cư dân của Sài Gòn – Gia Định thủa ấy Gia Định thành thông chí ghi nhận: “Người tụ ở đủ cả tứ phươngngười Tàu và người ta ở chung lộn”. Và Đại Nam nhất thống chí viết: “Người Hán, người thổ ở chung lộn..” Ta có thể hiểu người Thổ chính là cư dân bản địa thuộc các sắc dân Mạ, Stiêngtrong ngữ hệ Nam Á. Tiếp theo đó, sau khi phủ Gia Định được thiết lập “những dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Qui Nhơn được chiêu mộ và cho dời tới đây phát chặt mở mang, hết thảy bằng phẳng, đất nước màu mỡ, cho dân tự chiếm, trồng cau và làm nhà cửa. Lại thu con trai, con gái người Mọi ở các đầu nguồn đem bán làm nô tìcho tự lấy nhau, nuôi nấng thành người cày ruộng và làm nghề nghiệp, do đó mà thóc rất nhiềuHàng năm đến tháng một, tháng chạp, giã lúa thành gạo, bán lấy tiền để ăn Tết chạpBình thời thì bán ra Phú Xuân để đổi lấy hàng Bắc, như lụa, lãnh, trừu, đoạn, áo quần tốt đẹp, ít dùng vải bô” (Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, dẫn theo Nguyễn Đình Đầu). Còn một thành phần cư dân khác cần được kể đến là những người Phú Lãng Sa (Pháp), Hồng Mao (Anh), Ma Cao (Bồ Đào Nha), Đồ Bà (Java) đến Kiều ngụ đông đảo, giao tiếp chan hòa (Trịnh Hoài Đức, Tập hạ, tr.6) khi Sài Gòn trở thành một trung tâm thương mại có nhiều lúa gạo, hàng hóa khác để xuất cảng. Xem xét đặc điểm cư dân Sài Gòn vào giai đoạn này, đặc biệt là sau khi có phủ Gia Định, lập xứ Sài Gòn ta thấy có ba nét nổi bật. Một là sự quy tụ cư dân không phải ở hình thái tự phát, mà là có chủ tâm, quy củ, có mục đích (thu nhận con trai, con gái ở các đầu nguồn nuôi nấng thành người cày ruộng, làm nghề nghiệp, chiêu mộ những dân có vật lực để mở mang, khai thác đất đai). Hai là sự khởi đầu quy tụ cư dân ngoại quốc – có thể vẫn chưa nhiều – do sức thu hút của tài nguyên, kinh tế. Và ba là bắt đầu có sự phân chia cư dân theo nhóm nghề nghiệp (làm ra sản phẩm có tính hàng hóa và trao đổi, buôn bán sản phẩm). Nét mới thứ ba này sẽ ngày càng phát triển dần để tạo thành sự phân biệt cư dân đô thị và cư dân nông thôn. 2.3. Tiếp xúc giữa các thành phần cư dân (Việt, Khme, Chăm Pa, người đến từ các phương ngữ của Trung Hoa, từ Đông Nam Á, từ một số nước phương Tây) đồng thời cũng là sự tiếp xúc ngôn ngữ. Trạng thái pha trộn tiếng nói mà Trịnh Hoài Đức miêu tả (Bùi Khánh Thế, 1998, tr.218-224) rõ ràng đã góp phần đáng kể vào giai đoạn hoàn tất quá trình hình thành PNN từ cuối TK XV đến cuối TK XVIII. Đáng chú ý là từ khi dinh phiên trấn được thiết lập và Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình, có hai mốc sự kiện làm tăng vị trí của Sài Gòn trong miền đất mới và do đó ảnh hưởng đến sinh hoạt ngôn ngữ của Sài Gòn. Sự kiện thứ nhất là năm 1731, chúa Túc Tông cho lập dinh Điều khiển, đặt chức Điều khiển để thống suất quan binh tất cả các dinh ở Gia Định. Sự kiện thứ hai là Thiên chính Hầu Nguyễn Cư Trinh dẫn binh năm dinh (Bình Khương – tức Khánh Hòa ngày nay, Bình Thuận, Trấn Biên – tức Biên Hòa, Bà Rịa, Phiên Trấn – tức Gia Định, Long Hồ - tức Mỹ Tho, Vĩnh Long ngày nay) đến tựu tại Bến Nghé “lập dinh trại, kén sĩ tốt, trừ bị cho nhiều để làm kế khai thác lâu dài” và bảo vệ toàn vùng đất mới mở mang. Nơi này về sau gọi là Đồn dinh. Các hoạt động xung quanh hai sự kiện này khẳng định một vai trò trung tâm quân sự và mặt khác địa vị quan trọng của Sài Gòn trong sự kết hợp các hoạt động quân sự với hoạt động kinh tế. Cùng với tầm quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế tăng lên, vai trò trung tâm văn hóa của Sài Gòn cũng nhanh chóng được khẳng định. Trung tâm này có sức thu hút mạnh những nhà văn hóa, những gia đình có truyền thống học hành. Họ dừng chân ở cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, trên đất Bình Dương, địa đầu Gia Định để tạo lập vốn liếng văn hóa (trước tác, hình thành các thị xã, Sơn hội), mở trường dạy học (trường hợp Võ Trường Toản) đào tạo lớp trí thức cho Sài Gòn, cũng là cho miền đất mới mở và cho cả nước trong thời kì nhà Nguyễn khởi dựng cơ nghiệp (như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh). Để xây dựng, sửa sang nhà cửa, mở mang công lộ, quy hoạch xây gạch hay cẩn đá các bờ kênh rạch, lực lượng lao động nghề nghiệp lớn mạnh dần. Vì vậy, bên cạnh các xóm lúp xúp của cư dân, có thành Gia Định, có cơ thủy trại, có “phường thợ”, có các xóm buôn bánTóm lại, ở nơi trung tâm chuyển dần thành phố thị này có biểu hiện như nhà nghiên cứu đã nhận xét: Sài Gòn lúc bấy giờ bao gồm hai thành phố: Chợ Lớn và Bến Nghé, mỗi cái đều rộng lớn bằng Kinh đô nước Xiêm La (Filayson). Như vậy, Sài Gòn vào cuối thế kỷ XVIII, khi PNN ở vào giai đoạn hoàn tất (1780) đã là một thành phố khá trù phú, sầm uất. Một thành phố ắt phải có sinh hoạt ngôn ngữ của thành phố và thành tiếng nói của cư dân5 thành phố. Tiếng nói ấy là biến thể của tiếng Việt, ngôn ngữ toàn dân, đó là tiếng Việt ở Sài Gòn – vận hành (functioning) như một ngôn ngữ thành phố. Đặc điểm của tiếng Việt ở Sài Gòn từ đây có thể được xác định về hai phương diện. Một mặt đó là một bộ phận – một trong ba trung tâm của phần cực nam thuộc PNN (PN Nam Bộ, theo cách gọi của Hoàng Thị Châu – sđd, tr.91) của biến thể địa lí, trong tương quan với tiếng Việt thống nhất toàn quốc. Mặt khác, tiếng Sài Gòn với tư cách là ngôn ngữ của một trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự đang hình thành lại bao gồm các biến thể xã hội, tạm gọi là các biến thể thứ cấp, có những nét khu biệt lẫn nhau giữa kiểu thức nói năng của các nhóm cộng đồng có cương vị xã hội khác nhau do kết quả của sự phân tầng cư dân đô thị (Bùi Khánh Thế, 2005, tr.30). Đây là hạt nhân đầu tiên của ngôn ngữ đô thị - một phương ngữ đô thị - tức phương ngữ xã hội ở đô thị trong lòng PNN. Phương ngữ đô thị mới ở giai đoạn khởi đầu này phát triển liên tục để đáp ứng cho nhu cầu giao tiếp của một trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội không ngừng biến đổi nhanh chóng từ cuối thế kỷ XVIII cho đến nay. 2.4. Trong 12 năm cuối thế kỷ XVIII (1776-1788) là giai đoạn chúa Nguyễn với Tây Sơn tranh chấp nhau để làm chủ đất Sài Gòn. Tình hình xã hội không ổn định, quân binh của mỗi bên đến rồi lại rút đi, chưa kịp thi hành một đường lối chủ trương gì về mặt dân sự - Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn xa rộng thì 3 lần đầu vào Nam cũng chỉ để giải quyết nhiệm vụ quân sự, lần thứ tư là để phá tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút. Lúc bấy giờ Nguyễn Huệ - Quang Trung đang tập trung vào các biến cố ở phía bắc của đất nước, từ các vấn đề của triều Lê đến nhiệm vụ chống quân Thanh ngoại xâm. Vì thế vị lãnh tụ tài ba này không kịp thời gian thi hành một chính sách nào đối với miền nam và đối với Sài Gòn nói riêng. Trong bối cảnh chung đó thành phần cư dân của Sài Gòn giai đoạn này chắc hẳn không có gì thay đổi lớn. Có chăng chỉ có những chuyển di nhỏ của người Minh Hương hoặc cư dân người Việt quanh vùng đến Sài Gòn do ảnh hưởng của chiến trận. Do vậy, ta không thể nói gì nhiều về sự thay đổi sinh hoạt ngôn ngữ của Sài Gòn vào giai đoạn này so với giai đoạn trước đó. 2.5. Từ khi Quang Trung băng hà, lực lượng Tây Sơn ngày một suy yếu rồi chấm dứt một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi, nhưng huy hoàng, Nguyễn Ánh dần dần tạo thế đứng vững chắc trên đất Sài Gòn. Ông ra sức xây dựng và củng cố Sài Gòn thành căn cứ để mở rộng quyền lực trên toàn quốc. Qua các hoạt động để thực thi đường lối đó, Sài Gòn trở thành điểm thu hút cư dân rất mạnh. Đó là hoàn cảnh lịch sử xã hội để người Sài Gòn nâng cao vai trò của địa phương này với tư cách là một thành phố. Vai trò ấy dần dần được củng cố bởi chính cộng đồng cư dân là người chủ đích thực của miền đất sinh sống này ngay cả khi Nguyễn Ánh rút về Huế, dỡ phá một số công thự ở Gia Định kinh đưa ra xây dựng cung thất ở kinh đô Huế. Vẫn là một trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế của nhà Nguyễn, Sài Gòn trong Gia Định kinh ngày càng vươn lên trong vị thế một thành phố. Thực tế đó có tác dụng làm cho tiếng nói Sài Gòn phong phú dần lên. Hai nhân tố có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến diện mạo ngôn ngữ Việt ở Sài Gòn trong tư cách tiếng nói của thành phố là xã hội và văn hóa. Vào giai đoạn lịch sử này ở Sài Gòn xuất hiện một hình thức tổ chức và tập trung lực lượng lao động là nậu và các xưởng chu sư. Nậu nói chung được dùng để chỉ một nhóm người, nhưng cũng được dùng để chỉ một tập thể, một tổ chức làm công. Đại Nam Quốc âm tự vị , SG, 1895, của Huỳnh Tịnh Của ghi: Đầu nậu – kẻ làm đầu trong một bọn làm công (tr.73, Tom II). Còn Xưởng Chu Sư là xưởng đóng thuyền. Những người làm công ở các tổ chức này không thuộc lớp dân cư sản xuất nông nghiệp hoặc buôn bán. Họ khai thác tài nguyên thiên nhiên và làm ra sản vật, hàng năm nộp thuế cho chính quyền. Theo Trịnh Hoài Đức, các Xưởng Chu Sư được lập từ Sông Tân Bình đến Sông Bình Trị (tức khoảng rạch Thị Nghè giáp với sông Sài Gòn bây giờ) dài hơn 3 dặm thì các thợ thuyền “chuyên đóng rất nhiều thuyền đủ hạng, nhất là chiến thuyền. Có cuộc chế tạo là nơi nhóm họp của bách công chế tạo, trường thuốc súng chế tạo thuốc súng”, (Gia Định thành thông chí, tập hạ, tr.74-75). Xem thế thì lực lượng lao động thủ công, thợ thuyền ở Sài Gòn lúc bấy giờ hẳn phải chiếm một tỉ lệ rất đáng kể trong khoảng 28.000 ngạch hộ đinh ở tỉnh Gia Định thời Gia Long. Do vị thế của kinh dinh nên Sài Gòn cũng là nơi quy tụ đông đúc dần lớp người có học thức từ các miền xung quanh và sinh hoạt văn hóa của Sài Gòn ngày càng trở nên rộn rịp. Năm 1791 ngay Khoa thi đầu tiên đã có 12 người trúng cách. Các khoa thi sau đó số người trúng cách ngày một tăng. Riêng khoa thi Bính Thìn (1796) đã trúng cách đến 279 người. Như vậy, đến giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, Sài Gòn đã có mặt và hoạt động của các nhà văn hóa nổi tiếng như Võ Trường Toản, Lê Quang Định, Ngô Tùng Châu; có trường học với ảnh hưởng lớn về mặt văn hóa – xã hội được mở ở vùng Chí Hòa – Hòa Hưng ngày nay. Tóm lại trong cộng đồng cư dân Sài Gòn từ thời ấy đã hình thành một lớp cư dân có học thức cao – tầng lớp kẻ sĩ, tức trí thức. Với sự hình thành các tầng lớp xã hội mới ấy, Sài Gòn vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã có một cấu trúc cư dân thường được xem là tiêu biểu cho một thành phố: giới buôn bán, dân nghèo tự do, người lao động thủ công, thợ thuyền và trí thức và dĩ nhiên là cả giới lao động nông nghiệp, những nông dân đã có mặt sớm nhất ở Sài Gòn – Bến Nghé. Cấu trúc cư dân ấy nhìn đại thể là không thay đổi về thành phần, tuy vẫn có sự biến động về dân số cụ thể trong từng thành phần và tương quan về tỷ lệ giữa các thành phần cư dân thành phố. Trong suốt thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhất là từ khi thực dân Pháp xác lập quyền lực của họ ở Sài Gòn, dân số của thành phố tăng nhanh để thỏa mãn các nhu cầu xây dựng và khai thác thuộc địa, biến Sài Gòn thành nơi đầu não của chế độ thuộc địa, tạo những cơ sở đầu tiên của một thành phố hiện đại. Lúc này trong sinh hoạt ngôn ngữ của thành phố cũng xuất hiện một tình hình mới: tiếng Pháp và chữ Pháp, thay cho chữ Hán, được dùng trong công sở, trong các cơ quan hành chính, và với chủ đích tạo một phương tiện giao tiếp cầu nối để tiến tới hoàn toàn dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam (John de Francis), chữ quốc ngữ la tinh có ưu thế tăng dần. Tình hình đó tạo nên sự tiếp xúc trên quy mô xã hội giữa tiếng Việt và tiếng Pháp, cũng như sự chuyển đổi trên quy mô xã hội hệ thống chữ viết của ngôn ngữ văn hóa dân tộc Việt Nam từ loại văn tự hình vuông sang loại văn tự ghi âm (Bùi Khánh Thế, 1998, sđd, tr.236). 2.6. Chữ quốc ngữ La tinh nhờ có được những thuận lợi khách quan nên qua báo chí trở thành một kênh giao tiếp phổ biến trong dân chúng. Các nhà trí thức có tinh thần dân tộc lợi dụng những quy định có liên quan đến báo chí ở một xứ thuộc địa Pháp đã nâng báo chí lên thành một hoạt động trí thức có tính quần chúng. Điều kiện khách quan ấy đã thu hút nhiều cây bút từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam đến góp mặt trong làng báo Sài Gòn. Một trong những kết quả khách quan của hoạt động báo chí ở Sài Gòn là sự quy tụ một số đặc điểm từ các vùng phương ngữ vào phương ngữ đô thị Sài Gòn và góp phần làm hình thành một phong cách ngôn ngữ viết tiếng Việt qua chữ quốc ngữ trên báo chí mang sắc thái Sài Gòn. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi báo chí Sài Gòn vào giai đoạn đầu cũng là nơi đăng tải các truyện ngắn, tiểu thuyết, các chuyện nôm chuyển sang chữ quốc ngữ hay các bản dịch chuyện Tàu. Tiếng Việt ở Sài Gòn trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp nửa đầu thế kỷ XX còn hành chức bằng hình thức ngôn ngữ nói với những cuộc vận động quần chúng; cổ vũ cho phong trào chính trị - xã hội. Điển hình là hoạt động của Nguyễn An Ninh – người đã một thời đi xe đạp, dạo bán sách báo, các cuộc diễn thuyết của chín